Các điều kiện cơ bản đáp ứng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)

hội - môi trường chỉ là tương đối. Trên thực tế có nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội - môi trường lồng ghép nhau.

1.2.2. Các điều kiện và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững tại địa phương triển công nghiệp theo hướng bền vững tại địa phương

1.2.2.1. Các điều kiện cơ bản đáp ứng phát triển công nghiệp theohướng bền vững hướng bền vững

Thứ nhất, quy hoạch ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Một là, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp cần căn cứ vào những tiền đề sau:

Căn cứ vào lợi thế so sánh của đất nước, của địa phương, đặc biệt là lợi thế so sánh động. Có thể chia lợi thế so sánh ra làm 2 loại là: lợi thế sẵn (lợi thế tĩnh) và lợi thế có thể tạo ra (lợi thế động).

Trong giai đoạn đầu thực hiện CNH việc khai thác nguồn lực sẵn có (lợi thế tĩnh) như: tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông dồi dào…là một căn cứ trong việc lập quy hoạch phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, một quốc gia hay một địa phương phải xây dựng quy hoạch công nghiệp kết hợp giữa lợi thế tĩnh và lợi thế động. Trong đó, lợi thế động chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có tay nghề và năng lực khoa học công nghệ (KHCN) tiên tiến.

Hai là, quy hoạch phân bổ không gian công nghiệp.

Căn cứ vào lợi thế về địa chính trị. Đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp có mức tiêu thụ đầu vào và sản phẩm đầu ra quy mô lớn. Lợi thế này sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận tải, rút ngắn quá trình sản xuất và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

Căn cứ vào mức độ phát thải của ngành công nghiệp. Để bảo đảm yêu cầu của bảo vệ môi trường, đối với các ngành công nghiệp có mức độ phát thải lớn phải bố trí vào các địa điểm có không gian rộng lớn, xa các trung tâm dân cư và đặc biệt tránh các vị trí thượng nguồn của sông và đầu hướng gió.

Căn cứ vào yêu cầu tạo việc làm, thu nhập và mục tiêu giảm mức độ chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng miền. Đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, nên bố trí ở các khu vực nông thôn; các ngành dựa vào năng lực KHCN nên đặt ở các thành phố trung tâm.

Ba là, quy hoạch về đất đai của ngành công nghiệp, kết cấu hạ tầng và vùng nguyên liệu bảo đảm đầu vào cho các ngành sản xuất.

Phải quy hoạch đất đai để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp một cách hợp lý nhất, ở vị trí địa lý thuận lợi cho khai thác tài nguyên, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý và tối đa nhất. Đồng thời sao cho vừa có khả năng thu hút đầu tư, vừa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng và của cả nước, để không ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành khác, đặc biệt vấn đề an ninh lương thực.

Quy hoạch về cở sở hạ tầng kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, nhất là phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Kết cấu hạ tầng trong công nghiệp bao gồm toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc phục vụ sản xuất công nghiệp, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, thông tin liên lạc, đường sá, cầu cống… Kết cấu hạ tầng đảm bảo những điều kiện vật chất

thuận lợi nhất để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vì vậy việc quy hoạch kết cấu hạ tầng đồng bộ là điều kiện quan trọng trong việc phát triển bền vững.

Quy hoạch về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nguyên vật liệu đầu vào là một điều kiện quan trọng tạo điều kiện phát triển ngành một cách hợp lý và bền vững, tạo sự thu hút đầu tư và liên kết trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp ở địa phương.

Thứ hai, có các nguồn lực chủ yếu để phát triển công nghiệp trong dài hạn

Để Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn lực đầu vào.

Một là, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

Tài nguyên thiên nhiên nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là một trong các yếu tố nguồn lực đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất, là đối tượng lao động. Tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần cho quá trình sản xuất, song hơn cả là con người phải biết khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả để tài nguyên thiên nhiên trở thành sức mạnh kinh tế. Đối với các địa phương phát triển công nghiệp dựa và các ngành khai thác tài nguyên đây là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Hai là, nguồn lực vốn:

Vốn đầu tư cho phát triển Công nghiệp theo hướng bền vững bao gồm rất nhiều nội dung. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cho phát triển các ngành công nghiệp sạch đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Tuỳ thuộc vào quy hoạch phát triển công nghiệp ở mỗi thời kỳ địa phương cần có các giải pháp để thu hút quy mô vốn đủ lớn và bảo đảm bền vững .

Ba là, nguồn lực lao động: Lao động phải đảm bảo cả số lượng và chất lượng lao động hoạt động trong ngành Công nghiệp. Về chất lượng lao động

được thể hiện ở thể chất, trí lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà người lao động có được. Chất lượng của nguồn lực lao động là kết quả của giáo dục đào tạo đối và sự tích luỹ từ hoạt động thực tiễn của người lao động. Trong đó, trình độ nguồn lực lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Lao động công nghiệp cần có trình độ chuyên môn hoá, khả năng tiếp cận tri thức nhân loại, nắm bắt nhanh công nghệ mới trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới.

Bốn là, nguồn lực khoa học công nghệ: Trình độ công nghệ có vị trí hết sức quan trọng đối với Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của quốc gia, địa phương. Bởi lẽ, trình độ công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, chi phí sản xuất thấp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm phát thải, giá trị gia tăng công nghiệp cao và năng suất lao động cao. Hơn bất cứ lĩnh vực nào trong nền kinh tế, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phải phù hợp với cơ cấu ngành và phải thường xuyên đổi mới.

Trình độ công nghệ cao hoặc sử dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất công nghiệp thì việc tiêu hao tài nguyên thiên nhiên trên một đơn vị sản phẩm nhỏ, giảm thiểu phát thải ra môi trường.

Dựa vào các ngành công nghiệp, địa phương phải xây dựng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ tiên tiến của ngành công nghiệp trong mối quan hệ so sánh với các nước trong khu vực.

Thứ ba, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

- Thực hiện đầy đủ những quy định của nhà nước đối với dự án phát triển công nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn của địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 29)