LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Vào một ngày đẹp trời, trong thời gian công tác xa ở ở trong miền Nam. Bạn rất muốn thưởng thức một bữa sáng với bát phở bò miền Bắc nóng hổi. Dù muốn nhưng điều này là rất khó vì nguyên liệu trong này không sẵn, thế nhưng với logistics, điều đó có thể trở thành hiện thực. Gỉa sử, công ty bạn là công ty sản xuất bánh trung thu. Mỗi dịp trung thu là công ty bạn lại vô cùng tất bật trong việc sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập nguyên liệu như thế nào, bảo quản bánh ra sao và cả câu chuyện phân phối luôn khiến bạn phải đau đầu. Sản xuất ít thì để mất khách hàng, sản xuất nhiều mà tồn kho không bán được thì rất có thể sẽ thua lỗ. Và logistics sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên. Bạn sẽ không phải lo về việc nhập hàng, bảo quản và cả phân phối nữa. Công việc của bạn giờ đây chỉ là tập trung vào việc làm sao để làm ra những chiếc bánh trung thu thật ngon để thu hút khách hàng. Qua đó bạn sẽ tăng lợi nhuận và mở rộng được thị trường. Vậy logistics là gì mà lại có những lợi ích tuyệt vời như vậy. Và nếu ở tầm vĩ mô hơn thì với mỗi địa phương, mỗi quốc gia thậm trí là toàn thế giới, logistics sẽ còn mang đến những điều gì? Mà những chuyên gia, những người nổi tiếng lại dùng những từ ngữ như: "Thềm lục địa tiềm ẩn của cả nền kinh tế", "mặt trận cuối cùng để giảm chi phí", "nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hề chạm đến"... để nói về nó. Đây chính là những băn khoăn thôi thúc tôi quyết định lựa chọn Logistic để tìm hiểu trong bài đề án của mình. Thêm nữa, nhằm "thực tiễn" hóa chủ đề này, tôi đã chọn một nội dung nhỏ trong Logistic đó là phát triển dịch vụ Logistic trên một địa phương cụ thể, và Quảng Trị là địa phương mà tôi lựa chọn, Quảng Trị là một vùng đất còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế: Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với 4 dạng chính: địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện… và phát triển thương mại, khí hậu tại đây khá khắc nghiệt với hạn hán vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 9) do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và lũ lụt vào mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 2) do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, 11.36% diện tích đất chưa được sử dụng do lượng bom mìn trong chiến tranh vẫn còn sót lại, trình độ dân cư cũng không cao, hơn 11% dân số là người dân tộc thiểu số sống rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, còn nhiều tập tục lạc hậu.. Thế nhưng Quảng Trị lại có có hội to lớn trong phát triển dịch vụ logistics bởi vị trí địa lý rất thuận lợi - đây trung điểm của đất nước, là điểm đầu của hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) nối với Lào – Thái Lan – Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung…có điều kiện thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Vậy, dù là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng với những lợi ích mà logistics mang lại thì Quảng Trị có thể tận dụng như thế nào?Với logistics, Quảng Trị có thể trở thành “Nhật Bản của Việt Nam”? Đây là lí do mà t quyết định lựa chọn để tài đề án của mình là: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Logistic trên thế giới như: bài viết của Peter Ducker trên tạp chí Fotune vào năm 1962 đã làm các doanh nghiệp phải thảng thốt về tiềm năng mà Logistic mang lại; cuốn Logistic and Supply Chain Management, Ma Shui, tài liệu giảng dạy của World Maritime University,1999; Fundamentals of Logistics management, McGraw-Hill, 1998...Hay trong nước cũng có những cuốn sách tiêu biểu như: cuốn Logistics Những vấn đề cơ bản của GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân và đặc biệt là cuốn Dịch vụ Logisticics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế của GS. TS.NGƯT. Đặng Đình Đào - TS. Nguyễn Minh Sơn (Đồng chủ biên)... đây là những tài liệu vô cùng quan trọng và hữu ích là cơ sở giúp tôi có thể hoàn thành tốt bài đề án của mình. 2.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề án là nghiên cứu một cách sâu rộng thực trạng phát triển dịch vụ logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và từ đó đưa ra định hướng, giải pháp để phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề án là dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đề án đưa ra những giải pháp giúp phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tận dụng được các lợi thế to lớn của tỉnh đang có. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Đề án tập trung nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị kể từ năm 2005 trở lại đây. 4. Tóm tắt nội dung đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án được trình bày gồm 3 phần : - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Chương 2: Phân tích thực trạng về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Chương 3: Giải pháp về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Với vai trò là một sinh viên kinh tế, tôi hi vọng rằng, bài đề án của mình có thể là tài liệu hữu ích để thầy cô và các bạn sinh viên tham khảo.
Trang 1VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
- -ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
HÀ NỘI, 8/2014
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Diệu Linh
Mã sinh viên : CQ532112
Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đặng Đình Đào
Trang 21 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Tóm tắt nội dung đề tài 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 4
1.1:TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS: 4
1.1.1: Logistic và đặc trưng cơ bản về Logistic 4
1.1.2: Khái quát về dịch vụ Logistic, phát triển dịch vụ Logistic 8
1.2: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 13
1.2.1: Tổng quan về tỉnh Quảng Trị 13
1.2.2: Tính tất yếu của phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.14 1.2.3: Hướng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 18
1.2.4: Nội dung phát triển dịch vu Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 19
1.3: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 20
1.3.1: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics 20
1.3.2: Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ Logistic của tỉnh Quảng Trị 26
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 30
2.1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2002-2013 30
2.1.1: Khái quát một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013 30
2.1.2: Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics 31
2.1.3: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2002-2013 35
2.3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2005-2013 49
2.3.1: Những thành tựu 49
2.3.2: Những hạn chế 50
2.4: NGUYÊN NHÂN 51
Trang 32.4.2: Tiềm lực còn hạn chế 52
2.4.3: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức FOB 52
2.4.4: Vai trò định hướng, hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, hiệp hội đối với hoạt động logistics còn hạn chế 53
2.4.5: Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành logistics chưa được chú trọng 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 54
3.1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 54
3.1.1: Tiềm năng và lợi thế của Quảng Trị trong phát triển dịch vụ logistics 54
3.1.2: Hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức đối với hoạt động phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 55
3.2: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ VÀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN TỚI DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TỚI NĂM 2020 58
3.2.1: Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị tới năm 2020 58
3.2.2: Định hướng phát triển ngành dịch vụ, lĩnh vực liên quan 61
3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 68
3.3.1: Giải pháp chung phát triển dịch vụ logistics 68
3.3.2: Giải pháp cụ thể 79
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 4Bảng 1.1: Các yếu tố thuộc môi trường logistics của quốc gia hình thành chỉ số LPI
nội địa 23
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn và cơ cấu GDP hiện hành 30
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2013 31
Bảng 2.3: số lượng phương tiện vận tải đường bộ và đường sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2011 36
Bảng 2.4: Doanh thu dịch vụ vận tải, kho bài và dịch vụ hỗ trợ vận tải phân theo ngành kinh tế 37
Bảng 2.5: Tổng hợp chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính tới năm 2012 40
Bảng 2.6: Thống kê siêu thị hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 41
Bảng 2.7: Thống kê TTTM hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 44
Bảng 2.8: Số doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, vận tải, kho bãi phân đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo quy mô lao động 45
Bảng 2.9: Số doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, vận tải, kho bãi phân đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo quy mô vốn 46
Bảng 2.10: Hiện trạng và quy hoạch các trung tâm logistics, trung tâm bán buôn, trạm thu mua hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 48
Biểu 3.1: Định hướng phát triển KT-XH chung toàn tỉnh đến năm 2020 60
Bảng 3.2: Một số khóa đào tạo nhân lực Logistics và dịch vụ Logistics 83
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Vào một ngày đẹp trời, trong thời gian công tác xa ở ở trong miền Nam Bạnrất muốn thưởng thức một bữa sáng với bát phở bò miền Bắc nóng hổi Dù muốnnhưng điều này là rất khó vì nguyên liệu trong này không sẵn, thế nhưng vớilogistics, điều đó có thể trở thành hiện thực
Gỉa sử, công ty bạn là công ty sản xuất bánh trung thu Mỗi dịp trung thu làcông ty bạn lại vô cùng tất bật trong việc sản xuất Tuy nhiên, việc nhập nguyên liệunhư thế nào, bảo quản bánh ra sao và cả câu chuyện phân phối luôn khiến bạn phảiđau đầu Sản xuất ít thì để mất khách hàng, sản xuất nhiều mà tồn kho không bánđược thì rất có thể sẽ thua lỗ Và logistics sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.Bạn sẽ không phải lo về việc nhập hàng, bảo quản và cả phân phối nữa Công việccủa bạn giờ đây chỉ là tập trung vào việc làm sao để làm ra những chiếc bánh trungthu thật ngon để thu hút khách hàng Qua đó bạn sẽ tăng lợi nhuận và mở rộng đượcthị trường
Vậy logistics là gì mà lại có những lợi ích tuyệt vời như vậy Và nếu ở tầm vĩ
mô hơn thì với mỗi địa phương, mỗi quốc gia thậm trí là toàn thế giới, logistics sẽcòn mang đến những điều gì? Mà những chuyên gia, những người nổi tiếng lại dùngnhững từ ngữ như: "Thềm lục địa tiềm ẩn của cả nền kinh tế", "mặt trận cuối cùng
để giảm chi phí", "nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng ta chưa hềchạm đến" để nói về nó Đây chính là những băn khoăn thôi thúc tôi quyết địnhlựa chọn Logistic để tìm hiểu trong bài đề án của mình Thêm nữa, nhằm "thực tiễn"hóa chủ đề này, tôi đã chọn một nội dung nhỏ trong Logistic đó là phát triển dịch vụLogistic trên một địa phương cụ thể, và Quảng Trị là địa phương mà tôi lựa chọn,
Quảng Trị là một vùng đất còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế: Địa
hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với 4 dạng chính: địa hình núi cao, bị chia
cắt mạnh, có độ dốc lớn, gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giaothông, mạng lưới điện… và phát triển thương mại, khí hậu tại đây khá khắc nghiệtvới hạn hán vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 9) do chịu ảnh hưởng của gió mùaTây Nam khô nóng và lũ lụt vào mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 2) do chịu ảnh
Trang 6hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa Điều này gây ảnh hưởng không nhỏđến việc ổn định đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, 11.36% diệntích đất chưa được sử dụng do lượng bom mìn trong chiến tranh vẫn còn sót lại,trình độ dân cư cũng không cao, hơn 11% dân số là người dân tộc thiểu số sống rảirác ở các vùng sâu, vùng xa, còn nhiều tập tục lạc hậu Thế nhưng Quảng Trị lại có
có hội to lớn trong phát triển dịch vụ logistics bởi vị trí địa lý rất thuận lợi - đâytrung điểm của đất nước, là điểm đầu của hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) nốivới Lào – Thái Lan – Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biểnMiền Trung…có điều kiện thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt và đường thủy Vậy,
dù là một tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng với những lợi ích mà logistics mang lại thìQuảng Trị có thể tận dụng như thế nào?Với logistics, Quảng Trị có thể trở thành
“Nhật Bản của Việt Nam”? Đây là lí do mà t quyết định lựa chọn để tài đề án của
mình là: Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Cho
tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Logistic trên thế giới như: bài viếtcủa Peter Ducker trên tạp chí Fotune vào năm 1962 đã làm các doanh nghiệp phảithảng thốt về tiềm năng mà Logistic mang lại; cuốn Logistic and Supply ChainManagement, Ma Shui, tài liệu giảng dạy của World Maritime University,1999;Fundamentals of Logistics management, McGraw-Hill, 1998 Hay trong nước cũng
có những cuốn sách tiêu biểu như: cuốn Logistics Những vấn đề cơ bản của GS.TSĐoàn Thị Hồng Vân và đặc biệt là cuốn Dịch vụ Logisticics ở Việt Nam trong tiếntrình hội nhập quốc tế của GS TS.NGƯT Đặng Đình Đào - TS Nguyễn Minh Sơn(Đồng chủ biên) đây là những tài liệu vô cùng quan trọng và hữu ích là cơ sở giúptôi có thể hoàn thành tốt bài đề án của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề án là nghiên cứu một cách sâu rộng thực trạng pháttriển dịch vụ logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và từ đó đưa ra định hướng, giảipháp để phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề án là dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Đề
Trang 7án đưa ra những giải pháp giúp phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh QuảngTrị, tận dụng được các lợi thế to lớn của tỉnh đang có.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnhQuảng Trị kể từ năm 2005 trở lại đây
4 Tóm tắt nội dung đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án được trìnhbày gồm 3 phần :
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnhQuảng Trị
- Chương 2: Phân tích thực trạng về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnhQuảng Trị
- Chương 3: Giải pháp về phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.Với vai trò là một sinh viên kinh tế, tôi hi vọng rằng, bài đề án của mình có thể làtài liệu hữu ích để thầy cô và các bạn sinh viên tham khảo
Trang 8CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTCS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ1.1:TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS:
1.1.1: Logistic và đặc trưng cơ bản về Logistic
1.1.1.1: Khái niệm về Logistic
Hiện tại, chưa có một định nghĩa chung nào về Logistics được thừa nhận trêntoàn thế giới Dưới đây sẽ là một số định nghĩa tiêu biểu:
- Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát một cách
có hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu bánthành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu củaquá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được cácyêu cầu của khách hàng (Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ 1988) Đây là địnhnghĩa phổ biến và được nhiều người đồng tình hiện nay
- Theo quan điểm "7 đúng" (7 right) E Grosvenor Plowman cho rằng, hệthống Logistics sẽ cung cấp cho các công ty 7 lợi ích: đúng khách hàng, đúng sảnphẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí
1.1.1.2: Đặc trưng cơ bản về Logistic
- Thứ nhất, logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểmđầu tiên của quá trình cung ứng cho tới tay người tiêu dùng cuối cùng
- Thứ hai, logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạtđộng liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa,thông tin, vốn…trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm Người takhông tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một quá trình, chấpnhận chi phí cao ở công đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướng giảm
- Thứ ba, logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu khobãi của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thỏa mãn khách
Trang 9hàng Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong của
cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm
- Thứ tư, logistics không chỉ liên quan đến nguyên, nhiên, vật liệu mà còn liên quantới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm và dịch
vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồmvật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ…
- Thứ năm, logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức: cấp độ thứ nhất,các vấn đề được đặt ra là vị trí: phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thànhphẩm, dịch vụ…ở đâu, khi nào và vận chuyển đi đâu?; cấp độ thứ hai, quan tâm tớivận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/các yếu tố đầuvào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng
- Thứ sáu, logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất và thông tin về
vị trí , thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận
1.1.1.3: Phân loại logistics:
Hiện tại, có nhiều cách phân loại Logistics theo các tiêu chí khác nhau, dưới đây là
3 cách phân loại mà nó có liên quan tới nội dung tiếp theo của đề án:
a Phân loại theo quá trình:
Phân loại theo quá trình thì logistics sẽ gồm 3 loại:
- Logistics đầu vào (inbound logistics) là các hoạt động cung ứng tài nguyênđầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…)một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian
và chi phí cho quá trình sản xuất
- Logistics đầu ra (outbound logistics) là các hoạt động cung cấp thành phẩmđến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phínhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
- Logistics ngược hay còn gọi là Logistics thu hồi (reverse logistics) là quátrình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đếnmôi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng trở về để táichế hoặc xử lý
Trang 10b Theo phương thức khai thác hoạt động Logistics:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – first party logistics): Các công ty tự thực hiệncác hoạt động logistics của mình Công ty sở hữu các phương tiên vận tải, nhàxưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiệnhoạt động logistics 1PL làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làmgiảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết , kinhnghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics
- Logistics bên thứ hai (2PL – second party logistics): là việc quản lý các hoạtđộng logistics như vận tải hay kho vận Công ty không sở hữu hoặc có đủ phươngtiện cơ sở và hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ logistics nhằm cung cấpphương tiện, thiết bị hay dịch vụ cơ bản Ví dụ: các hãng vận tải đường biển, đường
bộ, đường hàng không, các công ty kin doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trunggian thanh toán…
- Logistics bên thứ ba (3PL hoặc TPL – third party logistics) hay còn được gọi
là logistics theo hợp đồng Phương thức này có nghĩa là sử dụng các công ty bênngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lýlogistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc Nói cách khách, 3PL là các hoạtđộng do một doanh nghiệp logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của họ,tối thiểu hoạt động quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất mộtnăm có hoặc không hợp đồng hợp tác Đây được coi như một liên minh chặt chẽgiữa một doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ logistics, nó không chỉ nhằm thựchiên các hoạt động logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo mộthợp đồng dài hạn Ví dụ: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu
và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan
và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định…
- Logistics bên thứ tư ( 4PL hoặc FPL – fourth party logistics) hay còn đượcgọi là logistics chuỗi phân phối FPL là một khái niệm phát triển trên nền tảng củaTPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn FPLquản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức hợp như quản lý nguồn nhân lực,trung tâm điều phối, kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt độnglogistics FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn, gồm cả các hoạt động của TPL, các dịch
Trang 11vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh: FPL được xem là mộtđiểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giámsát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối để vươn tới thị trường toàn cầu,lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền 4PL hướng đến quản trị cả quá trìnhlogistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng tớinơi tiêu thụ cuối cùng.
- Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử người ta đã nói đếnkhái niệm logistics bên thứ 5 (5PL) 5PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mạiđiện tử, các nhà cun ứng 5PL là các 3PL và 4PL… đứng ra quản lý toàn chuỗi cungứng trên nền tảng thương mại điện tử
c Theo tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp logistics:
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, gồm các công ty cung cấp dịch vụ vậntải đơn phương thức, các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, các công
ty tự cung cấp dịch vụ khai thác cảng, các công ty môi giới vận tải
- Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, gồm các công ty cung cấp dịch vụkho bãi, các công ty cung cấp dịch vụ phân phối, bán buôn, bán lẻ
- Các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa, gồm các công ty môi giới, khai thuêhải quan, các công ty giao nhận, gom hàng lẻ, các công ty chuyên ngành hàng nguyhiểm, các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển
- Các công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành: gồm các công ty côngnghệ thông tin, các công ty viễn thông, các công ty cung cấp giải pháp tài chính,bảo hiểm, các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo
1.1.1.4: Phân biệt logistics city và logistics cấp tỉnh
Logistics city ( hay logistics đô thị): là quá trình tối ưu hóa dòng vận động hànghóa ra vào và trong nội bộ khu vực đô thị, thông qua việc khai thác cơ sở hạ tầng đôthị hiện có, trong khi cân nhắc cẩn trọng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới mộitrường và xã hội, thúc đẩy kinh tế của đô thị nói riêng và trên toàn lãnh thổ nóichung ( Taniguchi et al, 2001)
Hiện chưa có một khái niệm chính thức nào liên quan đến logistic cấp tỉnh Theoquan điểm cá nhân của tôi, về cơ bản, logistics cấp tỉnh là quá trình tối ưu hóa dòng
Trang 12vận động hàng hóa ra vào và trong nội bộ khu vực của tỉnh Để phân biệt rõ giữalogistics cấp tỉnh và logistics city, chúng ta cùng phân biệt giữa tỉnh và đô thị:
+ Tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính cao nhất của ViệtNam Việt Nam có tổng cộng 63 tỉnh thành Dưới tỉnh là các đơn vị hàng chính nhỏhơn gồm huyện, các thành phố trực thuộc tỉnh Dưới huyện, thành phố trực thuộctỉnh là đơn vị hành chính cấp xã, phường
+ Để được coi là một đô thị, thì tỉnh hoặc các đơn vị hành chính dưới tỉnh phải thỏamãn được các chức năng đô thị căn bản sau:
Có vai trò thúc đẩy và phát triển kinh tế cả một vùng nhất định
Quy mô dân số trên 4000 người
Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm từng loại đô thị
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 65% tổng số lao động
Đạt yêu cầu về hệ thống công trình, hạ tầng đô thị
Đạt yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị
1.1.2: Khái quát về dịch vụ Logistic, phát triển dịch vụ Logistic
1.1.2.1: Dịch vụ Logistic
Những khái niệm và quan điểm ở trên về logistics được hiểu theo nghĩa rộng,theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình
Trang 13phân phối, lưu thông hàng hóa và logistics là hoạt động thương mại gắn liền với cácdịch vụ cụ thể.
Dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, một số định nghĩa ở trên thường đồngnhất giữa logistics, dịch vụ logistics và quản trị logistics, chưa phân định rõ ràngchưa phân định rõ ràng các khái niệm này và chưa có định nghĩa cụ thể về dịch vụlogistics
Luật thương mại năm 2005( điều 233): lần đầu tiên khái niệm dịch vụ logisticsđược đưa vào Luật, quy định: “ Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đóthương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vậnchuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấnkhách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ có lienquan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
Dịch vụ ở logistics được hiểu theo các nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp,dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vậnchuyển và giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khácliên quan đến hàng hóa được tổ chức hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trìnhphân phối và lưu chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của kháchhàng Theo nghĩa rộng, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm mộtchuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quátrình sản xuất và phân phối, lưu thông và tiêu dung trong nền sản xuất xã hội
1.1.2.2: Phân loại dịch vụ Logistic:
Để chi tiết hóa Luật Thương mại, ngày 5/9/2007 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 140/2007/NĐ-CP v/v Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinhdoanh dịch vụ Lô-gi-stic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanhdịch vụ Lô-gi-stic
Theo Điều 4 Nghị định 140 Phân loại dịch vụ lô-gi-stic Dịch vụ lô-gi-stic theoquy định tại Điều 233 Luật Thương mại được phân loại như sau:
1 Các dịch vụ lô-gi-stic chủ yếu, bao gồm:
Trang 14a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm các hoạt động kinh doan kho bãicontainer và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kếhoạch bốc dỡ hàng hóa
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận và lưu kho, quản lý thôngtin liên quan tới vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stic, hoạtđộng xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗimốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container
2 Các dịch vụ lô-gi-stic liên quan đến vận tải, bao gồm:
b) Dịch vụ thương mại bán buôn
c) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý lưu kho, thu gom, tậphợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng
d) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
Trang 15Cách phân loại này phù hợp với Biểu cam kết về dịch vụ vận tải của Việt Nam vớiWTO, tuy nhiên chưa thể hiện được những loại hình dịch vụ Logistics mới, hiện đạitrong điều kiện hiện nay.
c Yêu cầu cơ bản của dịch vụ logistics trong nền kinh tế thị trường: đây là cơ sởquan trọng trong việc đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ logistics
- Phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng:
Chất lượng dịch vụ khách hàng trong logistics thường được đo lường bởi 3 tiêuchuẩn: (1) Tiêu chuẩn đầy đủ về hàng hóa, (2) Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ, (3)
- Phải giảm tổng chi phí của cả hệ thống logistics
- Tối ưu hóa dịch vụ logistics
- Yêu cầu 7 đúng (7 rights)
d Nội dung phát triển dịch vụ Logistic:
- Phát triển các dịch vụ logistics đơn lẻ:
Dịch vụ logistics đơn lẻ là dịch vụ cung cấp bởi các doanh nghiệp tập trung vào việcchuyên môn hóa cung cấp một loại dịch vụ logistics như dịch vụ vận tải hoặc dich
vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ kho bãi, dịch vụ hải quan
+ Dịch vụ vận tải: chi phí vận tải là một trong những khoản lớn nhất trong chi phílogistics Chi phí vận tải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hóa, quy
Trang 16mô lô hàng, tuyến đường vận tải…Chi phí vận tải của một đơn vị hàng hóa (cướcphí) tỉ lệ nghịch với khối lượng vận tải và với quãng đường vận chuyển thường tồntại ba loại hình dịch vụ vận tải: vận tải đơn phương thức ( là hình thức chỉ dùng mộtphương tiện vận tải để chở hàng hóa), vận tải đa phương thức nội địa, vận tải đaphương thức quốc tế
Về các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới: (1) mô hình vận tải đườngbiển – vận tải đường hàng không (Sea - Air), (2) mô hình vận tải ôtô – vận tảiđường hàng không (Road – Air) (3) mô hình vận tải đường sắt – vận tải ôtô, (4) môhình vận tải đường sắt – đường bộ - vận tải nội thủy – vận tải đường biển ( Rail –Road – Inland waterway – Sea), (5) mô hình cầu lục địa ( Land Bridge)
+ Dịch vụ giao nhận hàng hóa: cùng với xu thế thương mại toàn cầu hóa Ngày nay,những dịch vụ người giao nhận thực hiên không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bảntruyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dừng để kiểm tra hàng hóa, giao nhậnhàng hóa mà còn thực hiện các dich vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyếnđường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa, v v
+ Dịch vụ kho bãi: có nhiều cách khác nhau để phân loại kho
Phân loại theo đối tượng phục vụ:
Kho định hướng thị trường: đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thị trườngmục tiêu
Kho định hướng nguồn hàng: kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứngyêu cầu của các nhà sản xuất
Kho định hướng trung gian: kho đáp ứng của quá trình vận động hàng hóa,thực hiện các chức năng chính: dự trữ, chuyển tải giữa các phương tiện vậntải
Về quản trị kho bãi bao gồm: thiết kế mạng lưới kho hàng ( số lượng, vị trí và quymô), tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho,tổ chức các nghiệp vụ kho, quản lý hệthống thông tin giấy tờ chứng từ, tổ chức quản lý lao động trong kho…giúp sản
Trang 17phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thốnglogistics.
+ Dịch vụ hải quan: trong xu thế toàn cầu hóa, các giao dịch xuyên biên giới ngàycàng tang Hoạt động của dịch vụ hải quan là thực hiện các thủ tục hải quan như:khai hải quan, xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra, nộp thuế, lệ phí và cáckhoản thu khác theo quy định của pháp luật ( nếu có)
- Phát triển các dịch vụ logistics trọn gói hay dịch vụ logistics 3PL: dịch vụ trọn góichính là dịch vụ logistics theo hướng 3PL là việc quản lý cả dòng chảy nguyên liệu,hàng hóa lẫn thông tin giúp con người kiểm soát hiệu quả cả hoạt động logistics
1.2: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
1.2.1: Tổng quan về tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh ven biển, thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, códiện tích tự nhiên là 4.739,82 km2, bằng 1,3% diện tích cả nước Phía Bắc Quảng Trịgiáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộnghoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển đông Toàn tỉnh có 10 đơn vị hànhchính, bao gồm Thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 8 huyện là: Vĩnh Linh, GioLinh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa, Đakrông và huyện đảo Cồn Cỏ.Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cả đường
bộ, đường sắt và đường thủy Tỉnh có đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc– Nam, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quốc lộ 9 nằm trên tuyếnHành lang Kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu Quốc
tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, VũngÁng… Ngoài ra, giao thông hàng không cũng tương đối thuận lợi nhờ vào các sân bayPhú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng(khoảng 170km)
Trang 18Những đặc điểm về vị trí địa lý - kinh tế là lợi thế rất lớn để tỉnh có thể mở rộng hợptác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại,dịch vụ và du lịch.
1.2.2: Tính tất yếu của phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Trong nền kinh tế thị trường, logistics càng đóng vai trò quan trọng và là yếu tốkhông thể thiếu trong sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là trongviệc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi lĩnh vực
1.2.2.1: Vai trò của logistics
Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đócác nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trịđược tăng thêm cho cả khách hàng lẫn ngươi sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu củamỗi người
Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp tới khả năng hội nhập của nền kinh
tế Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữahai nước tỷ lệ thuận với tỉ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỉ lệ nghịch vớikhoảng cách của hai nước đó” Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế.Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trương ngàycàng lớn Điều này lý giải tại sao khoảng cách địa lý từ Thái Lan đến Mỹ xa hơn ViệtNam nhưng khối lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu của Thái Lan và Mỹ lớn hơn sovới Việt Nam Do vậy, việc giảm chi phí logistics có ý nghĩa quan trọng trong chiếnlược thúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia
Trang 19Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trêntrường quốc tế Theo nghiên cứu của Limao và Venales (2001) cho thấy sự khácbiệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải) chiếm 40%trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp với biển và 60% đối với cácnước không tiếp giáp với biển Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí logistics củamột quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư củacác tập đoàn đa quốc gia Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thốngcảng biển tốt sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới.
Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là mộtminh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuấtkhẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics
b Ở tầm vi mô:
Logistics giúp giải quyết cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách có hiệuquả Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chuchuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… logistics giúp giảm chi phí, tăng khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ cóđược chiến lược và và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanhnghiệp gặp khó khăn trong hoạt động logistics Ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tàinguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay, để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốcgia, các công ty đủ mạnh đã và đang tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồnnguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinhdoanh…tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động chọn nguồn cung cấpnguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thôngqua nhiều kênh phân phối khác nhau…; chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất,quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất
Trang 20Logistics còn góp phần giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ Theocác chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản phí không nhỏtrong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Thông qua dịch vụ logistics, các công tylogistics sẽ đứng ra ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vậntải để đưa hàng đến nơi gửi hàng cuối cùng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cungcấp cho khách hàng của dịch vụ logistics Đứng ở góc độ này, logistics được xem làcông cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về khác biệt hóa và tập trung.Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ tích cực cho hoạt động marketing, đặc biệtmarketing hỗn hợp (4P – Right product, Right Price, Proper Promotion, Rightplace) Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơicần đến, vào đúng thời điểm thích hợp Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãnkhách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn
và địa điểm quy định
Doanh nghiệp là một hệ thống gồm nhiều thành tố thì kết quả kinh doanh của hệthống ấy không phải bằng tích hay tổng năng suất của các yếu tô – bộ phận thànhviên mà lại chỉ bằng chính năng suất yếu nhất của hệ thống Nói một cách đơn giản,cho dù anh marketing có dự báo và đưa ra chiến lược hoành tráng để tăng doanh sốhay lợi nhuận đến 100%, mà anh sale chỉ làm được 80%, rồi sản xuất chỉ có thểtăng 50%, anh mua hàng chỉ có thể tăng 20% nguyên vật liệu đầu vào, còn anhlogistics chỉ có 5% năng lực đáp ứng thì cuối cùng doanh số chỉ bằng chính sảnlượng của anh yếu nhất chính là logistics trong ví dụ này mà thôi Như vậy việc đầu
tư cho sale hay marketing hay các công đoạn có khả năng rất lớn thi lại lãng phí mànhiệm vụ trọng tâm sẽ là nâng cao năng lực của anh yếu nhất là Logistics để tănghiệu quả của hệ thống
(“Từ Drucker đến hoạt động quản trị Doanh nghiệp Việt Nam; Nguồn VSCI số
7, 2&3/2010, tr.15)
Trang 211.2.2.2: Tính tất yếu của phát triển dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Rõ ràng, với các ưu điểm ở trên thì bất kỳ một doanh nghiệp nào, một địaphương nào, một quốc gia nào cũng cần hiểu và áp dụng logistics để tối ưu hóa hoạtđộng kinh doanh, nền kinh tế của địa phương, của quốc gia mình Nhưng giữa việchiểu, biết và thực hiện được sẽ là một khoảng cách không hề nhỏ
Xét trên góc độ địa bàn cấp tỉnh, dù vị trí của tỉnh bạn đang ở đâu trong quy mônền kinh tế của cả nước thì nếu tỉnh bạn biết tận dụng và phát triển dịch vụ logisticsmột cách hợp lý và hiệu quả, hoàn toàn tỉnh bạn có thể bứt phá và đi đầu
Với Quảng Trị, tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển logistics bởi về mặt địa
lý, Quảng Trị là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm của đất nước, việc lưu thôngnguyên vật liệu, hàng hóa giữa các miền Bắc với miền Trung và miền Nam đều cầnqua Quảng Trị, thêm nữa Quảng Trị còn ở vị trí quan trọng – điểm đầu trên tuyếnđường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông – Tây nối với Lào – Thái Lan– Mianmar qua cửa khẩu Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung…Hành lang kinh
tế Đông Tây hứa hẹn là một đòn bẩy to lớn trong việc thúc đẩy giao thương giữaViệt Nam, Lào, Thái Lan và Mianmar nói riêng và các quốc gia ASEAN nói chung,khi hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên hành lang kinh tế Đông Tây pháttriển, nó sẽ kéo theo nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, nhu cầu về kho bãi Với vị trí
là điểm đầu của EWEC, Quảng Trị hoàn toàn có triển vọng trở thành một trung tâmphân phối hàng hóa của các quốc gia thuộc EWEC tới thị trường Việt Nam vàngược lại Một tương lai không xa, vào cuối năm 2015, Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á – ASEAN sẽ chính thức trở thành Cộng Đồng các nước ASEAN, như vậythì việc lưu thông hàng hóa sẽ vô cùng phát triển, và với lợi thế mà Quảng Trị đangnắm giữ sẽ là một cơ hội vàng cho phát triển dịch vụ logistics Không những thế,Quảng Trị còn nối với các cảng biển lớn của miền Trung như cảng Vũng Áng, do
đó hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ vô cùng sôi động Hàng hóa từ miền Nam ramiền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam đều qua Quảng Trị bởi tỉnh có quốc lội 1Achạy qua, Quảng Trị hoàn toàn có thể nghĩ tới việc xây dựng các trung tâmlogistics, cung cấp đầy đủ các dịch vụ kho bãi, ăn uống nghỉ ngơi, cung cấp nhiện
Trang 22liệu… cho các phương tiện vận tải chạy qua, riêng hoạt động đó thôi cũng đã đủ hấpdẫn đối với Quảng Trị, đây cũng sẽ là một cơ hội vô cùng to lớn cho Quảng Trịtrong phát triển dịch vụ logistics Hãy thử hình dung xem, Quảng Trị trong tươnglai, khi dịch vụ logistics phát triển, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm phân phối vàluân chuyển với quy mô khu vực, hệ thống kho bãi rộng lớn khang trang, các thiết
bị điện tử, các phương tiện vận tải hiện đại có khả năng kết nối, kiên kết cao Chắcchắn, nếu viễn cảnh đó trở thành hiện thực thì bộ mặt kinh tế của Quảng Trị sẽ vôcùng đổi khác Bên cạnh đó, năm 2013 là năm tự do hóa hoàn toàn dịch vụ logisticstrong ASEAN, năm 2014 trong WTO, Quảng Trị cũng như cả nước có nhiều cơ hội
để tiếp cận với các thị trường logistics rộng lớn trong khu vực và trên thế giới vớicác ưu đãi thương mại (như: giảm thuế quan và phi thuế, áp dụng các quy chế MNF,NT,GSP ) cho sản phẩm và dịch vụ.Quảng Trị cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận vớicác thành tự khoa học và công nghệ mới nhất, phương thức quản lý tiên tiến củakhu vực Thêm nữa, Tỉnh còn có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn kháphong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong tỉnh và gần các trục giao thôngchính nên rất thuận lợi cho khai thác Bên cạnh hệ thống di tích chiến tranh cách mạngvới những địa danh nổi tiếng như Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đường mòn
Hồ Chí Minh, Khe Sanh, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…, Quảng Trị còn có bờ biểndài với những cảnh quan đẹp, còn nguyên sơ với những bãi tắm nổi tiếng như CửaTùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Cồn Cỏ… Tiềm năng đó cho phép Quảng Trịphát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trong giai đoạn tới Việc pháttriển dịch vụ logistics trong lĩnh vực du lịch cũng sẽ tạo một cú hích lớn lao cho kinh tếtỉnh nhà Đồng thời, hoạt động logistics ở nước ta và Quảng Trị nói riêng bước đầu
đã thu hút được sự quan tâm của các cấp quản lý ở Trung ương, địa phương và cácdoanh nghiệp Rõ ràng, Quảng Trị đã hội tụ đầy đủ các yếu tố Thiên thời, Địa lợi,Nhân hòa thì việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh là một điều tất yếu,một hướng đi vô cùng đúng đắn
1.2.3: Hướng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị có lợi thế về mạng lưới giao thông đường thuỷ, bộ, hệ thống cảngđược hình thành dọc theo các sông, bên cạnh đó còn là địa bàn trung tâm vùng, giao
Trang 23thông đường bộ thuận lợi, là nơi giao lưu và trung chuyển hàng hoá với các địaphương khác trong và ngoài nước Mạng lưới cung ứng dịch vụ phụ trợ trên địa bànQuảng Trị sẽ chủ yếu được bố trí tại các khu vực trung tâm tỉnh là thành phố Đông
Hà, thị xã Quảng Trị và tại các điểm đầu mối của vùng sản xuất hàng hóa tập trung,gắn liền với các loại hình thương mại lớn, hiện đại như kho bán buôn, trung tâm bánbuôn, trạm thu mua Trên cơ sở đó, định hướng phát triển dịch vụ phụ trợ theohướng sau:
- Phát triển đa dạng các dịch vụ phụ trợ liên quan đến quá trình phân phối hànghoá như: bảo quản, lưu kho hàng hoá; lắp ráp, sắp xếp và phân loại hàng hoá cókhối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hoá khối lượng nhỏ; dịch vụgiao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bánbuôn thực hiện; các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ (chếbiến phục vụ cho bán hàng ); dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe
- Hình thành các khu dịch vụ tổng hợp theo hướng chuyên nghiệp hoá đảm bảo cungứng dịch vụ đầy đủ và thuận lợi, chi phí thấp cho các nhà phân phối
- Tổ chức các dịch vụ phụ trợ ở các khu thương mại bán buôn, chợ đầu mối bánbuôn, trung tâm kho - vận, các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp
- Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ áp dụng cácphương thức, thiết bị, công nghệ tiên tiến
- Thu hút các nguồn lực theo hướng xã hội hoá vào phát triển các dịch vụ phụtrợ của ngành thương mại
1.2.4: Nội dung phát triển dịch vu Logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Những đặc điểm về vị trí địa lý - kinh tế là lợi thế rất lớn để tỉnh có thể mở rộng hợptác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển các loạihình dịch vụ đa dạng, dưới đây là một số các loại hình dịch vụ tiêu biểu trong phát triểndịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
1.2.4.1: Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa
Các dịch vụ giao nhận ngày một hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn vời các dịch vụ
Trang 24bổ sung như tư vấn chọn tuyến đường, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa…
1.2.4.2: Phát triển dịch vụ vận tải
Hoàn thiện chất lượng các dịch vụ vận tải đơn phương thức nội địa hiện tại, pháttriển các dịch vụ vận tải đa phương thúc nội địa và đặc biệt là dịch vụ vận tải đaphương thức quốc tế tận dụng lợi thế về vị trí trọng yếu của Quảng Trị - điểm đầucủa hành lang kinh tế Đông – Tây Đây sẽ là một cơ hội vô cùng to lớn của QuảngTrị trong tương lai
1.2.4.3: Phát triển dịch vụ kho bãi
Cùng với sự phát triển của dịch vụ vận chuyển, các dịch vụ kho bãi cũng pháttriển chuyên nghiệp hơn, tập trung tại các vị trí quan trọng và phù hợp cho sản xuất,lưu thông và tiêu dùng trong địa bàn tỉnh
1.2.4.4: Phát triển dịch vụ phân phối, bán buôn, bán lẻ
Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ logistics liên quan tới hoạt động thương mạiquốc tế như dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế, việc phát triển dịch vụ phânphối, bán buôn, bán lẻ sẽ là dịch vụ có trong nội dung phát triển dịch vụ logisticstrên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm phát triển nền thương mại trên địa bàn tỉnh, manglại lợi ích thiết thực về cả kinh tế và xã hội
1.2.4.5: Phát triển các dịch vụ khác
Với vị trí địa lý đặc biệt, thuận lợi cho hoạt đông giao thương quốc tế, các dịch
vụ khác cũng cần được phát triển là dịch vụ hải quan, đóng gói bao bì, dịch vụ tưvấn ngoại thương… giúp phát triển dịch vụ logistics của tỉnh một cách đồng bộ
1.3: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
1.3.1: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics
1.3.1.1: Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia – chỉ tiêu LPI
- Tổng quan về chỉ số hoạt động logistics – LPI ( Logistics Performance Index):
Trang 25LPI được ngân hàng thế giới (WB) công bố lần đầu tiên vào năm 2007 và lần thứhai vào đầu năm 2010 Khảo sát LPI được thiết kế và thực hiện bởi Vụ Thương mại
và Giao thông vận tải quốc tế của ngân hàng Thế giới, kết hợp với trường kinh tếTurku (TSE) của Phần Lan Bên cạnh đó, khảo sát LPI còn được thực hiện nhờ sự
hỗ trợ và tham gia tích cực của Liên đoàn Quốc tế các hiệp hội Vận tải giao nhận(FIATA) và Hiệp hội Chuyển phát nhanh toàn cầu (GEA)
LPI được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu gửi đến những ngườihoạt động logistics ( giao nhận vận tải và các hang vận chuyển toàn cầu), cung cấpnhững đánh giá và sự phản hồi của họ về sự than thiện của hoạt động logistics tạicác quốc gia họ tiến hành hoạt động logistics và của những người họ giao dịch
- Vai trò của LPI:
Chỉ số này cung cấp định hướng hữu ích để cho cơ quan chức năng của từngquốc gia có cái nhìn tổng quan và đưa ra biện pháp nâng cao khả năng hoạt độnglogistics cho quốc gia đó
LPI là một công cụ đánh giá mối quan hệ tương tác giúp các quốc gia xác địnhnhững thách thức và cơ hội mà họ phải đối mặt trong hoạt động về logistics thươngmại và những gì họ có thể làm để cải thiện hiệu suất Bộ dữ liệu LPI năm 2010 chophép so sánh 155 quốc gia trên thế giới
LPI giúp xây dựng đánh giá tổng quan về mức độ “ thân thiện” về logistics chocác quốc gia Đồng thời, đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng logisticstrong một quốc gia
- Các khía cạnh của LPI:
+ LPI quốc tế đưa ra các đánh giá định lượng của các đối tác thương mại của mộtquốc gia về quốc gia đó dựa trên sáu lĩnh vực – là những nhà cung ứng dịch vụlogistics chuyên nghiệp không thuộc quốc gia đó Sáu lĩnh vực đó bao gồm
Hiệu quả của các thủ tục ( tức là tốc độ, mức độ giản đơn và khả năng dựđoán trước của các thủ tục) của cơ quan hành chính bao gồm cả hải quan
Trang 26 Chất lượng của cơ sở hạ tầng lien quan đến thương mại và vận tải ( ví dụ nhưcảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin).
Sự thuận tiện của việc sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh vận chuyểnđường biển
Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics
Khả năng theo dõi các lô hàng
Sự kịp thời của việc vận chuyển bằng đường biển đến điểm đến
+ LPI nội địa đưa ra các đánh giá định tính và cả định lượng của các nhà cungứng dịch vụ logistics chuyên nghiệp về quốc gia trong đó họ tiến hành các hoạtđộng logistics Chỉ số này bao gồm các thông tin chi tiết về môi trường logistics,các quy trình logistics chủ yếu, các tổ chức có liên quan, thời gian và cho phí hoạtđộng Chỉ số LPI năm 2012 đánh giá gần 155 quốc gia Sáu chỉ số thành phần củaLPI nội địa bao gồm
Mức độ các loại lệ phí: bao gồm các loại lệ phí và các khoản tiền phải nộp tạicảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng và các khoản phímôi giới
Chất lượng của cơ sở hạ tầng: bao gồm chất lượng của cảng biển, sân bay, ,đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng, viễn thông và công nghệ thông tin
Năng lực và chất lượng của dịch vụ
Tính hiệu quả của các quá trình và thủ tục
Nguyên nhân của những yếu tố cản trở chủ yếu
Những thay đổi về môi trường logistics kể từ năm 2005
Trang 27Bảng 1.1: Các yếu tố thuộc môi trường logistics của quốc gia hình thành chỉ số
LPI nội địa
Thời gian thanh toán nếu có thanh tra vật lý ( ngày) 3,46Thời gian thanh toán nều không có thanh tra vật lý(ngày) 1,41
Thời gian trung bình làm thủ tục nhập khẩu tại cảng/sân bay (ngày) 1,41Thời gian trung bình làm thủ tục xuất khẩu tại cảng/sân bay (ngày) 1,73
Phí chung cho một xe mooc hay container 40-foot xuất khẩu (USD) 500Phí chung cho một xe mooc hay container 40-foot nhập khẩu (USD) 500
Nguồn: Worldbank
Qua thống kê kết quả thăm dò mới nhất thì Việt Nam xếp hạng thứ 48 trên 160nước khảo sát ( World bank) và đứng thứ 4 khu vực ASEAN năm 2014
Tốc độ phát triển thị trường dịch vụ logistics trung bình đạt từ 16-20%/năm Tỷ
lệ thuê ngoài logistics còn thấp từ 25-30%
1.3.1.2: Bộ chỉ số VLI Ligistics Index
Bộ chỉ số này được công bố vào ngày 18/3/2014, đây là một bộ chỉ số do ViệnNghiên Cứu và Phát Triển Logistics kết hợp với công ty IFRC Việt Nam – mộtcông ty chuyên phát triển chỉ số - xây dựng bộ chỉ số riêng dành cho ngànhLogistics Việt Nam Viện ngiên cứu và phát triển Logistics – VLI được thành lậpbởi Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logisticsViệt Nam và một số tổ chức nghiên cứu
Trang 28chuyên nghiệp Đây là một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mạng hỗ trợ cho sự pháttriển của ngành Logistics Việt Nam
Một số điểm khác biệt căn bản giữa LPI và VLI:
- Nếu LPI là một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện 2 năm một lần thì VLI
là một chỉ số được tính toán liên tục hàng ngày Giữa các kỳ đánh giá, LPIkhông có thông tin hoặc thông tin trễ VLI Logistics Index luôn được cậpnhật, cung cấp bức tranh ngành qua chuỗi thời gian liên tục, làm cơ sở choc
ho việc dự báo bằng các mô hình, phản ánh các sự kiện bất thường tức thờinên giúp đưa ra quyết định nhanh chóng
- Nếu LPI dựa trên kết quả thông tin thăm dò thì VLI Logistics Index dựa trênthông tin niêm yết chính thức được công bố trên sàn chứng khoán Việt Nam.Việc chọn mẫu của VLI Logistics Index dựa trên cơ sở các chỉ số kinh tế nổitiếng trên thế giới như NASDAQ, S&P500, NIKKEI …dùng các doanhnghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để đo lường hiệu quả kinh tế của quốcgia, ngành hàng
- Nếu LPI là chỉ số hướng đến các nhà hoạch định chính sách, thì VLILogistics Index hướng đến các nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp Việc cómột bộ chỉ số ngành Logistics hiệu quả sẽ thu hút sự quan tâm, đầu tư, nguồnvốn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vị trícủa mình trong tương quan ngành
Mục tiêu của bộ chỉ số VLI Logistics:
- VLI Logistics Index trở thành định chuẩn ngành, giúp cho các doanh nghiệptrong ngành có công cụ so sánh, các nhà nghiên cứu, phân tích tài chính cóthêm dữ liệu tham khảo
- Dựa trên thông tin về bộ chỉ số, VLI hỗ trợ các nhà hoạch định chính sáchđưa ra các quyết định có lợi hơn cho toàn ngành, giúp các doanh nghiệp có
cơ hội quảng bá và gia tăng khả năng nhận dạng thương hiệu, tang tính minhbạch
- VLI sẽ là một trợ thủ đắc lực cho việc nâng cao các giá trị của doanh nghiệp
Trang 29- VLI sẽ là một công cụ khá hiệu quả để giới thiệu đến các nhà đầu tư trong vàngoài nước.
Bộ chỉ số VLI Logistics Index tại thời điểm này có những hạn chế nhất định:
- Bộ chỉ số mới được tính toán trên số liệu của các công ty niêm yết, nên mớichỉ mang tính đại diện, mà chưa mang tính tổng thể của toàn ngành LogisticsViệt Nam Phía đơn vị sang lập đang có dự định xây dựng bộ dữ liệu cácdoanh nghiệp chưa niêm yết để cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn vềngành
- Bộ chỉ số chưa có sự so sánh với quốc tế và khu vực
Bộ chỉ số VLI Logistics Index bao gồm các chỉ số: VLI Logistics, VLI LogisticsEqual Weighted, VLI top 10 Logistics
Thông tin chi tiết về VLI bạn đọc có thể tìm trên trang web:
1.3.1.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận
- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đặc thù: ví dụ, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuậtkho hàng thường được chia thành các nhóm: các chỉ tiêu chúng hay chỉ tiêu khốilượng, các chỉ tiêu chất lượng hay chỉ tiêu về tỉ trọng và các chỉ tiêu tương đối.+ Các chỉ tiêu chung gồm có: khối lượng hàng hóa lưu chuyển chung và lưuchuyển của mỗi mặt hàng, khả năng hàng thông qua kho hoặc công suất kho vàdung tích kho, cụm kho, trình độ trang bị các thiết bị ở kho
+ Các chỉ tiêu chất lượng phản ánh tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật thểhiện chi phí hay lao động trên một đơn vị vốn cố định, vốn lưu động, khối lượnghàng lưu chuyển hay khối lượng công việc thực hiện
Trang 30+ Các chỉ tiêu tương đối: phản ánh trình độ cơ giới hóa các công việc xếp dỡ,hiệu quả sử dụng các thiết bị kho theo thời gian, công suất – mức độ chuyển giaohàng hóa tập trung (tận nơi theo yêu cầu) cho khách hàng.
1.3.2: Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ Logistic của tỉnh Quảng Trị
1.3.2.1: Nhóm 1: Cơ sở hạ tầng kỹ thật Logistic
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics gồm các nhân tố: cơ sở hạ tầng giao thông vậntải; cảng thông quan nội địa; hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông
a Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cảng thông quan nội địa:
Như chúng ta đã biết, logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất vàthông tin về vị trí , thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưuhóa lợi nhuận Do đó việc cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, đáp ứngnhu cầu của khách hàng là vô cùng quan trọng Khi hệ thống cơ sở hạ tầng giaothông vận tải, cảng thông quan nội địa tốt, sẽ giúp kéo theo sự phát triển các loạihình dịch vụ logistics nhiều hơn Một ví dụ đơn giản, hệ thống sơ sở hạ tầng giaothông không phát triển thì bị ảnh hưởng đầu tiên là dịch vụ vận tải sẽ không pháttriển Ngoài ra, anh cũng sẽ không thể phát triển dịch vụ giao nhận, kho bãi đượckhi mà vị trí kho bãi của anh lại được đặt ở nơi không thuận tiện cho giao thông.Các dịch vụ hải quan thì không tồn tại khi mà tại địa phương anh không có cảngthông quan nội địa hoặc dịch vụ hải quan sẽ không phát triển khi cơ sở hạ tầng củacảng thông quan không tốt Hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị giới hạn Các dịch vụtrên không phát triển kéo theo các dịch vụ logistics khác cũng trong tình trạngtương tự Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cảng thông quan nôi địa có ảnhhưởng to lớn trong phát triển dịch vụ logistics
b Hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông:
Với một hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại sẽ giúp ích vô cùng
to lớn trong phát triển dịch vụ logistics Cụ thể, Logistics không chỉ liên quan đếnnguyên, nhiên, vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu
Trang 31vào cần thiết để tạo nên sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêudùng Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm
cả thông tin, bí quyết công nghệ … khi hệ thống công nghệ thông tin và truyềnthông hiện đại sẽ góp phần đưa thông tin cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệpmột cách chính xác, nhanh chóng Mà trong thời buổi hiện nay, việc yếu tố thôngtin được cung cấp chính xác và kịp thời sẽ hỗ trợ to lớn cho các doanh nghiệp Ví
dụ, với công nghệ thông tin hiện đại, các doanh nghiệp vận tải có thể kiểm soátđược lộ trình vận tải, tính toán được thời gian vận tải; các doanh nghiệp kho vận cóthể kiểm soát tốt lượng hàng hóa trong kho, chất lượng hàng hóa; các doanh nghiệpcung cấp dịch vụ hải quan có thể thực hiện hoạt động kinh doanh của mình một cácnhanh chóng, nắm bắt tốt hơn các luật lệ, các chính sách của nhà nước trong lĩnhvực hải quan; các doanh nghiệp phân phối có cơ hội tiếp cận được với nhiều kháchhàng của mình hơn…Các dịch vụ khác cũng vì thế mà phát triển theo Rõ ràng, với
hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại sẽ giúp phát triển dịch vụlogistics theo hướng nâng cao chất lượng hơn, tối ưu hóa hơn các dịch vụ logistics
và hơn nữa với công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại, cả thế giới sẽ trở thànhmột mặt phẳng, việc liên kết các dịch vụ, phát triển các dịch vụ mới sẽ trở lên vôcùng dễ dàng
1.3.2.2: Nhóm 2: Nguồn lực về tài chính
Như đã phân tích ở trên, cơ ở hạ tầng logistics có một ảnh hưởng to lớn tới pháttriển dịch vụ logistics Tuy nhiên để có được cơ sở hạ tầng logistics phát triển thìđiều kiện cần là phải có nguồn lực tài chính dồi dào Đây là một lợi thế rất lớn đốivới các nước phát triển khi họ có nguồn lực về tài chính mạnh do đó việc phát triểncác dich vụ logistics cũng trở nên dễ dàng hơn và ngược lại đây cũng sẽ là mộtthách thức không hề nhỏ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Đó là sựảnh hưởng của nguồn lực tài chính đối với phát triển dịch vụ logistics đứng trên góc
độ vĩ mô, còn dưới góc độ các doanh nghiệp thì yếu tố này cũng có ảnh hưởng vôcùng lớn Ví dụ: khi cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển nhưng doanh nghiệpkhông có nguồn lực về tài chính, phương tiện vận tải còn thô xơ thì chất lượng dịch
vụ logistics vì thế cũng sẽ bị kéo xuống theo Và còn nhiều ví dụ thực tế khác nữa
Trang 32mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được về ảnh hưởng của nguồn lực tài chính đối vớiphát triển dịch vụ logistics.
1.3.2.3: Nhóm 3: Khung khổ pháp luật, hệ thống thể chế chính sách quản lý Phát triển dịch vụ Logistic
Một lần nữa, chúng ta lại nhắc tới từ “đồng bộ” Các dịch vụ logistics sẽ không thểphát triển nếu thiếu sự đồng bộ trong cơ sở hạ tầng logistics, trong nguồn lực tàichính và đặc biệt là khung khổ pháp luật, hệ thống thể chế chính sách quản lý Pháttriển dịch vụ Logistic Bất kỳ một chủ thể nào tồn tại đều chịu ảnh hưởng của yếu tốmôi trường Và trong các yếu tố của môi trường thì yếu tố về chính trị, pháp luật làmột yếu tố then chốt Khi chúng ta có một khung khổ pháp luật, hệ thống chính sáchquản lý phát triển dịch vụ logisitcs hiệu quả, sẽ giúp kiểm soát, định hướng cho pháttriển dịch vụ logistics một cách đúng đắn Ví dụ đơn giản: khi khung khổ pháp luật
về hải quan thông thoáng hơn sẽ kéo theo dịch vụ hải quan phát triển…
1.3.2.4: Nhóm 4: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ Logistic trên địa bàn tỉnh
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể kểtới như: nguồn lực tài chính (như đã phân tích ở trên), bí quyết công nghệ, nguồnlực về con người…Khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tốt hơn, đồng nghĩavới các yếu tố tác động nêu trên đều cải thiện nhờ đó chất lượng dịch vụ logistics sẽtăng, các dịch vụ logistics cũng sẽ trở nên đa dạng hơn
1.3.2.5: Nhóm 5: Các yếu tố đặc thù của tỉnh Quảng Trị
Vị trí địa lý đặc biệt: Quảng Trị là tỉnh ven biển, thuộc vùng Bắc Trung Bộ vàDuyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên là 4.739,82 km2, bằng 1,3% diện tích cảnước Phía Bắc Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên -Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biểnđông Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cảđường bộ, đường sắt và đường thủy Tỉnh có đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theohướng Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quốc lộ 9 nằm
Trang 33trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửakhẩu Quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, ĐàNẵng, Vũng Áng… Ngoài ra, giao thông hàng không cũng tương đối thuận lợi nhờ vàocác sân bay Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km) và sân bay quốc tế
Đà Nẵng (khoảng 170km) Các dịch vụ chịu tác động trực tiếp là: dịch vụ vận tải,dịch vụ giao nhận, dịch vụ hải quan…
Hệ thống các KCN, trung tâm kinh tế lớn: đây sẽ yếu tố có tác động tích cực tớiviệc phát triển dịch vụ logistics Càng có thêm nhiều công ty, nhiều khu côngnghiệp, dịch vụ kho bãi càng thêm phát triển, dịch vụ phân loại và đóng gói hànghóa cũng vì thế mà xuất hiện ngày một nhiều
Trang 34CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ2.1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2002-2013
2.1.1: Khái quát một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013
2.1.1.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn và cơ cấu GDP hiện hành
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn và cơ cấu GDP hiện hành
9.821.416(100%)
12.730.151(100%)
14.591.751100%)
16.467.080(100%)
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
1.224.358(35,9%)
2.841.668(28,9%)
3.636.633(28,6%)
3.743.174(25,7%)
3.911.041(23,8%)Công nghiệp, xây dựng 874.616
(25,7%)
3.486.413(35,5%)
4.669.853(36,7%)
5.450.939(37,3%)
6.238.778(37,9%)Dịch vụ 1.308.323
(38,4%)
3.493.335(35,6%)
4.423.665(34,7%)
5.397.638(37,0%)
6.317.261(38,3%)
(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013)
Qua bảng 2.1 ta thấy, cơ cấu các khu vực kinh tế của Quảng Trị trong 5 năm trở lạiđây đã có nhiều thay đổi, theo hướng giảm tỉ trọng ở khu vực nông nghiệp, tăng tỉtrọng trong khu vực dịch vụ và công nghiệp xây dựng Cụ thể, cơ cấu GDP năm
2005 của tỉnh thì khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 35,9% tổng sản phẩmtrên địa bàn; khu vực công nghiệp, xây dựng là 25,7% và khu vực dịch vụ là 38,4%.Năm 2012, cơ cấu GDP có thay đổi, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảmcòn 25,7% tổng sản phẩm trên địa bàn; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng tới
Trang 3537,3%, còn dịch vụ là 37,0% Tới năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảngiảm thêm còn 23,8%; khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ đều tăngtương ứng là 37,9% và 38,3% tổng sản phẩm trên địa bàn.
2.1.1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2013
(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2013)
Qua bảng 2.2 ta thấy khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định hơn sovới khu vực Nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng khi liên tiếp trong các năm 2010, 2011, 2012, 2013 có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 9,1; 9,3; 8,4; 8,3
2.1.2: Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics
2.1.2.1: Hệ thống cảng biển
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và CửaTùng Tỉnh có vùng lãnh hải độc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, là ngư trườngđánh bắt rộng lớn với tổng trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn, trong đó có nhiềuloại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm… Bên cạnh
đó, vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiệmmặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để nuôi trồng thủy hải sản các loại Ngoài ra,ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy
Trang 36đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực CửaViệt, Cửa Tùng
Cảng biển Cửa Việt (có hai cầu cảng dài 128m) nối liền với Lào, vùng Đông BắcThái Lan, Myanmar thông qua Quốc lộ 9 và cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo là nơi xuấtnhập, thông quan nhiều hàng hóa.Cảng có diện tích 42.000m², một bãi chứa hàngrộng 7.200m², hai kho khung Tiệp 900m², có hai cầu cảng dài 64m/cầu Công suất400.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 3.000DWT cập cảng Hànghóa thông qua gồm: gỗ., thạch cao, song mây, than…Hiện nay, luồng lạch vào cảngđang bị bồi, lấp nên việc khai thác khó khăn, thường cảng chưa hoạt động hết côngsuất
2.1.2.2: Hệ thống đường sông
Về đường thủy, Quảng Trị có 4 sông lớn, bao gồm sông Thạch Hãn, sông Hiếu,sông Bến Hải và sông Mỹ Chánh, với tổng chiều dài trên 400km trong đó cókhoảng 300 km hoạt động vận tải, có cảng sông Đông Hà, cảng nằm trên tuyến sôngHiếu thuộc thị xã Đông Hà, cảng có 2 bến (1 bến đứng và 1 bến nghiêng) với tổngchiều dài 190m Khả năng thông qua bến 50.000 tấn/năm, loại tàu có trọng tải 200-
250 tấn sà lan loại 250 tấn có thể cập bến thuận tiện Cảng có một bãi chứa hàngrộng 4.000m² và một kho kín khung Tiệp rộng 900m² Hiện tại bến đứng đang bị hưhỏng không khai thác được Hàng hóa thông qua cảng: gỗ, than đá, thạch cao…Ngoài cảng Đông Hà, Quảng Trị còn có một bến thuyền chợ Đông Hà nằm ởthượng lưu cầu Đông Hà với chiêu dài 200m là bến hành khách, khả năng có thểtiếp nhận loại tàu chở khách từ 30-40 ghế, và một bến thuyền chợ tại thị xã QuảngTrị nằm trên sông Thạch Hãn
2.1.2.3: Hệ thống đường bộ (đường sắt và đường ôtô)
Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 76 km, bao gồm 7
ga đạt tiêu chuẩn cấp 3, 4 thuận lợi cho hành khách đi lại và vận chuyển hàng hóa
Ga Đông Hà là một trong những ga chính trong khu vực, đã được nâng cấp, mởrộng khá khang trang
Trang 37Mạng lưới đường bộ bao gồm 4 tuyến Quốc lộ, 20 tuyến đường tỉnh, đường đôthị, đường huyện, đường xã được phân bố hợp lý Các tuyến đường giao thông vềtrung tâm xã và các cụm dân cư miền núi, các tuyến đường ven biển, tuyến cácđường đến khu dịch vụ hậu cần nghề cá được hình thành và phát triển… góp phầnđáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Tuyến Đường 9, Đường Hồ ChíMinh, đường Quốc lộ 1A được xây dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc -Nam nối kết với nhau liên hoàn, nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ Hiện tại,Quảng Trị có 16 bến xe: gồm 2 bến xe liên tỉnh, 6 bến xe nội tỉnh, 7 điểm dừng đỗ
Sân bay Tà Cơn tại Khe Sanh huyện Hướng Hóa, cách khu thương mại Lao Bảokhoảng 20km, song hiện tại hư hỏng nặng, không khai thác
Gần nhất với tỉnh Quảng Trị là các sân bay Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hàkhoảng 80km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 170km)
2.1.2.5: Hệ thống công nghệ thông tin và trình độ công nghệ
a Hệ thống công nghệ thông tin
Chương trình điện khí hóa của Quảng Trị được tập trung đầu tư mở rộng Nguồnđiện cung cấp cho Quảng Trị chủ yếu từ điện lưới quốc gia đã được truyền tải tới100% số xã, phường Bên cạnh đó, các công trình thuỷ điện hoà vào làm tăng thêmnăng lực và ổn định điện của mạng lưới quốc gia đảm bảo cho việc sinh hoạt và sảnxuất, kinh doanh của nhân dân
Trang 38Hệ thống thủy lợi được ưu tiên đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh Toàn tỉnh hiện
có 12 hệ thống hồ chứa nước có tổng dung tích trên 250 triệu m3 nước, 12 trạm bơmđiện có tổng công suất lắp máy gần 1000 kw; 2 đập dâng và 666 km kênh mương đểphục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân1.Hàng năm, các công trình thủy lợi đều được duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo an toànvận hành, an toàn công trình trong mùa mưa lũ
Bưu chính viễn thông, thông tin, báo chí được phát triển nhanh bằng nhiều nguồnlực Trên toàn tỉnh có 09 bưu điện huyện, thị xã, 33 bưu cục khu vực Số thuê baođiện thoại bình quân trên 100 dân là 51,79 (gấp hơn 5 lần so với năm 2005 Mạngđiện thoại di động đã phủ sóng hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo cho sự thôngsuốt thông tin một cách kịp thời Chất lượng hoạt động thông tin báo chí ngày càngđược nâng lên đáp ứng được nhu cầu người dân, diện phủ sóng phát thanh – truyềnhình đạt 100% số xã phường, thị trấn
b Trình độ công nghệ
Bên cạnh việc khai thác thông tin thị trường từ các Bộ, ngành có liên quan, BộCông Thương, một số doanh nghiệp thương mại ở Quảng Trị đã đẩy mạnh ứngdụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào khai thác thông tin thị trường nhằm nângcao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có20.181 thuê bao Internet trong đó các doanh nghiệp chiếm phần lớn Việc ứng dụngCNTT ở một số doanh nghiệp (đặc biệt là ở các doanh nghiệp xuất khẩu) đã manglại hiệu quả cao cho hoạt động điều hành, quản lý và phát triển sản xuất- kinhdoanh, quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanhnghiệp trong phát triển thương mại
Về thương mại điện tử, theo thống kê của Sở TT&TT, Quảng Trị, đến tháng9/2010, có 50 doanh nghiệp tham gia và bước đầu khai thác mô hình thương mạiđiện tử Tuy nhiên, do hạn chế về ứng dụng CNTT cũng như kỹ năng ứng dụngthương mại điện tử hiệu quả ứng dụng chưa cao So với yêu cầu của thực tiễn vàmặt bằng chung của các địa phương khác trong cả nước, việc khai thác thông tintrong các doanh nghiệp ở Quảng Trị còn ở mức thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp
Trang 39vừa và nhỏ Một số doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và động lực củathông tin trong hoạt động của mình nên làm hạn chế hiệu quả hoạt động thương mạicủa doanh nghiệp
Ngày 22/05/2009, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt kế hoạch phát triểnthương mại điện tử tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2010 Cuối tháng 5 năm 2010,Cổng thông tin Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Trị đã chính thức đi vào hoạtđộng Đây là những cơ sở tích cực cho việc hình thành và phát triển TMĐT Tuynhiên, để phát huy hiệu quả Cổng thông tin này, đồng thời phát triển TMĐT trongthời gian tới trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như khâu thanhtoán, nguồn nhân lực, các vấn đề bảo mật, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ…
2.1.3: Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2013
2.1.3.1: Dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa
a Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải đã có sự phát triển về cả số lượng phương tiện vận tải, khốilượng hàng hóa vận chuyển, khối lượng hàng hóa luân chuyển, doanh thu từ dịch vụvận tải cũng tăng lên đáng kể cụ thể
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển ( chủ yếu bằng đường bộ và đường thủy): năm
2005 là 3139,1 tấn tới năm 2011 là 5998,3 tấn; năm 2012 là 6039,0 tấn; năm 2013
là 7181,5 tấn, tăng 118,9% so với năm 2012 Vận chuyển hàng hóa bằng đương bộvẫn là chủ yếu
- Khối lượng hàng hóa luân chuyển: năm 2005 là 228532,7(nghìn tấn x km) tới năm
2012 là 464012,2 (nghìn tấn x km), năm 2013 là 509903,0 (nghìn tấn x km), tăng109,89% so với năm 2012
- Số lượng phương tiện vận tải:
Trang 40Bảng 2.3: số lượng phương tiện vận tải đường bộ và đường sông trên địa bàn
(Nguồn: niên giám thống kê 2011)
Nhìn chung, số lượng phương tiện vận tải có xu hướng tăng, các loại phương tiệnhiện đại đã thay thế dần các phương tiện thô xơ Tuy nhiên, số lượng phương tiệnđường sông còn hạn chế về số lượng và mức độ hiện đại ( toàn tỉnh chỉ có 23 tàu,canô chở hàng tính tới năm 2011)
- Doanh thu vận tải, kho bãi và dich vụ hỗ trợ vận tải (từ 240,6 tỷ đồng năm 2005lên 693,139 tỷ đồng năm 2010; 781,214 tỷ đồng năm 2012 và năm 2013 là 893,337
tỷ đồng Cụ thể như sau: