Vài nét về lịch sử về Nho gia: Nho có nghĩa là Nhu (mềm yếu, chỉ một lớp người đi học – Nho sinh). Cơ sở của Nho gia được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho gia
Trang 1NỘI DUNG KIỂM TRA
Trình bày đường lối chính trị của Nho gia So sánh với đường lối chính trị của Pháp gia và Đạo gia và cho nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của
mỗi đường lối.
BÀI LÀM
1 Đường lối chính trị của Nho gia:
Vài nét về lịch sử về Nho gia: Nho có nghĩa là Nhu (mềm yếu, chỉ một lớp
người đi học – Nho sinh) Cơ sở của Nho gia được hình thành từ thời Tây Chu, đặc
tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho gia
Khổng Tử xây dựng thành học thuyết và trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, Nho giáo có các hình thức biểu hiện khác nhau với từng thời kỳ:
- Nho nguyên thủy do Khổng Tử sáng lập, Mạnh Tử phát triển học thuyết của ông về hướng duy tâm tiên nghiệm, Tuân Tử phát triển học thuyết theo hướng duy vật; và sau đó đến Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho, Thanh Nho
Kinh điển (Sách Nho): gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư Hệ thống kinh điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về
tự nhiên Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia
Tứ Thư gồm: Luận ngũ (Chép những lời dạy mà Khổng Tử nói với học trò);
Mạnh Tử (Cuốn sách chép những câu hỏi và đáp của Mạnh Tử); Đại học (dạy tập
làm quan); Trung dung (là cuốn sách dạy cách làm người) Ngũ kinh gồm: Kinh thi (gồm 305 bài thơ của Nhã Trung Phong); Kinh thư (là cuốn sách ghi biên niên sử);
Kinh dịch; Kinh lễ nhạc (bàn về phong tục tập quán); Kinh Xuân – Thu (Cuốn sách
chép sử của nước Lỗ từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ V trước Công nguyên)
Đường lối chính trị của Khổng Tử:
Khổng Tử (551-479) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ở nước Lỗ (tỉnh Sơn
Đông), trong một gia đình quý tộc đang sa sút Sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ
“vương đạo suy vi”, “bá đạo nổi lên lấn át vương đạo”, Khổng Tử muốn đem tài sức của mình giúp nước, trị dân
Trang 2Thời đại của Khổng Tử là thời đại loạn lạc Ông nói: “Lễ Nhạc hư hỏng” rằng:
”Quân bất Quân, Thần bất Thần, Phụ bất phụ, Tử bất Tử” Các chư hầu không theo
thiên tử nhà Chu Vì thế mơ ước của Ông là muốn khôi phục lại trật tự của nhà
Chu, Ông nói: ”Ngộ tòng Chu” (Ta theo lễ nhà Chu) do đó Khổng Tử xây dựng
học thuyết Lễ và Chính danh đây chính là tư tưởng Chính trị - Xã hội của Ông Khổng Tử là người sáng lập ra đạo Nho, ông được phong là “Chí thánh tiên sư,
Vạn thế sư biểu”, nghĩa là thầy, thánh của muôn đời, muôn nhà Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, trong đó các quan hệ chính trị-đạo đức đóng vai trò nền tảng Đó là các mối quan hệ : vua -tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn
bè
Năm mối quan hệ này về sau được Nho gia gọi là Ngũ luân Ba mối quan hệ giềng
mối: vua -tôi, cha-con, chồng-vợ được gọi là Tam cương
Khổng Tử coi nguyên nhân xã hội loạn lạc là do sự suy thoái đạo đức xã hội Ông mong muốn khôi phục lại trật tự xã hội kiểu nhà Chu, một kiểu xã hội được ông coi là mẫu mực, lý tưởng Đó là một trật tự xã hội có đẳng cấp, tôn ti trật tự, từ vua quan đến thứ dân
Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người, trong
đó có các quan hệ như: Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ, Anh-em, Bạn bè Năm mối quan hệ này về sau được phái Nho gia gọi là Ngũ luân, trong đó 3 mối quan hệ Vua-tôi, Cha-con, Chồng-vợ là những mối quan hệ cơ bản nhất và được gọi là Tam
cương Tam Cương và Ngũ Thường(Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo Tam Tòng(tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử)
Đức thì xã hội được an bình.
Những phạm trù cơ bản trong thuyết Chính trị - Đạo đức của Khổng Tử là Nhân, Lễ, Nghĩa và Chính danh:
Là lòng thương người Người có nhân là người có đạo đức hoàn toàn Trung
và Thứ là hai khía cạnh của Nhân: Trung là tính ngay thẳng với người, điều mình muốn thì hãy làm cho người; Thứ là lòng vị tha, điều mình không muốn thì đừng làm cho người Nhân có tính đẳng cấp thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể
vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn bè: “Quân nhân, thần trung, phụ tử, tử hiếu”,
“vua lấy lễ khiến bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ” Trong đạo nhân, hiếu là gốc
-hiếu không chỉ thể hiện ở việc phụng dưỡng cha mẹ mà quan trọng nhất là lòng
thành kính Khổng Tử nói: “Nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi
thú vật”.
Muốn thực hiện Chính danh, Khổng Tử chủ trương đường lối nhân trị và phê phán tư tưởng Pháp trị vì thế phạm trù nhân là cốt lõi là sợi chỉ xuyên suốt học thuyết của Ông, là yếu tố đầu tiên của Ngũ thường (Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín)
Trang 3Chữ Nhân được nhắc lại rất nhiều lần trong Luận ngữ nhưng có 5 nội dung chính sau:
- Nhân giả, ái nhân (yêu người như yêu mình);
-Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân (điều mình không muốn đừng làm cho người khác)
Kỷ sở đạt nhi đạt nhân (Mình thành đạt thì giúp người khác đạt như mình)
Kỷ sở lập nhi lập nhân (mình thành người thì giúp người khác thành như mình);
- Khắc kỷ, phục lễ-vi nhân (hạn chế dục vọng lòng mình đi về với Lễ ấy là người có Nhân);
- Xảo ngôn, lệch sắc tiển kỷ nhân(nói không trung thực, ngon ngọt làm biến đổi sắc diện là người không Nhân); Người có nhân là người
- Hiếu để (có chữ kính trong lòng)
Người làm chính trị nếu có đức nhân thì thực hiện được 5 điều: Kính trọng dân; Khoan dung và độ lượng; Mẫn cán; Giữ được chử Tín; Đem lòng thương yêu,
lo và đối xử tốt với dân Còn đấng minh quân trị vì đất nước muốn có chử nhân thì
phải thực hiện được 3 điều sau: Kính sự (chăm lo công việc); Như Tín (giử được lòng tin); Tiết dục (hạn chế tiêu dùng)
Khổng Tử chủ trương muốn xã hội cường thịnh thì không được để giàu –
nghèo quá cách biệt Ông nói: “Không lo thiếu chỉ lo không đều, không lo nghèo
chỉ lo không yên” Ông đề cao “An bần như lạc”(nghèo mà vui) Tôn trọng và yêu
thương nhau như trật tự của lễ Là vua phải làm được 3 việc: Túc thực (chăm lo sản xuất); Túc binh (chăm lo quốc phòng); Thành tín (giử được lòng tin).
Là hình thức thể hiện lòng nhân Lễ bao gồm mối quan hệ rộng lớn, từ quan
hệ thần linh đến quan hệ ứng xử giữa người với người, quan hệ đạo dức, phong tục, tập quán, quan hệ nhà nước, luật pháp… Lễ trong quan niệm của Khổng Tử là trật tự, kỷ cương và pháp luật của xã hội; là nguyên tắc đạo đức phải tuân theo; là nghi thức nghi lễ cao nhất trong Tam cương.(Quân-Thần, Phụ - Tử, Phu – Thê) Khổng Tử nói: “Không biết lễ thì không đứng vững, người quân Tử không bao giờ làm trái với lễ Cái gì (điều gì) trái với lễ thì không nhìn, không nghe, không nói, không làm”
Là hành vi đạo đức thể hiện đức nhân Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích của mình vì người khác Nghĩa và lợi không thể dung hợp với nhau Khổng Tử nói: “Quân Tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết rõ về lợi”
đắn các mối quan hệ Chính danh trong quan niệm của ông gồm các nội dung sau:
phù hợp với năng lực, người ở cương vị nào thì phải xứng đáng với cương vị đó, phải làm đúng danh phận, chức trách của mình “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử
Trang 4tử” Nói và làm không được vượt chính danh: “Không phải lễ thì không nói, không phải lễ thì không làm, không phải lễ thì không nghe”
nhà cai trị nên sử dụng người hiền tài quản lý đất nước và loại bỏ dần những kẻ bất tài trong bộ máy cai trị
dân Đồng thời ông khuyên dân phải an phận, lấy nghèo làm vui, nghèo không oán trách
Đường lối chính trị của Mạnh Tử:
Mạnh Tử sinh năm 372 mất năm 289 tr CN; Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, tự là
Tử Dư, người nước Lỗ Từ nhỏ đã được mẹ giáo dục rất chặt chẽ Mạnh Tử phát triển học thuyết của Khổng Tử về phía duy tâm tiên nghiệm Ông cho rằng chẳng
có việc gì xảy ra mà không do mệnh trời Theo Ông, vạn vật có đủ trong ta chỉ cần thành ý, chánh tâm thì có thể nhận thức được tất cả
Tư tưởng về CT - XH của Mạnh Tử thể hiện ở triết lý nhân sinh (triết lý về cuộc đời) mà trung tâm là học thuyết về tính thiện Ông nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện” Tính thiện của con người có ở 4 đức tính lớn vốn có bẩm sinh, đó là Nhân,
Lễ, Nghĩa, Trí và chúng bắt nguồn từ tứ đoan:
Ai sinh ra cũng có lòng thương xót nên phải lấy Nhân mà cảm hoá
Ai sinh ra cũng có lòng ghen ghét nên phải lấy Nghĩa mà điều chỉnh
Ai sinh ra cũng cung kính nên phải lấy Lễ mà giáo hoá
Ai sinh ra cũng biết phải trái nên phải lấy Trí mà phân biệt đúng sai
Tính thiện làm cho con người ta khác loài cầm thú nên đã sinh ra người thì phải biết nuôi dưỡng Thiện đoan Tính thiện của con người vốn bắt nguồn từ cái tâm do trời phú để cho con người ta biết suy nghĩ, phân biệt phải trái đúng sai để ứng xử với con người và vạn vật
Dựa trên thuyết tính thiện và tư tưởng đức trị của Khổng Tử, Mạnh Tử đưa ra
thuyết “Nhân chính”, tức là cái trị là chính, phải vì nhân chứ không phải vì lợi.
Chủ trương của thuyết này là lấy đức để thu phục lòng người, phản đối việc cai trị bằng bạo lực Ông phân biệt “vương chính” - cai trị bằng nhân nghĩa với “bá chính” - cai trị bằng bạo lực Theo ông lấy đức mà thu phục lòng người thì người
ta vui lòng theo mình một cách thành thực
Trên cơ sở tư tưởng nhân nghĩa và chủ trương nhân chính, Mạnh Tử đã đề ra
một quan điểm rất độc đáo đó là dân bản Ông coi dân là quan trọng nhất, kế đến
là giang sơn xã tắc, vua là thường thôi “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
Và ông giải thích là có dân mới lập nên nước, có nước mới lập nên vua, chứ vua không thể sinh ra dân Quan hệ vua tôi là quan hệ hai chiều, tôn trọng lẫn nhau Nếu vua coi bề tôi như cỏ rác thì bề tôi sẽ coi vua như kẻ thù Nếu vua không có đạo đức thì không còn xứng đáng làm vua nữa mà chỉ là “một thằng” thôi và nhân dân có quyền đạo đức để lật đổ ngôi vua
Trang 5Thời Mạnh Tử, chế độ công hữu tan rã, chế độ tư hữu ra đời Mạnh Tử chủ trương chế độ “Bảo dân”, tức là lo cho dân đủ mọi điều để cho dân vững tin sản xuất Ông chủ trương giảm hình phạt, bớt thuế má nhằm tạo cho người dân có một sản nghiệp để phụng dưỡng bố mẹ và nuôi nấng vợ con để cho: “Năm được mùa thì no đủ, năm mất mùa thì không bị đói” Cơ sở của tư tưởng này là: “Có hằng sản mới có hằng tâm”
Tóm lại, triết học của Mạnh Tử tuy còn mang yếu tố duy tâm và thần bí (hạn
chế) nhưng trong học thuyết về CT-XH với tư tưởng “nhân chính”, “bảo dân” có
ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử XH Vì thế, Mạnh Tử xứng đáng được hậu thế phong là bậc Á thánh
Đường lối CT - XH của Tuân Tử:
Tuân Tử (315-220) tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh Đời Hán đặt tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô
"Tuân Tử" Tuân Tử người nước Triệu
Tuân Tử là người phát triển học thuyết của Khổng Tử, đề cao nhân, nghĩa, lễ nhạc và chính danh Tuy nhiên, ông phản đối quan niệm của Khổng Tử và Mạnh
Tử về những vấn đề chính trị và đạo đức Tuân Tử đứng trên quan điểm duy vật và
vô thần (tích cực), ông cho rằng tự nhiên gồm 3 bộ phận: trời, đất và người Trời
chỉ là một bộ phận của tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ sở hình thành và biến hoá
của vạn vật Như vậy, trời không quyết định vận mệnh của con người Việc trị hay
loạn, lành hay dữ là do con người làm ra chứ không phải tại trời Nếu con người hành động thuận với lẽ tự nhiên thì lành, trái lại sẽ gặp loạn “Lấy sự trị mà đối phó với đạo thì lành, lấy sự loạn mà đối phó với đạo ấy thì dữ”
Không chỉ hành động phù hợp với tự nhiên mà con người có thể cải tạo tự
nhiên và XH để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn Ông phê phán mê tín dị đoan, việc
tôn thờ trời, ỷ lại trời, khuyên con người nên tin ở sức mình, ra sức phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, ăn ở điều độ, giữ gìn sức khoẻ thì trời sẽ không để cho nghèo khó và bệnh tật
Ông chủ trương sửa trị việc nước, giáo dục đạo đức, lễ nghĩa làm cho xã hội tiến bộ, văn minh hơn Đó là chức năng của người có thể sánh ngang với trời vậy Ông đề cao “lễ trị”, ông cho rằng lễ nghĩa và đẳng cấp trong XH là cần thiết để duy trì trật tự XH
Trang 62 So sánh đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia
2.1 Khác nhau:
Người sáng lập: Khổng
Tử; sau đó, Mạnh Tử phát
triển về phía duy tâm tiên
nghiệm, Tuân Tử phát
triển về phía duy vật
Người sáng lập: Lão Tử
sáng lập và Trang Tử phát triển, hoàn thiện
Người sáng lập: Quản
Trọng là người đầu tiên bàn đến pháp luật như là phương pháp trị quốc Thận Đáo, Thân Bất Hại chủ trương pháp trị Được Hàn Phi phát triển lên đỉnh cao trên cơ sở tổng hợp những yếu tố hợp lý trong 3 học thuyết Nho gia, Đạo gia và Pháp gia
Đường lối chính trị: “đức
trị” hay “nhân trị”
- Coi trọng giáo dục, phản
đối bạo lực và chiến
tranh
- Khổng Tử coi XH là
tổng hợp các mối quan hệ
giữa người với người, đó
là Ngũ luân và Tam
cương
- Các phạm trù cơ bản
trong học thuyết của
Khổng Tử là
Nhân-Nghĩa-Lễ-Chính danh:
+ Nhân: lòng thương
người có tính đẳng cấp
thể hiện trong các mối
quan hệ
+ Nghĩa: là hành vi đạo
đức biểu hiện của đức
nhân
+ Lễ: là hình thức thể
hiện lòng nhân
+ Chính danh: là điều cơ
bản để trị nước Nó có
nghĩa là người ở cương
vị nào thì phải xứng
đáng với cương vị đó,
Đường lối chính trị: sử
dụng học thuyết “vô vi”,
có nghĩa là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thần phái, không làm trái với tự nhiên, không can thiệp vào trật tự của tự nhiên, chỉ làm cho dân no bụng, xương cốt mạnh mà lòng hư tĩnh, khiến cho dân không biết, không muốn
- Không dùng luật pháp, không cần giáo dục nhân,
lễ, nghĩa, trí “Theo chính sách vô vi thì mọi việc đều trị” Lão Tử cho rằng:
Lễ là biểu hiện sự suy vi của trung hậu, thành tín,
là đầu mối của sự hỗn loạn Dùng trí để tính toán trước thì chỉ cái loè loẹt của đạo, mà là nguồn gốc của sự ngu muội Dân sở
dĩ khó trị là vì nhiều mưu trí, cho nên dùng trí mưu trị nước là cái hoạ cho nước, không dùng mưu trí
Đường lối chính trị: Hàn
Phi chủ trương đường lối
“pháp trị” Để cai trị XH cần phải có 3 yếu tố là Pháp, Thuật và Thế:
- Pháp là pháp luật, được công bố cho mọi người biết, để tuân theo và phải thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể vì không
có một thứ pháp luật luôn luôn đúng với mọi thời đại (lý luận “Tham nghiệm”) Pháp luật mà biến chuyển được theo với thời đại thì thiên hạ sẽ trị… Thời thế thay đổi mà phép trị dâ không thay đổi thì loạn Phải căn cứ vào tâm lý “tránh bại” và “cầu lợi” của con người để đặt
ra pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự XH
- Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu
- Thuật là phương pháp
Trang 7phái làm đúng danh
phận, chức trách của
mình
- Đường lối nhân trị của
Khổng Tử có tính chất
điều hòa mâu thuẫn giai
cấp, phản đối đấu tranh
Ông khuyên giai cấp
thống trị phải thương yêu,
tôn trọng, chăm lo cho
nhân dân Đồng thời, ông
cũng khuyên dân phải an
phận, lấy nghèo làm vui,
nghèo mà không oán
trách Ông coi việc oán
trách cảnh nghèo hèn, ưa
dùng bạo lực, là mầm
mống của loạn
để trị nước là cái phúc cho nước
- Lão Tử chủ trương bỏ nghệ thuật vì ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt, ngũ
âm làm cho người ta ù tai, ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi, ruỗi ngựa săn bắn làm cho người ta mê loạn, vàng bạc châu báu làm cho người ta đồi bại Cho nên Thánh nhân chỉ cần
no bụng mà không cần vui mắt
- Lão Tử chủ trương hạn chế quyền lực của Nhà nước và hoạt động của dân đến mức tối đa, để cho dân sống chất phác thời nguyên thủy, duy trì tình trạng nước nhỏ, dân
ít, quay lại thời kỳ cổ xưa thắt nút ghi dấu Ông nói:
“Nước nhỏ, dân ít, không
ai đi xa, có gươm gao không dùng, bỏ văn tự, sống lại thời kỳ thắt nút ghi dấu, hai nước ở cạnh nhau không nghe thấy tiếng gà gáy, cho sủa và ngàn đòi không qua lại”
mưu trí, thủ đoạn trong việc trị dân
Nếu pháp được công bố rộng rãi thì thuật là cơ trí, thủ đoạn ngấm ngầm của vua, không để ai biết (Thuật của Pháp gia có kế thừa yếu tố Chính danh của Nho gia)
2.2Giống nhau:
Mặc dù có những điểm khác nhau như vậy nhưng Nho gia, Đọa gia và Pháp gia có những điểm giống nhau sau:
hội Trung Quốc hiện đại và các nước lân cận Trung Quốc trong đó có Việt Nam đặc biệt là Nho gia
mỗi một quốc gia chịu ảnh hưởng của các học thuyết này con người xem
đó là chuẩn mực đạo đức, cách sống, cách đối xử giữa người với người trong xã hội
Trang 93 Nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của mỗi đường lối
3.1 Nho gia:
Ưu điểm:
- Nhìn chung quan điểm của Nho gia là rất tiến bộ đối với thời bấy giờ mặc dù chưa có nước nào áp dụng hết các nguyên tắc trên để xây dựng xã hội để chúng ta
có thể kiểm nghiệm được tính hiệu quả của các nguyên tắc trên Nhưng chắc chắn một điều rằng những quan điểm trên của Nho gia ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
xã hội không chỉ trước đây mà đến tận bây giờ, những quan điểm tích cực của Nho gia tác động đến đạo đức, cách sống và văn hóa không riêng gì tại Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các nước lân cận Trung Quốc trong đó có Việt Nam Những quan điểm của Nho gia ngày nay trở thành thước đo, chuẩn mực đạo đức, lối sống của con người (Tam tòng, tứ đức, )
Nhược điểm
- Việc quản lý một xã hội, một đất nước không chỉ đơn thuần dựa trên những yếu tố về nhân cách về chủ quan của con người mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác(vị trí địa lý, môi trường, lịch sử, ) Ngày nay để quản lý xã hội thì giai cấp thống trị (Nhà nước) không chỉ dùng văn hóa, đạo đức truyền thống, những quy định dân gian trong mối quan hệ mà còn phải dựa vào Pháp luật để điều tiết các mối quan hệ xã hội
- Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bật của KHCN, và xu thế hội nhập quốc
tế thì ngoài những giá trị truyền thống thì yêu cầu của cuộc sống còn đòi hỏi nhiều giá trị thực tế khác
3.2 Đạo gia:
Ưu điểm
- Đạo của Lão Tử vạch một lối thoát cho những ai, là kẻ bất mãn thế cuộc nhiễu nhương, đầy cạm bẫy như thời Xuân Thu Chiến Quốc, có được một lẽ sống riêng, hợp với bản chất chân thật của mình Đồng thời tránh được lối phản kháng bằng hành động phạm pháp cá nhân, hoặc bạo lực tập thể, khiến cho xã hội mà mình đã bất mãn càng thêm hỗn loạn, rối ren Đó là giá trị về xã hội
- Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, đang lúc vua quan các nước thực thi chính sách kiêm tính, để trở thành nước lớn, khả dĩ "kẹp thiên Tử nhi lệnh chư hầu (Uy hiếp nguyên thủ trung ương, chỉ huy các nước địa phương) Đồng thời, phần Tử trí thức cũng chủ trương “định ư nhất”, mong sao thực hiện được lý tưởng thiên hạ thống nhất thịnh trị, thì ngược lại, Lão Tử chủ trương "Tiểu quốc quả dân" (Nước nhỏ dân ít) Người cho rằng, với nước nhỏ dân thưa, thì ít có tranh chấp và
dễ trị Nhà nước chẳng phải nhọc lòng làm gì mà dân vẫn tự sống an lành Lý luận
đó của Lão Tử, lúc bấy giờ chẳng ai nghe theo, cả Khổng Tử cũng chẳng tin Nào ngờ thế giới ngày nay lại có lối tư duy mới, chẳng hẹn mà gặp nhau với Lão Tử Sau thời kỳ "Chiến tranh lạnh", có nhiều xứ khác nhau về dân tộc, tôn giáo trong
Trang 10cùng một quốc gia, đang đua nhau đứng lên tranh đấu, giành quyền độc lập tự chủ, như các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết, liên bang Nam Tư và khối dân miền bắc Iraq, ấn Độ hiện nay, cũng như Mông Cổ, Tây Tạng của Trung Quốc từ trước Trực diện với vấn đề này, quốc tế tuy chẳng tiện can dự trực tiếp, nhưng cũng không phản đối, thậm chí còn khuyến khích một cách gián tiếp nữa là khác
Đó là giá trị về chính trị
Nhược điểm
- Thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách nhiệm, nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi"
- Xây dựng một xã hội dựa trên thuyết vô vi đã vô tình lý tưởng hóa một xã hội mà ở đó không tồn tại đấu tranh và mâu thuẫn, đó là một xã hội không có thực
mà chỉ có giá trị ở mục tiêu phấn đấu và xây dựng đó là điều mà con người ao ước, hướng đến
3.3 Pháp gia:
Ưu điểm:
- Pháp gia coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo Là một bước tiến lớn, trong
tư tưởng chính trị thời cổ Trung Hoa Mục đích chính của quyền lực là để giúp cho nhà lãnh đạo có đủ phương tiện, mưu cầu quốc gia phú cường, bằng chính sách
"Canh chiến" do Hàn Phi đề xướng Tuy rằng Khổng Tử đã từng chủ trương "Tiên phú hậu giáo", nhưng thật sự thì chữ "Phú” đó, chỉ chiếm một tỉ số rất nhỏ, trong nấc thang giá trị của nhà Nho Đến Mạnh Tử thì lại càng coi trọng nhân nghĩa hơn phú cường, rõ ràng có khuynh hướng đi ngược lại với đòi hỏi của chính trị thời đại, nên không được vua chúa các nước hoan nghênh Mãi cho đến thời Tuân Tử, nhà Nho mới bắt đầu để ý tới vấn đề làm sao cho quốc gia giàu mạnh, là bởi chịu ảnh hưởng về tư tưởng và thành quả cụ thể của Pháp gia cùng thời
- Hàn Phi coi phú cường là mục tiêu tối cao của quốc gia Để đạt tới mục tiêu phú cường đó, Hàn Phi chủ trương áp dụng chính sách "Canh chiến", đưa hết trăm họ vào hệ thống tổ chức "Canh chiến" Được như vậy thì vào thời bình, nhân dân sẽ nỗ lực canh tác, làm cho nước giàu, nhờ có pháp lệnh khuyến khích; một khi xây ra chiến tranh, thì khối nông dân đã được tổ chức sẵn trong thời bình, đều trở thành lính chiến, có thể đưa ngay ra chiến trường chống giặc, như Hàn Phi đã nói: vô sự tắc quốc phú, hữu sự tắc binh cường" (Ngày thường vô sự, thì làm cho nước giàu, khi biến cố hữu sự, thì có sẵn quân mạnh) và "Hữu nạn tắc dụng kỳ Tử,
an bình tắc dụng kỳ lực" (Khi hoạn nạn thì họ bỏ mình vì nước, lúc an bình thì họ
ra sức xây dựng quốc gia)
Hạn chế