Để phát triển đất nước tiến kịp với các nước công nghiệp trên thế giới,đòi hỏi công nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được xu thế thời đại, đó là pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững.Đáp
Trang 1VŨ THỊ LỆ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là đảm bảo chính xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm
2014
Trang 3MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
1.1 Khái niệm và vai trò của phát triển công nghiệp theo
1.2 Nội dung, tiêu chí và các điều kiện, yếu tố ảnh hướng đến
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững 161.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững và bài học rút ra cho huyện
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP,
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có ảnh
hưởng đến Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
2.2 Thực trạng về các điều kiện và phát triển công nghiệp
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh
2.3 Đánh giá về thực trạng phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp 69
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 753.2 Giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp theo hướng bền
Trang 4Bảng 2.2 Giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực
Bảng 2.5 Quy mô đất đai và bố trí các Doanh nghiệp tại các Khu
chế biến đá tập trung huyện Quỳ Hợp 50Bảng 2.6 Vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm
Bảng 2.12 Tham khảo kết quả quan trắc môi trường định kỳ chất lượng
nước thải sản xuất mỏ thiếc năm 2013 của Công ty Cổ phần
Bảng 2.13 Vị trí quan trắc môi trường đất 67Bảng 2.14 Kết quả phân tích mẫu đất mỏ thiếc Bản Cô và Bản Pòong,
Bảng 2.15 Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một
số loại đất - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT 68Bảng 3.1 Dự báo lao động, năng suất lao động và nhu cầu đầu tư 80Bảng 3.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế - Phương án tăng trưởng khá 81Bảng 3.3 Dự kiến cơ cấu nguồn vốn đầu tư 82Bảng 3.4 Dân số, dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động 83Hình 2.1 Tăng trưởng kinh tế của huyện Quỳ Hợp qua các năm 39Hình 2.2 Cơ cấu các ngành kinh tế qua các năm 39
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là ngành kinh tếđóng vai trò xương sống hay trụ cột trong tăng trưởng, phát triển nền kinh tếquốc dân ở các nước đang phát triển
Hiểu theo nghĩa chung nhất, công nghiệp là một trong hai ngành sảnxuất vật chất của xã hội, thông qua hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữabảo dưỡng các sản phẩm công nghiệp, góp phần tạo ra và duy trì giá trị sửdụng các sản phẩm hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và phục vụ đờisống con người
Phát triển công nghiệp có chất lượng cao, hiện đại và tiên tiến là yêucầu khách quan đối với tiến trình phát triển đi lên không ngừng của xã hộihiện đại Công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chính vì vậy, từ Đại
hội VIII nêu rõ “từ nay tới năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp” và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định quan điểm “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh
tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã đề ra mục tiêu tổng quát: " Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; "
Tuy vậy các doanh nghiệp công nghiệp nước ta đang đứng trước những
cơ hội và thử thách chưa từng có trong xu thế toàn cầu hoá, tự do thương mại
và hướng tới sự phát triển bền vững Thực tiễn phát triển công nghiệp củaViệt Nam đã làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môitrường Tình trạng cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn lựcđầu vào quan trọng của sản xuất như khoáng sản, than đá, dầu khí, đất đai
Trang 6Để phát triển đất nước tiến kịp với các nước công nghiệp trên thế giới,đòi hỏi công nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được xu thế thời đại, đó là pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững.
Đáp ứng xu thế thời đại, phát triển công nghiệp nước ta theo hướng bềnvững là một tất yếu khách quan, để đạt được chương trình chiến lược này thìđòi hỏi địa phương phải phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
Huyện miền núi phía Tây bắc của tỉnh Nghệ An là huyện đượcUNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miềntây Nghệ An Huyện Quỳ Hợp có rất nhiều nguồn lực về tài nguyên thiênnhiên, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và tài nguyên nước để pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững Thực trạng hiện nay và những lợi thếsẵn có của huyện đòi hỏi huyện phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
là một tất yếu
Hàng năm, giá trị Công nghiệp của huyện đóng góp vào thu ngân sáchNhà nước rất lớn hàng trăm tỷ đồng Mặt khác, tỉnh Nghệ An là tỉnh có vị tríđịa lý quan trọng trong giao lưu kinh tế hai miền Bắc - Nam, xây dựng vàphát triển kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế Công nghiệp Nghệ
An đang được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng trở thành khu vựckinh tế trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ theo Kết luận số 20/2004/KL-TWcủa Bộ Chính trị (năm 2004)
Trong những năm qua, trên cơ sở về chủ trương, chiến lược pháttriển của đất nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, Huyện Ủy Quỳ Hợp
và của UBND huyện Qùy Hợp luôn xác định phát triển công nghiệp lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhất là phát triển công nghiệp theo hướngbền vững
Vì vậy hàng năm, huyện Quỳ Hợp luôn có những ưu đãi, khuyến khíchcác Doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư công nghệ sạch trong lĩnh vực khai thác
và chế biến khoáng sản, khai thác tài nguyên rừng hiệu quả nhất Phát triển
Trang 7theo quy hoạch tổng thể các cụm khu công nghiệp trên địa bàn để thuận lợicho khai thác, chế biến sản xuất sản phẩm tinh, hạn chế xuất thô và xử lý phátthải gây ô nhiễm môi trường
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp ở huyện Quỳ Hợp
đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc,còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần phải được xử lý và giải quyết
Đứng trước thực trạng này, việc nghiên cứu “Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài này đã được công bố Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, tác giả đãtham khảo, sử dụng có chọn lọc các quan điểm, ý tưởng từ các công trình nghiêncứu, bài viết có liên quan của các tác giả sau đây:
- Các đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững có thể kể đến:
+ Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về Phát triển bền vững - Dự ánVIE/01/021 (2004) “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình Nghị sự 21Quốc gia Việt Nam”
+ PGS,TS Nguyễn Thị Hường (5-2009), Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách; Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, số 372
+ Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề đặt ra
của Nguyễn Sinh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2005
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “ Hỗ trợ xây dựng
và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam” VIE/01/021
Trang 8+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21
Quốc gia của Việt Nam” VIE/02/021
+ Luận văn Th.S Nguyễn Thị Hường " Phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững", năm 2013, bảo vệ tại Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh)
- Các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
+ Phan Đình Trạc, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An “Nghệ An huy động tiềm lực khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững”, Tạp
chi Cộng sản điện tử, ngày 14/01/2009
+ Hồ Đức Phớc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An “Nghệ An tập trung phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn”, Tạp chí Cộng
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận phát triển công nghiệp theo hướngbền vững và thực trạng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của
Trang 9huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triểncông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đếnnăm 2020.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển côngnghiệp theo hướng bền vững
+ Nghiên cứu và tìm hiểu thực tế kinh nghiệm phát triển công nghiệpcủa một số địa phương theo hướng bền vững
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyệnQuỳ Hợp, Nghệ An hiện nay theo hướng bền vững
+ Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bànhuyện Quỳ Hợp, Nghệ An theo hướng bền vững
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển công nghiệp theo hướng bềnvững đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thuộc cấphuyện quản lý
- Phạm vi nghiên cứu
+ Trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
+ Về thời gian: Từ năm 2005 đến nay và định hướng đến năm 2020
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Văn kiệnĐại hội Đảng; Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, địnhhướng chiến lược phát triển của các ngành và địa phương; định hướng chiếnlược xây dựng và phát triển công nghiệp Việt Nam; Nghị quyết Đảng bộ tỉnhNghệ An lần thứ XV, XVI và XVII; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
Trang 10xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnhNghệ An đến năm 2015 có tính đến năm 2020, Quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của huyện Quỳ Hợp, Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện QuỳHợp, Nghệ An và các lý thuyết về kinh tế học, kinh tế học phát triển làm cơ
sở lý luận cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả sử dụng 2 phươngpháp cơ bản sau:
Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
vận dụng những quan điểm của Đảng, nhà nước để nghiên cứu
Phương pháp cụ thể: Hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp
dựa trên cơ sở các báo cáo đánh giá có sẵn của địa phương Đồng thời, kếthừa và sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong các công trình đãcông bố để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài
6 Một số đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp huyện Quỳ Hợp,Nghệ An theo hướng bền vững, để đề xuất quan điểm và những nhóm giảipháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, Nghệ
An theo hướng bền vững
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chứcnăng để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển côngnghiệp của huyện, tỉnh Nghệ An thời gian tới Ngoài ra luận văn có thể sử dụnglàm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực trên
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CẤP HUYỆN
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1.1 Khái niệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
1.1.1.1 Khái niệm công nghiệp và phát triển công nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hànghóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sảnxuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ côngnghệ, khoa học và kỹ thuật
Hiểu theo nghĩa chung nhất, công nghiệp là một trong hai ngành sảnxuất vật chất của xã hội, thông qua hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa,bảo dưỡng các sản phẩm công nghiệp, góp phần tạo ra và duy trì giá trị sửdụng các sản phẩm hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và phục vụ đờisống con người
Nội hàm của khái niệm công nghiệp phản ảnh những nội dung sau:
Một là: Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất, tạo ra của cải và làmgiàu cho xã hội Nghĩa là, công nghiệp tạo ra giá trị và giá trị tăng thêm, thúcđẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế
Hai là: Công nghiệp là ngành kinh tế tạo ra giá trị và giá trị tăng thêmthông qua ba hoạt động cơ bản là: Khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sảnphẩm thô thành sản phẩm công nghiệp và sửa chữa sản phẩm công nghiệp
Ba là: Dưới góc độ là ngành kinh tế, công nghiệp sản xuất ra của cảivật chất, chính là tạo ra các sản phẩm hàng hóa, phục vụ phát triển các ngànhkinh tế (nông nghiệp, dịch vụ) và phục vụ trực tiếp cho bản thân ngành công
Trang 12nghiệp Phát triển các ngành công nghiệp là quá trình tạo ra ngày càng nhiềuhàng hóa, phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
Bốn là: Dưới góc độ ngành kinh tế, công nghiệp sản xuất ra sản phẩmhàng hóa hay tạo ra của cải vật chất, phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng cuốicùng của con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thúc đẩy xã hộitiến lên văn minh, hiện đại
Ở một số quốc gia như Việt Nam và Nhật Bản, công nghiệp bao gồm:Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí; Chế biến, chế tạo (kể cả chế biếnthực phẩm, gỗ); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
- Khái niệm phát triển công nghiệp.
Là sự tăng tiến về mọi mặt của công nghiệp Đó là tăng trưởng của sản xuất công nghiệp cùng với chuyển dịch cơ cấu của ngành công nghiệp theo hướng hợp lý và hiệu quả đồng thời với năng lực cạnh tranh của công nghiệp ngày càng cao và sự đóng góp của công nghiệp ngày càng tăng cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.
1.1.1.2 Khái niệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
Những khái niệm và định nghĩa “phát triển bền vững" là những kháiniệm mang tính tổng quát Công nghiệp là một lĩnh vực đặc thù, vì vậy để hiểu
rõ hơn những phạm vi, nội dung của phát triển bền vững trong một ngành haymột lĩnh vực đã có những tiếp cận gần gũi hơn, mang tính đặc trưng hơn
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong nhiềunăm đã cố gắng đưa ra cách giải thích làm rõ nghĩa hơn khái niệm này nhằmgiúp định hướng cho các hành động Định nghĩa đầu tiên được đưa ra vàonhững năm 80 cho rằng “phát triển bền vững công nghiệp” - EcologicallySustainable Industrial Development ESID là:
Phát triển bền vững công nghiệp là một cách tiếp cận đối với phát triển công nghiệp, cho phép giải hoà giữa tăng dân số, tăng trưởng công nghiệp và bảo vệ môi trường.
Trang 13Trong sự cố gắng đầu tiên này, khái niệm dường như bỏ qua tính hìnhthức mà đề cập thẳng đến vấn đề cốt lõi nhất của phát triển công nghiệp làtăng trưởng công nghiệp, tăng dân số và bảo vệ môi trường Phát triển côngnghiệp tất yếu sinh ra phát thải ô nhiễm, phát triển cũng đồng nghĩa vớinhững hy sinh nhất định về môi trường, đó là hai nội dung không thể tách rời,hết sức mâu thuẫn nhưng luôn tồn tại trong bất kỳ sự phát triển nào Bên cạnh
đó, công nghiệp góp phần giải quyết vấn đề dân số bằng cách thoả mãn ngàycàng cao các nhu cầu của họ Song chính những nhu cầu thái quá về tiêu dùngbuộc sản xuất công nghiệp phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn và hệ quả là làmgia tăng quá trình khai thác tài nguyên và tác động xấu tới môi trường khôngthể tránh khỏi Làm thế nào để hài hoà giữa các vấn đề hết sức mâu thuẫnnhưng thống nhất và đâu là giới hạn của sự bền vững cần phải tìm kiếm đó làmấu chốt của tiếp cận phát triển bền vững (PTBV)
Hội nghị Copenhagen, tháng 10/1991 một khái niệm mới được đưa ravới những nội dung cụ thể hơn và bám sát hơn các khái niệm gốc Khái niệm
“Phát triển bền vững công nghiệp” được UNIDO tiếp tục phát triển như là:
Những mô hình (pattern) công nghiệp hoá hướng vào các lợi ích về kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không làm tổn hại tới quá trình sinh thái nền tảng.
Tại Hội nghị này, đã có một bước tiến quan trọng trong việc làm rõ cácnội dung của khái niệm trên Trong định nghĩa này đã mở hướng tiếp cậnthông qua những mô hình Công nghiệp hóa (CNH) có cân nhắc Đó là mô
hình hướng vào các lợi ích kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không để lại những hậu quả về môi trường sinh thái Ở đây, những lợi
ích tương lai được nhấn mạnh song song với lợi ích trước mắt, một sự pháttriển trong tổng hoà các lợi ích và tư duy cân bằng hơn Những vấn đề đặt rangày càng cụ thể hơn với công nghiệp như sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Trang 14con người, nguyên vật liệu và năng luợng, công bằng trong chia sẻ về môitrường và xã hội.
Ở Việt Nam, phát triển công nghiệp được xem như là tập hợp các sựlựa chọn, và phụ thuộc vào đó có thể tạo ra những hiệu ứng bền vững khácnhau Rõ ràng một sự phát triển cân đối hợp quy luật sẽ có những bảo đảm lâudài hơn là sự phát triển thái quá chỉ nhằm đến mục tiêu trước mắt Xét về lýthuyết, các chuẩn mực hay thước đo cũng có thể thay đổi ứng với mỗi giaiđoạn phát triển Và không chỉ những vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường, màcòn có cả những tác động đan xen của các khía cạnh chính trị và an ninh Từtrong các phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sáchcông nghiệp đã phác thảo ra 5 tiêu chí định hướng cho “Phát triển bền vững
công nghiệp Việt Nam” (Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững Dự án hỗ trợ và xây dựng Chương trình nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam -2005- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) như sau:
Tiêu chí 1: Tăng trưởng bền vững
Tiêu chí 2: Tạo vị thế trong phân công quốc tế
Tiêu chí 3: Tiêu dùng bền vững công nghiệp
Tiêu chí 4: Doanh nghiệp bền vững
Tiêu chí 5: Chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, phù hợp thể chếchính trị và an ninh
Trong nội dung thứ nhất đề cập đến “Tăng trưởng bền vững” bao hàm
cùng lúc các đảm bảo tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng Chất lượng tăngtrưởng thể hiện ở 3 yếu tố chính: Giá trị gia tăng (VA), năng lực cạnh tranh và
cơ cấu công nghiệp
- Giá trị gia tăng: là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh chất lượng
tăng trưởng Giá trị gia tăng thấp có thể là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳđầu phát triển công nghiệp hoá dựa vào gia công, song nếu không nhận diện vàđiều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống không bền vững trong tương lai
Trang 15- Năng lực cạnh tranh: phản ánh những giá trị lợi thế vô hình và hữu
hình, những cơ hội tạo ra lợi nhuận của toàn bộ nền công nghiệp
- Cơ cấu công nghiệp: là một trong ba nội dung tạo nên chất lượng tăng
trưởng Cơ cấu công nghiệp bền vững là cơ cấu phản ánh được xu thế pháttriển chung (sản phẩm/công nghệ), đảm bảo các cân đối nội tại thượng - hạnguồn, công nghệ phụ trợ và xuất/nhập khẩu Đó là cơ cấu đa dạng nhưngthống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau cho phép tạo ra các giá trị giatăng lớn nhất Trong đó, hàm lượng công nghệ và chế biến sâu trở thành độnglực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất của cơ cấu
Tiêu chí thứ 2 Tạo vị thế trong phân công quốc tế được đặt ra trong bối
cảnh hội nhập và tự do hoá thương mại Công nghiệp Việt Nam mặc dù nhỏ
bé nhưng phải có chỗ đứng trong không gian chung, cân bằng được các quan
hệ nhiều chiều trở thành một mắt xích trong mạng lưới phân công quốc tế
Tiêu chí thứ 3 đề cập đến tiêu dùng bền vững công nghiệp Nguyên
tắc quan trọng nhất của PTBV là hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môitrường Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm
và phát thải, bởi tiêu dùng công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chấtthải và các tác động tới môi trường và cả xã hội Có 2 nội dung “tiêu dùngcông nghiệp” quan trọng đó là: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng sản phẩmcông nghiệp
Tiêu dùng sản xuất bao hàm cả việc khai thác tài nguyên phục vụ sảnxuất cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thấp nhất chi phí tài nguyêntrên đơn vị sản phẩm hay giá trị công nghiệp tạo ra
Tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lượng chất thải rất lớnnhư: hàng tiêu dùng, bao gói, hoá chất v.v…nếu không được xử lý sẽ gây ra ônhiễm rất lớn nhưng nếu xử lý sẽ rất tốn kém Tiêu dùng bền vững vì vậyhướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm không chất thải, các
Trang 16mô hình công nghiệp sinh thái trong đó các sản phẩm và chất thải được quayvòng, tái sử dụng.
Tiêu chí thứ 4 cho rằng doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của công nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra nền công nghiệp bền vững Khái niệm Doanh nghiệp bền vững phản ánh năng lực tự
điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững động),
hàm chứ không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn Trách nhiệm xã hội đầy
đủ (Corporate Social Responsibiliti - CSR) của doanh nghiệp Trách nhiệm
xã hội đầy đủ (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường
và xã hội, song lớn hơn xu hướng mới mong muốn tạo ra các sắc thái Văn hoá doanh nghiệp Các sắc thái mới chứa đựng các nội dung đầy đủ hơn không chỉ
kinh tế, tạo ra giá trị riêng của doanh nghiệp và làm cho thương hiệu trở nên bềnvững Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành động
và ứng xử của mỗi doanh nghiệp và chính văn hoá doanh nghiệp tạo ra các giátrị gia tăng vô hình của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp lớn hơn giá trị hữu
hình mà doanh nghiệp tạo ra Đó chính là cách tiếp cận cạnh tranh mới trong
một thế giới hội nhập và theo các chuẩn mực giá trị mới
Tiêu chí thứ năm, cùng gắn với Chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội đối với các nhóm lợi ích, sao cho mọi người đều có quyền bình đẳng tiếp
cận và chia sẻ các thành quả CNH Trong tiêu chí này có thể thấy rằng lợi ích
mà công nghiệp có được là sự hy sinh những lợi ích khác cả về môi trường và
xã hội Chính vì vậy, công nghiệp cần phải tạo ra cơ hội nhằm lập lại côngbằng đối với các nhóm lợi ích Công nghiệp trước hết có thể góp phần xoáđói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách vùng miền, chênh lệch giữa nông thôn
và thành thị để tạo cơ hội giải quyết các bất bình đẳng giới Xét đến cùng,phát triển bền vững chính là nhằm đến con người và đạt được mức độ côngbằng hơn trong chia sẻ phúc lợi xã hội đối với con người Công nghiệp trong
Trang 17các lựa chọn của mình phải hướng đến hay tạo ra các cơ hội để thực hiện côngbằng xã hội đang đặt ra.
Các vấn đề chính trị và an ninh được xem xét ở đây như là yếu tố không
thể thiếu của bền vững công nghiệp Xuất phát từ nhận thức rằng những thànhtựu phát triển đạt được hôm nay chính là nhờ sự ổn định chính trị và những giátrị lịch sử được thiết lập Ở Việt Nam, nhờ đạt được sự chấp thuận về chính trị
mà nền kinh tế mới hoà đồng được với thế giới và có chỗ đứng nhất đinh trên thịtrường Chính vì vậy, công nghiệp bên cạnh mục tiêu phát triển phải góp phầnvào ổn định chính trị, duy trì sự đoàn kết và tự do tín ngưỡng, bảo tồn bản sắcvăn hoá và các giá trị lịch sử Đó là tiêu chí cần phải cân nhắc để đạt được độbền vững trong cộng đồng và phù hợp với thể chế chính trị đặt ra
Có thể hiểu theo cách tổng quát nhất: Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là sự phát triển các ngành công nghiệp hiện tại mà không là trở ngại đến sự phát triển các ngành công nghiệp trong tương lai.
Hay phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là sự phát triển của công nghiệp có sự kết chặt chẽ, hài hòa và hợp lý cả ba mặt: kinh tế, xã hội
và môi trường trong phát triển công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ của quốc gia và địa phương.
Như vậy, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững bao gồm 3 nộidung sau đây:
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế là sự gia tăng giá trị
sản xuất công nghiệp đồng thời với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướngtiến bộ trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia và địa phương
Phát triển công nghiệp theo định hướng bền vững về xã hội là sự phát
triển của công nghiệp đảm bảo sự gia tăng việc làm, thu nhập và các điều kiệnsống cơ bản cho người lao động ngày càng cao hơn
Phát triển công nghiệp theo định hướng bền vững về môi trường là sự
phát triển của công nghiệp, bên cạnh đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế- xãhội và đảm bảo được các yêu cầu bảo vệ môi trường xung quanh
Trang 181.1.2 Vai trò của phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trong định hướng phát triển bền vững của Việt Nam
1.1.2.1 Đối với phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ảnh hưởng đến PTBV vềkinh tế của địa phương và đất nước được thể hiện qua các nội dung sau:
Một là, trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, phát triển công nghiệp có đóng góp vượt trội vào tăng trưởng kinh tế bền vững
Đặc điểm của sản xuất công nghiệp là có đầu vào phong phú, đa dạngkhông bị ràng buộc chặt vào chỉ một số nguồn lực tự nhiên không thể thay thếđược như đối với sản xuất nông nghiệp Nhờ vậy, quy mô sản xuất công nghiệp
có điều kiện tăng nhanh hơn gấp bội so với nông nghiệp Mặt khác, các ngànhcông nghiệp cũng thường có năng suất lao động cao hơn do quy trình sản xuấtcông nghiệp có thể phân chia thành các công đoạn khác nhau để thực hiệnchuyên môn hoá sâu (sản xuất nông nghiệp không thể thực hiện được do tácđộng trực tiếp đến cơ thể sống: cây, con…)
Hai là, phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Công nghiệp tăng trưởng làm cho tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh
tế ngày càng gia tăng, trình độ phân công lao động xã hội và chuyên môn hoásản xuất ngày càng trở nên sâu sắc hơn, nhiều ngành nghề mới xuất hiện và tăngtrưởng nhanh, sự thay đổi về công nghệ cũng diễn ra thường xuyên hơn Nhữngthay đổi đó đã làm cho CNH, HĐH của đất nước ngày càng đạt trình độ cao hơn
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững bảo đảm cơ cấu cân đối vàhợp lý giữa công nghiệp thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn tạo ra hiệu quảcao cho cả hệ thống công nghiệp Mặt khác, phát triển công nghiệp bền vững tácđộng tích cực đến sự thay đổi cơ cấu các ngành nông nghiệp và dịch vụ theohướng sản xuất hàng hóa với trình độ công nghệ ngày càng tiến bộ
Trang 19Ba là, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững có thể phát huy các nguồn lực có hiệu quả và nâng cao năng lực canh tranh của quốc gia và địa phương.
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững bảo đảm kết hợp khai tháccác nguồn lực sẵn có - phát huy lợi thế của địa phương và đồng thời tận dụngcác nguồn lực bên ngoài để nâng cao giá trị gia tăng công nghiệp trong mốiliên kết của chuỗi sản xuất công nghiệp
1.1.2.2 Đối với phát triển bền vững về xã hội
Quá trình Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ảnh hưởng đếnPTBV về xã hội của địa phương và đất nước thể hiện trên các mặt sau:
Một là, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững thúc đẩy nâng cao
năng suất lao động trong nông nghiệp và tạo điều kiện để thu hút lực lượnglao động dư thừa trong nông nghiệp vào các ngành công nghiệp
Hai là, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tạo công bằng và
chia sẽ trách nhiệm xã hội
Phát triển công nghiệp và xóa đói giảm nghèo là hai cấu thành quantrọng trong chiến lược phát triển bền vững
Trách nhiệm chia sẽ ở đây là trách nhiệm của các doanh nghiệp đối vớicông đồng, những trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp đối với địa phương,giữ gìn bảo tồn những giá trị văn hóa và lịch sử
Ba là, phát triển của công nghiệp gắn liền với quá trình đô thị hoá và
phân bố lại dân cư và lao động Việc phân bố lại được thực hiện theo hướng:
tỷ trọng dân cư và lao động khu vực nông thôn giảm dần, tỷ trọng dân cư vàlao động trong khu vực đô thị tăng dần; tỷ trọng lao động trong nông nghiệpgiảm dần và tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng dần
Bốn là, phân bố công nghiệp trên không gian lãnh thổ một cách hợp lý
tạo điều kiện khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng tạo điều kiệnphát triển kinh tế vùng Nhờ đó, việc huy động các nguồn lực tại chỗ, đặc biệt
Trang 20là lực lượng lao động của vùng tham gia vào hoạt động kinh tế, đã tạo việclàm, tăng thu nhập, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng.
Năm là, phát triển công nghiệp bền vững sẽ đảm bảo cho Việt Nam một
nền công nghiệp có bản sắc riêng, thương hiệu và thế mạnh riêng
1.1.2.3 Đối với phát triển bền vững về môi trường
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững về môi trường ảnh hưởngđến PTBV về xã hội của địa phương và đất nước thể hiện trên các mặt sau:
Một là, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi khai thác
và sử dụng tài nguyên một cách có chiến lược, tiết kiệm và có hiệu quả nhấtbảo đảm sự cân bằng của môi trường trong dài hạn
Hai là, phát triển các ngành công nghiệp sạch, thân thiện hơn với môi
trường vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời không gây ônhiễm trường
Ba là, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững sẽ góp phần hoàn
thiện năng lực quản lý nhà nước đối với quản lý môi trường
Bốn là, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi năng lực tự điều
chỉnh và kiểm soát môi trường của doanh nghiệp ngày càng cao hơn là yếu tố cơbản nhất đối với đảm bảo bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp
Tóm lại, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững có sự ảnh hưởng
lớn đến PTBV trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội và môi trường Để thực hiệnphát triển bền vững ở quốc gia và địa phương thì bản thân công nghiệp phảiphát triển theo hướng bền vững
1.2 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.2.1 Nội dung phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
1.2.1.1 Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững về kinh tế
* Nội dung
- Công nghiệp tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn trên cơ sở hiệu quả
và năng lực cạnh tranh ngày càng cao.
Trang 21Để đảm bảo kinh tế tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn, đòi hỏi sảnxuất công nghiệp phải có hiệu quả cao Điều này chủ yếu dựa vào hiệu quả
sử dụng các yếu tố nguồn lực và được thể hiện qua năng suất tổng hợp cácyếu tố TFP (total Factor Produtivity) và năng suất lao động công nghiệpngày càng cao Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tếquốc tế ngày càng toàn diện và sâu sắc, thì việc nâng cao năng lực cạnhtranh và hiệu quả kinh tế cao là phương thức cơ bản để công nghiệp có thểduy trì sự tăng trưởng cao, liên tục, lâu dài và đóng góp ngày càng cao vào
sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước
- Công nghiệp phát triển thúc đẩy cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH
Phải tạo ra sự liên kết và hỗ trợ nhau giữa các ngành công nghiệpchuyên môn hóa: Giữa công nghiệp thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn;giữa các vùng miền với nhau; giữa các ngành khai thác và chế biến với nhau
và với công nghiệp phụ trợ; giữa các doanh nghiệp công nghiệp ở khu vựcnhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài
Cốt lõi của cơ cấu công nghiệp hiện đại phải là sự phát triển của các
ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và độ chế biến sâu, được
hỗ trợ bởi hệ thống đổi mới và nghiên cứu phát triển (R&D) có năng lực
trở thành động lực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất của
cơ cấu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, côngnghiệp Việt Nam mặc dù nhỏ bé, song cũng phải xác định được chỗ đứngtrong không gian chung và trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lướiphân công quốc tế, từng bước hướng đến các “phân đoạn quốc tế” ngày càng
có lợi cho phát triển trong một số lĩnh vực công nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo các xu hướng nói trên phải tạođiều kiện thúc đẩy chuyển cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ theo hướng tiến bộ
* Tiêu chí
Trang 22Từ những nội dung đã phân tích ở trên có thể đưa ra một số chỉ tiêu củacông nghiệp về kinh tế theo hướng bền vững như sau:
- Tốc độ gia tăng của công nghiệp cao, liên tục và lâu dài; đồng thời có
sự đóng của nó vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
- Hiệu quả sản xuất thể hiện ở chỉ số VA (giá trị gia tăng)/GO (giá trịsản xuất công nghiệp) và chỉ số ICOR của công nghiệp
- Năng suất tổng hợp các yếu tố (TFP) của công nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của công nghiệp thể hiện ở năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp và tác động của công nghiệp đối vớinăng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ
- Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP; tỷ trọng xuấtkhẩu công nghiệp/Tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng xuấtkhẩu có hàm lượng KHCN/tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và xu hướng thay đổi của cơ cấu nội bộngành công nghiệp xét theo trình độ công nghệ, theo cấu trúc của các sảnphẩm công nghiệp, theo cơ cấu giữa các ngành công nghiệp thượng nguồn,trung nguồn và hạ nguồn; cơ cấu phân bố theo vùng lãnh thổ
- Tác động thúc đẩy của công nghiệp đối với chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp và dịch vụ, thể hiện qua thay đổi tỷ trọng của các lĩnh vực này/GDP
1.2.1.2 Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững về xã hội
* Nội dung
Công nghiệp phát triển theo hướng bền vững tạo ra việc làm ngày càngnhiều và thu nhập ngày càng tăng
Một là, phát công nghiệp để tạo khả năng thu hút lao động từ khu vực
nông nghiệp, nông thôn Theo dự báo tốc độ tăng dân số đến giữa thế kỷ 21 ởnước ta và hầu hết các địa phương, trong khi đó, diện tích đất nông nghiệpbình quân đầu người rất thấp
Hai là, nhu cầu đất cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội và phát triển công nghiệp trong quá trình CNH ngày càng tăng, đã dẫn
Trang 23đến chuyển một bộ phận không nhỏ đất nông - lâm nghiệp thành đất phi nôngnghiệp, làm cho đất nông - lâm nghiệp càng bị giảm sút
Ba là, công nghiệp góp phần giảm bớt khoảng thu nhập giữa các khu vực.
Công nghiệp phát triển ở những vùng lãnh thổ không thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp, trên những địa bàn có vị trí địa lý, khả năng cung ứng các nguồn lực và hệthống kết cấu hạ tầng thuận lợi có thể rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa cácvùng, miền Vì thế, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cần phải tính đếnkhả năng đóng góp của công nghiệp vào việc giảm bớt khoảng cách thu nhập giữacác vùng Đây là điều không đơn giản, song không có nghĩa là không có khả nănglàm được, nếu ngay từ đầu có được nhận thức và có quan điểm chỉ đạo đúng đắn
để không đầu tư thái quá tập trung vào một số vùng, đặc biệt là các khu vực đô thị
* Tiêu chí
Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững về xã hội như sau:
- Chỉ tiêu tạo việc làm:
+ Số lượng việc làm trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng tăng cả về
số lượng tuyệt đối và tỷ trọng
+ Thu hút lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp nông thôn
+ Thúc đẩy tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ
- Nâng cao thu nhập và rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền.+ Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng
+ Thu nhập trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng tăng
+ Thúc đẩy thu nhập của khu vực nông thôn và khu vực dịch vụ
+ Rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền
- Không làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp
- Bảo đảm sức khoẻ và lợi ích của tiêu dùng
1.2.1.3 Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững về môi trường
* Nội dung
Trang 24- Khai thác, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên làmột nội dung rất quan trọng đối với phát triển công nghiệp theo hướng bềnvững cả về kinh tế và môi trường
Công nghiệp là ngành khai thác và chế biến tài nguyên, đồng thời lạiphát thải một bộ phận tài nguyên chưa được sử dụng trong sản xuất Nhờ sửdụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên mà nâng cao hiệu quả kinh tế củasản xuất công nghiệp, hạn chế tình trạng cạn kiệt tài nguyên và phát thải Điềunày liên quan trước hết đến lựa chọn các ngành công nghiệp chuyên môn hóa
và công nghệ sản xuất của các ngành công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững đáp ứng giảm thiểu phátthải và ô nhiễm môi trường từ các chất thải công nghiệp, kiểm soát được ônhiễm và đảm bảo nằm trong khả năng chịu tải của môi trường
Trước hết là lựa chọn các ngành công nghiệp và công nghệ sử dụng tiếtkiệm tài nguyên trong việc sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp để giảm phát
thải ra môi trường, đó là công nghệ “thân thiện” với môi trường Bên cạnh đó,
việc đảm bảo nằm trong khả năng chịu tải của môi trường gắn với vấn đề phân
bố sản xuất công nghiệp Ngoài ra để giảm ô nhiễm môi trường còn phải tínhđến những ảnh hưởng liên ngành, liên vùng, không để tình trạng “quýt làm,cam chịu” của ô nhiễm môi trường, dẫn đến tình hình những kẻ gây ô nhiễm
“phủi tay”, “bỏ chạy”, không bị xử lý khiến cho tình hình ô nhiễm càng trởnên nghiêm trọng hơn
* Tiêu chí
Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra những chỉ tiêu phát triển côngnghiệp theo hướng bền vững về môi trường như sau:
- Mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu trên một đơn vị sản xuất công nghiệp
so với mức trung bình của quốc tế
- Mức tổn thất trong các hoạt động khai thác tài nguyên
- Trình độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp
Trang 25- Đáp ứng quy định tối đa cho phép của các chất phát thải công nghiệpđối với môi trường Cụ thể là các tiêu chuẩn về chất lượng không khí xungquanh và nước thải công nghiệp.
- Số lượng các doanh nghiệp áp dụng ISO 14.000 (hệ thống QLCL môitrường), ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mô hình sản xuất sinh học
Trên đây là những nội dung cần phải đạt được để công nghiệp pháttriển theo hướng bền vững Việc tách phát triển công nghiệp về kinh tế - xãhội - môi trường chỉ là tương đối Trên thực tế có nhiều yếu tố về kinh tế - xãhội - môi trường lồng ghép nhau
1.2.2 Các điều kiện và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại địa phương
1.2.2.1 Các điều kiện cơ bản đáp ứng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
Thứ nhất, quy hoạch ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
Một là, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp cần căn cứ
vào những tiền đề sau:
Căn cứ vào lợi thế so sánh của đất nước, của địa phương, đặc biệt là lợithế so sánh động Có thể chia lợi thế so sánh ra làm 2 loại là: lợi thế sẵn (lợithế tĩnh) và lợi thế có thể tạo ra (lợi thế động)
Trong giai đoạn đầu thực hiện CNH việc khai thác nguồn lực sẵn có(lợi thế tĩnh) như: tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông dồi dào…là mộtcăn cứ trong việc lập quy hoạch phát triển công nghiệp
Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, một quốcgia hay một địa phương phải xây dựng quy hoạch công nghiệp kết hợp giữalợi thế tĩnh và lợi thế động Trong đó, lợi thế động chủ yếu dựa vào nguồnnhân lực đã qua đào tạo, có tay nghề và năng lực khoa học công nghệ(KHCN) tiên tiến
Trang 26Hai là, quy hoạch phân bổ không gian công nghiệp.
Căn cứ vào lợi thế về địa chính trị Đặc biệt là đối với những ngànhcông nghiệp có mức tiêu thụ đầu vào và sản phẩm đầu ra quy mô lớn Lợi thếnày sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận tải, rút ngắn quá trình sản xuất và gópphần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Căn cứ vào mức độ phát thải của ngành công nghiệp Để bảo đảm yêucầu của bảo vệ môi trường, đối với các ngành công nghiệp có mức độ phát thảilớn phải bố trí vào các địa điểm có không gian rộng lớn, xa các trung tâm dân cư
và đặc biệt tránh các vị trí thượng nguồn của sông và đầu hướng gió
Căn cứ vào yêu cầu tạo việc làm, thu nhập và mục tiêu giảm mức độchênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng miền Đối với các ngành côngnghiệp sử dụng nhiều lao động, nên bố trí ở các khu vực nông thôn; các ngànhdựa vào năng lực KHCN nên đặt ở các thành phố trung tâm
Ba là, quy hoạch về đất đai của ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng và
vùng nguyên liệu bảo đảm đầu vào cho các ngành sản xuất
Phải quy hoạch đất đai để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,cụm công nghiệp một cách hợp lý nhất, ở vị trí địa lý thuận lợi cho khai thác tàinguyên, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý và tối đa nhất Đồng thời saocho vừa có khả năng thu hút đầu tư, vừa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và của cả nước, để không ảnhhưởng đến sự phát triển các ngành khác, đặc biệt vấn đề an ninh lương thực
Quy hoạch về cở sở hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu phát triển côngnghiệp, nhất là phát triển công nghiệp theo hướng bền vững Kết cấu hạ tầngtrong công nghiệp bao gồm toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc phục vụ sản xuất côngnghiệp, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, thông tin liênlạc, đường sá, cầu cống… Kết cấu hạ tầng đảm bảo những điều kiện vật chất
Trang 27thuận lợi nhất để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vì vậy việc quy hoạchkết cấu hạ tầng đồng bộ là điều kiện quan trọng trong việc phát triển bền vững
Quy hoạch về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguyên vật liệu đầu vào
là một điều kiện quan trọng tạo điều kiện phát triển ngành một cách hợp lý vàbền vững, tạo sự thu hút đầu tư và liên kết trong phát triển công nghiệp, dịch vụ,nông nghiệp ở địa phương
Thứ hai, có các nguồn lực chủ yếu để phát triển công nghiệp trong dài hạn
Để Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cần phải nâng cao hiệuquả sử dụng của các nguồn lực đầu vào
Một là, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản
Tài nguyên thiên nhiên nguồn của cải vật chất nguyên khai được hìnhthành và tồn tại trong tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên là một trong các yếu tốnguồn lực đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, là đối tượng lao động Tàinguyên thiên nhiên là điều kiện cần cho quá trình sản xuất, song hơn cả là conngười phải biết khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả để tài nguyên thiênnhiên trở thành sức mạnh kinh tế Đối với các địa phương phát triển côngnghiệp dựa và các ngành khai thác tài nguyên đây là cơ sở quan trọng để pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững
Hai là, nguồn lực vốn:
Vốn đầu tư cho phát triển Công nghiệp theo hướng bền vững bao gồmrất nhiều nội dung Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cho pháttriển các ngành công nghiệp sạch đòi hỏi một lượng vốn rất lớn Tuỳ thuộcvào quy hoạch phát triển công nghiệp ở mỗi thời kỳ địa phương cần có cácgiải pháp để thu hút quy mô vốn đủ lớn và bảo đảm bền vững
Ba là, nguồn lực lao động: Lao động phải đảm bảo cả số lượng và chất
lượng lao động hoạt động trong ngành Công nghiệp Về chất lượng lao động
Trang 28được thể hiện ở thể chất, trí lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà người laođộng có được Chất lượng của nguồn lực lao động là kết quả của giáo dục đàotạo đối và sự tích luỹ từ hoạt động thực tiễn của người lao động Trong đó, trình
độ nguồn lực lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quảhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp, do đó nó ảnh hưởngtrực tiếp đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững Lao động côngnghiệp cần có trình độ chuyên môn hoá, khả năng tiếp cận tri thức nhân loại,nắm bắt nhanh công nghệ mới trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệtiên tiến của thế giới
Bốn là, nguồn lực khoa học công nghệ: Trình độ công nghệ có vị trí hết
sức quan trọng đối với Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của quốcgia, địa phương Bởi lẽ, trình độ công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho côngnghiệp có khả năng cạnh tranh cao, chi phí sản xuất thấp, sử dụng hiệu quảcác nguồn lực, giảm phát thải, giá trị gia tăng công nghiệp cao và năng suất
lao động cao Hơn bất cứ lĩnh vực nào trong nền kinh tế, trình độ công nghệ
của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phải phù hợp với cơ cấungành và phải thường xuyên đổi mới
Trình độ công nghệ cao hoặc sử dụng công nghệ thân thiện môi trườngtrong sản xuất công nghiệp thì việc tiêu hao tài nguyên thiên nhiên trên mộtđơn vị sản phẩm nhỏ, giảm thiểu phát thải ra môi trường
Dựa vào các ngành công nghiệp, địa phương phải xây dựng chiến lượcthu hút đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ tiên tiến của ngành côngnghiệp trong mối quan hệ so sánh với các nước trong khu vực
Thứ ba, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
- Thực hiện đầy đủ những quy định của nhà nước đối với dự án pháttriển công nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
trên địa bàn của địa phương.
Trang 29- Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển công nghiệp
theo hướng bền vững một cách hợp lý và hiệu quả nhất Phải xây dựng hệthống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vữngcho phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể
- Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về phát triển bền vữngcho các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và phẩm chất để thựcthi các quy định quản lý nhà nước đối với công nghiệp
- Xây dựng định hướng chiến lược PTBV của ngành và địa phương
1.2.2.2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại địa phương
Thứ nhất, là trình độ phát triển của quốc gia, địa phương
- Quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nếu tốc độ tăng trưởng cao, quy mô của giá trị sản xuất tăng nhanh thìngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và chicho hỗ trợ các ngành công nghiệp ngày càng cao
Do vậy, có thể nói rằng quy mô, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
ở địa phương ở một trình độ cao sẽ ảnh hưởng tích cực hơn tới sự phát triểncông nghiệp theo hướng bền vững của huyện
- Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Có thể nói, kết cấu hạ tầng kỹ thuật có vai tròlàm nền móng cho các hoạt động đầu tư, nhất là các ngành sản xuất côngnghiệp có sử dụng công nghệ hiện đại Cơ sở hạ tầng tốt không chỉ đáp ứngđược các yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành của sản xuất công nghiệp mà cònhạn chế được các rủi ro cho doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thốnggiao thông (đường xá, nhà ga, bến cảng, kho bãi ), điện, nước, thông tin, bưuđiện ở địa bàn các huyện miền núi thường chưa đáp ứng phát triển côngnghiệp theo hướng bền vững
- Năng lực cạnh tranh của địa phương
Trang 30Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (Provincial CompetitivenessIndex) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam
về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợicho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh Đây là một điều kiện rất quantrọng đối với phát triển Công nghiệp, bởi vì để có PCI cao các địa phươngcần cải thiện các chỉ số sau đây: Gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự
ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí khôngchính thức; tính năng động của lãnh đạo tỉnh; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp;đào tạo lao động; thiết chế pháp lý; cải cách hành chính Trên địa bàn cấphuyện thường chưa có đánh giá xếp hạng về năng lực cạnh tranh địa phương,nhưng cấp huyện cũng có thể căn cứ vào các tiêu chí trên tự đánh giá cáchoạt động tại địa phương mình để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điềukiện thu hút doanh nghiệp vào các ngành công nghiệp
- Năng lực quản lý của địa phương đối với phát triển công nghiệp theohướng bền vững Đây là thách thức đối với bộ máy cấp huyện
Thứ hai, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phục vụ kinh doanh tại địa phương
Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì ngoài những yếu tố cơ bảnnhư nguyên liệu, vật liệu chính còn phải sử dụng những hàng hoá và dịch vụ
do các doanh nghiệp khác cung ứng Trong điều kiện ngày nay, mức độchuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh ngày một tăng, dẫn tới sự phụthuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn Các ngành công nghiệpphụ trợ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kinh doanh là nhữngyếu tố tích cực tác động đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.Trên địa bàn cấp huyện, thường không hấp dẫn các ngành công nghiệp phụtrợ, vì vậy cần có sự liên kết với các địa phương khác để tạo ra quy mô côngnghiệp đủ lớn
Trang 31Thứ ba, các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp.
Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc rất lớnvào sự lớn mạnh của hệ thống doanh nghiệp Để phát triển công nghiệp theohướng bền vững, các doanh nghiệp nhân tố tiên phong, gương mẫu cần: Ápdụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường Nâng cao tráchnhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên và bảo vệ môi trường, chủ động ngăn ngừa, phòng chống và khắc phục
ô nhiễm môi trường Đóng góp các nguồn lực vào việc quản lý, sử dụng tiếtkiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển kinh tế-xãhội góp phần vào phát triển bền vững trên địa bàn mà doanh nghiệp đóng và ởquy mô toàn xã hội
Thứ tư, hệ thống chính của nhà nước hỗ trợ cho phát triển công nghiệp
Cần có hệ thống thể chế phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.Đảm bảo năng lực quản lý nhà nước về phát triển bền vững nói chung và pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững nói riêng
- Chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: Sự nghiệp CNH,
HĐH của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn Do đó, ngoài việc huyđộng các nguồn vốn trong nước, nhà nước cần tiếp tục tạo môi trường vĩ môthuận lợi để thu hút các nguồn vốn nước ngoài
Đặc biệt đối với Nghệ An là tỉnh nghèo, nhưng có lợi thế về tài nguyênthiên nhiên để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, nên rấtcần một lượng vốn lớn, đòi hỏi địa phương phải có các chính sách cởi mởnhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế nóichung, công nghiệp của địa phương nói riêng
- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp sạch
Trang 32Nền "kinh tế sạch" mà mục tiêu là bảo vệ môi trường, phát triển côngnghệ sản xuất sạch Đối với nước ta, sở hữu một lượng lớn khoáng sản vềchủng loại và trữ lượng Ngành công nghiệp khai khoáng đã hình thành vàđóng góp không nhỏ vào GDP cả nước, nhưng cũng là ngành công nghiệpđang bị lên án là tàn phá môi trường ghê gớm nhất Vì vậy, phát triển côngnghiệp theo hướng “xanh” sẽ là hướng đi đúng đắn, bền vững mà các doanhnghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản cần lựa chọn.
Nhà nước cần có nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ các doanhnghiệp phát triển công nghệ sạch Có thể sử dụng các giải pháp như: Hỗ trợnguồn vốn để tiến hành thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn tại doanhnghiệp Có cơ chế khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn.Tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn việc ápdụng công nghệ này Nhà nước kiểm tra, giám sát, sớm nhân rộng mô hìnhbền vững và khen thưởng động viên kịp thời để có tác dụng lan toả
- Chính sách tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp tăng trưởng bền vững
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi loạihình doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị trường Đó là sựbình đẳng trong điều kiện gia nhập ngành, bình đẳng trong việc tiếp cận cácnguồn lực đầu vào, bình đẳng trong tiếp cận thị trường đầu ra của sản phẩm côngnghiệp; minh bạch và công khai những quy định và thay đổi của hệ thống phápluật, bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật
Thứ năm, hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế sẽ có nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế bền vững nóichung và phát triển công nghiệp bền vững nói riêng
Tác động đó sẽ giúp cho các quốc gia, địa phương chủ động chuyểndịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển và quá trình CNH, HĐH
Trang 33đất nước Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi không những về khoa họccông nghệ mới, mà còn tiếp cận được trình độ khoa học quản lý.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra những thách thức về thịtrường, sản phẩm, nhân lực và nếu không có chiến lược thì có thể thôn tính thịtrường và biến đất nước thành bãi rác công nghiệp của thế giới
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Yên Bái
* Khái quát chung về tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung
du Bắc bộ Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phíaĐông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La
Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện đã điều tra 257 điểm
mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vậtliệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nướckhoáng Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit,
đá chứa dầu, than bùn được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh Nhómkhoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyênliệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý
và đá bán quý được phân bố chủ yếu ở Lục Yên và Yên Bình Nhóm khoángsản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì,kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sôngHồng Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh(Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm chữa bệnh
Trang 34Có thể thấy tỉnh Yên Bái có những tiềm năng và lợi thế như tỉnh Nghệ
An và một số đặc điểm tương đồng như huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trongphát triển công nghiệp
* Những kết quả đạt được trong phát triển công ngiệp
- Tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 11,2%, trong đó: Nông, lâm nghiệp5,0%; Công nghiệp - Xây dựng 11,7%; Dịch vụ 14,8% Cơ cấu kinh tế: Nônglâm nghiệp 30,6%; Công nghiệp - Xây dựng 33,5%; Dịch vụ 35,9%
- Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,3% so năm 2012 Giá trị sản xuấtcông nghiệp (giá CĐ 94) đạt 4.233 tỷ đồng, bằng 103,24% kế hoạch, tăng9,83% so với năm 2012
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 6.556 tỷ đồng, tăng16,88% so năm 2012
* Các nhóm giải pháp tỉnh Yên Bái đã thực hiện
- Đối với phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và quản lý doanhnghiệp: có chiến lược rõ ràng để khắc phục hạn chế đang cản trở hoạt độngcủa doanh nghiệp
- Tập trung thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giaiđoạn 2011 - 2020, trong đó chú trọng nhiệm vụ đột phá là cải cách thủ tụchành chính; đồng thời, đẩy mạnh triển khai đề án cải cách công vụ, công chứctheo kế hoạch, có phương án bố trí con người, xem xét sử dụng cơ sở vật chất,trang thiết bị ở các cơ sở thực hiện sáp nhập một cách hiệu quả
- Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo và trách nhiệm giải trình của ngườiđứng đầu, của các ngành, các địa phương trong thực thi công vụ Đổimới cách quản trị, điều hành công việc; xây dựng bộ máy chính quyền vậnhành nhanh và đồng bộ hơn, thích nghi kịp thời với sự thay đổi, phản ứngnhanh và hiệu quả trước những tín hiệu mới, cơ chế chính sách mới đưanhanh được chính sách vào thực tiễn cuộc sống Tăng cường thông tin truyên
Trang 35truyền các chính sách của Đảng, của Nhà nước, của tỉnh để các chính sáchnày đến với người dân và doanh nghiệp, khơi dậy tiềm năng tạo nên quan hệsản xuất phù hợp, phát huy tốt nhất lực lượng sản xuất, giải phóng sức sảnxuất tạo ra giá trị vật chất xã hội.
- Giữ vững an ninh quốc phòng, tập chung giải quyết khiếu nại, tốcáo; chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh tạođiều kiện ổn định phát triển kinh tế - xã hội
1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của huyện Quỳnh Lưu
* Khái quát chung về huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có đường ranh giới với các huyện thị
là 122 km, trong đó đường ranh giới đất liền 88 km và 34 km đường bờ biển
Khoảng cách từ thị trấn Cầu Giát đến thành phố Vinh khoảng 60Km.Phía Bắc giáp với thị xã Hoàng Mai, Phía tây bắc giáp huyện Như Thanh, tỉnhThanh Hóa, có chung địa giới khoảng 25 km Phía Nam và Tây nam giápvới Diễn Châu và huyện Yên Thành với ranh giới khoảng 31 km Vùng phíaNam huyện có chung khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và YênThành (thường gọi là đồng bằng Diễn-Yên-Quỳnh) Phía Tây giáp cáchuyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và thị xã Thái Hòa với ranh giới khoảng 33 kmđược hình thành một cách tự nhiên bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữachúng có nhiều đèo thấp tạo ra những con đường nối liền hai huyện với nhau.Phía Đông huyện giáp biển Đông
Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạngnhư: Mỏ đá vôi ở Tân Thắng có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng vàsản xuất xi măng Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có đất cao lanh làm gạchngói, sản phẩm từ 7 - 20 triệu viên/năm trong thời gian 20 - 30 năm Đất làmgốm sứ, các loại quặng phốt-pho-rít, chì, kẽm là các tài nguyên tiềm năng chocông nghiệp khai khoáng như huyện Quỳ Hợp, trong tỉnh Nghệ An
Trang 36* Những kết quả đạt được của công nghiệp của huyện Quỳnh Lưu:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng:
+ Tốc độ phát triển toàn ngành công nghiệp - xây dựng tăng13,26%/năm trong thời kỳ 2010-2013 (toàn tỉnh đạt 11%) Giá trị sản xuất(theo giá hiện hành) là 4.073,99 tỉ đồng, giá trị tăng thêm năm 2013 là1835,74 tỉ đồng, tăng hơn năm 2010 là 1,9 lần, chiếm 35,7% trong nền kinh
tế của huyện
+ Lĩnh vực sản xuất công nghiệp: tốc độ tăng trưởng 12,53%/năm tronggiai đoạn 2010 - 2013, thấp hơn nhiều so với tỉnh bằng 0,4 lần của tỉnh Giátrị sản xuất (theo giá hiện hành) là 2.463,7 tỉ đồng, giá trị tăng thêm là 1.065,1
tỷ đồng, chiếm 58% trong tỷ trọng toàn ngành
- Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp:
+ Cơ cấu nội ngành: Lĩnh vực công nghiệp có tỷ trọng cao hơn xâydựng nhờ tăng chế biến nông sản, hải sản và chế biến khác, còn chế biến lâmsản, vật liệu xây dựng và công nghiệp nhẹ cơ cấu ít biến đổi Tỷ trọng xâydựng có xu hướng tăng dần trong năm 2013 do có đầu tư phát triển hạ tầnggiao thông và vật kiến trúc (kiên cố hóa trường học, trạm y tế và trụ sở xã)
+ Tập trung phát triển những lĩnh vực sản xuất công nghiệp chính, khu
và cụm công nghiệp:
Sản xuất vật liệu xây dựng: Quy hoạch huyện Quỳnh Lưu cũ có vùngHoàng Mai với nhiều loại khoáng sản, nhất là mỏ đá vôi vừa làm nguyên liệucho nhà máy xi măng vừa làm vật liệu xây dựng Đến nay huyện Quỳnh Lưumới chỉ có xã Tân Thắng có mỏ đá vôi dùng trong sản xuất xi măng và vôi.Ngoài ra có mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng tại nhiều xã như :Quỳnh Tam, Tân Sơn v.v Năm 2013 khai thác được trên 330 ngàn m3
Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn: Trong quy hoạchhuyện Quỳnh Lưu cũ có khu công nghiệp Hoàng Mai diện tích 291 ha, thu hút
Trang 37đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng các nhà máy có quy mô lớn Sau khitách khu Hoàng Mai thành đơn vị hành chính độc lập thì huyện Quỳnh Lưuchỉ còn xã Tân Thắng nằm trong khu công nghiệp Căn Bòng - Đá Bạc mà tỉnh
đã quy hoạch và một số cụm công nghiệp nhỏ chủ yếu sản xuất nông cụ, chếbiến nông hải sản Trong kỳ tới Huyện sẽ quy hoạch khu công nghiệp và cụmcông nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, kêu gọi,thu hút các nhà đầu tư xây dựng, phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thúcđẩy kinh tế huyện Quỳnh Lưu phát triển nhanh, vững chắc hơn nữa
Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và làng nghề: Làng nghề năm 2010
là 20 tăng lên 27 làng nghề vào năm 2013 Hầu hết các làng nghề này đều là làngnghề mộc và thủ công mỹ nghệ, làng nghề sửa chữa và đóng mới tàu thuyền
Các làng nghề đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao độngvới thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng/tháng/người
Sản phẩm do các làng nghề tạo ra tương đối đa dạng và phong phú, từnhững sản phẩm thông dụng đến các sản phẩm cao cấp hơn, bước đầu được chấpnhận và tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh và một số địa phương trên cả nước
* Một số giải pháp thực hiện của huyện Quỳnh lưu
- Chỉ đạo các hoạt động sản xuất công nghiệp-TTCN trên địa bàn cóhiệu quả hơn, hướng các làng nghề đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả cao,đúng theo tiêu chí làng nghề Nâng cao hiệu quả, chất lượng của các cơ sở sảnxuất và các ngành lợi thế như vật liệu xây dựng, chế biến nông-lâm-hải sản,thức ăn gia súc Tập trung chỉ đạo xây dựng một số thương hiệu sản phẩmhàng hóa trên địa bàn
- Tập trung kêu gọi thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật Kếthợp tốt với các ngành liên quan để triển khai, xúc tiến đầu tư một số côngtrình cấp bách, huyết mạch
Trang 38- Phối hợp với nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình trọngđiểm, xây dựng và quy hoạch cụm công nghiệp Tân Thắng, Quỳnh Châu,Ngọc Sơn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất, hoạt động khaithác khoáng sản, vệ sinh môi trường, nước sạch và xây dựng các công trình vệsinh đạt chuẩn Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường ở bãi chônlấp, xử lý rác thải
1.3.2 Bài học rút ra cho phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cho huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Một là, đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cần coi
trọng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, dựa trên khai thác lợi thếcủa địa phương Trong đó, cần xác định những sản phẩm chủ lực phù hợp vớinhu cầu của thị trường
Hai là, để thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp cần tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí: thủ tục hànhchính đơn giản, minh bạch, giải phóng mặt bằng nhanh, xây dựng kết cấu hạtầng thuận lợi và các cụm điểm, khu công nghiệp phù hợp với đặc điểm củacác ngành sản xuất công nghiệp
Ba là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của
phát triển công nghiệp đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ vàchất lượng tăng trưởng công nghiệp
Bốn là, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, đảm bảo gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa sự lãnh đạo của Đảng, nâng caohiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tạo điềukiện cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư công nghệ sạch vào các ngành côngkhai thác và chế biến
Trang 39Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CỦA HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quỳ Hợp là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Nghệ An, phía Bắcgiáp huyện Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, Con Cuông, phía Đônggiáp huyện Nghĩa Đàn, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tương Dương vàmột phần huyện Quỳ Châu Từ Quỳ Hợp chúng ta có thể ngược theo Quốc lộ
48 nối với Quốc lộ 7 qua huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chừng 150 km sẽđến được nước bạn Lào Nếu xuôi dòng theo quốc lộ 48, Quỳ Hợp chỉ cáchThành phố Vinh 120km, cách Thủ đô Hà Nội 340km
2.1.1.2 Diện tích tự nhiên
Huyện Quỳ Hợp có tổng diện tích tự nhiên là 94.265,66 ha Trong đóđất nông nghiệp là 81.805,09 ha, chiếm 86,78% tổng diện tích; đất phi nôngnghiệp là 6.685,57 ha, chiếm 7,06% tổng diện tích; đất chưa sử dụng là 5.802
ha, chiếm 6,15% tổng diện tích tự nhiên của huyện
2.1.1.3 Về nguồn nước
Toàn huyện có 46 hồ, đập lớn nhỏ với tổng diện tích mặt nước có khoảng
200 ha, đáp ứng tuới tiêu cho 2.239,15 ha lúa nước (2 vụ) Sau năm 2015, khi
Hồ chứa nước Bản Mồng được đưa vào sử dụng, dự kiến, sẽ cấp nước tưới cho18.871 ha đất sản xuất, chủ yếu là ở Quỳ Hợp Có nhiều sông suối nhưng lòngsông suối hẹp nên nguồn nước mặt ở Quỳ Hợp cũng có những hạn chế
2.1.1.4 Tài nguyên rừng
Huyện Quỳ Hợp có tổng diện tích tự nhiên là 94.265,66 ha Trong đóĐất lâm nghiệp có rừng là 63 651,48 ha chiếm 67,52 tổng diện tích
Trang 40Rừng huyện Quỳ Hợp có trữ lượng gỗ cao, bình quân 150m3/ha, vớinhiều loại gỗ quý như: lim, gụ, sến, lát hoa,
Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộcKhu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An
2.1.1.5 Tài nguyên khoáng sản
Huyện Quỳ Hợp có nhiều khoáng sản quý, với trữ lượng lớn và có giátrị kinh tế cao
Theo báo cáo tài nguyên khoáng sản Nghệ An năm 2005 thì ở QuỳHợp, đá vôi trắng có chất lượng khá cao và ổn định, độ trắng đều đạt trên90%, được tập trung thành 4 vùng:
Vùng 1: Gồm các xã Châu Hồng, Châu Tiến và Liên Hợp Đây là vùng
tập trung, tài nguyên chất lượng tốt Ưu tiên cho các dự án khai thác quy môcông nghệp có trang thiết bị hiện đại để chế biến đá trắng siêu mịn và các sảnphẩm đá trắng cao cấp khác
Vùng 2: Gồm một phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình, ThọHợp, Thị trấn Vùng này có nhiều tài nguyên, phân bố không tập trung Ưutiên các khu vực tài nguyên quy mô lớn, tập trung, chất lượng tốt để khai thácquy mô công nghiệp, gắn với chế biến nghiền mịn và siêu mịn đá vôi trắng
Vùng 3: Gồm các xã Châu Cường và Châu Quang Vùng này cũng cótiềm năng, quy mô tập trung, chất lượng tài nguyên đá trắng tốt Ưu tiên chocác dự án lớn khai thác công nghiệp, hiện đại gắn với chế biến đá vôi trắngsiêu mịn phục vụ cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu Không cấp thêmcác mỏ nhỏ ở vùng này
Vùng 4: Một phần xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp và vùng 2, tài nguyên cóquy mô nhỏ, chất lượng trung bình Có thể dành khu vực này cho khai thác tận thu,quy mô nhỏ, nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Đá ốp lát: ở Quỳ Hợp rất phong phú về chủng loại, màu sắc đẹp như đá
trắng, đá trắng sữa, đá vàng, đá hồng, đá xanh, đá đen Mặc dù chưa đượckhảo sát địa chất và thăm dò đánh giá trữ lượng, nhưng trữ lượng đá ốp lát là