Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 26 - 32)

4. Tóm tắt nội dung đề tài

1.3.1: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ logistics

1.3.1.1: Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia – chỉ tiêu LPI

LPI được ngân hàng thế giới (WB) công bố lần đầu tiên vào năm 2007 và lần thứ hai vào đầu năm 2010. Khảo sát LPI được thiết kế và thực hiện bởi Vụ Thương mại và Giao thông vận tải quốc tế của ngân hàng Thế giới, kết hợp với trường kinh tế Turku (TSE) của Phần Lan. Bên cạnh đó, khảo sát LPI còn được thực hiện nhờ sự hỗ trợ và tham gia tích cực của Liên đoàn Quốc tế các hiệp hội Vận tải giao nhận (FIATA) và Hiệp hội Chuyển phát nhanh toàn cầu (GEA).

LPI được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu gửi đến những người hoạt động logistics ( giao nhận vận tải và các hang vận chuyển toàn cầu), cung cấp những đánh giá và sự phản hồi của họ về sự than thiện của hoạt động logistics tại các quốc gia họ tiến hành hoạt động logistics và của những người họ giao dịch. - Vai trò của LPI:

Chỉ số này cung cấp định hướng hữu ích để cho cơ quan chức năng của từng quốc gia có cái nhìn tổng quan và đưa ra biện pháp nâng cao khả năng hoạt động logistics cho quốc gia đó.

LPI là một công cụ đánh giá mối quan hệ tương tác giúp các quốc gia xác định những thách thức và cơ hội mà họ phải đối mặt trong hoạt động về logistics thương mại và những gì họ có thể làm để cải thiện hiệu suất. Bộ dữ liệu LPI năm 2010 cho phép so sánh 155 quốc gia trên thế giới.

LPI giúp xây dựng đánh giá tổng quan về mức độ “ thân thiện” về logistics cho các quốc gia. Đồng thời, đánh giá kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng logistics trong một quốc gia.

- Các khía cạnh của LPI:

+ LPI quốc tế đưa ra các đánh giá định lượng của các đối tác thương mại của một quốc gia về quốc gia đó dựa trên sáu lĩnh vực – là những nhà cung ứng dịch vụ logistics chuyên nghiệp không thuộc quốc gia đó. Sáu lĩnh vực đó bao gồm.

• Hiệu quả của các thủ tục ( tức là tốc độ, mức độ giản đơn và khả năng dự đoán trước của các thủ tục) của cơ quan hành chính bao gồm cả hải quan.

• Chất lượng của cơ sở hạ tầng lien quan đến thương mại và vận tải ( ví dụ như cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin).

• Sự thuận tiện của việc sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh vận chuyển đường biển.

• Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics.

• Khả năng theo dõi các lô hàng.

• Sự kịp thời của việc vận chuyển bằng đường biển đến điểm đến.

+ LPI nội địa đưa ra các đánh giá định tính và cả định lượng của các nhà cung ứng dịch vụ logistics chuyên nghiệp về quốc gia trong đó họ tiến hành các hoạt động logistics. Chỉ số này bao gồm các thông tin chi tiết về môi trường logistics, các quy trình logistics chủ yếu, các tổ chức có liên quan, thời gian và cho phí hoạt động. Chỉ số LPI năm 2012 đánh giá gần 155 quốc gia. Sáu chỉ số thành phần của LPI nội địa bao gồm.

• Mức độ các loại lệ phí: bao gồm các loại lệ phí và các khoản tiền phải nộp tại cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng và các khoản phí môi giới.

• Chất lượng của cơ sở hạ tầng: bao gồm chất lượng của cảng biển, sân bay, , đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng, viễn thông và công nghệ thông tin.

• Năng lực và chất lượng của dịch vụ.

• Tính hiệu quả của các quá trình và thủ tục.

• Nguyên nhân của những yếu tố cản trở chủ yếu.

Bảng 1.1: Các yếu tố thuộc môi trường logistics của quốc gia hình thành chỉ số LPI nội địa

Chỉ tiêu Việt Nam

Thời gian thanh toán nếu có thanh tra vật lý ( ngày) 3,46 Thời gian thanh toán nều không có thanh tra vật lý(ngày) 1,41

Thanh tra vật lý (%) 41,83

Thanh tra đa khía cạnh (%) 4,24

Thời gian trung bình làm thủ tục nhập khẩu tại cảng/sân bay (ngày) 1,41 Thời gian trung bình làm thủ tục xuất khẩu tại cảng/sân bay (ngày) 1,73

Số cơ quan làm thủ tục xuất khẩu 3

Số cơ quan làm thủ tục nhập khẩu 5,5

Phí chung cho một xe mooc hay container 40-foot xuất khẩu (USD) 500 Phí chung cho một xe mooc hay container 40-foot nhập khẩu (USD) 500

Nguồn: Worldbank

Qua thống kê kết quả thăm dò mới nhất thì Việt Nam xếp hạng thứ 48 trên 160 nước khảo sát ( World bank) và đứng thứ 4 khu vực ASEAN năm 2014.

Tốc độ phát triển thị trường dịch vụ logistics trung bình đạt từ 16-20%/năm. Tỷ lệ thuê ngoài logistics còn thấp từ 25-30%

1.3.1.2: Bộ chỉ số VLI Ligistics Index

Bộ chỉ số này được công bố vào ngày 18/3/2014, đây là một bộ chỉ số do Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Logistics kết hợp với công ty IFRC Việt Nam – một công ty chuyên phát triển chỉ số - xây dựng bộ chỉ số riêng dành cho ngành Logistics Việt Nam. Viện ngiên cứu và phát triển Logistics – VLI được thành lập bởi Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logisticsViệt Nam và một số tổ chức nghiên cứu

chuyên nghiệp. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mạng hỗ trợ cho sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam.

Một số điểm khác biệt căn bản giữa LPI và VLI:

- Nếu LPI là một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện 2 năm một lần thì VLI là một chỉ số được tính toán liên tục hàng ngày. Giữa các kỳ đánh giá, LPI không có thông tin hoặc thông tin trễ. VLI Logistics Index luôn được cập nhật, cung cấp bức tranh ngành qua chuỗi thời gian liên tục, làm cơ sở choc ho việc dự báo bằng các mô hình, phản ánh các sự kiện bất thường tức thời nên giúp đưa ra quyết định nhanh chóng.

- Nếu LPI dựa trên kết quả thông tin thăm dò thì VLI Logistics Index dựa trên thông tin niêm yết chính thức được công bố trên sàn chứng khoán Việt Nam. Việc chọn mẫu của VLI Logistics Index dựa trên cơ sở các chỉ số kinh tế nổi tiếng trên thế giới như NASDAQ, S&P500, NIKKEI …dùng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để đo lường hiệu quả kinh tế của quốc gia, ngành hàng.

- Nếu LPI là chỉ số hướng đến các nhà hoạch định chính sách, thì VLI Logistics Index hướng đến các nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp. Việc có một bộ chỉ số ngành Logistics hiệu quả sẽ thu hút sự quan tâm, đầu tư, nguồn vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vị trí của mình trong tương quan ngành.

Mục tiêu của bộ chỉ số VLI Logistics:

- VLI Logistics Index trở thành định chuẩn ngành, giúp cho các doanh nghiệp trong ngành có công cụ so sánh, các nhà nghiên cứu, phân tích tài chính có thêm dữ liệu tham khảo.

- Dựa trên thông tin về bộ chỉ số, VLI hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định có lợi hơn cho toàn ngành, giúp các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá và gia tăng khả năng nhận dạng thương hiệu, tang tính minh bạch.

- VLI sẽ là một công cụ khá hiệu quả để giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bộ chỉ số VLI Logistics Index tại thời điểm này có những hạn chế nhất định: - Bộ chỉ số mới được tính toán trên số liệu của các công ty niêm yết, nên mới

chỉ mang tính đại diện, mà chưa mang tính tổng thể của toàn ngành Logistics Việt Nam. Phía đơn vị sang lập đang có dự định xây dựng bộ dữ liệu các doanh nghiệp chưa niêm yết để cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn về ngành.

- Bộ chỉ số chưa có sự so sánh với quốc tế và khu vực.

Bộ chỉ số VLI Logistics Index bao gồm các chỉ số: VLI Logistics, VLI Logistics Equal Weighted, VLI top 10 Logistics.

Thông tin chi tiết về VLI bạn đọc có thể tìm trên trang web:

www.vnxindex.com/logistics.ind hoặc www.ifrcindex.com

1.3.1.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp

- Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đặc thù: ví dụ, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật kho hàng thường được chia thành các nhóm: các chỉ tiêu chúng hay chỉ tiêu khối lượng, các chỉ tiêu chất lượng hay chỉ tiêu về tỉ trọng và các chỉ tiêu tương đối. + Các chỉ tiêu chung gồm có: khối lượng hàng hóa lưu chuyển chung và lưu chuyển của mỗi mặt hàng, khả năng hàng thông qua kho hoặc công suất kho và dung tích kho, cụm kho, trình độ trang bị các thiết bị ở kho.

+ Các chỉ tiêu chất lượng phản ánh tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật thể hiện chi phí hay lao động trên một đơn vị vốn cố định, vốn lưu động, khối lượng hàng lưu chuyển hay khối lượng công việc thực hiện.

+ Các chỉ tiêu tương đối: phản ánh trình độ cơ giới hóa các công việc xếp dỡ, hiệu quả sử dụng các thiết bị kho theo thời gian, công suất – mức độ chuyển giao hàng hóa tập trung (tận nơi theo yêu cầu) cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w