1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thừa thiên huế

55 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 208,9 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ...14 2.1.. Tuy vậy , trong thời gian gần đây do bi

Trang 1

Và em chân thành cám ơn Ban Giám Đốc và các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là các anh (chị) trong phòng Tổng hợp đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế, trong thời gian thực tập đã tận tình chỉ bảo và cho em những lời khuyên quý báu để em có thể hoàn thành bài báo cáo.

Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

2.Mục đích nghiên cứu: 1

3.Đối tượng nghiên cứu: 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

6 Kết cấu báo cáo thực tập giáo trình gồm 3 chương: 2

CHƯƠNG 1 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 3

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 3

1.2 Chức năng, vị trí và vai trò của chi nhánh 3

1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 4

1.3.1.Bộ máy tổ chức của chi nhánh 4

1.3.2.Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban 4

1.4 Tình hình lao động của Chi nhánh qua các năm 6

1.5.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm (2011-2013) 6

1.5.1 Tình hình tài sản và huy động vốn của chi nhánh 6

1.5.2.Hoạt động cho vay 9

1.5.3 Các hoạt động khác 10

1.5.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 11

CHƯƠNG 2 14

Trang 3

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 14

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 14

2.1.1.Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng 14

2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng.14 2.1.1.2 Các hình thức tín dụng 14

2.1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng 15

2.1.2 Những vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng 16

2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng: 16

2.1.2.2 Các dấu hiệu nhận biết khoản vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệu quả của NHTM 17

2.1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 18

2.1.2.4 Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 18

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm ( 2011- 2013) 21

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 21

2.2.1.1 Thực trạng dư nợ tín dụng phân theo thời hạn 22

2.2.1.2 Thực trạng dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế 23

2.2.1.3 Thực trạng dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế 25

2.2.1.4 Thực trạng dư nợ tín dụng phân theo nhóm Nợ 27

2.2.2.Thực trạng nợ quá hạn của Chi nhánh qua 3 năm ( 2011- 2013) 28

2.2.2.1 Thực trạng dư nợ quá hạn phân theo loại cho vay của Chi nhánh 29

2.2.2.2 Thực trạng dư nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế của Chi nhánh 30

2.2.2.3 Thực trạng dư nợ quá hạn phân theo nhóm nợ của Chi nhánh 33

2.2.2.4 Thực trạng dư nợ quá hạn phân theo thời hạn của Chi nhánh 34

Trang 4

2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công

thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 36

2.3.1 Những kết quả đã đạt được 36

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại 37

CHƯƠNG 3 38

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 38

3.1 Định hướng hoạt động nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong năm 2015 38

3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Thừa Thiên Huế 38

3.2.1 Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ 38

3.2.2 Tăng cường thu thập và xử lý thông tin 39

3.2.3 Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng 40

3.2.4 Tăng cường vốn tự có 41

3.2.5 Các biện pháp xử lý nợ khó đòi 41

3.2.6 Ngăn ngừa các khoản vay dẫn tới nợ quá hạn 42

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 42

3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 42

3.3.1 Kiến nghị với NHTMCP Công Thương Việt Nam 42

3.3.2 Kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan 43

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1.Tình hình cơ cấu lao động qua các năm (2011- 2013) 6

Bảng 1.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh 7

Bảng 1.3.Bảng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong các năm 2011- 2013 8

Bảng 1.4 Bảng kết quả dư nợ cho vay trong các năm 2011 – 2013 10

Bảng 1.5 Kết quả SXKD của Chi nhánh trong 3 năm (2011-2013) 12

Bảng 2.1 Tổng doanh số cho vay và thu nợ tại chi nhánh 21

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh 22

Bảng 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng phân theo thời hạn 22

Bảng 2.4 Tình hình dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế 24

Bảng 2.5 Tình hình dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế 26

Bảng 2.6 Tình hình dư nợ tín dụng phân theo nhóm nợ 27

Bảng 2.7 Tình hình Nợ quá hạn tại Chi nhánh 28

Bảng 2.8 Nợ quá hạn phân theo loại cho vay 29

Bảng 2.9 Rủi ro tín dụng thể hiện qua NQH phân theo ngành kinh tế 31

Bảng 2.10 Tỷ trọng nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế 32

Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn phân theo nhóm Nợ 34

Bảng 2.12 Nợ quá hạn phân theo thời gian quá hạn 35

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ Mô hình tổ chức 4

Biểu đồ 2.1 Tình hình dư nợ tín dụng phân theo thời hạn 23

Biểu đồ 2.2 Tình hình dư nợ tín dụng phân theo nhóm ngành kinh tế của Chi nhánh24 Biểu đồ 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế của chi nhánh 27

Biểu đồ 2.4 Tình hình nợ quá hạn so với tổng dư nợ của chi nhánh 29

Biểu đồ 2.5 Biến động tỷ trọng NQH trên dư nợ phân theo loại cho vay 30

Biểu đồ 2.6 Tình hình nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế 32

Biểu đồ 2.7 Biến động tỷ lệ nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế 33

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu nhóm nợ quá hạn qua các năm 35

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài:

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng đem lại tới 80%lợi nhuận kinh doanh cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Tuy nhiên, hoạt động tíndụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, rủi ro trong hoạt động tín dụng không chỉ

tác động tới bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động tiêu cực tới nền kinh tế Rủi ro

tín dụng (RRTD) ở mức độ cao phản ánh năng lực kinh doanh của NHTM yếu kém, làmgiảm uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, hạn chế năng lựccạnh tranh, trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra việc phá sản Hậu quả của sự phá sảnNgân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các Ngânhàng bạn có quan hệ với ngân hàng Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sựphá sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế

Trong bối cảnh chung đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam(NH TMCP CT VN ) là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngànhNgân hàng Việt Nam Tuy vậy , trong thời gian gần đây do biến động lớn của nền kinh tế và

sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, Ngân hàng Công thương nói chung và Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ( VietinBank TTHuế) cũng

đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong rủi ro tín dụng Do đó, nhiệm vụ cấp thiết hiệnnay của Chi nhánh là phải tìm giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong khi vẫn đẩymạnh hoạt động tín dụng Xuất phát từ những vấn đề đó tôi đã quyết định chọn đề tài:

“ Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.”

làm báo cáo thực tập giáo trình của mình

- Đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong

Trang 8

hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa ThiênHuế.

3.Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu rủi ro tín dụng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

4 Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi nội dung: Báo cáo tập trung vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm

hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnCông thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

-Phạm vi không gian: Rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Chi nhánh Thừa Thiên Huế

-Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2011 cho đến 2013

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp như: Nguồn số liệu tại NH TMCP CT VN –Chi nhánh Thừa Thiên Huế ; Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí sách báo ,

+ Phương pháp xử lý số liệu: Tài liệu sau khi thu thập được kiểm tra lại, tổng hợp;…với sự giúp đỡ của phần mềm Exel

- Phương pháp phân tích:

+Phương pháp so sánh: bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối

6 Kết cấu báo cáo thực tập giáo trình gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Chương 2: Thực trạng vấn đề rủi to tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

CHƯƠNG 1.

Trang 9

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ.

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Vào tháng 8 năm 1988 , thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vềviệc triển khai công tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường có sựquản lý định hướng của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng bước phân cấp cụthể, NHTM đã tách khỏi NHNN về mặt chức năng và nhiệm vụ hoạt động Ngân hàng Côngthương (NHCT) Bình Trị Thiên ra đời trong hoàn cảnh đó, ngân hàng có trụ sở đặt tại Huế, 2chi nhánh tại Đông Hà, Đồng Hới Tất cả các hoạt động kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo từNHNN tỉnh và NHCT Việt Nam

Tháng 7 năm 1989, do sự phân chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh : Quảng Bình,Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nên chi nhánh Ngân hàng Công thương đã được tách ra từNHCT Bình Trị Thiên theo QĐ 217/42 của Hội đồng Bộ trưởng Từ đó, Ngân hàng Côngthương Thừa Thiên Huế không ngừng phấn đấu , vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đặcbiệt là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ chế độ tập trung quan liêu bao cấp sang

cơ chế thị trường cùng với những định hướng phát triển quan trọng để không ngừng nângcao số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường

Đến năm 2002, ngân hàng đã mở một chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài, một quầy giao dịch ởThuận An và rất nhiều quầy tiết kiệm Sau này, chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài đã tách riêng ra

và trở thành chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam ( hiện nay được gọi là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế) , còn các

quầy giao dịch trở thành phòng giao dịch, quầy tiết kiệm trở thành các điểm giao dịch ởnhững nơi trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế

Đến năm 2009, NHCT Thừa Thiên Huế được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổphần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ( NH TMCP CT VN – Chi nhánh

Thừa Thiên Huế , tên viết tắt là VietinBank TTHuế).

1.2 Chức năng, vị trí và vai trò của chi nhánh.

Trang 10

Ngân hàng TMCP CT VN - Chi nhánh Thừa Thiên Huế hoạt động kinh doanh theo hệthống Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc NH TMCP CT Việt Nam : Kinh doanhtiền tệ thanh toán và các hình thức tín dụng khác Ngân hàng thực hiện chế độ hạch toán toànngành theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính VietinBankTTHuế chịu mọi sự chi phối và điều hành của NH TMCP CT Việt Nam qua các văn bản, thểchế và thực hiện các quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ,thường xuyên tuân thủ các chính sách, chế độ của Ngân hàng đảm bảo nguyên tắc tập trungthống nhất trong toàn hệ thống.

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng,chi nhánh đã khẳng định được vai trò và vị trí là một NHTM lớn trên địa bàn, thường xuyêncung ứng đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và đốingoại góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực thi các chínhsách tiền tệ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà thông quađầu tư của mình

1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban.

Với phương châm “ Phát triển – An toàn – Hiệu quả” Hiện nay mạng lưới chi nhánh

ngày càng phát triển và mở rộng gồm 1 trụ sở chính và 9 phòng giao dịch, trong đó có 5phòng giao dịch loại 2 và 4 phòng giao dịch loại 1

1.3.1.Bộ máy tổ chức của chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức tại chi nhánh theo mô hình trực tuyến – chức năng vừađảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động.Hiện nay để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, NH TMCP CT VN -Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã sắp xếp và tổ chức bộ máy gọn nhẹ bao gồm 1Giám đốc, 3Phó giám đốc và 6 phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Khách hàng cá nhân – Phòng Kháchhàng Doanh nghiệp - Phòng Kế toán - Phòng Tiền tệ kho quỹ - Phòng Tổ chức hành chính -Phòng Tổng hợp

Ban giám đốc

Trang 11

Sơ đồ Mô hình tổ chức

* Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

1.3.2.Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban.

Ban giám đốc ( Gồm 1 Giám Đốc và 3 Phó giám đốc): Chức năng lãnh đạo và điều

hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Phòng Khách hàng cá nhân : Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng cá nhân

với mục tiêu khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là cá nhân

 Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Phòng có chức năng cho vay các tổ chức kinh tế làdoanh nghiệp Nhà nước và kinh tế ngoài quốc doanh theo đúng qui định của pháp luật

Phòng Kế toán: Phòng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, thanh toán

thông qua quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toánkhông dùng tiền mặt trong hệ thống NH TMCP CT trên địa bàn Thừa Thiên Huế và phạm vi

cả nước, thực hiện cơ chế tài chính của ngành theo các văn bản chế độ hiện hành

 Phòng Tiền tệ kho quỹ: Phòng có nhiệm vụ quản lý tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thuchi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, chứng từ có giá và ngoại tệ đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọinhu cầu của khách hàng thanh toán qua ngân hàng, chấp hành chế độ quản lý kho quỹ, đảmbảo tuyệt đối an toàn kho quỹ

Phòng Tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có chức năng quản lý nhân sự, từ

việc sắp xếp bố trí đến việc quản lý hồ sơ của CNCNV, tổ chức công tác đào tạo, hoạt động tiềnlương, tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị, thi đua, khen thưởng

Phòng

Kế toán

Phòng Tổchức –hànhchính

PhòngTiền tệkho quỹ

PhòngTổnghợp

Các phònggiao dịch

Trang 12

Phòng Tổng hợp :

- Thu thập thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

- Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng kháchhàng

- Giám sát chất lượng khách hàng, xếp hạng rủi ro tín dụng của khách hàng và đánh giáphân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

- Định kỳ kiểm soát phòng quan hệ khách hàng trong việc giải ngân vốn vay và kiểmtra theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng

- Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng của cả Chi nhánh

- Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dung, đầu mối trực tiếp quản lý và báocáo, tham mưu xử lý nợ xấu

- Tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng

Các phòng giao dịch:Thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ như:

- Nhận tiền gửi bằng VND và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân

- Cho vay ngắn trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế, cho vay ngoại tệ đối vớicác tổ chức kinh tế, kinh doanh xuất nhập khẩu

- Thực hiện các dịch vụ của ngân hàng bao gồm: Mở L/C và thanh toán quốc tế; Dịch vụthu hộ, chi hộ, chi trả lương công nhân viên; Chuyển tiền điện tử toàn quốc;…

1.4 Tình hình lao động của Chi nhánh qua các năm

Qua bảng 1.1, ta thấy mức độ biến động lao động qua các năm: Quy mô của Chi nhánhngày càng phát triển, số lượng lao động tăng lên không ngừng cùng với sự tăng lên củadoanh thu các năm Và qua bảng tổng hợp cơ cấu lao động có thể thấy phần lớn lao động tạiVietinBank TTHuế có tuổi đời rất trẻ (độ tuổi trung bình là 26,5), với cơ cấu lao động trẻ đãtạo nên điểm mạnh về sự năng động, nhiệt tình, dễ dàng tiếp cận những kiến thức mới Mặc

dù tuổi đời còn trẻ nhưng các cán bộ VietinBank TTHuế là những người giàu nghị lực, ý chíphấn đấu và có chí tiến thủ rất cao Lao động nữ chiếm phần lớn trong tổng lao động (trên60%), trong 3 năm qua thì cơ cấu lao động của Chi nhánh đã có xu hướng cân bằng giữa nam

và nữ Trình độ lao động ngày càng được nâng cao, tỷ trọng lao động Đại học và trên Đạihọc ngày càng tăng, tương ứng đó là giảm tỷ trọng lao động Cao đẳng và Trung cấp

Bảng 1.1.Tình hình cơ cấu lao động qua các năm (2011- 2013)

Trang 13

Chỉ tiêu

Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2012/2011 2013/2012 Số

lượng (người)

Số lượng (người)

Số lượng (người)

( Nguồn: NH TMCP CT VN – Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

1.5.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm (2011-2013).

1.5.1 Tình hình tài sản và huy động vốn của chi nhánh

 Nguồn vốn của Ngân hàng được phân bổ một phần cho dự trữ, đảm bảo tính thanhkhoản của Ngân hàng, phần còn lại cho vay và đầu tư Dự trữ là tài sản không sinh lời song

nó là cần thiết để đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và đảm bảo khả năng thanhkhoản của Ngân hàng Do đó Ngân hàng chỉ duy trì một lượng dự trữ cần thiết (chiếm27,92% tổng nguồn vốn - năm 2013) và tập trung vào cho vay và đầu tư (chiếm 67,95%tổngnguồn vốn – năm 2013) , khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục chovay, nó mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể cho ngân hàng, bên cạnh đó nhờ hoạt độngđầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán ( hiện tại Chi nhánh tậptrung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ , vì mức độ rủi ro rất thấp)

Trang 14

+ Nhìn vào bảng 1.2, ta có thể thấy rằng tài sản cố định và tài sản Có khác của chinhánh tăng nhanh trong từng năm và từng thời kỳ, điều đó có nghĩa là chi nhánh đang bổsung thêm nhiều trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống khoquỹ,… (năm 2011 là 31,8 tỷ đồng, đến năm 2012 là 36,6 tỷ đồng - tăng 15,09% so với năm2011) hoặc cũng có thể do trụ sở chính đưa các trang thiết bị xuống nhằm bổ sung thêm vốncho chi nhánh hoặc tăng cường công tác hoạt động cho chi nhánh.

Bảng 1.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh

(Tính đến thời điểm 31/12 hàng năm)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

Cơ cấu (%)

Số tiền

Cơ cấu (%)

Số tiền

Cơ cấu (%)

 Đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh đạt3465,1 tỷ đồng, tăng 8,86% so với cùng kỳ năm 2011 Cơ cấu nguồn vốn đã được cải thiệntheo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động tại chỗ Từ đó ta cũng có thể thấy quy mô hoạtđộng kinh doanh của NHTMCP CT Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế cũng khôngngừng tăng theo Nguyên nhân chính làm cho tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do vốn huyđộng tăng mạnh

Nhìn tổng thể tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm có nhiều biến động và

Trang 15

được thể hiện như sau: Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 là 2916,0 tỷ đồng , năm 2012 là3214,0 tỷ đồng ( tăng 10,2 % so với năm 2011), năm 2013 đạt 2894,0 tỷ đồng ( giảm 9,96 %

so với năm 2012)

Bảng 1.3.Bảng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong các năm 2011- 2013

(Tính đến thời điểm 31/12 hàng năm)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2012/2011 2013/2012 Số

tiền

Cơ cấu (%)

Số tiền

Cơ cấu (%)

Số tiền

Cơ cấu

2 Huy động vốn dân cư 1289,5 44,2 1570,0 48,8 1785,0 61,7 280,5 21,75 215,0 13,69

(Nguồn : Phòng Tổng hợp NHTMCP CT VN – Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

+ Xét theo loại tiền thì đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2011 huy độngđược 2750,4 tỷ đồng (chiếm 94,3% tổng NVHĐ) , năm 2012 là 3015,0 tỷ đồng (chiếm93,8% tổng NVHĐ ) và năm 2013 là 2605,0 tỷ đồng ( chiếm 90,0% tổng NVHĐ) Như vậy

từ năm 2012 đến năm 2013 thì đồng nội tệ có xu hướng giảm nhẹ ( giảm 13,6%) Bên cạnh

đó đồng ngoại tệ có xu hướng tăng, năm 2013 đạt 289,0 tỷ đồng ( tăng 45,23% so với năm2012), điều này cho thấy VietinBank TTHuế đã làm khá tốt việc huy động ngoại tệ Vì vậy ,chi nhánh cần duy trì và phát huy để đạt được kết quả tốt hơn trong những năm tới

Trang 16

+ Xét theo kỳ hạn thì Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ

lệ cao nhất (năm 2011 huy động được 2074,0 tỷ đồng, năm 2012 là 2578,0 tỷ đồng - chiếm80,2% tổng NVHĐ - tăng 24,3% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 giảm nhẹ , giảm3,72% so với năm 2012) Bên cạnh đó, tiền gửi của khách hàng trên 12 tháng lại giảm mạnhvào năm 2012 (giảm 81,4% so với năm 2011), tuy đến năm 2013 có tăng nhẹ nhưng vẫn ởngưỡng thấp Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM hiện nay, thực tế ngân hàng vẫnđảm bảo đúng tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn theo quy định củangân hàng Nhà nước

+ Xét theo nguồn huy động thì huy động vốn từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao(55,8% trong tổng nguồn huy động - năm 2011), nhưng tốc độ tăng trưởng không đáng kể(năm 2012 tăng 1,08% so với năm 2011) và khi đến năm 2013 lại bị tụt giảm mạnh ( giảm32,54% so với năm 2012) Khi xem xét khía cạnh tăng trưởng ổn định thì tiền gửi dân cư cótính ổn định cao hơn, điển hình vào năm 2013 đạt 1785,0 tỷ đồng ( chiếm 61,7% tổng nguồnhuy động) Tiền gửi dân cư thông thường là những khoản để dành tiết kiệm của người dân,

do đó tạo thuận lợi rất lớn cho ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động này, vì vậyChi nhánh cần phải phát huy hơn nữa tiềm năng này

 Đạt được những kết quả trên là nhờ trong những năm qua, Chi nhánh đã áp dụng nhiềuchính sách nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư như: Áp dụng nhiều thức thứckhuyến mãi với nhiều giải thưởng hấp dẫn, có giá trị Do vậy, mặc dù dưới áp lực cạnhtranh với các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các ngân hàng TMCP và ngân hàngnước ngoài, nhưng nguồn huy động của ngân hàng vẫn tăng đều đặn qua các năm, thể hiệnsức mạnh trong hoạt động huy động vốn của VietinBank TTHuế là rất lớn

1.5.2.Hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 50 - 55% tổng tài sản của

VietinBank TTHuế Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LAR) có xu hướng giảm dần trong

những năm 2011- 2012, xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàngchậm hơn so với tốc độ tăng trưởng tài sản Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay củaVietinBank TTHuế đạt 1772,0 tỷ đồng, tăng 5,92% so với năm 2012

 Nhìn vào tổng dư nợ cho vay phân theo loại tiền ta thấy: Cho vay bằng đồng nội tệchiếm tỷ trọng rất lớn ( hơn 77,7% tổng dư nợ cho vay – năm 2011) và tăng đều qua 3 năm

Trang 17

nhưng với tốc độ chậm lại Ngoài hoạt động cho vay bằng VNĐ tăng thì hoạt động cho vaybằng ngoại tệ cũng đang tăng khá mạnh ( năm 2013 tăng 20,73% so với năm 2012)

Bảng 1.4 Bảng kết quả dư nợ cho vay trong các năm 2011 – 2013

(Tính đến thời điểm 31/12 hàng năm)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

So sánh 2012/2011 2013/2012

Số tiền

Cơ cấu (%)

Số tiền

Cơ cấu (%)

Số tiền

Cơ cấu (%)

( Nguồn: Phòng Tổng hợp – NHTMCPCTVN- Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

 Xét cơ cấu tổng dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn, ta thấy các khoản cho vay dài hạnchiếm tỷ trọng lớn hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn và trung hạn Nhưng sang năm

2013 chi nhánh đã hạn chế việc cho vay dài hạn ( giảm 13,29% so với năm 2012) , vì vàothời gian này việc huy động TG có kỳ hạn trên 12 tháng và TG không kỳ hạn giảm mạnh vàtình hình khó khăn của doanh nghiệp khiến cho chi nhánh cẩn trọng hơn khi cho vay dài hạn

 Như vậy, Chi nhánh đã chủ động cân đối vốn kinh doanh , một mặt nhằm nâng cao hoạtđộng tín dụng Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn từ 665,0 tỷ đồng – năm 2012 lên877,0 tỷ đồng – năm 2013 ( tăng 31,88% so với năm 2012) và một mặt kiểm soát chặt chẽcho vay dài hạn nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản

Trang 18

1.5.3 Các hoạt động khác.

Các hoạt động khác ở Chi nhánh như hoạt động ngân quỹ, góp vốn, mua cổ phần, thamgia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng VNĐ và ngoại tệ,kinh doanh ngoại hối và vàng, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, tiền tệ, bảoquản hiện vật quý, giấy tờ có giá,

Trong quá trình đổi mới, hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũngđược đa dạng hóa Bên cạnh các dịch vụ truyền thống (tín dụng, tiết kiệm, ), các dịch vụngân hàng khác cũng được Chi nhánh chú trọng phát triển như dịch vụ thanh toán - chuyểntiền trong nước, dịch vụ thanh toán chuyển tiền - quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ gửi giữtài sản, mua bán ngoại tệ

1.5.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) của VietinBank TTHuế trước đây vẫn luôn duy trì ở

mức dưới 60% Giai đoạn từ 2011-2012, tỷ lệ CIR có xu hướng tăng do tốc độ tăng trưởngchi phí nhanh ( năm 2011 là 95,1tỷ đồng , năm 2012 là 108,0 tỷ đồng – tăng 13,56% so vớinăm 2011) Trong khi tốc độ tăng trưởng thu nhập lại có xu hướng giảm ( năm 2011 là148,4tỷ đồng, năm 2012 là 140,3 tỷ đồng – giảm 5,46% so với năm 2011 khiến cho tỷ lệ CIRtăng

Vì vậy, ngân hàng cần phải có những biện pháp nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí hoạt động trong những năm tới, đặc biệt là chi phí cho nhân viên.

 Lợi nhuận giảm từ 53,3 tỷ đồng ( năm 2011) xuống còn 32,3 tỷ đồng( năm 2012,giảm 39,40% so với năm 2011) Nhưng sang năm 2013 có dấu hiệu tăng trở lại, đạt 34,1 tỷđồng ( tăng 1,8 tỷ đồng , tức là tăng 5,57% so với năm 2012), tuy không nhiều nhưng cũngcho thấy chi nhánh đã khắc phục khó khăn của 2 năm trước, kiềm hãm tốc độ tăng của chiphí để giảm gánh nặng cho ngân hàng và có thể chi nhánh đã tăng cường thu các khoản nợkhó đòi từ năm trước

+ Chỉ số lợi nhuận/ tổng nguồn vốn của Chi nhánh liên tục giảm qua 03 năm và đạt tỷ

lệ cao nhất vào năm 2011 với 1,70% hay nói khác đi cứ 1 đồng vốn đơn vị đã tạo ra 0,17 đồng lợi nhuận Điều này đã chứng minh được hiệu quả công tác quản lý, nó chỉ ra được khả

năng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển vốn của ngân hàng thành thu nhập ròng Tuynhiên so với số liệu các năm của toàn hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt nam thìvẫn còn chưa cao, nhưng đây cũng là một bước đệm cho sự phát triển về sau

Trang 19

+ Chỉ số lợi nhuận/ Tổng giá trị vốn chủ sở hữu cũng giảm mạnh qua các năm Từ

48,06% năm 2011 xuống 22,67% năm 2013 Như vậy trong năm 2013, cứ 1 đồng vốn chủ sởhữu VietinBank TTHuế đã tạo ra 0,2267 đồng lợi nhuận Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độrủi ro thì thu nhập do vốn chủ sở hữu tạo ra càng cao thì khả năng phát sinh rủi ro càng lớn

vì đa phần tài sản được trang trải chủ yếu từ khoản nợ phải trả

Bảng 1.5 Kết quả SXKD của Chi nhánh trong 3 năm (2011-2013)

(Tính đến thời điểm 31/12 hàng năm)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2012/2011 2013/2012

Trang 20

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ.

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

2.1.1.Những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng.

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người

sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớnhơn giá trị ban đầu

Tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiềnhoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụcho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụkhác

2.1.1.2 Các hình thức tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phúvới nhiều loại hình tín dụng khác nhau Việc áp dụng hình thức cho vay nào là tùy thuộc vàođặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý vốn tín dụng

có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượngtín dụng

Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ vào mục đích tín dụng: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, công- nông – thương

nhiệp, Cho vay tiêu dùng, Cho vay bất động sản, Cho vay phục vụ xuất – nhập khẩu

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

Ø Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm, nhằm mục đích hỗ trợ vốncho tài sản lưu động, bổ sung tạm thời thiếu hụt ngân quỹ, tiêu dùng của cá nhân

Ø Cho vay trung hạn : là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến dưới 5 năm, với mụcđích hỗ trợ vốn cho tài sản cố định

Ø Cho vay dài hạn : là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, mục đích hỗ trợ vốn cho tàisản cố định

- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng.

Trang 21

Ø Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không dựa vào tài sản thế chấp, tài sảncầm cố, bảo lãnh mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng để cho vay Đây được xem là chovay tín chấp.

Ø Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa vào tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, bảolãnh,…

-Căn cứ vào phương thức cấp tín dụng: Cho vay từng lần, Cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Căn cứ vào phương thức hoàn trả tín dụng: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ, Cho vay có

nhiều kỳ hạn trả nợ ( cho vay trả góp), Cho vay có nhiều lần trả nợ nhưng không có kỳ hạntrả nợ cụ thể

2.1.1.3 Vai trò của hoạt động tín dụng.

Đối với nền kinh tế:

Thúc đẩy tích tụ và cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Hoạt động tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế quốc dân, làcầu nối về cung và cầu về vốn Là tổ chức kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mạiluôn cố gắng đạt lợi nhuận tối đa để tự khẳng định mình Hoạt động chính của ngân hàngthương mại là hoạt động tín dụng, nó đem lại 70 - 80% thu nhập cho ngân hàng Việc tậptrung và phân phối tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực khuyến khích tiết kiệm

và đầu tư

Như vậy tín dụng ngân hàng là cánh tay đắc lực của ngân hàng thương mại, góp phầnnâng cao chất lượng và điều hòa tiền tệ, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước,kìm chế lạm phát tạo môi trường kinh doanh ổn định

Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng cho đầu tư phát triển

Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là điều không tránh khỏi Để có thể mởrộng, phát triển sản xuất các doanh nghiệp cần có nhiều yếu tố như: Nguồn nhân lực, côngnghệ, đất đai, kỹ thuật, vốn…

Tuy nhiên, có thể khẳng định vốn là quan trọng nhất, vì nếu có vốn doanh nghiệp sẽ

có được các yếu tố khác do thị trường sẵn sàng cung ứng Để có vốn doanh nghiệp có thểtìm kiếm ở các nguồn khác nhau, nhưng những hình thức này không ổn định mà chi phí lạilớn Vì vậy thường thì các doanh nghiệp tìm đến các ngân hàng, bởi vì ngân hàng là một

Trang 22

trong những nguồn vốn sẵn có và linh hoạt nhất Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ,ngân hàng thường là nguồn duy nhất cung cấp tư vấn và vốn bổ sung Thông qua hoạt độngtín dụng ngân hàng đã đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề

xã hội

Như vậy, hoạt động tín dụng có vai trò quyết định trong quá trình tái sản xuất mởrộng và đầu tư phát triển của nền kinh tế

Tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường thường xuyên xuất hiện những khoản tiền tạm thời nhànrỗi, trong khi các thành phần kinh tế khác lại xuất hiện hiện tượng thiếu vốn tạm thời hoặcthiếu vốn bổ sung đầu tư tài sản cố định Sự có mặt của tín dụng ngân hàng được coi nhưmột giải pháp để giải quyết mâu thuẫn này Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụngngân hàng đã huy động được nguồn tiết kiệm trong dân cư và phân phối lại cho các thànhphần kinh tế có nhu cầu vốn, tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế

Tất cả mọi quốc gia đều dùng tín dụng ngân hàng như là một công cụ hữu hiệu đểđiều hòa vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội

Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp mà cònphục vụ cho các tầng lớp dân cư Trong nền kinh tế ngoài các ngân hàng còn có hệ thốngnhững tổ chức tín dụng sẵn sàng cung cấp vốn vay cho các cá nhân để phát triển kinh tế giađình nhỏ lẻ, mua sắm nhà cửa, tư liệu sản xuất, sinh hoạt… Bên cạnh đó, việc phát triểnnhững loại hình như ngân hàng chính sách xã hội, quỹ xóa đói giảm nghèo, Nhà nước cònthực hiện những chính sách ưu đãi nhằm mục đích cải thiện từng bước đời sống của nhândân, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội

 Đối với NHTM

Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có vàmang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (từ 70 đến 90%) Mặc dù tỷ trọng của hoạtđộng tín dụng đang có xu hướng giảm, nhưng tín dụng ngân hàng vẫn luôn là nghiệp vụ sửdụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng

Thông qua hoạt động tín dụng mà ngân hàng đa dạng hóa được danh mục tài sản có,giảm thiểu rủi ro

Trang 23

Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng mở rộng được các loại hình dịch vụ khácnhư: Thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn…

2.1.2 Những vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng

2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng:

Theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04

năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

2.1.2.2 Các dấu hiệu nhận biết khoản vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệuquả của NHTM

Các dấu hiệu nhận biết một khoản cho

vay có vấn đề Các dấu hiệu nhận biết chính sách cho vay kém hiệu quả của ngân hàng

- Giải ngân bằng tiền mặt đối với khoản vay

- Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả (Dư nợ

gốc trước mỗi lần gia hạn không giảm đáng

kể)

- Lãi suất cao bất thường (cố gắng bù đắp

rủi ro cao)

- Sự tích tụ bất thường của các khoản phải

thu hoặc hàng tồn kho của khách hàng

- Tỷ lệ (đòn bẩy) nợ trên vốn cổ phần tăng

- Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các báo

cáo tài chính của khách hàng phải lưu tại

ngân hàng)

- Sự đánh giá không chính xác về rủi ro củakhách hàng

- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường

có thể xảy ra trong tương lai (chẳng hạn nhưsáp nhập)

- Cho vay do khách hàng hứa duy trì mộtkhoản tiền gửi lớn

- Không xác định kế hoạch hoàn trả đối vớitừng khoản cho vay

- Phân kỳ thu gốc và lãi thời gian dài khônglinh hoạt (giảm khả năng quay vòng vốn)

- Cung cấp tín dụng lớn cho khách hàngkhông thuộc khu vực thị trường của ngânhàng

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ

2.1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Kết cấu dư nợ tín dụng

Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng của ngân hàng cao

Trang 24

hay thấp Nếu kết cấu dư nợ quá hạn tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc thành phầnkinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ có rủi ro lớn

do tập trung vốn cao Khi tập trung vốn cao vào một lĩnh vực như vậy và khi xảy ra biếnđộng trong thị trường, doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư mà Ngân hàng phê duyệt bị mất thịtrường, sản phẩm không tiêu thụ được, các doanh nghiệp phá sản khiến cho Ngân hàngkhông thu hồi được nợ

Như vây, dựa vào kết cấu tín dụng ( theo thành phần, đối tượng, ngành nghề, thời hạn)kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng, thị trường của Ngân hàng vàcủa khách hàng ta có thể đánh giá rủi ro tíndụng là cao hay thấp

Tỷ lệ nợ quá hạn / Dư nợ tín dụng

Hoạt động của Ngân hàng và doanh nghiệp đều tránh tình trạng nợ quá hạn Đối vớingân hàng, nợ quá hạn sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ tín dụng, tỷ lệ này gián tiếp chothấy quy mô của các khoản vay có vấn đề của ngân hàng Nếu tỷ lệ này quá lớn chứng tỏchất lượng tín dụng của ngân hàng kém, ngân hàng phải xem xét lại khả năng đánh giá lạicác khoản cho vay của mình, đánh giá lại quy trình thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét lạikhả năng thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng

Tuy nhiên, nợ quá hạn không phải là tổn thất của Ngân hàng, đây vẫn là chỉ tiêu giántiếp Bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này sẽ dẫn đến rủi ro

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng mất vốn/ Dư nợ quá hạn là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi

ro Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tổn thất Nói một cáchkhác, chỉ tiêu phản ánh mức độ có thể gây ra rủi ro trong số nợ của Ngân hàng

Nợ quá hạn có khả năng mất vốn thường bao gồm những khoản nợ quá hạn có thời gianquá hạn lớn (6 tháng trở lên) Đối với Ngân hàng, việc duy trì các chỉ tiêu này với tỷ lệ caotrong các báo cáo tài chính là điều khó chấp nhận Ngân hàng luôn tìm cách giảm chỉ tiêunày xuống và biện phát duy nhất là tích cực thu các khoản này Những khoản nào thực sựkhông thu hồi được phải hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng và lấy quỹ dựphòng rủi ro để bù đắp

2.1.2.4 Những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Trang 25

Ngân hàng cho khách hàng vay luôn mong muốn thu hồi được cả gốc và lãi Tuynhiên , trong trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ vay, nợ xấu phát sinhlàm cho ngân hàng có nguy cơ mất mất vốn để xử lý các khoản này Nguyên nhân dẫn đếnrủi ro tín dụng có thể nhìn nhận từ 2 khía cạnh.

2.1.2.4.1 Rủi ro khách quan

a Sự biến động nền kinh tế:

Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xuhướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Tuy nhiên, khi xuất hiệnnhững biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đếnmột nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn Nhiều người vay có thể thíchứng và vượt qua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất,kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo

b Chính sách kinh tế, pháp luật:

Chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, thông quanhững chính sách tài chính và chính sách tiền tệ sẽ giúp bình ổn giá cả, giảm lạm phát , thúcđẩy nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tếpháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như các doanh nghiệp có sửdụng vốn vay ngân hàng Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi cónhững thay đổi trong quy định về thuế, vốn , cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàngcũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập dự phòng,

Trang 26

giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá,dịch vụ, mức lãi suất thị trường, mức cầu tiền tệ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại.

2.1.2.4.2 Rủi ro chủ quan

a Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Thứ nhất, Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ,

thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin,không am hiểu về khách hàng của mình dẫn đến việc đánh giá khách hàng không chính xác,mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao

Thứ hai, Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao Cán bộ tín dụng

cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân Vậy nên nếu cấp trên không có sựkiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi rotín dụng sẽ là rất cao Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theodõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề Tuy nhiên, việctheo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức

Thứ ba, Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư Một công cụ luôn được nhắc

đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư.Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soátmức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt độngkhác nhau Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng làrất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro

Thứ tư, Sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các NHTM khiến cho

việc thẩm định khách hàng trở nên sơ sài, qua loa hơn Hơn nữa, nhiều NHTM do quá chútrọng đến lợi nhuận nên đã chấp nhận rủi ro cao, bất chấp những khoản vay không lànhmạnh, thiếu an toàn

Thứ năm, Do việc cán bộ thẩm định cấu kết với người đi vay cố ý làm sai quy trình tín dụng,

bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhận được những khoản "hoa hồng" từ khách hàng

b Nguyên nhân thuộc về người vay:

Thứ nhất, Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ Trường hợp này rất

phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém

Trang 27

trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lượng thấp không bánđược… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểmvới kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ hoặc không có khả năng tínhtoán những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.

Thứ hai, Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng Để đạt được mục đích thu

được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng nhưmua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch Trong trường hợp này, nếu khôngphát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn vớikhối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao Ngoài ra, cũng cónhững trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn

mà cố tình kéo dài với ý định không trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt

Tuy nhiên, nguyên nhân rủi ro chủ yếu vẫn là do chính các khách hàng gây nên Khi xây

dựng dự án vay vốn, doanh nghiệp nào cũng tìm đủ “trăm phương nghìn kế” để thuyết phục ngân hàng Thậm chí, có ngân hàng đã bị lừa hoặc được bảo lãnh bởi những “cú phôn”… bên lề! Có những khách hàng vay vốn với động cơ làm ăn trong sáng, nhưng do yếu kém trong quản lý, điều hành, gặp bất lợi trong sản xuất kinh doanh, bị đối tác “chơi xấu”, bị đối thủ cạnh tranh…, cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm ( 2011- 2013).

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng , hoạt động tín dụngcủa chi nhánh phải an toàn, hiệu quả thì chi nhánh mới tồn tại và tồn tại Muốn vậy ngânhàng TMCP CT VN- Chi nhánh Thừa Thiên Huế thực hiện trôi chảy việc thu hồi vốn và lãikhi kết thúc thời hạn cho vay và sử dụng vốn sao cho hiệu quả ( tránh tình trạng thừa vốncũng như thiếu vốn)

* Hệ số thu nợ:

Hệ số thu nợ = Doanhs ố cho vay Doanhs ố thu n ợ *100

Bảng 2.1 Tổng doanh số cho vay và thu nợ tại chi nhánh

(Tính đến thời điểm 31/12 hàng năm)

Ngày đăng: 19/03/2015, 23:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w