ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHAN THỊ TĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ "CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT " CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SINH - SINH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHAN THỊ TĂNG
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
"CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
" CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN SINH - SINH HỌC LỚP 11
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
HÀ NỘI – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC
Mã số: 601410
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Hưng
HÀ NỘI – 2012
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các biểu đồ iv
Danh mục các hình v
Mục lục vi
MỞ ĐẦU 11
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 16
1.1 Cơ sở lí luận 16
1.1.1 Khái niệm Bản đồ Tư duy 16
1.1.2 Lợi ích của Bản đồ Tư duy 17
1.1.3 Thế mạnh của việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học 18
1.1.4 Phương thức và nguyên tắc thành lập Bản đồ Tư duy 19
1.1.5 Phương tiện vẽ Bản đồ Tư duy 21
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.2.1 Cơ sở tâm lí của HS THPT hệ chuyên trong việc lĩnh hội tri thức 22
1.2.2 Chương trình Sinh học 11 chuyên sâu - THPT 23
1.2.3.Chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” 27
1.2.4 Thực trạng dạy và học Sinh học ở trường THPT 32
Chương 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT” 37 2.1 Quy trình thiết kế Bản đồ Tư duy trong dạy học 37
2.1.1 Quy trình thiết kế Bản đồ Tư duy trong dạy học 37
2.1.2 Ví dụ minh họa 40
2.2 Hướng dẫn học sinh quy trình lập Bản đồ Tư duy 53
2.2.1 Cho học sinh làm quen với phương pháp học bằng Bản đồ Tư duy 53 2.2.2 Quy trình lập Bản đồ Tư duy 53
2.2.3 Những lưu ý khi lập Bản đồ Tư duy 53
2.2.4 Thí dụ về sáng tạo Bản đồ Tư duy 54
Trang 42.3 Tổ chức hoạt động dạy học kiến thức mới bằng Bản đồ Tư duy 57
2.3.1 Học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên 57
2.3.2 Học sinh lên báo cáo, thuyết minh về Bản đồ Tư duy mà nhóm hoặc cá nhân đã thiết lập 59
2.3.3 Học sinh thảo luận, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy về kiến thức của bài học 60
2.3.4 Củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy hoàn chỉnh 61
2.4 Ví dụ minh họa 62
2.4.1 Tổ chức dạy học mục kiến thức “ tiến hóa của hệ hô hấp” 62
2.4.2 Các ví dụ về Bản đồ Tư duy trong chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” 67
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 74
3.1 Mục đích thực nghiệm 74
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 74
3.3 Tổ chức thực nghiệm 74
3.3.1 Chọn trường thực nghiệm 74
3.3.2 Nội dung thực nghiệm 75
3.3.3 Tiến trình tổ chức thực nghiệm 76
3.3.4 Các giáo án thực nghiệm 76
3.4 Kết quả thực nghiệm 103
3.4.1 Kết quả điều tra khảo sát 103
3.4.2 Kết quả các bài kiểm tra 105
3.4.3 Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm 105
3.4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 117
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 122
vii
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Để nâng cao chất lượng giáo dục cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học Muốn vậy, người giáo viên cần dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; bồi dưỡng cho học sinh khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh
- Trong đổi mới phương pháp dạy học, để chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong tiếp cận tri thức thì việc tích cực hóa hoạt động của người học là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn Sử dụng Bản đồ Tư duy (BĐTD) trong dạy học sẽ giải quyết tốt vấn đề này
- Trong chương trình chuyên sinh, nội dung kiến thức của các học phần đều rất dài và khó nhớ đặc biệt là học phần “Sinh lí cơ thể người và động vật ” Vì vậy, giáo viên (GV) cần phải khơi dậy tiềm năng, phát huy năng lực trong học tập cho học sinh (HS), đồng thời khái quát hoá và tóm lược một cách hiệu quả nhất nhưng vẫn sinh động để học sinh có thể áp dụng các kiến thức vào trong đời sống thường ngày cũng như trong các bài thi
3 Mục đích nghiên cứu
- Sử dụng BĐTD dạy học chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” cho HS 11 chuyên sinh đạt hiệu quả cao hơn, giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi của vấn đề và có các ứng dụng kiến thức một cách sáng tạo trong đời sống hằng ngày cũng như xử lí tốt các câu hỏi, bài tập trong các đề thi
- Hướng dẫn học sinh sử dụng quy trình lập BĐTD để ghi chép trong quá trình tìm tòi kiến thức mới
- Tiến hành thực nghiệm để xác định tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài
4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng BĐTD dạy học chuyên đề “ Chuyển hóa vật chất
và năng lượng ở động vật”
- Khách thể nghiên cứu: GV dạy sinh học và HS các lớp chuyên sinh thuộc
Trang 6trường THPT Sơn Tây, Hà Nội và trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc
5 Giả thuyết khoa học
Sử dụng BĐTD để thiết kế các bài giảng một cách hợp lý trong giảng dạy chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” cho học sinh 11 chuyên sinh sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý luận về BĐTD nói chung và sử dụng BĐTD trong dạy học môn Sinh học nói riêng
- Nghiên cứu thực trạng về việc sử dụng BĐTD trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng
- Sử dụng nguyên tắc, quy trình xây dựng BĐTD để thiết kế các BĐTD minh họa các nội dung kiến thức trong chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”
- Xây dựng giáo án có sử dụng phương tiện là BĐTD để dạy học chuyên đề
“Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”
- Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng sử dụng BĐTD
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định hiệu quả sử dụng B ĐTD trong dạy học chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” – Chương trình chuyên sinh - Sinh học 11, Trung học phổ thông
7 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng BĐTD dạy học chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” - Sinh học 11- Chương trình chuyên sinh, THPT
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng để phân tích các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), sử dụng BĐTD trong dạy học
Thông qua phân tích lí thuyết đã đi đến tổng hợp các tài liệu nghiên cứu để rút
ra hệ thống lí thuyết mới phục vụ cho đề tài
8.2 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí các kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm nhằm làm tăng tính chính xác, khách quan cho kết quả này, điều này làm tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu của đề tài
8.3 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế được sử dụng để tiến hành điều tra về thực trạng dạy và học sinh học THPT
8.4 Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành song song ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng theo kế hoạch đã đề
ra Sau đó đã phân tích cả định tính và định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm từ
Trang 7đó rút ra kết luận của đề tài
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Sử dụng Bản đồ tư duy dạy học chuyên đề “ Chuyển hóa vật chất
1.1.1 Khái niệm Bản đồ Tư duy
Bản đồ tư duy (Mind Map) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực
1.1.2 Lợi ích của Bản đồ Tư duy
- Cân bằng não
- Tăng sự hứng thú
- Phát huy khả năng sáng tạo
- Tăng khả năng ghi nhớ
- Tư duy tổng thể
- BĐTD giúp tổ chức và phân loại tốt các luồng suy nghĩ của chúng ta
- BĐTD giúp ta tiết kiệm thời gian hơn bởi nó chỉ sử dụng những từ khóa
1.1.3 Thế mạnh của việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học
- BĐTD giúp HS học được phương pháp học
- BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực
- BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả
- BĐTD giúp khắc phục hiện tượng dạy học theo lối đọc – chép và thói quen
“học vẹt” của HS
- BĐTD giúp phát triển tư duy và nhiều kĩ năng cho HS
- BĐTD giúp HS tự học ở nhà hiệu quả hơn
1.1.4 Phương thức và nguyên tắc thành lập Bản đồ Tư duy
1.1.4.1 Phương thức thành lập Bản đồ Tư duy
Bước 1: Tạo trung tâm
Bắt đầu từ một chủ đề chúng ta sẽ ghi lại một từ, một cụm từ ngắn gọn hay vẽ một hình ảnh tượng trương cho ý tưởng đầu tiên
Có thể thêm kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề
Bước 2: Tạo các nhánh cấp 1
Trang 8Vẽ các nhánh to tỏa ra từ trung tâm.Trên mỗi nhánh ghi các tiêu đề phụ diễn tả các khía cạnh của chủ đề
Bước 3: Tạo các nhánh cấp 2
Trên mỗi nhánh cấp 1, vẽ các nhánh nhỏ hơn tỏa ra từ cuối nhánh để tạo nên các nhánh cấp 2
Triển khai các ý của nhánh cấp 1
Bước 4: Tạo các nhánh con từ các nhánh trước đó
Theo nguyên tắc triển khai ý của các nhánh trước đó
Bước 5: Hoàn thiện
Thêm các liên kết, các mối liên hệ giữa các nhánh
Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ
1.1.4.2 Nguyên tắc thành lập Bản đồ Tư duy
- Luôn sử dụng màu sắc
- Dùng những hình ảnh xuyên suốt
- Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng
- Sử dụng một từ khoá trong mỗi dòng
- Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian
- Các nhánh cấp 1 khác nhau nên dùng các màu sắc khác nhau
-Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng màu sắc
- Giảm dần mức độ đậm của nhánh từ nhánh cấp 1 trở xuống
- Có thể đánh số thứ tự cho nhánh theo một chiều nhất định
- Phải nghĩ trước khi viết, viết ngắn gọn, có tổ chức
- Tránh cầu kì, tô vẽ quá nhiều hoặc ngược lại để BĐTD quá đơn giản
1.1.5 Phương tiện vẽ Bản đồ Tư duy
Một BĐTD có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy, bảng phụ, bảng với các loại bút màu, phấn màu khác nhau hoặc sử dụng phần mềm vẽ BĐTD
Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” :
1.2.1 Cơ sở tâm lí của HS THPT hệ chuyên trong việc lĩnh hội tri thức
Học sinh lứa tuổi THPT nói chung và học sinh THPT hệ chuyên nói riêng đã
có sự trưởng thành về mặt nhận thức, tư duy, tình cảm, giao tiếp
Về sinh học, các em đã được trang bị các kiến thức chung nhất, các khái niệm, các quy luật về sinh học Một số kĩ năng học tập đã được hình thành ở các lớp học dưới như
kĩ năng quan sát, trình bày, so sánh, tổng hợp Các em cũng đã được rèn luyện các kĩ năng
Trang 9tự đọc sách, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng thảo luận nhóm và trình bày về một vấn
đề sinh học
Hoạt động học tập ở HS hệ chuyên đòi hỏi tính năng động, độc lập lĩnh hội tri thức
và phải có tư duy lí luận Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời ghi nhớ lôgic trừu tượng, lôgic ý nghĩa ngày một gia tăng Tư duy lí luận, tư duy trừu tượng của HS bộc lộ khá rõ HS có thể tiếp nhận nguồn tri thức một cách sáng tạo, có thể phân tích, làm sáng tỏ một vấn đề một cách nhanh chóng, biết vận dụng những kiến thức đã có để lập luận, giải thích một vấn đề mới mà GV đưa ra
HS THPT hệ chuyên là những học sinh có năng lực tư duy tốt, có năng khiếu và niềm đam mê về một hoặc một vài môn học nào đó, xác định được thái độ và động cơ học tập rõ ràng.Tuy nhiên năng lực tư duy của HS THPT hệ chuyên cũng chưa được hoàn thiện như người trưởng thành.Trong giảng dạy Sinh học nói riêng và trong nhà trường nói chung phải thường xuyên đổi mới, nâng cao, củng cố, phát triển ở các em kiến thức kĩ năng và tư duy
1.2.2 Chương trình Sinh học 11 chuyên sâu - THPT
1.2.2.1 Mục tiêu của chương trình
- HS có những hiểu biết cơ bản, hiện đại, thực tiễn, nâng cao, mở rộng về cấp
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm qua các bài thực hành
- Rèn luyện kĩ năng tư duy phân tích – quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, kĩ năng nhận biết, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và thực tiễn cuộc sống)
- Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập và xử lí thông tin, lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, biết làm việc theo cá nhân và nhóm, biết làm các báo cáo nhỏ, biết trình bày trước tổ, lớp…
- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức
và giải thích bản chất và tính quy luật của các hiện tượng của thế giới sống
- Có ý thức vận dụng các tri thức và kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống học tập và lao động
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình
1.2.2.2 Cấu trúc chương trình
Trang 10Chương trình Sinh học 11 chuyên sâu gồm 88 tiết trong đó có: 68 tiết lí thuyết,
10 tiết thực hành, 10 tiết ôn tập và kiểm tra
Chương trình đề cập đến sinh học cơ thể (thực vật và động vật), được tích hợp trong 4 chương sau:
- Chương 1: đề cập đến sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở mức độ cơ thể
- Chương 2: đề cập đến tính cảm ứng của cơ thể
- Chương 3: đề cập đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể
- Chương 4: đề cập đến sinh sản của cơ thể
Mỗi chương gồm 2 phần về thực vật và động vật Như vậy, cấu trúc chương trình có thể chia thành 8 chuyên đề sau:
+ Chuyên đề 1: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
+ Chuyên đề 2: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
+ Chuyên đề 3: tính cảm ứng của cơ thể thực vật
+ Chuyên đề 4: tính cảm ứng của cơ thể động vật
+ Chuyên đề 5: sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật
+ Chuyên đề 6: sinh trưởng và phát triển của cơ thể động vật
+ Chuyên đề 7: sinh sản của cơ thể thực vật
+ Chuyên đề 8: sinh sản của cơ thể động vật
Cuối mỗi chương đều có bài thực hành nhằm minh họa, củng cố, phát triển nhận thức của học sinh về nội dung vừa học
1.2.2.3 Nội dung chương trình
Nội dung chương trình Sinh học 11 chuyên sâu được xây dựng dựa trên nội dung của sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng dành cho chương trình Sinh học 11 chuyên sâu
1.2.3.Chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”
1.2.2.1 Mục tiêu của chuyên đề
* Về kiến thức:
- Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào và nêu được sự phức tạp hóa trong cấu tạo của cơ quan tiêu hóa trong quá trình tiến hóa ở các động vật
- Phân tích được sự tiến hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn từ động vật chưa có
cơ quan tiêu hóa đến động vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa
- Giải thích rõ các cơ chế điều hòa tiết dịch tiêu hóa ở người
- Mô tả cơ chế tiêu hóa cơ học ở các bộ phận trong ống tiêu hóa
- Giải thích được những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hóa đối với các loại thức ăn khác nhau (thức ăn có nguồn gốc thực vật, thức ăn có nguồn gốc động vật) ở các nhóm động vật
- So sánh hiệu quả tiêu hóa giữa các nhóm động vật
- Trình bày được cơ chế và quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và con đường vận chuyển các chất hấp thụ
Trang 11- Giải thích được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
- Giải thích được những đặc điểm tiến hóa và thích nghi thể hiện qua cấu tạo và chức năng của các hệ hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau
- Phân tích được các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí của bề mặt trao đổi khí
- Mô tả được cơ chế các quá trình trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, qua mang, qua
- Phân tích những đặc điểm của phế nang thích nghi với chức năng trao đổi khí
- Mô tả được hoạt động thông khí ở người
- Giải thích được các khái niệm: màng phổi, áp suất âm trong khoang màng phổi, thể tích khí lưu thông, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí dự trữ thở ra, thể tích khí cặn, dung tích sống, lưu lượng thở
- Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở mô
- Nêu rõ các dạng vận chuyển khí O2 và CO2 trong máu
- Nêu được vai trò của máu và dịch mô trong quá trình vận chuyển khí O2 và CO2
ở động vật
- Trình bày được cơ chế điều hòa hô hấp
- Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn như tại sao trẻ em cất tiếng khóc chào đời, tại sao giun đốt bị chết nếu để giun trên mặt đất một thời gian
- Giải thích được những đặc điểm tiến hóa và thích nghi thể hiện qua cấu tạo và chức năng của các dạng hệ tuần hoàn (hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép) ở các nhóm động vật khác nhau
- Trình bày được qui luật hoạt động của tim và của hệ mạch, biến động huyết áp
và vận tốc máu trong hệ mạch
- Giải thích được các đặc tính sinh lí của cơ tim
- Tìm ra nguyên nhân gây nên sự khác biệt giữa đặc tính của cơ tim và cơ vân
- Giải thích được tại sao tim người hoạt động liên tục mà không mệt mỏi
- Trình bày rõ các khái niệm thể tích tâm thu, lưu lượng tim
- Giải thích được nguyên nhân gây biến động huyết áp, vận tốc máu trong mạch
- Giải thích được nguyên nhân máu chảy trong tĩnh mạch và trở về tim
- Mô tả được cơ chế trao đổi chất ở mao mạch
- Trình bày được các đặc điểm của tuần hoàn bạch huyết
- Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch
Trang 12- Trình bày được ý nghĩa của cân bằng nội môi đối với cơ thể
- Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi
- Nêu được cơ chế điều hòa đường huyết, điều hòa áp suất thẩm thấu, điều hòa thân nhiệt và điều hòa pH máu
- Nêu được vai trò của cơ quan bài tiết trong cân bằng nội môi
- Nêu được các chất bài tiết và cơ quan bài tiết ở động vật
- Xác định chiều hướng tiến hóa trong cấu tạo hệ bài tiết ở các nhóm động vật
- Mô tả cơ chế quá trình hình thành nước tiểu ở thận người
- Nêu được cấu tạo và chức năng của các hệ bài tiết nước tiểu ở các nhóm ĐV
- Giải thích được các cơ chế điều hòa hoạt động thận
- Trình bày sự thích nghi của thận động vật có xương sống đối với môi trường
* Về kĩ năng: Rèn được kĩ năng thực hiện một số thí nghiệm như đo huyết áp , đo thân nhiệt, đếm nhịp tim, nghiên cứu tính tự động của tim , vận chuyển máu trong hệ mạch, điều hòa thần kinh thể dịch đối với hoạt động của tim , tác dụng điều hòa hô hấp của CO2
1.2.2.2 Nội dung kiến thức của chuyên đề
Chuyên đề “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật ” Sinh học 11 – chương trình chuyên sinh gồm có 15 tiết, trong đó có 14 tiết lý thuyết và 1 tiết thực
hành Các bài này đề cập đến các vấn đề cụ thể như sau
Bảng 1.1: Nội dung kiến thức chuyên đề “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật ” Sinh học 11 – chương trình chuyên sinh bậc Trung học phổ thông
Tiết Tên bài Nội dung kiến thức
1 Tiêu hóa và hấp thụ - Khái niệm về tiêu hoá
- Sự tiến hóa của hệ tiêu hóa:
- Tiêu hóa nội bào
- Tiêu hóa ngoại bào
- Tiêu hóa cơ học
- Tiêu hóa hóa học
2 Tiêu hóa và hấp thụ (tiếp theo) Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người
3 Tiêu hóa và hấp thụ (tiếp theo) - Tiêu hóa thức ăn ở ĐV nhai lại
- Tiêu hóa ở ĐV không nhai lại
- Tiêu hóa ở chim
4 Tiêu hóa và hấp thụ (tiếp theo) - Tiêu hóa thức ăn ở ĐV ăn thịt
- Hấp thụ các chất
5 Hô hấp - Khái niệm hô hấp
- Các giai đoạn của hô hấp
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí
Trang 13- Sự tiến hóa của hệ hô hấp
- Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể - Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí
- Trao đổi khí bằng mang ở cá
- Trao đổi khí bằng phổi ở chim
6 Hô hấp (tiếp theo) - Quá trình hô hấp ở người
- Điều hòa hô hấp
7 Tuần hoàn - Vai trò của hệ tuần hoàn
- Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn hở
- Hệ tuần hoàn kín
- Hệ tuần hoàn đơn
- Hệ tuần hoàn kép
8 Hoạt động của các cơ quan tuần
hoàn Sinh lí tim
9 Hoạt động của các cơ quan tuần
hoàn (tiếp theo) Sinh lí hệ mạch
10 Hoạt động của các cơ quan tuần
hoàn (tiếp theo) Điều hòa tuần hoàn máu
11 Bài tiết - Khái niệm bài tiết
- Các chất bài tiết
- Tiến hóa của hệ bài tiết:
- Bài tiết ở động vật nguyên sinh
- Nguyên đơn thận
- Hậu đơn thận
- Ống thận Malpighi
- Thận của động vật có xương sống
12 Bài tiết (tiếp theo) Hình thành nước tiểu ở người
13 Cân bằng nội môi - Cân bằng nội môi
- Điều hòa hoạt động thận:
+ Điều hòa thần kinh
Cân bằng nội môi (tiếp theo) - Vai trò của gan
- Cân bằng pH nội môi
- Cân bằng nhiệt
Trang 1415 Thực hành: Thí nghiệm đo huyết
áp, đo thân nhiệt, đếm nhịp tim,
nghiên cứu tính tự động của tim,
vận chuyển máu trong hệ mạch,
điều hòa thần kinh thể dịch đối với
hoạt động của tim, tác dụng điều
hòa hô hấp của CO2
1.2.4 Thực trạng dạy và học Sinh học ở trường THPT
1.2.4.1 Thực trạng việc giảng dạy của giáo viên
Như vậy, hiện tại đa số GV vẫn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
* Về phương tiện dạy học
Phần lớn GV được hỏi đều cho biết đồ dùng dạy học hiện nay trong trường khá đầy đủ và có thể sử dụng bình thường nhưng ít khi GV sử dụng
Nội dung câu hỏi khảo sát
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
- Thuyết trình giảng giải 48,6 51,4 0
- Vấn đáp, đàm thoại 68,5 31,5 0
- Giải thích, minh họa 70,6 29,4 0
- Sử dụng phương tiện trực quan 27,4 57,6 15