II Cụm CN Châu Quang 215.250,0 185,2 679 1.474,
1 Khu chế biến đa tập trung Thọ Sơn Châu Lộc 70.000 2 Đá ốp lát, đá xây dựng
2.2.2.3. Thực trạng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững về môi trường
môi trường
- Về công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường
Trong số 52 mỏ còn hạn hoạt động, 32 mỏ có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, 20 mỏ có bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận; Trong 117 xưởng, có 01 xưởng có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, có 116 xưởng có bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Hiện nay, có khoảng 90% các doanh nghiệp đã ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, với số tiến trên 10 tỷ đồng.
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra và xử lý vi phạm trong khai thác về bảo vệ môi trường:
Hàng năm, UBND huyện đã thành lập và kiện toàn đoàn liên ngành kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn. Đoàn kiểm tra liên ngành và phòng Tài nguyên và môi trường đã kiểm tra, xử lý những vi phạm về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường. Năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, đã kiểm tra 149 trường hợp, tham mưu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 50 trường hợp.
Trong thời gian qua, UBND huyện đã xử lý những vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép; khai thác khoáng sản khi chưa đầy đủ các thủ tục theo quy định (chưa thuê đất, chưa ký quỹ phục hồi môi trường, chưa cấp
phép sử dụng vật liệu nổ…); khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường; khai thác khoáng sản ra ngoài khu vực được cấp; khai thác khoáng sản đối với mỏ được cấp thăm dò. Riêng trong năm 2013, đã kiểm tra 149 trường hợp, tham mưu xử lý vi phạm hành chính 84 trường hợp.
- Thực trạng về môi trường nước, không khí, đất của huyện.
+ Về Nguồn nước: Hiện nay do tình trạng khai thác khoáng sản nói chung và khai thác thiếc nói riêng đã làm cho nguồn nước phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt của bà con các thôn bản thuộc huyện Quỳ Hợp đang ngày càng dần cạn kiệt, chất lượng nước ngày một thấp, tại các sông suối nơi có các điểm khai thác thiếc thường có màu đỏ đục, nổi váng và có mùi hơi tanh. Chẳng hạn, như khe Nậm Tôn bị đục và bị ô nhiễm trên chiều dài 20km, diện tích lên đến hơn 280ha. Đến nay, khả năng phục vụ tưới tiêu của đập Nậm Tôn đã bị giảm hơn 60%, Khe Tổng Huống thuộc địa phận xã Châu Quang, trước đây cung cấp nước tưới cho khoảng 450-500 ha đất nông nghiệp nay chỉ tưới được 250 ha. Ngoài ra còn một số khe suối khác bị bồi lấp hoàn toàn, trong khi đó có nhiều moong khai thác lại trở thành hồ chứa.
Bảng 2.11. Mức độ hư hại các công trình thuỷ lợi do khai thác thiếc và đỏ quặng ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An
Tên công trình Năng lựctưới (ha) Mức độ suy thoái
Kênh Bản Nhoi- Quỳ Hợp 10 Mất tác dụng hoàn toàn.
Đập Nậm Tôn - Quỳ Hợp 80 Giảm khối lượng nước tưới 60%. Đập Đồng Bai - Quỳ Hợp 30 Bị phá huỷ hoàn toàn.
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Nghệ An năm 2007
Kết quả kiểm tra nước thải của các xưởng tuyển quặng trên địa bàn, vẫn có một số nơi nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 2.12. Tham khảo kết quả quan trắc môi trường định chất lượng nước thải sản xuất mỏ thiếc năm 2013 của Công ty Cổ phần
Kim loại màu Nghệ Tĩnh
vị đo (ngày 24÷25/4/2013) (ngày 08÷09/10/2013) 40:2011/BTNMT (Cột B) Nước thải xưởng tuyển thô Bản Poòng Nước thải xưởng tuyển thô Bản Cô Nước thải sau HTXL của XN tinh luyện thiếc Nước thải xưởng tuyển thô Bản Poòng Nước thải xưởng tuyển thô Bản Cô Nước thải sau HTXL của XN tinh luyện thiếc C Cmax pH - 7,94 7,81 7,35 7,92 8,05 6,34 5,5÷9 5,5÷9 TSS mg/l 75 38 11 19 5.980 12 100 108 BOD5 mg/l 3,67 4,07 <2 7 38,9 6,7 50 54 COD mg/l 7 6 6 23 106 21 150 162 Fe mg/l 0,051 0,22 0,22 0,17 1,86 0,13 5 5,4 Mn mg/l 0,092 0,11 1,63 0,2 0,83 1,87 1 1,08 Coliform MPN/100ml 560 384 2.800 2.000 200 4.000 5.000 5.000
Ghi chú: Giá trị Cmax với mẫu nước thải sau xử lý của XN tinh luyện thiếc
Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sản xuất tại một số hố lắng xưởng tuyển so với QCVN 40:2011/BTNMT (Gh B) cho thấy: Hầu hết các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép, một số mẫu nước có hàm lượng Fe, Cu, As trong đợt quan trắc vượt QCCP, cụ thể như sau:
02 mẫu nước thải xưởng tuyển của mỏ Phá Phầng, mỏ Bản Lống có hàm lượng sắt vượt QCCP từ 1,32 ÷ 2,04 lần.
02 mẫu nước thải xưởng tuyển mỏ Bản Cô, Bản Poòng có hàm lượng As vượt QCCP từ 5.527 ÷ 5,337 lần. Trong đợt quan trắc mẫu nước thải xưởng tuyển mỏ Bản Poòng có hàm lượng Cu vượt QCCP từ 3,77 lần.
Qua phân tích các mẫu nước mặt tại một số điểm khai thác dọc sông Nậm Tôn cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ đục và một số khoáng vật khác (Fe, Cu, Mn,..) trong các mẫu nước hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5942-1995 cột B) gấp nhiều lần. Cụ thể:
Nước mặt tại cầu Dinh có hàm lượng cặn lơ lững vượt TCCP 4,45 lần (kết quả đo tháng 6/2008 phục vụ báo cáo hiện trạng); Nước mặt sông Nậm Tôn đoạn cầu Châu Quang có hàm lượng cặn lơ lững vượt TCCP 10,9 lần;
Nước mặt sông Nậm Tôn tại bản Cô, xã Châu Thành có hàm lượng cặn lơ lững vượt TCCP 2 lần. Riêng nước mặt tại mỏ khai thác của Công ty Chính Nghĩa có hàm lượng Fe vượt TCCP 4,2 lần; hàm lượng Cu vượt TCCP 1,85 lần; hàm lượng Mn vượt TCCP 14 lần.
Chính những điều đó đã làm cho diện mạo mạng lưới thủy văn của khu vực Quỳ Hợp bị thay đổi, giảm khả năng tiêu thoát lũ trong khu vực, không đáp ứng đủ nước sạch để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân.
+ Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn và điều kiện vi khí hậu Qua các vị trí lấy mẫu và các kết quả phân tích chất lượng không khí, tiếng ồn và điều kiện vi khí hậu tại khu vực. Thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu các thông số về môi trường không khí trong các ngày 12÷16/06/2014.
Trên cơ sở đánh giá được quy quy định, có một số kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực khai thác, sàng tuyển và chế biến và khu dân cư lân cận tại các mỏ thiếc điển hình cho thấy:
Bụi: Hàm lượng bụi tổng (TSP) trong khu vực khai thác, sàng tuyển của mỏ dao động trong khoảng từ 0,21 đến 0,27 mg/m3 và khu vực dân cư xung quanh mỏ dao động trong khoảng từ 0,19 đến 0,24 mg/m3.
Khí SO2: Nồng độ khí SO2 đo được tại khu vực khai thác, sàng tuyển của mỏ dao động trong khoảng từ 0,048 đến 0,062 mg/m3 và khu vực dân cư xung quanh dao dộng trong khoảng từ 0,049 đến 0,062 mg/m3.
Khí NO2: Nồng độ NO2 đo được tại khu vực khai thác, sàng tuyển của mỏ dao động trong khoảng từ 0,050 đến 0,064 mg/m3 và khu vực dân cư xung quanh dao dộng trong khoảng từ 0,054 đến 0,063 mg/m3.
Khí CO: Nồng độ khí CO đo được tại khu vực khai thác, sàng tuyển của mỏ dao động trong khoảng từ 1,57 đến 2,16 mg/m3 và khu vực dân cư xung quanh dao dộng trong khoảng từ 1,69 đến 2,13 mg/m3.
Độ ồn: Kết quả đo đạc độ ồn tích phân khu vực khai thác, sàng tuyển dao động trong khoảng từ 72,7 đến 96,4 dBA. Mức độ ồn tại tất cả các khu vực khai trường khai thác quan trắc đều thấp hơn giới hạn tối đa cho phép về mức độ ồn tại khu vực sản xuất được quy định trong TCVSLĐ 3733-2002 (85).
Độ rung: So sánh kết quả mức rung tại khu vực sản xuất và khu vực dân cư xung quanh với mức rung cho phép (QCVN 27:2010/BTNMT) cho thấy: Mức rung tại các điểm đo dao động từ 0,01 ÷ 0,03m/s2, tất cả các vị trí này đều nằm trong giới hạn cho phép.
Từ kết quả khảo sát phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực sản xuất của một số điểm mỏ và môi trường không khí xung quanh, ồn, rung đã có một số kết luận được đưa ra như sau:
Môi trường khu vực khai thác, sàng tuyển, đổ thải của các mỏ thiếc nằm trong giới hạn cho phép. Tại một số vị trí đo đạc tại xưởng tuyển có mức ồn đo được vượt TCVSLĐ 3733-2002 (85).
Môi trường nền không khí xung quanh, ồn, rung, có chất lượng tốt, các yếu tố ô nhiễm môi trường đều thấp so với tiêu chuẩn cho phép. Hoạt động khai thác và chế biến quặng thiếc sa khoáng chưa ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
+ Hiện trạng môi trường đất: Theo kết quả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát lấy mẫu đất đại diện tại khu vực khai thác, sàng tuyển của 02 mỏ thiếc sa khoáng Bản Cô và Bản Pòong. Biểu số 2.13 và biểu số 2.14 mô tả vị trí lấy mẫu và các kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực. Thời gian tiến hành lấy mẫu đất được thực hiện trong các ngày 12÷16/06/2014.
Bảng 2.13. Vị trí quan trắc môi trường đất
Ký hiệu Tọa độ Vị trí
X Y
Đ2 2.145.991,66 504.799,91 Bùn thải xưởng tuyển mỏ thiếc Bản Cô Đ3 2.146.141,80 540.573,89 Đất đá thải mỏ thiếc Bản Pòong
Đ4 2.146.108,34 510.626,01 Bùn thải xưởng tuyển mỏ thiếc Bản Pòong
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An
Bảng 2.14. Kết quả phân tích mẫu đất mỏ thiếc Bản Cô và Bản Pòong, huyện Quỳ Hợp TT Chỉ tiêu Đơn vị đo Bản Cô Bản Pòong Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 1 pH (KCl) 5,79 5,52 5,87 5,98 2 Độ ẩm % 29,02 28,53 29,46 29,60 3 K (K2O) % 0,132 0,161 0,126 0,157 4 P (P2O5) % 0,068 0,069 0,059 0,071 5 N % 0,082 0,080 0,075 0,078 6 Ca % 0,84 0,75 0,83 0,79 7 Na % 0,46 0,51 0,50 0,48 8 Mg % 0,31 0,36 0,33 0,32 9 Al % 0,456 0,481 0,462 0,474 10 Fe % 1,431 1,765 1,375 1,697 11 Mn ppm 98,52 96,63 92,24 93,78 12 Pb ppm 12,36 12,47 11,39 11,62 13 As ppm 1,36 1,41 1,41 1,36 14 Zn ppm 35,28 32,65 33,31 33,25 15 Cu ppm 5,79 5,76 5,22 5,84 16 Cd ppm 0,86 0,81 0,78 0,83
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An
Từ kết quả phân tích (bảng 2.14) cho thấy: đất có độ pH = 5,79 ÷ 5,98, theo thang đánh giá pH thì đất có độ chua nhẹ.
Bảng 2.15. Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất - Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2008/BTNMT
(ĐVT: mg/kg đất khô) Thông số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất dân sinh Đất thương mại Đất công nghiệp
Asen (As) 12 12 12 12 12
Cadimi (Cd) 2 2 5 5 10
Đồng (Cu) 50 70 70 100 100
Chì (Pb) 70 100 120 200 300
Kẽm (Zn) 200 200 200 300 300
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An
Theo quy chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT về giới hạn một số hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp thì đất khu vực dự án chưa bị ô nhiễm kim loại nặng As, Cd, Cu, Pb, Zn.
+ Hiện trạng về rừng:
Về trữ lượng, các loại tài nguyên rừng của Quỳ Hợp trước đây có trữ lượng lớn, gỗ có gần 2 triệu m3 (chiếm 5% trữ lượng gỗ toàn tỉnh). Hiện nay, diện tích đất rừng sản xuất đã bị giảm sút từ 50.610,78 ha năm 2012 xuống còn 36.645,82 ha năm 2014. Với việc cấp đất, cho thuê đất tại các khu vực núi đá vôi, núi đá trắng, các khu vực đồi núi thấp trên địa bàn huyện để khai thác đá trắng, đá vôi, khai thác quặng… với tổng diện tích khoản 904.72 ha, đây cũng là diện tích rừng tự nhiên sẽ bị khai thác, tàn phá để phục vụ khai thác khoáng sản. Như vậy, phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay phần nào đã làm giảm diện tích đất rừng, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.