1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh

133 3,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Vì vậy, những nội dung về tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và dân chủ của Hồ Chí Minh là định hướng, là bài học vô cùng quý giá trong kho tàng lý luận của dân tộc để xây dựng một đất nư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

CAO PHAN GIANG

SỰ PHÁT TRIỂN TỪ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI ĐẾN TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH

Luận văn thạc sĩ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG CHÍ BẢO

Hà Nội - 2010

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN

TRÃI VÀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH 8

1.2 Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân

VÀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH 38 2.1 Nội dung tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi 38

CHỦ HỒ CHÍ MINH SO VỚI TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA

3.4 Phạm vi quan niệm về dân và mức độ quyền lực của dân 114

Trang 4

và mai sau

Tuy ở hai thời đại lịch sử khác nhau, song tư tưởng nói chung và tư tưởng văn hoá chính trị nói riêng của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều có một điểm chung, đó là chữ “dân” Cả cuộc đời, sự nghiệp của họ đều thể hiện

tư tưởng yêu dân, thân dân, vì dân…Có thể nói, họ là những đại diện tiêu biểu cho dòng tư tưởng vì dân ở Việt Nam, tạo nên sự kết nối liên tục của dòng tư tưởng này trong di sản văn hoá tư tưởng dân tộc

Dân chủ là một hằng số văn hóa củ a nhân loa ̣i Đây là giá trị có tính phổ quát đối với mỗi quốc gia dân tô ̣c Tuy nhiên, truyền thống tư tưởng vì dân, dân chủ ở Việt Nam vẫn tiềm tàng nhiều giá trị khoa học lý luận cần được quan tâm nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt là tư tưởng của Nguyễn Trãi và

Hồ Chí Minh cùng với mối quan hệ của hai nhà tư tưởng kiệt suất này Vì vậy, những nội dung về tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và dân chủ của Hồ Chí Minh là định hướng, là bài học vô cùng quý giá trong kho tàng lý luận của dân tộc để xây dựng một đất nước, một chế độ chính trị dân chủ và tiến bộ mà

ta cần phải nghiên cứu một cách hệ thống làm cơ sở để vận dụng và sáng tạo đúng đắn vào quá trình dân chủ hoá ở nước ta hiện nay

Trang 5

1.2 Về mặt thực tiễn

Ngày nay, nước ta đang phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội - chế độ xã hội hướng đến sự giải phóng và phát triển toàn diện con người Theo đó, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam

Quá trình xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề cần phải được giải quyết: giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; xây dựng Đảng cầm quyền thực sự là một Đảng chân chính, cách mạng, là đạo đức, là văn minh; xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, thực sự là của dân, do dân và vì dân; đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng,… Hàng loạt những vấn đề đó đều liên quan mật thiết đến dân và dân chủ

Vì lẽ đó, việc đi sâu tìm hiểu tư tưởng chính trị về dân, thân dân và dân chủ trong lịch sử tư tưởng văn hoá chính trị Việt Nam nói chung, tư tưởng của hai nhà tư tưởng đại biểu cho hai thời đại, hai giai đoạn lịch sử truyền thống

và hiện đại nói riêng là cần thiết Ngoài ra, cần phải nghiên cứu mối liên hệ, thể hiện sự phát triển tư tưởng giữa tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh để từ đó rút ra bài học về nhận thức tư tưởng,

về nhân sinh và hành động làm cơ sở cho những hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề:

“Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Việt Nam học

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Thân dân và dân chủ là vấn đề rộng lớn, bức xúc, nên từ lâu đã thu hút nhiều nhà hoạt động chính trị, cũng như các học giả, các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong nước và trên thế giới nghiên cứu từ những góc độ, cấp độ khác nhau Điều đó được ghi nhận ở nhiều công trình, bài viết của nhiều tác giả và tập thể tác giả

Trang 6

2.1 Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

- Nhóm đề tài, công trình khoa học liên quan: TS Nguyễn Hoài Văn (chủ nhiệm đề tài), năm 2007: “Sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam

từ thế kỷ X đến thế kỷ XV” Đề tài này đã nghiên cứu sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam qua các thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, trong đó

có nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Trãi - được xem là tập đại thành của tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống Tác giả đã nghiên cứu khái quát về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đồng thời đi sâu tìm hiểu giá trị tư tưởng nhân nghĩa của ông;

- Một số sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể kể đến là: Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam: “Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi”, Nxb khoa học xã hội Hà Nội, H, 1982; Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp: “Nguyễn Trãi

- người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt suất”, Nxb Sự thật, H, 1882;

- Cùng với những công trình khoa học nêu trên, còn có một số luận án nghiên cứu vấn đề này là: Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị của Phạm Ngọc Quang năm 1999 - 2000 với đề tài “Tìm hiểu giá trị nhân văn trong tư tưởng Nguyễn Trãi” (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) Bản luận văn này đã đi sâu phân tích tư tưởng yêu nước, thương dân từ tác phẩm trong sự nghiệp anh hùng và bi tráng của Nguyễn Trãi - nhà nhân văn chủ nghĩa lỗi lạc của Việt Nam thế kỷ XV; Luận văn tốt nghiệp đại học năm 2004 của Nguyễn Hữu Nhạc: “Tư tưởng nhân dân của Nguyễn Trãi” Luận văn này đã

đề cập một cách khái quát tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi trên cương vị là một nhà chính trị, nhà quân sự

2.2 Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh

- Nhóm đề tài, công trình khoa học liên quan: PGS.TS Phạm Hồng Chương (chủ nhiệm), năm 2004: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” Công trình này đã khái quát về

tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, phân tích nội dung dân chủ trong các lĩnh vực

Trang 7

cụ thể và làm rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục ý thức dân chủ cho người dân trong xã hội; GS.TS Mạch Quang Thắng (chủ nhiệm), năm 1999: “Đảm bảo và phát huy dân chủ trong chế độ một Đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay” Trong công trình, tác giả đã khái quát về lý luận về dân chủ, đưa ra một số đề xuất để thực hiện cũng như phát huy vai trò của dân chủ trong điều kiện nước ta, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm dân chủ

và cơ chế một Đảng cầm quyền ở Việt Nam;

- Một số sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu có thể kể đến là: Phạm Thành, Nguyễn Khắc Mai: “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh”, Nxb Sự thật,

H, 1991; Nguyễn Khắc Mai: “Dân chủ - di sản văn hóa của Hồ Chí Minh”, Nxb Lao động, H, 1997; Phạm Hồng Chương: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ”, Nxb Lý luận chính trị, H, 2004; Phạm Văn Bính: “Phương pháp dân chủ

Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2007; Hoàng Chí Bảo: “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh”, Nxb Lý luận chính trị, H, 2004;

- Một số luận án nghiên cứu vấn đề này là: Luận án tiến sĩ bảo vệ năm

2003 của Phạm Văn Bính: “ Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa” Luận án này đã nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh tập trung ở mặt phương pháp thực hành dân chủ của Người, biểu hiện trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống chính trị - xã hội; Luận văn thạc sĩ bảo vệ năm 2008 của Nguyễn Thế Phúc: “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị - giá trị lý luận và thực tiễn Qua luận văn này, tác giả làm rõ giá trị tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực chính trị với những mặt dân chủ trong chính trị, kinh tế và văn hoá - xã hội

2.3 Những nghiên cứu liên quan đến dân chủ trong đổi mới

- Các ấn phẩm sách: Hoàng Chí Bảo: “Xây dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2006; Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2007; Vũ Hoàng Công (chủ

Trang 8

biên): “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nxb Chính trị - hành chính, H, 2008;

- Luận án: Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học, 1991 của tác giả Hồ Tấn Sáng: “Dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”; Luận án tiến sĩ, 2005, tác giả Nguyễn Thị Hiền Oanh: “Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đối với việc hình thành quyền làm chủ của nhân dân”; Luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2007 của Nguyễn Thị Tâm: “Dân chủ ở cơ sở và vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta hiện nay”

Ngoài ra, còn rất nhiều các bài báo đã đăng tải trên các tạp chí khoa học liên quan đến tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, về dân chủ và dân chủ hóa ở nước ta trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua

Có thể nhìn nhận một cách tổng quát, các công trình nêu trên đã tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều chiều cạnh về vấn đề thân dân, dân chủ nói chung,

tư tưởng của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh nói riêng Những kết quả nghiên cứu đó là tiền đề, cơ sở, đã gợi mở quan trọng cho tác giả triển khai đề tài này Tuy vậy, các công trình trên mới chỉ nghiên cứu tư tưởng thân dân và dân chủ dưới góc độ triết học, Hồ Chí Minh học, chính trị học… chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, đặc biệt là thấy được mạch nguồn văn hoá dân chủ trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, làm rõ sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nhận thức tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng

dân chủ Hồ Chí Minh, luận văn làm rõ nét khác biệt, chỉ ra sự kế thừa và phát triển sáng tạo của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh từ những giá trị tư tưởng

thân dân truyền thống mà đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trãi, thấy rõ mạch

nguồn sáng tạo của tư tưởng vì dân trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam

Trang 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Những tư tưởng, quan niệm của Nguyễn Trãi về thái bình, thịnh trị, hạnh phúc của nhân dân, về một Nhà nước phong kiến vững mạnh, về tề gia, trị quốc, bình thiên hạ và quan niệm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về Nhà nước

và vai trò của Đảng, vị trí, vai trò, quyền lực của nhân dân;

- Thực tiễn tổ chức và xây dựng nghĩa quân, xây dựng Nhà nước phong kiến đương thời, Nhà nước Việt Nam, quá trình dân chủ hóa ở nước ta hiện nay;

- Các hoạt động, hành động, ứng xử của Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh trong cuộc đời và sự nghiệp của mình

5 Phương pha ́ p luâ ̣n và các phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền dân chủ trong đất nước

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể sau:

- Phương pháp lôgic - lịch sử

Trang 10

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp liên ngành giữa văn hoá học, sử học và chính trị học

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Phân tích, hệ thống hoá nội dung tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh

- Luận chứng sự phát triển của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh so với tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi trong mối liên hệ lôgíc và lịch sử

7 Kết cấu cu ̉ a luâ ̣n văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 11

Chương 1

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ THÂN DÂN VÀ DÂN CHỦ;

SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI

VÀ TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH

1.1 Khái luận chung về thân dân và dân chủ

Thân dân và dân chủ là hai khái niệm khác nhau, biểu hiện tính chất,

mức độ khác nhau trong hệ tư tưởng chính trị vì dân Thân dân và dân chủ

đều là những giá trị cơ bản của văn hoá chính trị Việt Nam truyền thống, là những hằng số văn hóa củ a nhân loa ̣i Chiều sâu của giá trị tư tưởng này chính là ở chỗ, nó đề cao vai trò và những khả năng sáng tạo đích thực của con người, là thước đo cho sự tiến bộ của một xã hội

Để làm rõ hai khái niệm này, cần phải thấy được những điểm giống và khác nhau giữa chúng

1.1.1 Khái niệm thân dân

Thân dân là một khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân"

Theo nghĩa gốc của từ, thân dân có nghĩa là gần dân Ta có thể hiểu

thân dân là đi vào đời sống của nhân dân, hiểu dân cần gì, muốn gì

Mượn lời Khổng Tử, Hồ Chí Minh giải thích khái niệm “thân dân” theo

một cách hiểu mới: “Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết Nói một cách khác, tức là “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu

thiên hạ chi lạc nhi lạc " (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ)

Như vậy, thân dân là khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo Thân dân có thể được hiểu là thái độ gần dân, chăm lo đến lợi ích và đời sống nhân dân của người lãnh đạo, cầm quyền

1.1.2 Khái niệm dân chủ

Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI trước Công nguyên Theo nhà triết học Hi Lạp cổ đại Aristote (384 - 322 trước Công

Trang 12

nguyên) thì Solon (khoảng 638 - 559 trước Công nguyên) là người đầu tiên đặt nền tảng cho khái niệm dân chủ Solon cho rằng, muốn xây dựng một nhà nước trên cơ sở một nền dân chủ phải thông qua tuyển cử và hòa nhập sức mạnh với pháp luật

Dân chủ hiểu theo từ nguyên, bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ đại:

“Demokratia” Demokratia được ghép từ hai từ, Demos: là nhân dân; Kratia:

là chính quyền hay quyền lực Như vậy, theo nguyên nghĩa của nó, dân chủ có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân Nó nói lên rằng nhân dân là chủ thể của quyền lực Đến thế kỷ XVIII, người Anh đã dựa vào ngôn ngữ Hi Lạp cổ để đưa ra

thuật ngữ “democracy”, có nghĩa là “chính thể dân chủ”, một trong những hình thức chính quyền với đặc trưng là: chính quyền nhà nước phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân

Từ “dân chủ” xuất hiện vào cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, đầu chiếm hữu nô lệ, được ghi bằng tiếng Hy Lạp với nghĩa quyền lực thuộc về

nhân dân Nhưng nhân dân là ai? Nhân dân là số nhiều, hay số ít sẽ ảnh

hưởng và quy định phạm vi, mức độ của nền dân chủ Theo lý luận, “nhân dân” thường được hiểu là số đông, là đại đa số quần chúng lao động Tuy nhiên, trong thực tế lịch sử, trong các xã hội có mâu thuẫn đối kháng về giai cấp, nhân dân lại thường là số ít, đó là những người cầm quyền Xã hội có giai cấp, mặc dù địa vị pháp lý quyền lực thuộc về đa số, nhưng trên thực tế, quyền lực lại chỉ nằm trong tay những kẻ có quyền, có tiền, những kẻ thống trị xã hội Hay nói cách khác, trong xã hội ấy, quyền lực chỉ thuộc về số ít những kẻ bóc lột Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ chiếm

tới 95% dân số, nhưng quyền lực không thuộc về họ Họ chỉ đuợc xem là

“công cụ biết nói” Trong khi đó, tầng lớp chủ nô, tăng lữ chỉ chiếm 5% dân

số lại là chủ thể của quyền lực Trong xã hội phong kiến, nhân dân là đại đa

số, nhưng quyền lực lại không thuộc về họ mà chỉ tập trung trong tay một ông vua, với quyền năng tối thượng Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quyền lực lại

Trang 13

thuộc về bộ phận những người có của, giai cấp tư sản - bộ phận chiếm số ít trong xã hội Theo sự phát triển của lịch sử xã hội, chủ nghĩa cộng sản sẽ là một chế độ dân chủ thực sự, quyền lực thuộc về nhân dân là số đông Điều này, chỉ thực hiện được khi giai cấp lãnh đạo xã hội thực hiện được sự thắng lợi về kinh tế, chính trị làm cho nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một đời sống chính trị văn minh Hay, ở Việt Nam, mục tiêu tổng quát của Chủ nghĩa xã hội - giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản được cụ thể hóa là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nếu không thực hiện được những mục tiêu trên, thì xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ

là hình thức

Dân chủ là một khái niệm bao quát nội dung rộng lớn Người ta thường tiếp cận dân chủ trên những bình diện sau:

+ Dân chủ là một phạm trù chính trị: Dân chủ biểu hiện như một chế độ

chính trị trong một xã hội có giai cấp Ở phương diện này, tính chất của dân chủ tùy thuộc vào chỗ quyền lực chính trị thuộc về giai cấp nào Thực chất đó là

sự tập trung quyền lực vào tay giai cấp cầm quyền Chính vì vậy, đã từng xuất hiện dân chủ chủ nô bảo vệ quyền lực cho giai cấp chủ nô, dân chủ tư sản bảo vệ quyền lực cho giai cấp tư sản, dân chủ vô sản - dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo vệ quyền lực cho giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động

Theo cách tiếp cận này, dân chủ là một phạm trù lịch sử: theo nghĩa dân

chủ xuất hiện cùng với giai cấp và Nhà nước (đó là dân chủ chính trị) và dân chủ chính trị sẽ không tồn tại mãi mãi Dân chủ được hiểu là một chế độ nhà nước, một hình thái nhà nước, một chế độ xã hội Khi đó, tư tưởng về dân chủ,

ý thức về dân chủ phải được đẩy đến hành vi dân chủ Nó được thể hiện qua

tổ chức bộ máy Nhà nước, trong khuôn khổ một thể chế nhất định, trước hết

là thể chế chính trị pháp lý, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật những quyền

tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân Ví dụ: pháp luật thừa nhận các quyền

tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ứng cử, bầu cử…Dân chủ được cụ thể

Trang 14

hóa thành các cơ chế để thực thi trong đời sống Dân chủ được quy định thành nghĩa vụ của công dân với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước với công

dân Với cách tiếp cận dân chủ theo phạm trù chính trị, phạm trù lịch sử, thì dân chủ tồn tại với tư cách là một chế độ, một nền dân chủ được biểu

hiện thông qua các đặc điểm rõ ràng như: nội dung của dân chủ được cụ thể hóa qua những quy định chính thống của hiến pháp và pháp luật; nội dung của dân chủ được thực thi bằng sức mạnh bộ máy Nhà nước; nó được cưỡng chế, áp đặt thực hiện với toàn xã hội bằng chính sức mạnh và quyền

uy của bộ máy đó

+ Dân chủ là một giá trị văn hóa: Dân chủ chỉ trạng thái, tính chất và

mức độ giải phóng con người, là khái niệm biểu đạt thành quả đấu tranh đòi giải phóng của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, quyền làm chủ của mình Đây là cách tiếp cận dân chủ dưới góc độ giá trị, biểu hiện giá trị nhân văn của xã hội, của dân chủ Dân chủ với ý nghĩa là giá

trị văn hóa thì vẫn còn tồn tại mãi mãi Dưới góc độ này, dân chủ là phạm trù vĩnh viễn

+ Dân chủ là một nguyên tắc, phương thức hoạt động của một tổ chức chính trị - xã hội: Nguyên tắc, phương thức này bao hàm một số nội dung,

như: cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số…Ví dụ: nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt đảng, ở đây là Đảng Cộng sản Tập trung dân chủ (mà Hồ Chí Minh thường gọi là: dân chủ tập trung) còn là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước; các tổ chức chính trị và chính trị -

xã hội ở nước ta

Các hướng tiếp cận trên làm phong phú nội hàm khái niệm dân chủ, tùy từng bối cảnh cụ thể mà người ta nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác tương ứng với các cách tiếp cận đó Ta cần thấy rõ tính liên kết, xâu chuỗi của các các quan niệm này trong khái niệm lý luận về dân chủ và trong thực tiễn dân chủ

Trang 15

Khi vẫn tồn tại nhà nước, dân chủ thường được tiếp cận là một phạm

trù chính trị, được xem xét với tư cách là một nền chính trị, một chế độ chính

trị Với tư cách là một chế độ chính trị, lịch sử phát triển chế độ dân chủ là lịch sử lâu dài, quanh co và phức tạp Cho đến nay, tương ứng với các hình thái kinh

tế - xã hội, loài người đã và đang thực hiện các chế độ dân chủ sau: Dân chủ nguyên thủy; Dân chủ chủ nô; Dân chủ tư sản; Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Như vậy, dân chủ xuất hiện từ cơ sở chín muồi của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và luôn phát triển trên cơ sở các điều kiện về kinh tế, chính trị,

xã hội Mỗi bước ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội đều dẫn đến

sự phát triển tương ứng của tiến trình dân chủ Dân chủ chính là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động đối với giai cấp bóc lột, để tự giải phóng bản thân mình

và khẳng định vị thế, vai trò của người chủ trong xã hội

Thân dân và dân chủ là những khái niệm tư tưởng vì dân, cùng ghi nhận

quyền lợi của nhân dân Nó đều thể hiện thái độ gần gũi, trân trọng dân, bảo

vệ quyền lợi hợp pháp của dân Tuy vậy, hai khái niệm này thể hiện những nội hàm khác nhau:

Thân dân với ý nghĩa là gần dân thì khái niệm này thường được sử dụng trong xã hội phong kiến, khi chế độ dân chủ không tồn tại trên thực tế cho đa

số người dân Thời kỳ này, dân chủ chỉ xuất hiện dưới dạng là một giá trị tư tưởng, không có thể chế, thiết chế để thực hiện Vì vậy, tư tưởng vì dân của một số nhà tư tưởng thể hiện dưới dạng tư tưởng gần gũi, thấu hiểu, yêu thương, trọng dân, kính dân, đó là những biểu hiện của tư tưởng thân dân Nó

diễn tả thái độ của những người làm chủ của dân Thân dân thể hiện rõ thái

độ tình cảm của những người cầm quyền có lòng yêu dân, thương dân, nhưng vẫn bao chứa “tính chất trên - dưới” trong một xã hội đẳng cấp mà người dân chưa được làm chủ Trong chế độ phong kiến, nhân dân chỉ là những thần dân dưới quyền uy tối thượng của vua Chỉ trong xã hội (như xã hội tư sản chẳng hạn) tồn tại phạm trù công dân thì dân chủ mới xuất hiện

Trang 16

Xét dước góc độ quyền lực, mức độ quyền của người dân trong tư tưởng thân dân và dân chủ cũng khác nhau Thân dân thì sự làm chủ của người dân mới chỉ được ghi nhận ở mức độ “dân bản” (dân là gốc, là nền tảng của xã hội), chứ chưa đạt trình độ “dân chủ”, quyền làm chủ xã hội của người dân chưa khẳng định Trong các hình thái kinh tế xã hội nô lệ, tư bản và chủ nghĩa

xã hội, khi dân chủ được xác lập với tư cách là một chế độ xã hội thì khái

niệm dân chủ mới được sử dụng Như vậy, thân dân và dân chủ là hai khái niệm được sử dụng ở những chế độ xã hội khác nhau, để chỉ phạm vi và mức

độ làm chủ không giống nhau của người dân

1.2 Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh

Xét về nguồn gốc, bất cứ tư tưởng nào ra đời cũng là một quá trình tác động biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Nó ra đời từ những chất liệu tư tưởng có sẵn trước đó, phản ánh nhu cầu của thực tiễn xã hội đương thời và mang dấu ấn cá nhân của người sáng lập Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh cũng vậy

1.2.1 Sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

Tư tưởng nào cũng ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ cá nhân và bóng dáng của thời đại Tư tưởng của Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng thân dân nói riêng ra đời trong bối cảnh của thời kỳ Đại Việt

1.2.1.1 Thời đại Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, sống và hoạt động trong thời

kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam Về mặt chính trị

- xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần, thời kỳ mà quyền lực

truyền thống đã bị sa đoạ và gần như đã nằm trong tay khống chế của Lê Quý Ly;

7 năm dưới triều Hồ, một quyền lực đang xây dựng dở dang; 20 năm có thời thuộc Minh và chống Minh thuộc, một thời kỳ đầy bão táp của bạo lực bành trướng và đô hộ Trung Quốc, đầy bão táp của bạo lực quần chúng, của toàn thể

Trang 17

dân tộc được tổ chức vùng dậy đấu tranh chống bành trướng và đô hộ của Trung Quốc, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do và 15 năm đầu triều Lê, với những lộn xộn sau chiến tranh cũng như đảo lộn thân phận xã hội quá nhanh của

một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam Về mặt văn hoá, sống trong thời kỳ quá

độ của hai giai đoạn lịch sử văn hoá Việt Nam: thời kỳ văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo và thời kỳ Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Nho giáo và những “tràn bờ” của tư tưởng văn hoá Việt Nam Giai đoạn đó cũng

là buổi giao thời của hai xu hướng Trung Quốc hoá nền văn hoá Việt Nam với

20 năm thuộc Minh và giải Trung Quốc hoá (dân tộc hoá) nhằm xây dựng nền

văn hoá dân tộc của dân gian và những tư tưởng theo trường phái dân tộc

Trong bối cảnh chính trị - xã hội, văn hoá ấy, một vấn đề nổi lên mà lịch

sử đặt ra, đó là cứu nước, giúp dân Bằng cách thức nào, con đường nào để tạo nên sức mạnh giải phóng đất nước, đem lại yên bình cho trăm họ?

Dẫu biết rằng những biến động, phức tạp, giao thời luôn là sóng gió để thử thách mỗi con người, đặc biệt là những con người chính trị, song từ đó lại hình thành, tôi luyện lên những nhân cách lớn, tư tưởng lớn Hoàn cảnh lịch

sử đương thời có thể xem là mảnh đất tốt, đồng thời cũng là ngọn lửa thử vàng cho sự ra đời tư tưởng mang tầm thời đại Người ta sẽ thấy được ở đó ánh sáng của những ngôi sao Nguyễn Trãi là con đẻ của thời đại ấy, đồng thời cũng là sao Khuê, sao Đẩu trong bối cảnh đất nước buổi đương thời Tư tưởng thân dân của ông cũng sinh ra, lớn lên và hoàn thiện những giá trị vượt thời đại trong thực tiễn ấy

Tham gia vào sự hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi có nhiều

nhân tố tác động khác nhau nhưng yếu tố thời đại, lịch sử là nhân tố đầu tiên,

làm cơ sở nền tảng cho sự ra đời tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

1.2.1.2 Những giá trị truyền thống dân tộc về thân dân

Mỗi con người đều được sinh ra từ một môi trường văn hóa truyền thống của dân tộc và tư tưởng của mỗi cá nhân bao giờ cũng bắt nguồn từ những

mạch nguồn sâu xa và căn bản ấy

Trang 18

* Chủ nghĩa yêu nước

Do hình thành sớm và tồn tại trong hoàn cảnh phải liên tục chiến đấu với nhiều kẻ thù hùng mạnh hơn mình rất nhiều lần để bảo tồn dân tộc và lãnh thổ, cho nên, chủ nghĩa yêu nước sớm hình thành và phát triển ở nước ta như một tất yếu - tự nhiên Từ thế kỷ III trước Công Nguyên, đến đầu thế kỷ XV, dân tộc ta

có gần mười tám thế kỷ kiên cường trong quá trình dựng nước và giữ nước Sau những thử thách đấu tranh, chủ nghĩa yêu nước ngày càng bền vững và trở thành sức mạnh tinh thần của dân tộc, là giá trị cao quý, thiêng liêng nhất, là tài sản, cơ

sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đất nước, đưa Đại Việt tiến lên những nấc thang phát triển mới trong xu thế chung của thời đại lúc bấy giờ Không chỉ thể hiện trong kháng chiến chống xâm lược, chủ nghĩa yêu nước còn biểu hiện trong nhiều lĩnh vực khác như xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội…

Sau những thử thách và đấu tranh, chủ nghĩa yêu nước ngày càng bền

vững và trở thành sức mạnh tinh thần của dân tộc Nguyễn Trãi đã rất tự hào

về những truyền thống anh hùng của Đại Việt Ông nói về dân tộc, về đất

nước đầy khí phách trong “Bình Ngô đại cáo”:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Trang 19

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét Chứng cứ còn ghi…”

Nguyễn Trãi lại được may mắn sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nho giáo yêu nước và chí lớn, cho nên, ông không chỉ sớm kế thừa được truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc, mà còn có một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, được ông và cha truyền lại Tất cả truyền thống yêu nước

đó đã chảy sâu vào trong mạch máu của người anh hùng Nguyễn Trãi, nó là nền tảng để cho tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi hình thành và phát triển Tinh thần ấy được gắn với thời đại dân tộc ta đang bị quân Minh xâm lược lại càng thôi thúc ý chí chiến đấu, là tiền đề cho tư tưởng thân dân bén rễ và đơm hoa kết trái Chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã đưa Nguyễn Trãi đến với nhà Hồ rồi đi theo Lê Lợi, tổ chức khởi nghĩa Lam Sơn Đó là những ngày tháng có ý nghĩa nhất đối với ông Ông đã đem sức mình phục vụ dân tộc, phục vụ đất nước, dĩ nhiên là ông bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến Cũng chính lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã giúp Nguyễn Trãi có thêm sức mạnh và lòng quyết tâm trả nợ nước, thù nhà Chính chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc đã tạo cho Nguyễn Trãi một sức mạnh vượt qua giới hạn của thời đại, của giai cấp, làm nên những giá trị sống mãi với thời gian

* Tinh thần nhân văn, nhân nghĩa, đoàn kết, “tương thân, tương ái”, tư tưởng thân dân trong các triều đại phong kiến trước đó cũng là giá trị truyền

thống dân tộc tốt đẹp, góp phần hun đúc, hình thành tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi Đất nước ta với hàng ngàn năm lịch sử, trải qua nhiều triều đại phong kiến nối tiếp nhau Hàng ngàn năm Bắc thuộc và nguy cơ xâm lược luôn rình rập với biết bao đau thương bởi hoạ xâm lược mà nhân dân ta từng nếm trải đã hình thành trong các triều đại Đại Việt tư tưởng tích cực về dân,

Trang 20

để lại cho hậu thế những di sản tư tưởng tiến bộ Những tư tưởng đó đã phát triển đến đỉnh cao và mang tính nhân văn sâu sắc

Mỗi giai đoạn xây dựng và phát triển Nhà nước phong kiến độc lập trước thời Nguyễn Trãi (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV), “tư tưởng về dân” được phát triển trên cơ sở những giá trị nhân đạo trong truyền thống của dân tộc, với tinh thần từ bi, bác ái của đạo Phật và tư tưởng thân dân tiến bộ trong học thuyết của đạo Nho Những tư tưởng đó du nhập vào Đại Việt, được phát triển trên nền tảng ý thức về chủ quyền dân tộc, tư tưởng đề cao dân, thương dân, khoan dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, tư tưởng về cố kết dân tộc tạo thành sức mạnh đoàn kết toàn dân trong dựng nước và giữ nước Sự hòa nhập và kết tinh này thể hiện đậm nét qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, là cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng thân dân ở Nguyễn Trãi

Các vương triều phong kiến đều rút ra bài học quý báu về giữ nước, dựng nước và xây dựng chế độ cường thịnh, đó là: phải dựa vào dân Để

thành công, họ phải giữ lòng dân và phải áp dụng một hình thức thân dân Ở

triều đại nhà Lý, những đại biểu tư tưởng của giai cấp phong kiến thời kỳ này

có ý thức rất sâu sắc về vai trò, sức mạnh của dân, coi “ý dân”, “lòng dân” là điều cần quan tâm trong nghiệp trị nước, an dân Việc dời đô, kế vị, thay đổi vương triều và phát động chiến tranh là những việc hệ trọng của triều chính cũng đều có một căn cứ, mục đích quan trọng là “ý dân”, “lòng dân” Xuất phát từ quan điểm tiến bộ về dân của vua quan triều Lý, ngay từ đầu, nhà Lý

đã rất quan tâm đến đời sống của nhân dân Họ đặt lầu chuông trong thành Thăng Long để “dân chúng ai có việc kiện tụng thì đánh chuông lên” Họ có những chính sách như nhu viễn, ngự binh ư nông Điều này chứng tỏ trong tư tưởng của vua quan thời này đã nhìn nhận nhân dân như là một lực lượng xã hội quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập cũng chính là bảo vệ chế độ quân chủ tập quyền của vương triều Lịch sử dân tộc đã ghi nhận công lao to lớn của các vua triều Lý và đây cũng là bài học

Trang 21

quý báu trong việc cai trị đất nước, an dân và khuyến dân mà Nguyễn Trãi đã học hỏi, kế thừa rất nhiều sau này

Đến thời Trần, một triều đại phong kiến lớn của Việt Nam đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc trị nước, an dân mà nổi bật là tư tưởng chính trị “khoan dân” của Trần Quốc Tuấn Khái niệm “dân” dưới triều Trần

đã được mở rộng, không chỉ bao hàm địa chủ, quý tộc, thương nhân mà còn bao hàm cả những nông nô, những nông dân làng xã Đó là những người gắn

bó chặt chẽ với chính quyền Họ được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần thiết phải quan tâm khi duy trì trật tự xã hội, tiến hành những cuộc đấu tranh giữ nước, nhằm đem lại sự ổn định lâu dài Tư tưởng dựa vào dân được Trần Quốc Tuấn khái quát trong kế sách “khoan dân”: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” Ông đã coi “chúng chí thành thành” (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước) là việc hệ trọng của việc cầm quyền Những tư tưởng đó đã được phát huy trên thực tế, được coi là điều kiện hàng đầu để giữ nước vào thế kỷ XIII thể hiện một nhận thức sáng suốt trong tư tưởng chính trị Việt Nam thời phong kiến Hội nghị Diên Hồng ở bến Bình Than là hình ảnh đẹp đẽ của sự đoàn kết vua tôi, của sự tôn trọng và tin tưởng ở sức mạnh của dân, là biểu hiện sơ khai của ý thức dân

chủ: dân chủ làng xã Nhìn chung, từ các triều đại phong kiến Đại Việt,

những yếu tố thân dân gắn liền với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc đương

thời Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, một phong trào dân tộc bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố thân dân, dân chủ nhất định

Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, lại luôn phải đương đầu với kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần, do đó không dựa vào dân thì không thể chiến thắng Đó là bài học về xây dựng một chế độ chính trị

bền vững có sự gắn kết giữa xây dựng với bảo vệ, sự cường thịnh của đất nước với thân dân Các nhà chính trị mẫn cảm ở Việt Nam không thể không

nhận thức được chân lý của sự thành công này, nên đã tạo thành một truyền thống thân dân, là cơ sở cho tinh thần, ý thức, tư tưởng dân chủ sau này

Trang 22

Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi được hình thành từ những cội nguồn lịch sử đó Chính truyền thống “yêu nước thương nòi”, “tương thân tương ái”, nhân văn, nhân đạo, nhân nghĩa và những tư tưởng “trọng dân”,

“lấy dân làm gốc” của những vương triều phong kiến tiến bộ trước đó đã đặt nền móng, cơ sở, nguồn gốc cho tư tưởng thân dân của ông Những truyền thống đó như một dòng chảy xuyên suốt lịch sử và đọng lại ở từng chặng đường trong sự nghiệp của nhà chính trị vì dân - Nguyễn Trãi

1.2.1.3 Những giá trị tích cực của Nho giáo về dân

Nói đến Nguyễn Trãi là ta nói về một nhà Nho Nho giáo, nền tảng tư tưởng của xã hội lúc đó đã thấm đẫm vào con người ông từ khi sinh ra, lớn lên, cả đến cuối đời và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng về dân và thân dân của ông

Nho giáo được xem là học thuyết nhập thế và tích cực với triết lý nhân sinh “tu thân, dưỡng tính”; “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của người quân tử Nguyễn Trãi cũng tiếp thu tư tưởng về một xã hội đại đồng, trong đó coi trọng dân “dân vi bang bản” (dân là gốc của nước); hay “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc)

Theo quan niệm của niệm của Nho giáo, “dân” là tứ dân, bao gồm: sỹ, nông, công, thương Sự phân chia xã hội này không dựa trên tiêu chuẩn sở hữu mà theo nghề nghiệp Đây cũng là những bậc thang giá trị xã hội, phản ánh một nền kinh tế phong kiến tiểu nông, khép kín, tự túc, tự cấp, công thương nghiệp không phát triển Nguyễn Trãi cũng kế thừa trong kinh điển Nho giáo những khái niệm như “thứ dân”, “lê dân”, “thảo dân”, “xích tử”,

“thương sinh” để chỉ đông đảo người dân lao động mà sau này ông gọi là

“dân đen, con đỏ”

Tư tưởng về dân của Nho giáo có sự biến đổi và phát triển qua các thời

kỳ khác nhau Khổng Tử, ông tổ của Nho giáo, người sáng lập ra đạo Nho đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò của nhân dân, nhất là đối với sự hưng thịnh

Trang 23

của một vương triều Vì thế, ông coi “dân tín” là yếu tố quan trọng nhất trong

ba điều cần thiết của phép trị nước: “túc thực, túc binh, dân tín” (nghĩa là

lương thực phải đủ nuôi dân, binh lực phải mạnh đủ bảo vệ dân, trong đó lòng tin của dân là điều quyết định nhất) Bởi vì, dân không tín thì chính quyền sẽ

đổ “Dân tín” tạo nên sức mạnh vật chất, sức mạnh chính trị to lớn, góp phần quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của một triều đại Sang đến Mạnh Tử,

“dân” tiếp tục được chú trọng Ông khẳng định “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (lợi ích của dân trước hết, sau đó đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của vua không đáng kể) Ông yêu cầu những người cầm quyền phải biết lo đến hạnh phúc của dân, cùng dân hưởng phú quý, cùng lo lắng với dân, như thế dân sẽ một lòng một dạ đi theo: “người vui cái vui của dân, thì dân cũng vui cái vui của mình, người lo cái lo của dân, thì dân cũng lo cái lo của mình

Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo, thế mà không làm vương thì chưa có vậy” [23; tr.225] Từ đó, trong quan điểm trị nước ông chủ trương phải “nhân nghĩa”, “bảo dân”, “giáo hóa dân” Bảo dân để lấy lòng dân: “người làm vua lúc nào cũng lo đến hạnh phúc của nhân dân: cùng vui với dân mà hưởng phú quý, cùng với dân mà chịu sự lo sợ thì không bao giờ dân bỏ mình được” [23; tr.225] “Giáo dân” cũng là nhiệm vụ quan trọng của phép trị nước: “muốn trị nước, vua nên thi hành một cách nhân huệ chế độ điền địa và chế độ “giáo hóa” dân, dẫu sau này bậc vương giả ra đời mà gồm thấu hiểu thiên hạ, ắt cũng giữ theo hai phép ấy” [10; tr.26] Còn tới Tuân Tử thì tư tưởng về dân lại được diễn tả cụ thể và sâu sắc hơn nữa: “quân tử là thuyền, thứ dân là nước Nước chở thuyền, nhưng nước lại đánh đắm thuyền” Đây là hình ảnh so sánh sinh động về mối quan hệ quân - dân Do vậy, nhà cầm quyền phải biết coi trọng dân, tập hợp dân, lấy nhân nghĩa mà trị thiên hạ thì yên, lấy tàn bạo mà trị thiên hạ thì nguy

Có thể nói, trong quan niệm Nho giáo, tư tưởng về dân và chính sách thân dân là một nguyên tắc quan trọng của đạo “an dân, trị quốc, bình thiên hạ” Các nhà tư tưởng Nho giáo đã coi việc quan tâm đến đời sống, nguyện vọng

Trang 24

của dân chúng là cơ sở để ổn định xã hội và xây dựng quốc gia thái bình thịnh trị Trong học thuyết này, cách “sử dân”, “dưỡng dân” cũng được đề cập đến khá sâu sắc Sử dụng dân phải theo thời, sai khiến dân có mức độ, chứ không được tùy tiện Dù giữa hình thức và bản chất nội dung của những tư tưởng về dân có

sự khác biệt, nhưng sự tiến bộ trong quan niệm về dân của Nho giáo đã thấm sâu vào con người Nguyễn Trãi ngay từ những bài học vỡ lòng và trở thành cơ sở lý luận trực tiếp cho sự hình thành tư tưởng thân dân của ông

Mức độ, hình thức quan tâm đến dân, coi trọng dân, đề cao dân có những bước tiến khác nhau trong lịch sử của học thuyết Nho giáo qua mỗi người đại diện Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ đó, những học trò của Khổng

Tử là Mạnh Tử và Tuân Tử vẫn chưa vượt qua được hạn chế giai cấp căn cốt

ở thầy mình Các ông nhất quán chia con người ra làm hai hạng: những người lao tâm và những người lao lực, cho rằng đó là sự phân công tự nhiên, là quy luật chung của sự phát triển xã hội Các ông đều khẳng định: “không có quân

tử thì lấy ai trị dân quê, không có dân quê thì lấy ai nuôi quân tử” Từ những nhìn nhận đó, ta thấy rằng, vấn đề vai trò, vị trí của nhân dân lao động trong

xã hội, vấn đề quan tâm đến dân, đến lợi ích của dân đã xuất hiện từ lâu trong học thuyết Nho giáo, nhưng ở đó, việc “chăn dân”, “huệ dân”, “giáo dân” chủ yếu xuất phát từ giai cấp thống trị, vì sự bảo tồn lợi ích và ngai vàng phong kiến, chứ chưa thực sự là vì dân Bởi vậy, trong tư tưởng Nho giáo quan niệm

về dân vẫn còn những hạn chế nhất định Đó cũng là điều khó tránh khỏi bởi những quy định của thời đại và địa vị giai cấp của những người sáng lập, phát triển học thuyết

Nguyễn Trãi kế thừa tư tưởng tích cực trong học thuyết Nho giáo về dân và chịu ảnh hưởng của những yếu tố tích cực đó, mặt khác có những nét đặc sắc riêng từ truyền thống dân tộc mình

1.2.1.4 Tinh thần từ bi hỉ xả, yêu thương con người của Phật giáo

Bên cạnh sự tiếp thu Nho giáo, Nguyễn Trãi cũng chịu ảnh hưởng không kém phần sâu sắc của tư tưởng Phật giáo Phật giáo là một giá trị đặc

Trang 25

sắc của văn hoá và văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu đậm vào Đại Việt, vào tâm hồn, lối sống con người, góp phần tạo nên nhiều giá trị, làm phong phú nền văn hoá của nước ta giai đoạn này Phật giáo vào Đại Việt đã được cải biến, khác rất xa Phật giáo nguyên thuỷ Từ thế kỷ thứ X, tôn giáo này gần như đã trở thành quốc giáo ở nước ta Những giá trị văn hoá tâm linh của Phật giáo có nhiều yếu tố phù hợp với bản chất và bản tính thiện, tính thuần hậu của người Việt, nên nó được tiếp nhận hết sức sâu sắc trong nhân dân, các nhà chính trị, nhà tư tưởng, trong các đấng quân vương Đại Việt đương thời và qua nhiều thế hệ Tư tưởng từ bi hỉ xả, cứu khổ, cứu nạn hoà đồng với tư tưởng độ lượng, nhân ái của dân tộc ta Những giá trị đó của Phật giáo trở thành một trong những tư tưởng quan trọng của nhiều vị quân vương anh minh Mặc dù đến thế kỷ XV thời Nguyễn Trãi, Phật giáo không còn giữ vị trí độc tôn trong tư tưởng thống trị của vương triều phong kiến như trước, mà thay vào đó là Nho giáo, nhưng những tư tưởng cơ bản của Phật giáo vẫn có

ảnh hưởng rất lớn Nó làm mềm hoá sự đề cao trật tự khắt khe của những

quan hệ gia trưởng, trật tự phản nhân đạo, nghiệt ngã, khuôn thước chật hẹp,

gò bó tư tưởng, tình cảm con người của Nho giáo Đó cũng là một cơ sở quan trọng hình thành nên tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong tư tưởng của ông

1.2.1.5 Con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Tư tưởng nào được hình thành thì bên cạnh những nhân tố khách quan còn có vai trò chủ quan quyết định của cá nhân nhà tư tưởng Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi ra đời gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của bản thân ông

+ Đôi nét về tiểu sử:

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là con đầu của Nguyễn Phi Khanh (còn gọi

là Nguyễn Ứng Long) và bà Trần Trinh Thục (còn gọi là Trần Thị Thái) - con gái cụ Tư Đồ Trần Nguyên Đán, hiệu Băng Hồ, tước Nhập Nội Kiểm Hiệu Tư

Đồ Bình Chương Quốc Thượng Hầu (tương đương Tể tướng) dưới triều vua Trần Duệ Tông và Trần Đế Nghiễn; quê quán làng Chi Ngại, huyện Phụng

Trang 26

Sơn, tỉnh Hải Dương Nguyễn Phi Khanh là cháu đời thứ 10 của Nguyễn Bặc, nguyên là phụ tá của Đinh Bộ Lĩnh, có công đánh dẹp loạn 12 xứ quân Nguyễn Phi Khanh hay chữ, nhưng lận đận việc khoa cử, được quan tư Đồ Trần Nguyên Đán tuyển cho ở nhà quan làm gia sư dạy con gái của quan Tư

Đồ là Trần Trinh Thục Phi Khanh và Trinh Thục yêu nhau đến ngày Trinh Thục mang thai thì Phi Khanh sợ hãi bỏ trốn Quan Tư Đồ rất khoan dung, cho người tìm kiếm Phi Khanh về làm lễ cưới và bảo trợ cho học hành, dùi mài kinh sử, đến năm 1374, đời Trần Duệ Tông, thì thi đỗ Tiến sĩ Do là người ngoại tộc làm rể hoàng gia, nên Phi Khanh không được bổ ra làm quan, chỉ về quê dạy học Đầu năm 1402, Hồ Quý Ly tin dùng Phi Khanh, bổ nhiệm vào chức vụ Trung Thư Thị Lang (ngang hàng quan tam phẩm, hay tứ phẩm)

Từ nhỏ, Nguyễn Trãi rất đĩnh ngộ, thông minh, được Phi Khanh yêu quý tự hào, và được quan Tư Đồ thương yêu nuôi ở cạnh Người để chăm sóc, giáo huấn Khi bà Trinh Thục mất, năm Nguyễn Trãi lên năm tuổi (năm 1385); khi quan Tư Đồ về trí sĩ ở Côn Sơn cũng dẫn Nguyễn Trãi theo về Năm 1390, quan Tư Đồ qua đời, Nguyễn Trãi trở về làng Nhị Khê ở với bố trong cảnh hàn vi, học hỏi các kiến thức từ bố Tuổi trẻ Nguyễn Trãi như là kết tinh tình cảm tốt đẹp nhất của gia đình thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, đặc biệt là lòng khoan dung, nhân ái, tinh hoa trí tuệ, cùng lòng yêu nước, yêu dân thiết tha của ông ngoại và bố Khi lớn lên, Nguyễn Trãi được hấp thụ tinh hoa của văn hóa Việt Nam ở thời Lý, Trần tại đỉnh điểm phát triển

Năm 1400, đầu triều đại nhà Hồ, khi 21 tuổi, Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ, ra làm quan cùng triều với bố, giữ chức Ngự Sử Đài Chánh Chưởng, rồi tiếp làm giám khảo kỳ thi Hội và thi Đình Do chịu ảnh hưởng sâu đậm tinh thần tùy duyên, phóng đạt của Phật giáo, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi nhẹ

nhàng đi ra khỏi sự ràng buộc chật hẹp của nghĩa tôi trung không thờ hai Chúa ở Nho giáo, tình cảm vị kỷ đối với Mạt Trần, để hợp tác với triều Hồ,

tận lực cứu nước, cứu dân Trước lời khuyên dạy của Nguyễn Phi Khanh: hãy

Trang 27

về trả thù cho cha, trả nợ cho nước, biểu hiện một tư duy mới về nghĩa trung hiếu của dân tộc, thấm nhuần tinh thần Phật giáo Cùng với sự chứng kiến cảnh xâm lược, bạo tàn của quân Minh gây ra bao tang tóc, đau thương cho nhân dân, lòng yêu nước, yêu dân của Nguyễn Trãi rực cháy Nguyễn Trãi tìm đến phò vị anh hùng áo vải ở Lam Sơn - Thanh Hóa, khởi nghĩa chống Minh

đi đến thắng lợi vẻ vang, viết tiếp những chiến công liên tiếp suốt 500 năm lịch sử (từ thời Ngô Quyền, Lý, Trần đến hậu Lê) Chiến thắng đó thể hiện sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc Việt, trong đó, Nguyễn Trãi thực sự là trí tuệ, linh hồn của chiến công ấy

+ Con người Nguyễn Trãi:

Cuộc đời của Nguyễn Trãi có thể gói gọn trong hai chữ “bi” và “hùng” Ngay từ nhỏ Nguyễn Trãi đã thông minh Càng lớn, ông càng tỏ ra là người

có bản lĩnh và trí tuệ hơn người Sinh ra trong một gia đình nho giáo lại có truyền thống khoa bảng, nên ngay từ bé Nguyễn Trãi đã mang trong mình giá trị quý báu thuộc về những ảnh hưởng tích cực của hệ tư tưởng Nho gia Ông ngoại và bố của Nguyễn Trãi đều là những trí thức uyên bác phục vụ cho triều đình, đã bỏ nhiều công sức để dạy dỗ ông từ nhỏ

Nguyễn Trãi không những được học những kiến thức sâu rộng, bản thân chăm lo dùi mài kinh sử, suy ngẫm “vườn chư tử, bể lục kinh”, mà còn tiếp thu được phẩm chất cao quý từ tâm hồn và tư tưởng sáng ngời của cha và ông Ông cũng tiếp thu từ nhiều nhà Nho trước đó hay cùng thời tư tưởng suốt đời phục vụ nhân dân, chứ không bao giờ suy nghĩ, hành động phục vụ riêng cho một dòng họ Nguyễn Trãi là nhà Nho có bản lĩnh, giàu lòng nhân ái, vì nước, vì dân Trí tuệ uyên bác của ông có sự thống nhất: nhà thơ không tách rời nhà ngoại giao; nhà triết học, không tách rời nhà chính trị; nhà đạo đức không tách rời con người hành động Cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động của ông đã định hình, phát triển, cùng với những đòi hỏi của đất nước Đại Việt cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV

Trang 28

Nguyễn Trãi khác với những nhà Nho cùng thời là nhận thức và hành động theo lẽ phải, đã biết dấn thân cho sự nghiệp cao cả vì nước, vì dân Con người Nguyễn Trãi được phát triển trong hành động, “chi hành hợp nhất” Cái

vĩ đại của nhà tư tưởng đó không dừng lại ở các học thuyết cao siêu, mà còn biến tư tưởng thành hiện thực và đưa tư tưởng vào quần chúng để biến nó thành sức mạnh vô song Ông đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa trong tư tưởng Phật giáo, Nho giáo và những yếu tố tích cực về dân trong truyền thống dân tộc, tạo thành nền tảng cho tư tưởng của mình, vượt trước thời đại và giai cấp mình Không chỉ dừng lại ở học tập, tiếp thu, nhận lấy các giá trị tư tưởng của gia đình, truyền thống dân tộc, bản thân Nguyễn Trãi đã được tôi luyện trong một thời kỳ xã hội đầy đau thương Ông đã chứng kiến rất nhiều những thăng trầm của đất nước Ông cũng phải kinh qua cảnh nước mất, nhà tan, cha

bị giặc bắt Cho nên ông hiểu sâu sắc nỗi thống khổ của người dân mất nước, chịu thân phận kẻ nô lệ Chính hoàn cảnh lịch sử đã góp phần tôi luyện cho Nguyễn Trãi thành một nhân vật kiệt xuất, hình thành nên một thiên tài Nguyễn Trãi Tóm lại, khi nói đến Nguyễn Trãi là nói đến một nhà yêu nước - nhà thơ - nhà chiến lược - nhà tư tưởng kiệt xuất Gốc của thiên tài chính là tấm lòng vì dân vì nước của ông

+ Sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

Năm 1400, khi 21 tuổi, Nguyễn Trãi dự khoa thi đầu tiên do nhà Hồ

mở (lúc này Hồ Quý Ly vừa lật đổ nhà Trần), ông đã đỗ thái học sinh (tương đương với chức vị tiến sĩ ngày nay) và được Hồ Quý Ly bổ nhiệm chức Ngự

Sử Đài Chánh Chưởng Là người có học, có tài, có nhiệt huyết lại không bị trói buộc bởi nỗi ám ảnh “Cố quốc, nguỵ triều”, Nguyễn Trãi đã cùng cha - Nguyễn Phi Khanh gắng gỏi giúp cha con Hồ Quý Ly thi hành những cải cách

về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm nhanh chóng phục hưng nước nhà, chuẩn

bị đối phó với các thế lực nội công ngoại kích Tiếc rằng, cuộc trung hưng của

Hồ Quý Ly không thể kéo dài do mất lòng dân vì chuyện thoán đoạt Nhà Hồ

Trang 29

nhanh chóng bị quân Minh đánh bại Cha Nguyễn Trãi bị bắt sang Kim Lăng - Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quý Ly…Nguyễn Trãi trở về và bị giam lỏng ở thành Đông Quan Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Trãi giai đoạn đó cũng chấm dứt Thời kỳ này kéo dài sáu, bảy năm, từ khi Nguyễn Trãi từ biên

ải trở về và bị Trương Phụ bắt giam lỏng ở thành Đông Quan, bởi sự can thiệp đầy thâm ý của Hoàng Phúc (Trương Phụ muốn giết Nguyễn Trãi nhưng Hoàng Phúc muốn dụ dỗ nên can và tha cho Nguyễn Trãi)

Năm 1417, Nguyễn Trãi cùng Trần Nguyên Hãn (anh em con cô con cậu) trốn khỏi Đông Quan tìm vào Lỗi Giang gặp Lê Lợi trao “Bình Ngô Sách”, được Bình Định vương Lê Lợi trọng dụng, tôn làm quân sư Năm 1427 khởi nghĩa thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi soạn “Cáo bình Ngô” Từ 1428

- 1442, Nguyễn Trãi làm quan triều Lê, chức Phục hầu (nhập nội hành kiểm Lai bộ thượng thư) Ngày 7/9/1442 xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, ngày 19/9/1442, Nguyễn Trãi cùng cả gia đình bị chu di tam tộc Năm 1464, Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, khẳng định sự nghiệp và nhân cách cao thượng của ông

Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc vĩ đại, một con người văn võ song toàn, có đủ nhân, trí, dũng Sự nghiệp cứu nước, cứu dân của Nguyễn Trãi là hiện thực tôi luyện, kiểm chứng và phát triển cho những tư tưởng xây dựng một vương triều cường thịnh, một chế độ chính trị vì dân tiến bộ và bền vững Từ đó, ông đã chứng minh và phát triển tư tưởng về một nền chính trị

vì dân, là cơ sở hiện thực cho sự ra đời, hoàn thiện tư tưởng thân dân của ông

Có thể nói rằng, để hình thành nên tư tưởng thân dân - một tư tưởng mang tầm triết lí và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, Nguyễn Trãi đã kế thừa không chỉ giáo lí Phật giáo và tư tưởng Lão Trang…mà điều quan trọng là kiến thức và tình cảm của ông đã được bổ sung, bồi đắp từ di sản văn hoá quý báu của dân tộc hàng nghìn năm dựng nước Nguyễn Trãi hiểu sâu sắc về đất nước trên nhiều mặt, vì thế ông vừa là nhà quân sự, nhà chính trị, ngoại giao,

Trang 30

lại vừa là nhà sử học, nhà văn, nhà thơ, nhà địa lý…Ông có cuộc sống gần gũi với nhân dân lao động ngay từ thuở nhỏ, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, trực tiếp suy nghĩ và tìm cách đánh giặc cứu nước Những cơ sở đó đã đưa Nguyễn Trãi thành một nhà Nho sáng tạo luôn suy nghĩ và hành động vì dân, hình thành và phát triển tư tưởng thân dân tiến bộ, có ý nghĩa xã hội rộng lớn

Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh bắt nguồn sâu xa từ khát vọng hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thấm nhuần lý tưởng nhân văn của các dân tộc phương Đông, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân chủ của nhân loại qua quá trình hoạt động chính trị thực tiễn vì dân, vì nước của vĩ lãnh tụ - nhà dân

chủ - Hồ Chí Minh

1.2.2.1 Di sản tư tưởng dân tộc về dân chủ

Cũng như Nguyễn Trãi, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng dân chủ của Người nói riêng trước tiên cũng là sự kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống nhân văn, nhân đạo và thân dân Việt Nam Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, đã tạo lập cho mình một nền văn hiến, văn hóa riêng, phong phú với những giá trị truyền thống tốt đẹp, làm động lực cho sự phát triển Tư tưởng về “dân”, tư tưởng nhân văn, nhân đạo, “thân dân”, “kính dân”, “lấy dân làm gốc” đã sớm hình thành và phát triển, trở thành một hệ tư tưởng chính thống, có ảnh hưởng trực tiếp, sâu đậm đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc mà giống

như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa Chủ nghĩa yêu nước là một tài sản có giá trị nhất trong hành trang của người thành niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911), cũng như quá trình lãnh đạo sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước sau này Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng phong phú của Người Điều đó được thể hiện trong quá trình Hồ Chí Minh phát triển truyền thống yêu nước

Trang 31

Việt Nam thành chủ nghĩa yêu nước trong thời đại mới, được hiện hữu trong quan hệ yêu nước và thương dân, trong sự gắn kết giữa lòng yêu nước và hành động đi tìm đường cứu nước, giải phóng nhân dân; trong lý tưởng giải phóng và phát triển, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân chủ và phát triển; đoàn kết, dân chủ và đồng thuận xã hội Người nói: “lòng yêu thương nhân dân và nhân loại của tôi không bao giờ thay đổi” [16; tr.47]; “cả cuộc đời tôi cũng chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [32; tr.161] Người đã phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước: yêu nước trên quan điểm giai cấp (ở đây là giai cấp công nhân), yêu nước trên cơ sở tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, yêu nước gắn liền với thương dân, với khát vọng giải phóng con người theo con đường xã hội chủ nghĩa “yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm” [37; tr173]

Tinh thần nhân văn, nhân nghĩa, đoàn kết, “tương thân, tương ái”, tư tưởng thân dân trong các triều đại phong kiến ở nước ta cũng là giá trị truyền

thống dân tộc tốt đẹp, không chỉ góp phần hun đúc, cho ra đời tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi, mà còn là điểm tựa để hình thành nên tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Đặc biệt, Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu mà còn phát triển tinh thần “khoan dân” lên một trình độ cao hơn, cả trong những bài học thành công và cả những bài học thất bại Sự thất bại nhanh chóng của Hồ Quý Ly trong cuộc kháng chiến chống Minh là một minh chứng cho chân lý: triều đại, nhà nước nào được dân thì được nước, mất dân thì mất nước Một nhà tư tưởng, cải cách tiến bộ trong lịch sử như Hồ Quý Ly cũng sẽ thất bại nếu không hiểu được, thực hành được chân lý ấy “nhà Hồ đánh giặc một mình, để mất nước vì nhà Hồ bị mất dân” [62; tr237]

Trang 32

Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh không hình thành một cách ngẫu nhiên,

tự phát, mà bắt nguồn từ chính truyền thống “yêu nước thương nòi”, “tương thân tương ái”, nhân văn, nhân đạo, nhân nghĩa và những tư tưởng “trọng dân”, “lấy dân làm gốc” của những vương triều phong kiến trong đó đặc biệt

là tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi Những truyền thống đó đã ngấm sâu trong tâm hồn Người từ khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến khi trở thành vị lãnh tụ, nuôi dưỡng, thôi thúc suốt cuộc đời nhà chính trị vì dân Hồ Chí Minh

1.2.2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại về dân chủ, đặc biệt là tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức dân chủ Xô Viết

Là con người có tư tưởng tiến bộ, ham học hỏi, có chí lớn, Nguyễn Ái Quốc không chỉ kế thừa các di sản văn hoá truyền thống trong nước, Người còn sớm có tư tưởng hướng ngoại, bôn ba, tiếp thu những giá trị tốt đẹp của văn hoá, văn minh nhân loại Vì thế, tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được hình thành còn có sự chắt lọc những bài học từ các cuộc cách mạng thế giới, quan niệm tích cực về chữ dân trong Nho giáo, học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức dân chủ

Xô Viết

* Bài học từ các cuộc cách mạng trên thế giới

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chúng đã gây ra bao đau thương cho nhân loại Trước thực trạng đó, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ, nhiều cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra và thắng lợi, nhưng chính quyền vẫn chưa thực sự thuộc về nhân dân, bởi sau cách mạng chính quyền lại rơi vào tay giai cấp Tư sản bóc lột và những học thuyết tiến bộ trước đó đã tập hợp được lực lượng, lòng tin của quần chúng đã không được hiện thực hoá Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, trên cơ sở những học thuyết Tư sản tiến bộ của những nhà tư tưởng trước đó, Hồ Chí Minh đã dần nhận thấy bản

Trang 33

chất và rút ra nhiều bài học quý báu từ các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đặc biệt là cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp Cuộc cách mạng này được tiến hành trên cơ sở tư tưởng dân quyền của J.J.Rousseau, cụ thể là học thuyết “quyền tối thượng thuộc về nhân dân” (trong tác phẩm “khế ước xã hội”) Ông lập luận về dân quyền: “từ khi sinh ra người ta đã có quyền tự do và bình đẳng, đó là quyền trời phú cho con người nhưng sau đó người ta đã để mất nó” [52; 178] Tư tưởng này của ông đã đẻ ra cách mạng tư sản Pháp, mang đến một luồng gió mới cho phong trào cách mạng thế giới, phù hợp với tâm lý nhân dân Pháp và tình hình chính trị đương thời, nhưng thực tế sau khi cách mạng thành công lại không được thực hiện Hiện thực này cũng ảnh hưởng đến cảm quan cách mạng và quá trình hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh

Còn ở Mĩ, Người lại nghiên cứu “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ 1776 và chứng kiến cuộc sống của người dân nơi đây Tuyên ngôn đã viết: “tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng họ được Chúa ban phú cho những quyền sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc” [27; tr.82] Tuyên ngôn cũng khẳng định, cuộc đấu tranh vì nền độc lập của nước Mĩ là đấu tranh vì một chính phủ dựa trên sự đồng thuận của nhân dân, thay thế cho một chính phủ được điều hành bởi một ông vua Nội dung của bản tuyên ngôn mang giá trị của thời đại và tính nhân văn sâu sắc, nhưng thực tế cuộc sống của quần chúng nhân dân mà Người được tận mắt chứng kiến lại trái với những lý tưởng và tuyên bố nhân văn đó Sau khi giành được chính quyền, quyền lực được tập trung trong tay một số ít những người có tiền của Họ quay lại bóc lột quần chúng nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân bị xâm phạm và mang tính chất hình thức Nó không được thực thi trên thực tế Từ đó, Người rút ra kết luận: cách mạng Mĩ

là cuộc “cách mạng không đến nơi” Chính bài học từ các cuộc cách mạng tư

sản Pháp và Mĩ đã giúp Hồ Chí Minh thấy được những điểm tiến bộ của những tư tưởng dân chủ, cũng như những hạn chế mang tính bản chất của nền

Trang 34

dân chủ tư sản, từ đó góp phần hình thành tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa toàn diện và tiến bộ ở Hồ Chí Minh

Trong thời gian hoạt động ở Châu Âu, lịch sử cách mạng Pháp cũng cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc những thông tin quý báu về một loại hình chính phủ của nhân dân Đó là công xã Pari - một chính phủ “tự dân cử lên”

và dân có quyền thay đổi chính phủ [30; tr.273]

Có thể nói, quá trình hoạt động thực tiễn, tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với giá trị chân chính

và những yếu tố nhân văn tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, mặt khác Người cũng nhận ra những hạn chế của chế độ dân chủ này Ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức thực tế của chính quyền Xô Viết đã dẫn dắt

Hồ Chí Minh đi đến con đường cách mạng đấu tranh cho độc lập, tự do để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động, với một nền dân chủ thực sự và toàn diện

* Quan niệm tích cực về chữ dân của Nho giáo

Trước khi trở thành một nhà cách mạng, Hồ Chí Minh vốn xuất thân trong một gia đình Nho học, nên Người sớm tiếp nhận từ Nho giáo triết lý nhân sinh “tu thân, dưỡng tính”; “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của người quân tử Và Người cũng tiếp thu tư tưởng về một xã hội đại đồng

Có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng Nho giáo là một trong những học thuyết có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng chính quyền và xã hội phong kiến ở phương Đông, trong đó có Việt Nam Nho giáo đã trực tiếp nói đến dân, đề cao vị trí, vai trò của dân trong quá trình xây dựng đất nước, bình

ổn thiên hạ Tuy nhiên, dân xuất hiện trong học thuyết này là đối tượng để giáo hoá, cai trị vì lợi ích của tập đoàn phong kiến cầm quyền Du nhập, tiếp biến mạnh mẽ vào Việt Nam, Nho giáo ở nước ta đã có những thay đổi căn bản, phần lớn chỉ giữ hình thức còn nội dung đều được Việt hoá Các nhà Nho, nhà tư tưởng nước ta cải biến nhiều quan điểm của Nho giáo, trong đó có

Trang 35

quan điểm về dân của đạo Nho cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức

và hệ giá trị người Việt, điển hình trong các nhà cải cách đó là Nguyễn Trãi

Vì vậy, tiếp thu học thuyết này, Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa quan điểm về dân trong Nho giáo nguyên thuỷ, mà còn tiếp cận cả những tư tưởng lấy dân làm gốc, thân dân xây dựng qua lăng kính của học thuyết này từ những nhà Nho dân tộc

Kế thừa một cách biện chứng tư tưởng về dân của Nho giáo là một điểm tựa, là một nét riêng để hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh mang những nét phương Đông đặc sắc

* Học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn

Không chỉ kế thừa những tư tưởng Nho giáo, Hồ Chí Minh còn tiếp thu những tư tưởng của Trung Quốc thời cận đại, mà tiêu biểu là cách mạng Tân Hợi, với thủ lĩnh Tôn Trung Sơn Người nhận thấy: chủ nghĩa Tôn Dật Tiên

có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta Nghiên cứu tư tưởng “dân tộc độc lập”, “dân quyền tự do”, “dân sinh hạnh phúc” của Tôn Trung Sơn, kết hợp với tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản Pháp, Hồ Chí Minh đã diễn giải rành mạch và sáng tỏ trong mục tiêu chính trị: độc lập - tự do - hạnh phúc Người đến với chủ nghĩa Tam dân vì “chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa yêu nước” [52; tr.49-50] Đây cũng là mong muốn,

là khát vọng của mọi người Việt Nam yêu nước khi dân tộc đang “chịu kiếp ngựa trâu” Chủ nghĩa dân quyền khẳng định: “dân quyền, đó là sức mạnh chính trị của nhân dân, nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền…thế giới ngày nay là thế giới gì? Là thế giới dân quyền” [52; tr.162-165] Chủ trương dân quyền, xây dựng một nước cộng hòa, một nước mà nhân dân sẽ làm vua, trên cơ sở đó, tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa đại đồng là chủ nghĩa dân sinh của Tôn Trung Sơn Mục tiêu cuối cùng trong học thuyết của ông là đạt tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

Đó cũng chính là khát vọng, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh

Trang 36

Chủ nghĩa Tam dân đặt trọng tâm vào xây dựng đất nước, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, giải quyết những vấn đề xã hội bức bách, những vấn đề “đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng” [52; tr.12] Hồ Chí Minh đã học hỏi ở chủ nghĩa Tam dân những cơ sở lý luận để xác định phương hướng, cương lĩnh xây dựng xã hội mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng theo con đường xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là những yếu tố tiến bộ trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn về xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn tuy thế, về cơ bản vẫn chưa vượt qua được hệ tư tưởng tư sản nên còn nhiều hạn chế Song tư tưởng ấy cũng như bài học từ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 đã ảnh hưởng tích cực đến Hồ Chí Minh, đặc biệt là đến tư tưởng dân chủ của Người

* Tư tưởng dân chủ của Chủ nghĩa Mác - Lênin và hình thức dân chủ

Xô Viết

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin trước hết và trên hết là vì mục tiêu giải phóng con người khỏi áp bức bất công, bóc lột, nô dịch sau đó

sẽ xây dựng một xã hội như trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” mà Mác

và Ăng ghen đã nói: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Người bị thuyết phục chính bởi sự đúng đắn và tính khoa học trong tư tưởng cốt lõi của học thuyết giải phóng Mác - Lênin: “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt” [7; tr.404] Khảo sát cách mạng Tháng Mười và lại được sống trực tiếp trong không khí sôi động của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Nga những năm 1934 - 1938, Hồ Chí Minh nhận thức và tâm đắc với quan điểm của Lênin cho rằng: không có chế độ dân chủ thì không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội và giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu không tiến hành cuộc đấu tranh cho dân chủ, cũng như chủ

Trang 37

nghĩa xã hội sẽ không duy trì được thắng lợi nếu không thực hiện được đầy đủ chế độ dân chủ Lênin viết: “cũng giống như không thể có chủ nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn, giai cấp vô sản cũng không thể nào chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tư sản được nếu nó không tiến hành một cuộc đấu tranh toàn diện, triệt để và cách mạng để giành dân chủ” [69; tr.324] Từ đó, Hồ Chí Minh thấm nhuần rằng tư tưởng đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau

Không chỉ được trang bị về mặt lý luận, quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Nga đã cung cấp cho Người những bài học thực tiễn

để xây dựng dân chủ: phải bắt nguồn từ cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về

tư liệu sản xuất, mà trước hết là sở hữu nhà nước; toàn thể nhân dân lao động là chủ thể của nền dân chủ; các cơ quan đại biểu của nhân dân do phổ thông đầu phiếu bầu ra là các cơ quan đại diện quyền lực nhân dân, thống nhất quyền lực và có sự phân công, phối hợp; thực hiện chế độ tập trung dân chủ kết hợp với quyền tự trị, tự quyết rộng rãi của các địa phương; lực lượng lãnh đạo là Đảng của giai cấp công nhân và có các tổ chức quần chúng làm chỗ dựa cho nền dân chủ; đối tượng chuyên chính là các phần tử thù địch với chủ nghĩa xã hội

Người tìm thấy ở Mác, Ăngghen, Lênin và trực tiếp là quá trình xây dựng nền dân chủ ở Nga đương thời cả những tư tưởng, quan điểm về dân chủ

xã hội chủ nghĩa, và cả hệ phương pháp để thực hiện một nền dân chủ toàn diện (không chỉ về mặt chính trị), trực tiếp, cụ thể (cả trong quản lý công việc hàng ngày) với sự tham gia của quần chúng, của tuyệt đại đa số nhân dân Nó

là một nền dân chủ thực sự và ngày càng đầy đủ Nó sẽ là một nền dân chủ

“gấp triệu lần” dân chủ tư sản như Lênin đã nói Đây là những điều Hồ chủ tịch rất tâm đắc và đã tích cực vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam

1.2.2.3 Con người và sự nghiệp của nhà chính trị dân chủ Hồ Chí Minh

Trang 38

Sự thành đạt của một con người, sự ra đời của một tư tưởng bao giờ cũng gắn bó với nhiều yếu tố Các yếu tố truyền thống của quá khứ, yếu tố của đương đại, nền tảng gia đình và nỗ lực bản thân chính là cơ sở quan trọng

để tạo nên những điều kì diệu trong tư tưởng và sự nghiệp của vĩ nhân Hồ Chí Minh cũng là một trường hợp như vậy

Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình Nho học khoa bảng giàu truyền thống, được thừa hưởng một nề nếp gia phong, trí lớn của cụ thân sinh, nhà Nho - Nguyễn Sinh Sắc, và sự chăm chỉ, đức hạnh của người mẹ -

bà Hoàng Thị Loan Làng Sen, Nam Đàn Nghệ An, nơi Người được sinh ra

là mảnh đất nghèo mà hiếu học, cũng là nơi có nhiều danh nhân yêu nước, trí lớn

Nguyễn Sinh Cung (tức Hồ Chí Minh) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 Ngay từ nhỏ, Người đã hình thành và phát triển những phẩm chất cá nhân tiêu

biểu trực tiếp góp phần hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Trước hết phải kể đến tâm hồn một người yêu nước, sau này là một chiến sĩ cộng sản

nhiệt thành, trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do và hạnh phúc của đồng bào Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh xét cho cùng cũng xuất phát từ những mong muốn mang lại quyền làm chủ của người dân, đem lại tự do,

hạnh phúc cho nhân dân, của con người và vì con người Tiếp đó ở Người,

năng lực tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán tinh tường, sáng suốt là phẩm chất nổi trội Dù sống trong môi trường nào, ở phương Đông, hay phương Tây, Người đều học tập tiếp thu những điểm tích cực, tiến bộ, đồng thời cũng biết nhìn ra bản chất, phê phán những điểm hạn chế, những mặt tiêu cực đằng sau những điều hào nhoáng, bề ngoài Chính nhờ những phẩm chất này, mà giữa vô số học thuyết, lý luận đang tồn tại trên thế giới lúc bấy giờ, chính sự nhạy cảm chính trị, tư duy độc lập, sáng tạo, trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng… đã giúp Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận

Trang 39

cách mạng nhất, khoa học nhất, chắc chắn nhất, chân chính nhất Với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng dân chủ đã từng bước hình thành trong hệ tư

tưởng của Người Ngoài ra, đó còn là sự khổ công luyện tập nhằm thâu thái

vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc Chính sự dày công tích lũy với một khả năng tư duy độc lập và lòng yêu nước đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường đúng đắn để cứu nước, cứu dân và tư tưởng dân chủ tất yếu hình thành

Sự hình thành lý tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trải qua một thời kỳ dài nhận thức, giác ngộ và nỗ lực hoạt động cách mạng đi từ cơ sở tư tưởng yêu nước, thương nhà (giai đoạn này tương ứng với giai đoạn Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước đến trước cách mạng Tháng Tám năm 1945) Tư tưởng dân chủ của Người còn trải qua một thời kỳ thử thách kiên trì giữ vững và phát triển mới tư tưởng dân chủ ở Việt Nam (giai đoạn này từ sau cách mạng Tháng Tám đến khi Người qua đời) Trong những yếu tố để hình thành nên tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, không thể không nhắc đến sự kế thừa tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi với tư cách là tư tưởng tiến bộ kết tinh tư tưởng vì dân trong lịch sử dân tộc Sự gặp nhau về tư tưởng này biểu hiện sự mẫn tiệp của những nhà chính trị trong quá trình lãnh đạo đất nước, đồng thời là sự hội ngộ của tấm lòng yêu dân tha thiết ở những con người cách nhau nhiều thế kỷ

Sự hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh như đã nói, là một quá trình lâu dài, với sự hội tụ, gặp gỡ của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan Nếu như tiếp thu văn minh phương Tây và những bài học thực tế từ các nước Tư bản mang đến tính chất cách mạng, tiến bộ mới mẻ, khoa học và thực tiễn sinh động, thì những tư tưởng, bài học từ phương Đông, đặc biệt là truyền thống, thực tiễn dân tộc lại giúp cho tư tưởng dân chủ của Người có bản chất sâu sắc, gần gũi, sát thực với dân tộc và nhân dân mình Từ những yếu tố đó, tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển rất đặc sắc, toàn diện, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng, thể chế và hành

Trang 40

động Nó vừa phù hợp với trào lưu văn minh chung của nhân loại, phù hợp với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy được truyền thống dân tộc, đồng thời cũng thể hiện được bản chất cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của

Người Trong các nhân tố khách quan và chủ quan tác động tới sự hình thành

tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh cần phải nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin Đó là nhân tố tạo ra bước ngoặt trong cuộc hành trình tư tưởng của Người tới dân chủ, tới độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội

* Tiểu kết

Có thể thấy tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được hình thành trên những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn khách quan và chủ quan Tuy ở hai thời đại khác nhau, nhưng tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi và tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đều là sản phẩm của sự kết hợp giá trị truyền thống, hội tụ tinh hoa trong giao lưu văn hoá với các nước và sự toả sáng những khả năng, phẩm chất cá nhân của các nhà tư tưởng

Sự hình thành và kết nối ấy làm nên giá trị tiến bộ vượt trội của một dòng tư tưởng vì dân trong lịch sử, mà sau này với tư cách là người kế thừa xuất sắc,

Hồ Chí Minh đã đúc kết trong tư tưởng dân chủ của mình

Ngày đăng: 16/03/2015, 17:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Chí Bảo: Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia. H. 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 2008
2. Hoàng Chí Bảo: Những nhận thức lý luận mới về dân chủ qua 20 năm đổi mới và trong văn kiện Đại hội X của Đảng. Tạp chí Triết học. Số 10/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nhận thức lý luận mới về dân chủ qua 20 năm đổi mới và trong văn kiện Đại hội X của Đảng
3. Hoàng Chí Bảo: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh. Nxb Lý luận chính trị. H. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị. H. 2005
4. Nguyễn Lương Bích: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước. Nxb Quân đội nhân dân. H. 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân. H. 1975
5. Phạm Văn Bính: Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị quốc gia. H. 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 2008
6. Phạm Hồng Chương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Nxb. Lý luận chính trị. H. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị. H. 2004
7. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 20. Nxb Chính trị quốc gia. H. 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 1995
8. Vũ Hoàng Công: Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nxb Chính Trị - Hành Chính. H. 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhà XB: Nxb Chính Trị - Hành Chính. H. 2009
9. Vũ Hoàng Công: Hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc điểm, xu hướng và giải pháp. Nxb chính trị quốc gia. H. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc điểm, xu hướng và giải pháp
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia. H. 2002
10. Lương Văn Cừ: Tư tưởng Dân bản trong thuyết Nhân chính của Mạnh Tử. Tạp chí Triết học. số 6, tháng 6/2005C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 20. Nxb Chính trị quốc gia. H. 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Dân bản trong thuyết Nhân chính của Mạnh Tử. "Tạp chí Triết học. số 6, tháng 6/2005C. Mác và Ph. Ăngghen: "Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 1995
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Sự thật. H. 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Nhà XB: Nxb Sự thật. H. 1991
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia. H. 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 2001
13. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia. H.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H.2006
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị quốc gia. H. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 2005
15. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp: Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt suất. Nxb Sự thật. H. 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt suất
Nhà XB: Nxb Sự thật. H. 1982
16. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. Nxb chính trị quốc gia. H. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia. H. 1997
17. Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX dến cách mạng tháng Tám, Nxb tp. Hồ Chí Minh, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX dến cách mạng tháng Tám
Nhà XB: Nxb tp. Hồ Chí Minh
18. Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên): Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. H. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. H. 2002
19. Đỗ Trung Hiếu: Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia. H. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 2004
20. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị quốc gia. H. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia. H. 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w