Thực trạng và thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 47)

- Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển công nghiệp

2.2.1.1.Thực trạng và thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp

Năm 2008, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 26/9/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020.

Năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt tại Quyết định số 5677/QĐ-UBND ngày 03/11/2009 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Hợp đến năm 2020. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể trên, năm 2013 huyện đã có điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020. Trong đó, huyện đã xây dựng và lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện như sau:

* Quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp và vùng nguyên vật liệu

+ Khai thác và chế biến đá: Tiếp tục khai thác và chế biến các mỏ đá tại các xã đã có quy hoạch như: Bắc Sơn, Châu Đình, Đồng Hợp, Thọ Hợp, Tam Hợp, Minh Hợp, Văn Lợi, Hạ Sơn, Châu Tiến, Liên Hợp và Châu Cường. Sản lượng đến năm 2020 đạt 200 nghìn m3; đá nghiền 150 nghìn tấn; đá ốp lát 3 triệu m2; bột đá siêu mịn 20 nghìn tấn; đá Block 5 nghìn tấn.

+ Khai thác cát sỏi: Quy hoạch và tổ chức tốt việc khai thác cát sông Dinh theo hướng hiệu quả kinh tế gắn bảo vệ môi trường. Trọng điểm quy hoạch khai thác là các xã dọc sông Dinh, sông Hiếu; Xây dựng 02 bãi tập kết cát sỏi tại xã Châu Quang, với tổng diện tích 4 ha. Mục tiêu là phục vụ nhu cầu xây dựng trong huyện. Sản lượng năm 2015 ước đạt khoảng 195 nghìn m3, năm 2020 đạt 220 nghìn m3.

+ Sản xuất gạch: Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi các lò gạch thủ công sang lò tuy-nen, phát triển thêm các cơ sở sản xuất gạch không nung. Phấn đấu năm 2015 đạt 3 triệu viên/năm và đến 2020 đạt 5 triệu viên/năm.

- Đối với khai thác và chế biến quặng: Huyện đã hoàn thiện quy hoạch và tổ chức khai thác quặng đảm bảo theo hướng hiệu quả kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường vùng đầu nguồn ở các mỏ khai thác quặng sắt, thiếc tại xã Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Thành, Châu Lộc, Văn Lợi và Hạ Sơn.

- Đối với công nghiệp chế biến: Tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến đầu tư xây dựng các dự án nhà máy đóng gói, bảo quản cam. Sản phẩm khuyến khích đầu tư chế biến như: đường kính, cồn, mủ cao su, bia hơi, nước khoáng, gỗ. Đầu tư xây dựng khu chế biến nông sản tại xã Châu Đình và các khu chế biến, chế tác đá tại các xã trên địa bàn. Hình thành phát triển các sản phẩm làng nghề chế biến từ nguyên liêu trong huyện như chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất mây tre đan, dệt thổ cẩm, võng gai. Phấn đấu đến năm 2020 sản xuất ra 100 tấn đường

kính/MT cũ 113 nghìn tấn; 1.000 tấn mủ cao su, chè búp khô 240 tấn, thiếc thỏi 1.500 tấn và 4.500 sản phẩm mộc dân dụng.

* Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp và làng nghề

- Cụm công nghiệp - TTCN:

Huyện Quỳ Hợp đã tiến hành quy hoạch chi tiết và xúc tiến thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án công nghiệp - TTCN vào các cụm công nghiệp, cụ thể:

Bảng 2.3. Quy hoạch đất đai cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

TT Tên cụm Địa điểm Quy mô

1 Khu công nghiệp Thung Khuộc Thị trấn 29 ha2 Khu công nghiệp Châu Quang Châu Quang 27 ha

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 47)