Thực trạng quản lý của nhà nước đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn Huyện

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 57)

II Cụm CN Châu Quang 215.250,0 185,2 679 1.474,

2.2.1.3.Thực trạng quản lý của nhà nước đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn Huyện

1 Khu chế biến đa tập trung Thọ Sơn Châu Lộc 70.000 2 Đá ốp lát, đá xây dựng

2.2.1.3.Thực trạng quản lý của nhà nước đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn Huyện

nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn Huyện

- Về công tác quản lý nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật:

Công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là công nghiệp khai khoáng, là những ngành có ảnh hưởng tiêu cực cao đến xã hội và môi trường. Chính vì vậy, UBND huyện đã rất coi trọng phối hợp tốt với các Sở, Ban, Ngành trong việc xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản; thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được phê duyệt; khoanh định khu vực cấp, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện quy hoạch chi tiết sử dụng đất; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường của các dự án khoáng sản.

Trong quá trình thu hút đầu tư, tiếp nhận dự án đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn, Chính quyền địa phương đã hướng dẫn và yêu cầu nhà đầu tư tìm hiểu kỹ, cam kết thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp

luật, các quy định của tỉnh về đầu tư xây dựng. Quản lý chặt chẽ việc triển khai, thực hiện dự án thứ cấp và giám sát, kiểm tra thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Sau khi được cấp phép hoạt động khoáng sản, UBND huyện đã phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh để giao đất, cho thuê đất, cắm mốc, bàn giao khu vực khai thác mỏ cho các tổ chức, cá nhân được cấp phép. Từ năm 2011 năm 2013, có 93/141 điểm mỏ được giao đất, cho thuê đất và bàn giao khu vực khai thác khoáng sản.

UBND huyện đã phối hợp với các đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, kiểm tra các công ty, doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường. Từ năm 2011 đến năm 2013, đã kiểm tra 121 trương hợp, đề nghị Chủ tịch UBND huyện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền 7 trường hợp, với số tiền hơn 100 triệu đồng.

UBND huyện đã phối hợp tốt với các Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý vi pham về khoáng sản và môi trường. Năm 2011 đến năm 2013 đã tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 16 trường hợp, với số tiền 150 triệu đồng, tịch thu 8.570 kg quặng.

Để tăng cường bảo vệ tài nguyên khoáng sản, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Hàng năm, UBND huyện đã tổ chức hội nghị giao ban với Chủ tịch UBND 14 xã có khoáng sản nhằm đánh giá việc thực hiện các nội dung đã cam kết với Chủ tịch UBND huyện để từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Do tăng cường chỉ đạo công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm nghiêm túc đến nay đã ngăn chặn triệt để khai thác vàng trái phép, đã hạn chế đến mức thấp nhất khai thác quặng thiếc, đá trắng và đá xây dựng trái phép.

- Về Quản lý đất đai

Trong hoạt động khai thác khoáng sản: Sau khi được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, UBND huyện đã tích cực tham gia phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức cắm mốc, giao mốc thực địa cho các doanh nghiệp và đề nghị UBND tỉnh cho thuê đất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm đi vào sản xuất theo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, có 93/141 điểm mỏ đã thuê đất, với diện tích 1.445,58 ha.

Trong hoạt động chế biến khoáng sản: Trên địa bàn huyện có 117 xưởng chế biến khoáng sản, trong đó có 45 xưởng trong khu TTCN, 72 xưởng nằm ngoài khu TTCN. Đến nay, có 10/45 xưởng trong khu TTCN Thung Khuộc và khu CNN Châu Quang đã được thuê đất, có 35 xưởng đã được các doanh nghiệp lập hồ sơ thuê đất trình Sở Tài nguyên và Môi trường; có 30/72 xưởng chế biến đã được thuê đất, có 25/42 xưởng chế biến được UBND tỉnh cho chủ trương thuê đất và được UBND huyện xác nhận hồ sơ, đề nghị cho thuê đất, số còn lại đang chờ quy hoạch các khu chế biến đá tại các xã, thị trấn.

- Về Quản lý quy trình khai thác khoáng sản

Trong năm qua, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo, quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản theo quy trình khai thác. Sau khi có hồ sơ thiết kế mỏ, trong quá trình khai thác các doanh nghiệp đã cố gắng thực hiện đúng yêu cầu của thiết kế. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp do vốn đầu tư hạn hẹp đã không đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế nhưng do địa chất, cấu trúc địa tầng thuận lợi nên việc khai thác mỏ trong thời gian qua đảm bảo ổn định.

Hiện trạng các khu chế biến: Các doanh nghiệp đã quan tâm, lập dự án đầu tư và xây dựng nhà xưởng chế biến cơ bản đảm bảo an toàn và quan tâm hơn vệ sinh an toàn lao động

- Về Quản lý vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khoáng sản:

Đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, UBND huyện đã phối hợp Công an huyện thường xuyên kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Do vậy, trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ trong khai thác, chế biến khoáng sản nhưng số vụ tai nạn do nổ mìn ít xẩy ra nghiêm trọng, hầu hết đã tuân thủ đúng quy trình nổ mìn như thiết kế nổ mìn, hộ chiếu nổ mìn, kho mìn đảm bảo an toàn.

Hiện trạng các khu chế biến: Các doanh nghiệp đã quan tâm, lập dự án đầu tư và xây dựng nhà xưởng chế biến cơ bản đảm bảo an toàn và quan tâm hơn vệ sinh an toàn lao động

Về thực hiện pháp luật lao động: Hầu hết các doanh nghiệp đã xây dựng nội quy, treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại các trụ sở công ty, điểm khai thác mỏ nhằm nâng cao ý thức an toàn lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 57)