1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn Phương pháp sử dụng mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm, trong giảng dạy bộ môn sinh học

15 3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 159,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MẪU VẬT, TRANH ẢNH, MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM, TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC.. Vì vậy giáo viên phải chú ý đến việc sử dụng phương tiện nào vừa đạt được những yêu cầu sư p

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MẪU VẬT, TRANH ẢNH, MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM, TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN SINH HỌC

I Đặt vấn đề:

- Trong tình hình hiện nay do yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy, nhà trường phải đổi mới mục tiêu đào tạo Con người mà nhà trường đào tạo phải có nhân cách tích cực, tự lực, năng động và sáng tạo mới có thể mau chóng thích ứng với những thay đổi của công nghệ thông tin Việc dạy học các môn học trong nhà trường góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học

- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh không có nghĩa loại bỏ những phương pháp dạy học mới có chọn lọc

- Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đổi mới cách dạy học của giáo viên và còn phải quan tâm đến cách học của học sinh Phải dạy cho cho học sinh cách học, cách làm, khơi vậy ý thưc , động cơ học tập ở học sinh Bên cạnh đó phải chú ý đến vai trò nguồn cung cấp kiến thức

từ thiết của bộ môn trong nhà trường các tiêu bản hiển vi, mẫu ngâm, các cơ quan, hệ thống các loại tranh ảnh… Có đầy đủ không hay còn thiếu, việc sắp xếp bố trí và bảo quản có đảm bảo khoa học không, sử dụng đúng chúng như thế nào để đạt được kết quả và chất lượng cao trong dạy học

II Nội dung:

- Trong hoạt động dạy học, người giáo viên đóng vai trò trung tâm trong lớp học, giáo viên thuyết trình giải thích, học sinh lắng nghe ghi

Trang 2

chép hay thụ động, học thuộc và lập luận kiến thức có sẵn, đôi khi các

em không phát biểu một ỷ kiến, một câu hỏi một cách đầy đủ (dù có hiểu vấn đề nhưng không phát biểu thành câu ) dần dần các em trở thành người thụ động phụ thuộc vào em khác

- Hiện nay việc áp dụng phương pháp dạy học với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm Vì vậy giáo viên phải chú ý đến việc sử dụng phương tiện nào vừa đạt được những yêu cầu sư phạm, không mất thời gian, trong việc sử dụng đồ dùng dạy học theo thứ tự ưu tiên đôi khi cần

có các phương tiện khác để hỗ trợ, đồng thời, giáo viên dạy cho học sinh một cách học, cách suy nghĩ, tự làm việc trên kên hình, kênh chữ, mẫu vật, thí nghiệm… Dần dần các em sẽ tự mình có thể trình bày một ý kiến, ý tưởng, quan niệm hay một cách trả lời về một vấn đề độc lập

- Từ vấn đề và căn cứ vào tình hình thực tế của quá trình đổi mới phương pháp dạy học tích cực, tôi đưa ra một số giải pháp về phương pháp sử dụng triệt để tranh ảnh, mẫu vật thật, thí nghiệm trong giảng dạy

bộ môn sinh học

- Cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc soạn giảng theo tinh thần dạy học và việc tổ chức các hoạt động cho các học sinh trung học cơ sở

- Đẩy mạnh đổi mới hoạt động dạy học trên lớp

- Chú trọng việc củng cố và phát triển cho học sinh các kỹ năng đã

có từ các lớp học

- Giúp học sinh cách sử dụng những ngôn ngữ khoa học trong lúc giao tiếp, cũng như kỹ năng hoạt động theo nhóm nhỏ

Trang 3

- Để có chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao chúng

ta cần lưu ý một số phương pháp dạy học cần quan tâm nhiều hơn trong dạy học môn sinh học 1 Phương pháp sử dụng tranh ảnh , mô hình, mẫu vật, thí nghiệm

- Việc lựa chọn đúng đắn và kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học cũng như các phương tiện dạy học nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học tuy nhiên vẫn phụ thuộc rất nhiều trình độ, nghệ thuật sư phạm, lòng nhiệt tình, trình độ chuyên môn, nhiệm vụ vốn sống của người thầy, không thể áp dụng đúng khuôn mẫu hay một gợi ý nào đó mà phải sử dụng kết hợp phương pháp trong đó là nhóm phương pháp trực quan là trọng tâm

- Tranh ảnh, mô hình và mẫu vật là hình vẽ thu nhỏ của một cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc một sinh cảnh theo phương tiện sinh học Nó

có thể mô phỏng bộc lộ về hình thái, sinh lí hoặc giải phẫu…mà không một loại phương tiện nào thay thế được Do đó tranh ảnh và mô hình vừa

là phương tiện trực quan vừa là nguồn trí thức quan trọng cho bộ môn sinh học

- Giáo viên cần chú trọng hơn việc phát triển ở sinh học các kỹ năng đọc phân tích tranh ảnh, mô hình, mẫu vật cùng với vốn kiến thức học sinh đã có, có thể tìm ra kiến thức chứa đựng theo yêu cầu bài học Việc hình thành những kỹ năng này có các mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để tìm ra đặc điểm đối tượng cần tìm hiểu cũng như mối quan hệ giữa chúng.Từ đó rút ra điều mà tranh ảnh, mô hình và mẫu vật truyền tải trực tiếp và đôi khi cần phải suy luận

Trang 4

- Trong dạy học sinh học ở THCS thì nhóm phương pháp trực quan

đi từ con đường tìm tòi nghiên cứu tỏ ra có nhiều ưu thế trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo.Vì nó phù hợp với đặc điểm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi này, đồng thời thể hiện sự đặc thù của bộ môn, nhất là khi kinh nghiệm sống của các em còn ít, vốn hiểu biết còn nghèo nàn các biểu tượng tích lũy còn hạn chế, các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể, tư duy thực nghiệm….thì việc xây dựng khái niệm đòi hỏi phải dùng các phương tiện trực quan làm điểm tựa Các phương pháp này phát huy tính tích cực, tính chủ động sáng tạo, học sinh tự dành lấy kiến thức dứới

sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, kiến thức được thu nhận sẽ trở thành tài sản riêng của các em Vì vậy các em hiểu sâu hơn và vững hơn còn gây hứng thú đối với các em trong nhận thức mà hứng thú là yếu tố tâm lý ban đầu có tác dụng tích cực đối với quá trình nhận thức Các phương tiện trực quan được giáo viên thường sử dụng khi giảng giải về kiến thức hình thái, giải phẩu…

a Các vật tượng hình như: Mô hình, tranh vẽ, ảnh chụp hoặc sơ đồ, cấu tạo…

- Các vật thật bao gồm: Các mẫu vật tươi ( Các loại hoa, Lá đơn, lá kép, Thủy tức, Sán lá gan, Giun đất, Giun đũa, Trai sông, , Tôm sông, Nhện, Cá chép, Ếch đồng, Châu chấu, Thằn lằn bóng đuôi dài, tim…của động vật, mẫu ngâm hoặc tiêu bản)

- Trong các phương tiện trên thì mẫu vật tươi chiếm ưu điểm hơn

cả, nó giúp học sinh hiểu rõ hình dạng, kích thước thật của đối tượng

Trang 5

quan sát, có lúc còn cho em thấy rõ qua cảm giác, xúc giác về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ mềm, độ cứng, trơn nhẵn hay gồ ghề…)

b Mẫu vật tươi sống

- Loại đồ dùng dạy học này nó đảm bảo hình dạng, kích thước, màu

sắc tự nhiên Trong thực tế không phải bao giờ cũng có sẵn các mẫu vật sống, mẫu vật tươi mà trong trường hợp này ta phải thay thế mẫu vật thật sống, tươi bằng các mẫu vật ngâm, ép…Tuy các mẫu vật này không có giá trị bằng các mẫu vật tươi sống, không giữ được các màu sắc tự nhiên, song đây vẫn là mẫu vật thât

Ví dụ: Khi dạy về cấu tạo của một bông hoa, nếu có bông hoa thật thì

chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng rất lớn về đồ dùng đối với việc tiếp thu bài của học sinh như: Các em biết được các bộ phận của bông hoa (Đài, tràng, nhị và nhụy Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa khác nhau tùy loại Nhị có nhiều hạt phấn Nhụy có bầu chứa noãn…) Hoặc khi dạy về cấu tạo lá đơn, lá kép giáo viên cho học sinh tìm hiểu trên vật thật các em hiểu và phân biệt ngay từ đó giúp học sinh tin tưởng vào kiến thức đã nghiên cứu … Khi dạy về cấu tạo của tim người, giáo viên dùng quả tim lợn để giới thiệu các em sẽ nhận ra ngay về hình dáng, các ngăn tim, thấy được thành của tâm nào dày, tâm nào mỏng, van tim ở đâu, các ngăn tim thông với từng loại mạch nào…

c Mẫu vật tự nhiên tiêu bản Trùng roi:

Trang 6

- Đối với động vật có kích thước hiển vi, ngoài việc tổ chức cho học sinh xem kính ta phải dùng máy chiếu hoặc kính hiển vi để tăng độ phóng đại, tạo điều kiện cho cả lớp có thể quan sát cùng một lúc

Ví dụ: Quan sát cấu tạo của tế bào thực vật, quan sát lát cắt ngang hay quan sát các động vật nguyên sinh hoặc các bộ phận của côn trùng, quan sát tế bào, các loại mô của động vật

Mô hình: Dung để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi không có sẵn, hoặc quá lớn hay quá nhỏ khó quan sát, mô hình phản ánh được cấu tạo, khái quát và hình dung được rõ ràng các cấu trúc không gian, so với kích thước của mẫu vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho em

Tranh vẽ - hình ảnh

Trong trường hợp này, tranh vẽ - hình ảnh tạo ra ưu thế hơn, tranh ảnh cho phép phân tích đi sâu vào các chi tiết cần thiết, giúp học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về cấu tạo bên trong của đối tượng đang nghiên cứu, ngoài ra còn thay thế mẫu vật thật không tìm thấy được

Ví dụ: Đối với cấu tạo và kích thước của tế bào, sự lớn lên và có sự phân chia tế bào, cấu tạo miền hút của rễ

Ví dụ: Khi dạy sinh học 7

Bài 3: Quan sát một số động vật nguyên sinh

Qua quan sát mẫu vật thật kết hợp với hình vẽ, kính hiển vi, học sinh biết được cấu tạo cơ thể trùng roi có hình lá dài, đầu tù, đuôi nhọn

Ở đầu có roi, nhờ roi xoáy vào nước, trùng roi di chuyển về phía trước, trong cơ thể nhìn thấy các hạt diệp lục, điểm mắt màu đỏ ở gốc roi

Trang 7

Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Học sinh quan sát tranh để nhận biết về đặc điểm cấu tạo và đời sống trùng kiết lị , trùng sốt rét, dựa trên cơ sở đó hiểu biết được vòng đời phát triển gây tác hại đối với con người từ những vấn đề đó ta có biện pháp phòng chống bệnh sốt rét, kiết lị

Đối với học sinh- giỏi: Có thể tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh sốt rét, tác hại với sức khỏe con người

Bài 8: Thủy tức

Khi quan sát tranh nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài và hình thức di chuyển

Bài 11: Sán lá gan

Giúp học sinh quan sát nhận biết nơi sống, vòng đời phát triển sán

lá gan Thấy được sự thích nghi với đời sống kí sinh

Học sinh khá – giỏi: Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào

Bài 15: Thực hành Giun đất

- Khi quan sát mẫu vật thật, kết hợp với hình vẽ học sinh biết được

vị trí cấu tạo bộ phận ngoài của giun đất như vòng tơ, đai sinh dục, lỗ sinh dục ( đực và cái )

Bài 20: Quan sát một số thân mềm

Học sinh chủ yếu dùng phương pháp tìm tòi ( hình 20.1, 20.4.5 ) Hoặc một tranh ảnh sưu tầm, so sánh các đặc điểm sai khác thể hiện thích nghi với đời sống ở môi trường nước

Bài 36: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng

Trang 8

- Giúp cho học sinh nhận biết các cơ quan ếch trên mẫu mổ, như bộ xương

- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn

- Đối với việc nghiên cứu và thu thập kiến thức từ việc quan sát tranh ảnh, hình vẽ … hoặc thông tin có sẳn trong sách giáo khoa như kiến thức về cấu tạo đặc điểm thích nghi với đời sống Học sinh tìm ra những thông tin cần thiết, thông qua việc tự học và trả lời theo phiếu học tập trang 70 Tạo điều kiện học sinh tích cực tham gia vào quá trình xử lí thông tin nên và cần phải thực hiện dưới hình thức tương tác giữa các nhóm với nhau khi thảo luận và công bố kết quả mà mỗi nhóm thu thập được sau khi đã xử lí

2 Phương pháp sử dụng thí nghiệm - kiến thức ứng dụng

- Việc sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao về nhận thức là một vấn đề được lưu ý về phương pháp giúp học sinh nắm rõ lý thuyết đến thực tiễn Thí nghiệm có thể sử dụng làm điểm xuất phát cho quá trình nhận thức là nguồn cung cấp thông tin cho nhóm phương pháp trực quan, dưới sự chỉ đạo tổ chức của giáo viên, học sinh tích cự tư duy , chủ động chiếm lĩnh kiến thức hoặc quan sát thí nghiệm do giáo viên thực hiện

Vì vậy thí nghiệm có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh phát triển tư duy với mức độ tối đa đồng thời phát triển năng lực quan sát và rèn luyện kỹ năng thực hành

- Thí nghiệm sẽ hạn chế rất nhiều nếu để sử dụng minh họa để cụ thể hóa giáo viên trình bày hoặc khẳng định tính đúng đắn kết luận của

Trang 9

giáo viên thông báo hoặc in sẵn trong sách giáo khoa mà học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động từ lời giảng của giáo viên hoặc đọc sách giáo khoa Lời và chữ là nguồn kiến thức chứ không phải thí nghiệm, thí nghiệm ở đây đóng vai trò quyết định quá trình nhận thức của học sinh “ dạy chay ” là một hình thức không gây hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Thí nghiệm có thể sử dụng như một phương pháp tạo tình huống có vấn đề gây hứng thú cho học sinh

Ví dụ: Khi dạy sinh học 8 Tính chất hóa học của xương Mục III thành phần hóa học và tính chất của xương

Thí nghiệm : Lấy hai xương đùi ếch : một xương ngâm trong dung dịch axitClohiđric (HCl) 10% để hòa tan hết các muối canxi, còn một xương đốt trên ngọn lửa đèn cồn để đốt cháy hết cốt giao Sau 10 - 15 phút lấy đoạn xương ngâm trong HCl 10% ra ta dễ dàng uốn cong, thậm chí thắt nút lại được như một sợi dây đoạn xương này vì nó rất mềm Đợi đến khi không còn khói bay lên ta tắt đền cồn rồi bóp nhẹ phần xương đã đốt thì thấy nó vỡ vụn ra Tuy vậy khi lấy hai đoạn xương ra chúng vẫn giữ nguyên hình dạng Ở trẻ em, cốt giao lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với muối canxi, vì vậy xương trẻ em mềm dẻo hơn xương người lớn

Thí nghiệm không chỉ sử dụng trong lúc dạy các kiến thức mới mà còn

sử dụng cả trong khâu củng cố , hoàn thiện và kiểm tra quá trình nhận thức của học sinh, nhằm tăng cường sức khỏe, phương pháp xử lý các tình huống bất thường xảy ra đối với cơ thể và cả thói quen và tập quán, bên cạnh quan sát thí nghiệm được sử dụng trong phương pháp trực quan

và thực hành, phương pháp đàm thoại tìm tòi, củng được vận dụng phổ

Trang 10

biến trong dạy học bộ môn sinh học nhằm khai thác những kiến thức mà các em đã tích lũy trong chương trình, những hiểu biết trong cuộc sống học sinh hoặc vận dụng những kiến tức về giải phẩu sinh lý người để tìm hiểu các biện pháp vệ sinh có liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng

- Như vậy phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với phương tiện trực quan nhất là đối với việc nghiên cứu giải phẩu sinh lý cần tiến hành quan sát và thí nghiệm là các phương tiện không thể thiếu

- Trên đây là những phương pháp chủ yếu thường sử dụng trong giảng dạy bộ môn và đem lại hiệu quả tối ưu trong điều kiện cho phép nhưng củng cần vật dụng những phương pháp khác ( trừ phương pháp đọc chép ) trong từng bài tùy thành phần kiến thức, trong những trường hợp cụ thể ( Trình độ học sinh ) điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp

3 Đảm bảo tính khoa học

- Khi giảng dạy bộ môn sinh học, giáo viên có sự chuẩn bị, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật…phải đảm bảo tính khoa học , vừa gây hứng thú cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay đồng thời các phương pháp này củng mang lại hiệu quả cao và đúng với phương châm Lấy học sinh làm trung tâm, những hoạt động này rất phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học cơ

sở các em phải tích cực xây dựng bài từ đó giờ dạy của giáo viên sẽ thêm sinh động và đạt hiệu quả cao

4 Phạm vi áp dụng

Trang 11

- Phương pháp sử dụng tranh ảnh, mẫu vật …và các thí nghiệm có phạm vi rất rộng cho toàn bộ chương trình trung học cơ sở phù hợp với các bước lên lớp cũng như đối với học sinh

* Kết quả của năm học 2013-2014

Khối

Lớp

Số

h/s

7 140 36 25,71 61 43,57 40 28,57 137 97,85 3 0,21

8 120 28 23,33 42 35 50 41,67 120 100

- Qua số liệu thống kê cho thấy nếu xem nhẹ phương pháp sử dụng , tranh ảnh, mẫu vật, và các thí nghiệm thì tư duy nhận thức của học sinh thấp từ đó dẩn đến chất lượng bộ môn thấp Đến khi chúng ta quan tâm, đầu tư nhiều hơn về tranh ảnh, mẫu vật và các thí nghiệm trong giảng dạy thì hiệu quả tiếp thu kiến thức củ học sinh đạt hiệu quả cao hơn

III Kết luận:

- Để đáp úng nhu cầu của đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình hiên nay là tập chung chủ yếu vào chủ thể học sinh thì việc tổ chức cho học sinh làm việc với tranh ảnh, mẫu vật các thí nghiệm trong suốt quá trình học tập ở THCS nó sẽ mang lại một số kết quả thực tế, Tạo điều kiện khơi dậy khám phá tìm tòi của học sinh nhằm thu hút tích cực tham gia các hoạt động nhóm để cùng giải quyết một vấn đề từ đó lãnh hội kiến thức mới có thể vận dụng một cách thường xuyên và nghiêm túc thì chúng ta có nghiên cứu chất lượng giờ giảng dạy

Vĩnh mỹ A, ngày 01 tháng 01 năm 2015

Ngày đăng: 19/03/2015, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w