4. Tóm tắt nội dung đề tài
1.3.2: Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ Logistic của tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị
1.3.2.1: Nhóm 1: Cơ sở hạ tầng kỹ thật Logistic
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Logistics gồm các nhân tố: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; cảng thông quan nội địa; hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông.
a. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cảng thông quan nội địa:
Như chúng ta đã biết, logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động vật chất và thông tin về vị trí , thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hóa lợi nhuận. Do đó việc cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng là vô cùng quan trọng. Khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cảng thông quan nội địa tốt, sẽ giúp kéo theo sự phát triển các loại hình dịch vụ logistics nhiều hơn. Một ví dụ đơn giản, hệ thống sơ sở hạ tầng giao thông không phát triển thì bị ảnh hưởng đầu tiên là dịch vụ vận tải sẽ không phát triển. Ngoài ra, anh cũng sẽ không thể phát triển dịch vụ giao nhận, kho bãi được khi mà vị trí kho bãi của anh lại được đặt ở nơi không thuận tiện cho giao thông. Các dịch vụ hải quan thì không tồn tại khi mà tại địa phương anh không có cảng thông quan nội địa hoặc dịch vụ hải quan sẽ không phát triển khi cơ sở hạ tầng của cảng thông quan không tốt. Hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị giới hạn. Các dịch vụ trên không phát triển kéo theo các dịch vụ logistics khác cũng trong tình trạng tương tự. Như vậy, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cảng thông quan nôi địa có ảnh hưởng to lớn trong phát triển dịch vụ logistics.
b. Hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông:
Với một hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại sẽ giúp ích vô cùng to lớn trong phát triển dịch vụ logistics. Cụ thể, Logistics không chỉ liên quan đến nguyên, nhiên, vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu
vào cần thiết để tạo nên sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả thông tin, bí quyết công nghệ … khi hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại sẽ góp phần đưa thông tin cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng. Mà trong thời buổi hiện nay, việc yếu tố thông tin được cung cấp chính xác và kịp thời sẽ hỗ trợ to lớn cho các doanh nghiệp. Ví dụ, với công nghệ thông tin hiện đại, các doanh nghiệp vận tải có thể kiểm soát được lộ trình vận tải, tính toán được thời gian vận tải; các doanh nghiệp kho vận có thể kiểm soát tốt lượng hàng hóa trong kho, chất lượng hàng hóa; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hải quan có thể thực hiện hoạt động kinh doanh của mình một các nhanh chóng, nắm bắt tốt hơn các luật lệ, các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực hải quan; các doanh nghiệp phân phối có cơ hội tiếp cận được với nhiều khách hàng của mình hơn…Các dịch vụ khác cũng vì thế mà phát triển theo. Rõ ràng, với hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại sẽ giúp phát triển dịch vụ logistics theo hướng nâng cao chất lượng hơn, tối ưu hóa hơn các dịch vụ logistics và hơn nữa với công nghệ thông tin và viễn thông hiện đại, cả thế giới sẽ trở thành một mặt phẳng, việc liên kết các dịch vụ, phát triển các dịch vụ mới sẽ trở lên vô cùng dễ dàng.
1.3.2.2: Nhóm 2: Nguồn lực về tài chính
Như đã phân tích ở trên, cơ ở hạ tầng logistics có một ảnh hưởng to lớn tới phát triển dịch vụ logistics. Tuy nhiên để có được cơ sở hạ tầng logistics phát triển thì điều kiện cần là phải có nguồn lực tài chính dồi dào. Đây là một lợi thế rất lớn đối với các nước phát triển khi họ có nguồn lực về tài chính mạnh do đó việc phát triển các dich vụ logistics cũng trở nên dễ dàng hơn và ngược lại đây cũng sẽ là một thách thức không hề nhỏ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là sự ảnh hưởng của nguồn lực tài chính đối với phát triển dịch vụ logistics đứng trên góc độ vĩ mô, còn dưới góc độ các doanh nghiệp thì yếu tố này cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn. Ví dụ: khi cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển nhưng doanh nghiệp không có nguồn lực về tài chính, phương tiện vận tải còn thô xơ thì chất lượng dịch vụ logistics vì thế cũng sẽ bị kéo xuống theo. Và còn nhiều ví dụ thực tế khác nữa
mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được về ảnh hưởng của nguồn lực tài chính đối với phát triển dịch vụ logistics.
1.3.2.3: Nhóm 3: Khung khổ pháp luật, hệ thống thể chế chính sách quản lý Phát triển dịch vụ Logistic
Một lần nữa, chúng ta lại nhắc tới từ “đồng bộ”. Các dịch vụ logistics sẽ không thể phát triển nếu thiếu sự đồng bộ trong cơ sở hạ tầng logistics, trong nguồn lực tài chính và đặc biệt là khung khổ pháp luật, hệ thống thể chế chính sách quản lý Phát triển dịch vụ Logistic. Bất kỳ một chủ thể nào tồn tại đều chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường. Và trong các yếu tố của môi trường thì yếu tố về chính trị, pháp luật là một yếu tố then chốt. Khi chúng ta có một khung khổ pháp luật, hệ thống chính sách quản lý phát triển dịch vụ logisitcs hiệu quả, sẽ giúp kiểm soát, định hướng cho phát triển dịch vụ logistics một cách đúng đắn. Ví dụ đơn giản: khi khung khổ pháp luật về hải quan thông thoáng hơn sẽ kéo theo dịch vụ hải quan phát triển…
1.3.2.4: Nhóm 4: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistic trên địa bàn tỉnh
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể kể tới như: nguồn lực tài chính (như đã phân tích ở trên), bí quyết công nghệ, nguồn lực về con người…Khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tốt hơn, đồng nghĩa với các yếu tố tác động nêu trên đều cải thiện nhờ đó chất lượng dịch vụ logistics sẽ tăng, các dịch vụ logistics cũng sẽ trở nên đa dạng hơn.
1.3.2.5: Nhóm 5: Các yếu tố đặc thù của tỉnh Quảng Trị
Vị trí địa lý đặc biệt: Quảng Trị là tỉnh ven biển, thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên là 4.739,82 km2, bằng 1,3% diện tích cả nước. Phía Bắc Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển đông. Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Tỉnh có đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quốc lộ 9 nằm
trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng… Ngoài ra, giao thông hàng không cũng tương đối thuận lợi nhờ vào các sân bay Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 170km). Các dịch vụ chịu tác động trực tiếp là: dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, dịch vụ hải quan…
Hệ thống các KCN, trung tâm kinh tế lớn: đây sẽ yếu tố có tác động tích cực tới việc phát triển dịch vụ logistics. Càng có thêm nhiều công ty, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ kho bãi càng thêm phát triển, dịch vụ phân loại và đóng gói hàng hóa cũng vì thế mà xuất hiện ngày một nhiều.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
TRỊ