Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 33)

- Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển công nghiệp

1.2.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại địa phương

theo hướng bền vững tại địa phương

Thứ nhất, là trình độ phát triển của quốc gia, địa phương

- Quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nếu tốc độ tăng trưởng cao, quy mô của giá trị sản xuất tăng nhanh thì ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và chi cho hỗ trợ các ngành công nghiệp ngày càng cao.

Do vậy, có thể nói rằng quy mô, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở địa phương ở một trình độ cao sẽ ảnh hưởng tích cực hơn tới sự phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của huyện.

- Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật: Có thể nói, kết cấu hạ tầng kỹ thuật có vai trò làm nền móng cho các hoạt động đầu tư, nhất là các ngành sản xuất công nghiệp có sử dụng công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng tốt không chỉ đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành của sản xuất công nghiệp mà còn hạn chế được các rủi ro cho doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông (đường xá, nhà ga, bến cảng, kho bãi...), điện, nước, thông tin, bưu điện...ở địa bàn các huyện miền núi thường chưa đáp ứng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh . Đây là một điều kiện rất quan trọng đối với phát triển Công nghiệp, bởi vì để có PCI cao các địa phương cần cải thiện các chỉ số sau đây: Gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động của lãnh đạo tỉnh; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý; cải cách hành chính. Trên địa bàn cấp huyện thường chưa có đánh giá xếp hạng về năng lực cạnh tranh địa phương, nhưng cấp huyện cũng có thể căn cứ vào các tiêu chí trên tự đánh giá các hoạt động tại địa phương mình để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp vào các ngành công nghiệp.

- Năng lực quản lý của địa phương đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Đây là thách thức đối với bộ máy cấp huyện.

Thứ hai, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phục vụ kinh doanh tại địa phương

Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì ngoài những yếu tố cơ bản như nguyên liệu, vật liệu chính còn phải sử dụng những hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp khác cung ứng. Trong điều kiện ngày nay, mức độ chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh ngày một tăng, dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Các ngành công nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kinh doanh là những yếu tố tích cực tác động đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Trên địa bàn cấp huyện, thường không hấp dẫn các ngành công nghiệp phụ trợ, vì vậy cần có sự liên kết với các địa phương khác để tạo ra quy mô công nghiệp đủ lớn.

Thứ ba, các doanh nghiệp, tổ chức,cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp.

Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc rất lớn vào sự lớn mạnh của hệ thống doanh nghiệp. Để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, các doanh nghiệp nhân tố tiên phong, gương mẫu cần: Áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường. Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, chủ động ngăn ngừa, phòng chống và khắc phục ô nhiễm môi trường. Đóng góp các nguồn lực vào việc quản lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội góp phần vào phát triển bền vững trên địa bàn mà doanh nghiệp đóng và ở quy mô toàn xã hội.

Thứ tư, hệ thống chính của nhà nước hỗ trợ cho phát triển công nghiệp

Cần có hệ thống thể chế phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Đảm bảo năng lực quản lý nhà nước về phát triển bền vững nói chung và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững nói riêng.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: Sự nghiệp CNH, HĐH của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn. Do đó, ngoài việc huy động các nguồn vốn trong nước, nhà nước cần tiếp tục tạo môi trường vĩ mô thuận lợi để thu hút các nguồn vốn nước ngoài.

Đặc biệt đối với Nghệ An là tỉnh nghèo, nhưng có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, nên rất cần một lượng vốn lớn, đòi hỏi địa phương phải có các chính sách cởi mở nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp của địa phương nói riêng.

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ và phát triển công nghiệp sạch

Nền "kinh tế sạch" mà mục tiêu là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch. Đối với nước ta, sở hữu một lượng lớn khoáng sản về chủng loại và trữ lượng. Ngành công nghiệp khai khoáng đã hình thành và đóng góp không nhỏ vào GDP cả nước, nhưng cũng là ngành công nghiệp đang bị lên án là tàn phá môi trường ghê gớm nhất. Vì vậy, phát triển công nghiệp theo hướng “xanh” sẽ là hướng đi đúng đắn, bền vững mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác khoáng sản cần lựa chọn.

Nhà nước cần có nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công nghệ sạch. Có thể sử dụng các giải pháp như: Hỗ trợ nguồn vốn để tiến hành thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp. Có cơ chế khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất sạch hơn. Tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn việc áp dụng công nghệ này. Nhà nước kiểm tra, giám sát, sớm nhân rộng mô hình bền vững và khen thưởng động viên kịp thời để có tác dụng lan toả.

- Chính sách tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp tăng trưởng bền vững

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị trường. Đó là sự bình đẳng trong điều kiện gia nhập ngành, bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực đầu vào, bình đẳng trong tiếp cận thị trường đầu ra của sản phẩm công nghiệp; minh bạch và công khai những quy định và thay đổi của hệ thống pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật.

Thứ năm, hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế sẽ có nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế bền vững nói chung và phát triển công nghiệp bền vững nói riêng.

Tác động đó sẽ giúp cho các quốc gia, địa phương chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển và quá trình CNH, HĐH

đất nước. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi không những về khoa học công nghệ mới, mà còn tiếp cận được trình độ khoa học quản lý.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra những thách thức về thị trường, sản phẩm, nhân lực và nếu không có chiến lược thì có thể thôn tính thị trường và biến đất nước thành bãi rác công nghiệp của thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w