Tất cả chứng từ kế toán sau khi đã luân chuyển và được sử dụng phải được bảo quản và lưư trữ theo đúng quy định...12 Kế toán kết quảkinh doanh sử dụng chủ yếu các chứng từ sau:...13 - Bả
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH 5
1.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.1.2.2.Kết quả khác 8
1.1.2.3 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 8
1.2 Kế toán Kết quả kinh doanh theo CMKT và Chế độ kế toán hiện hành 9
1.2.1 Nội dung các quy định của chuẩn mực kế toán 9
1.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán ban hành (theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) 12
1.2.2.1 Chứng từ kế toán 12
Chứng từ kế toán là các chứng từ bằng giấy tờ về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành, là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toán, đồng thời là cơ sở xác minh trách nhiệm vật chất Vì vậy, chứng từ kế toán phải được ghi nhận đầy đủ các yếu tố theo đúng quy định, không sửa chữa tẩy xóa Tất cả chứng từ kế toán sau khi đã luân chuyển và được sử dụng phải được bảo quản và lưư trữ theo đúng quy định 12
Kế toán kết quảkinh doanh sử dụng chủ yếu các chứng từ sau: 13
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác 13
- Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… 13
- Chứg từ phản ánh việc kết chuyển doanh thu, chi phí 13
Trang 21.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng 13
1.2.2.3 Trình tự hạch toán 15
1.2.2.4 Sổ kế toán 16
Chương: 2 17
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ NAM 17
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần lương thực Hà Nam : 17
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần lương thực Hà Nam 17
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần lương thực Hà Nam. 18
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần lương thực Hà Nam 19
2.1.5 Tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần lương thực Hà Nam 23
2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần lương thực Hà Nam 24
2.2.1 Nội dung, phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần lương thực Hà Nam 24
2.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phàn lương thực Hà Nam 26
2.2.2.1 Chứng từ kế toán 26
2.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng 26
2.2.2.3 Trình tự hạch toán 28
CHƯƠNG: 3 33
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ NAM 33
3.1 Một số nhận xét, đánh giá về thực trạng tổ chức kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần lương thực Hà Nam 33
3.1.1 Ưu điểm 33
3.1.2 Nhược điểm: 34
3.2 Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh ở Công ty cổ phần lương thực Hà Nam: 35
KẾT LUẬN 37
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Phụ lục
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QĐ: Quyết định
BTC: Bộ tài chính
KQKD: Kết quả kinh doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
BHXH&BHYT: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
DLKT: Dữ liệu kế toán
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời buổi hội nhập như hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệpngày càng khốc liệt không chỉ trong nước mà cả ngoài nước Để tồn tại và phát triểnthì doanh nghiệp cần kinh doanh có hiệu quả Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh là lợinhuận Vì vậy kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanhnghiêp
Kế toán kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế toán doanhnghiệp Các thông tin do kế toán kết quả kinh doanh mang lại được sử dụng để phântích, đánh giá từ đó đưa ra nhưng quyết định cần thiết cho doanh nghiệp phục vụ đắclực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp
Các phần hành kế toán khác tiến hành thu thập, xử lý các số liệu sau đó sẽ cungcấp thông tin cho kế toán kết quả kinh doanh để hoàn thành một trong những khâucuối cùng trong hệ thống kế toán Kế toán kết quả kinh doanh cung cấp số liệu trên cácbáo cáo tài chính đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh, các số liệu này là mối quantâm đầu tiên của các nhà đầu tư các đối tác kinh doanh và những đối tượng sử dụngthông tin tài chính khác là cơ sở giúp họ đưa ra quyết định quan trọng Do đó cần ngàycàng hoàn thiện hơn kế toán kết quả kinh doanh làm sao để phần hành kế toán đạt hiệuquả cao nhất
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Lương Thực Hà Nam vận dụngtheo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm chuẩn mực chuẩn mực số 01 - Chuẩnmực chung, Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho, Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thunhập khác, Chuẩn mực số17 -Thuế thu nhập doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành
là chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15 ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tàichính
Mặc dù chuẩn mực cũng như chế độ kế toán Việt Nam đã quy định rõ ràng, cụthể nhưng quá trình vận dụng trong doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế Qua quátrình thực tập tại công ty Cổ phần Lương Thực Hà Nam, thông qua các phiếu điều tra,phỏng vấn, tìm hiểu cụ thể tại đơn vị cho thấy công ty thực hiện đúng theo quy định vàchế độ hiện hành tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những tồn tại Đồng thời thời
Trang 6điểm cũng như các nguyên tắc xác định và ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp cònnhiều bất cập Như vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệpmang tính cấp thiết.
1.2 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Việc thực hiện tốt kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp có ý nghĩaquan trọng:
Đối với doanh nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp xác địnhđược kết quả kinh doanh của mình, biết doanh nghiệp kinh doanh có đảm bảo thu hồivốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và làm ăn có lãi hay không Từ đó thấy được hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp, những điểm mạnh cũng như những tồn tại trong doanhnghiệp để đưa ra biện pháp khắc phục, đề ra những phương án đúng đắn thích hợp.Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: cung cấp căn cứ chính xác cho các nhàđầu tư trong việc ra quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lýcác doanh nghiệp thông qua việc thu thuế TNDN
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận bao gồm: các khái niệm cơ bản, nội dung
và phương pháp xác định kết quả kinh doanh, kế toán kết quả kinh doanh tại doanhnghiệp theo Chế độ kế toán ( ban hành theo quyết định số 15/QĐ – BTC ngày20/3/2006) và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành
- Áp dụng lý luận vào thực tế doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng của doanhnghiệp về việc xác định kết quả kinh doanh, quá trình xác định kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Đánh giá ưu điểm, nhược điểm những điểmmạnh và hạn chế còn tồn tại đề đưa ra giải pháp hợp lý nhất nhằm góp phần hoàn thiệncông tác kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
-Đối tượng: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CP Lương Thực Hà Nam-Phạm vi:
+Về mặt lý thuyết: Khóa luận nghiên cứu kế toán kế quả kinh doanh trong điềukiện áp dụng Chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ – BTC ban hành 20/3/2006 vàtuân thủ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật kế toán, các thông tư hướng dẫncủa Chính phủ
Trang 7+Về mặt thực tiễn:
-Không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh tạicông ty cổ phần Lương thực Hà Nam trong điều kiện áp dụng Chế độ kế toán theoquyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006
+Thời gian: từ ngày 24/3 đến ngày 18/5
+Số liệu kế toán: Đề tài sử dụng số liệu kế toán năm 2012
4 Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài
4.1 Thu thập số liệu
4.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp
4.1.1.1 Phương pháp điều tra (phụ lục )
Là phương pháp được tiến hành trực tiếp tại đơn vị thực tập theo trình tự sau:
- Lập phiếu điều tra: là một bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Phiếu điều tra được phát cho cán bộ nhân viên trong công ty đặc biệt là phòng
kế toán
- Thu lại phiếu điều tra, thống kê kết quả thu thập được
- Đưa ra những kết luận cần thiết về vấn đề nghiên cứu
Ưu điểm: kết quả nhanh chóng
Nhược điểm: người trả lời phiếu điều tra trả lời không chính xác do nguyênnhân chủ quan hoặc khách quan
4.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn (phụ lục 1.2)
Đây là một phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ người có liên quan đếnthông tin cần thu thập, công việc cụ thể là
- Gặp trực tiếp người cần phỏng vấn
- Đưa ra câu hỏi về vấn đề nghiên cứu - Ghi chép lại câu trả lời
- Tổng hợp các câu trả lời thành thông tin cần dùng
Ưu điểm: thông tin phản hồi nhanh chóng chính xác
Nhược điểm: do thời gian của người được phỏng vấn không cho phép gây khókhăn cho việc thu thập thông tin
Trang 84.1.1.3 Phương pháp quan sát.
Trong quá trình thực tập, được thực tập tại phòng kế toán của công ty tiến hànhquan sát công việc của các anh chị kế toán như viết chứng từ, nhập số liệu vào phầnmềm, trình tự luân chuyển chứng từ Từ đó tổng hợp đưa ra những nhận xét
Ưu điểm: Chính xác
Nhược điểm: Mất thời gian công sức đến đơn vị thực tập để quan sát công việc
4.1.2 Thu thập thông tin thứ cấp
-Tìm kiếm thông tin qua mạng, trang web của công ty
-Thông qua hệ thống chứng từ sổ sách lưu giữ của công ty
Ưu điểm: thông tin sẵn có, ít tốn kém
Nhược điểm: mất thời gian chọn lọc thông tin thích hợp
4.2 Phương pháp phân tích số liệu thu thập
Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu số liệu, tổng hợp các thông tin, phân tíchcác thông tin để đưa ra các ý kiến thích hợp
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh
Chương II: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Lươngthực Hà Nam
Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty
Cổ phần Lương thực Hà Nam
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm Kết quả kinh doanh.
- Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã đượcthực hiện trong một thời kì nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kếtquả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp được xác định theo từng kì kế toán (tháng, quý, năm), là phần chênhlệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kì kế toán đó
- Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bánhàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn bán hàng (Gồm cả sảnphẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xâylắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấuhao, chi phí sửa chữa nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượngbán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tàichính
- Kêt quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và cáckhoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp hay những khoản thu không mangtính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra
do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại
- Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
- Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kì kế toándưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu không bao gồm các khoản phân phối cho
cổ đông và chủ sở hữu
1.1.2 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh cửa doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Kết quả kế toán trước thuế = Kết quả hoạt động kinh
Trang 10Kết quả kế toán sau thuế = Kết quả kế toán trước
và cungcấp dịchvụ
+
Doanhthu hoạtđộng tàichính
-Chi phíhoạtđộng tàichính
- Chi phíbán hàng -
Chi phíquản lýdoanhnghiệp
và cung cấpdịch vụ
-Cáckhoảngiảm trừdoanh thu
-Thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế Xuất khẩu,thuế GTGT nộp theo
PP trực tiếp
Nhóm chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập
Doanh thu: Là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.( Bộ tài chính, hệ thống CMKTVN, NXB Thống
kê-2006, trang 56)
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm
ngoài giá bán( nếu có) ( Kế toán doanh nghiệp, Học viện tài Chính, NXB Thống kê,
2004, trang 308)
Các khoản giảm trừ doanh thu:
Trang 11- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn (Bộ tài chính, hệ thống CMKTVN, NXB Thống kê-
2006, trang 56)
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế (Bộ tài chính, hệ thống CMKTVN, NXB Thống kê- 2006, trang 56)
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán (Bộ tài chính, hệ thống CMKTVN, NXB Thống kê- 2006, trang 56)
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Là số tiền thu được từ các hoạt động đầu tư
tài chính (Giáo trình Kế toán tài chính 2- ĐH Thương Mại, trang 78)
Nhóm chỉ tiêu chi phí:
+ Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ
đông và chủ sở hữu.( Bộ tài chính, CMKTVN, NXB Thống kê- 2006, trang 78)
+ Chi phí bán hàng: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu
thụ hàng hóa.( Giáo trình kế toán Tài chính 2- Đại học Thương Mại, trang 39)
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao
phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trongquá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên
quan đến toàn bộ doanh nghiệp (Giáo trình Kế toán tài chính 2- Đại học Thương Mại, trang 39)
+ Chi phí hoạt động tài chính: phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài
chính bao gồm: các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tàichính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết, chi phí giao
dịch bán chứng khoán, lỗ tỉ giá hối đoái ( Giáo trình kế toán tài chính 2- ĐH Thương Mại, trang79)
Trang 12+ Giá vốn hàng bán: Là trị giá thực tế của số hàng đã tiêu thụ trong kỳ được
tính bằng tổng các khoản chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trựctiếp khác phát sinh để có được hàng bán ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Giá vốn hàng bán được xác định theo một trong bốn phương pháp: Phương pháp bìnhquân gia quyền, phương pháp giá trị thực tế đích danh, phương pháp Nhập trước xuấttrước, phương pháp nhập sau xuất trước
1.1.2.2.Kết quả khác
+ Thu nhập khác: Là những khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ
hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu ( Bộ tài chính, hệ thống CMKTVN, NXB Thống kê- 2006, trang 56)
+ Chi phí khác: Là các khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự
kiện hoặc các nhiệm vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp manglại Ngoài ra còn các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ xót từ các năm trước nay phát
hiện ghi bổ sung ( Giáo trình Kế toán tài chính 2- Đại học Thương Mại, trang 79) 1.1.2.3 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kết quả sau thuế là kết quả cuối cùng doanh nghiệp sử dụng dể phân phối lợi nhuận được xác định theo công thức:
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp =
Thu nhậpchịu thuế X
Tỷ suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp
-Chi phíhợp lýtrong kỳ
+
Thu nhập chịuthuế khác trong
Trang 13Chi phí hợp lý: Là các khoản chi phí phát sinh thực tểtong một kỳ kế toán củadoanh nghiệp Nó không bao gồm các chi phí, các khoản trích trước vào chi phí màthực tế chưa phát sinh.
Thuế suất thế thu nhập hiện hành được quy định là 25%
1.2 Kế toán Kết quả kinh doanh theo CMKT và Chế độ kế toán hiện hành.
1.2.1 Nội dung các quy định của chuẩn mực kế toán.
Một số chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh:
Chuẩn mực số 01- Chuẩn mưc chung( Được ban hành và công bố theo QĐ số
165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
Chuẩn much đề cập đến các nguyên tắc chi phối đến kế toán kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp cần tôn trọng một số quy định như sau:
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp
liên quan dêna tài sản, noiự phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phảiđược ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thuhoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu dồmchi phí cử kỳ tạo ra doanh thu và chi phí cử các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưngliên quan đến doanh thu của kỳ gốc
Nguyên tắc thận trọng trong kế toán đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trịcủa các khoản nợ phải trả và chi phí
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năngthu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải trả được ghi nhận khi có bằng chứng về khảnăng phát sinh chi phí
Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho: Chuẩn mực này được ban hành theo quyết
đinh số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính, quy định và hướngdẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho Các nội dung ở chuẩn mựcnày cần chú ý khi Kế toán kết quả kinh doanh:
Trang 14Giá gốc HTK bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan
trực tiếp khác có liên quan trực tiếp phát sinh để có được hang tồn kho ở trạng thái vàđịa điểm hiện tại
Giá trị hàng tồn kho xuất dung trong mỗi DN được áp dụng một trong 4 phương
pháp sau: phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền,phương pháp nhập trước xuất trước và phương pháp nhập sau xuất trước.Việc áp dụngphương pháp nào để tính giá xuất kho ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, do đó ảnhhưởng trực tiếp đến KQKD
Các chi phí không tính vào giá gốc của hang tồn kho bao gồm:
a/ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khácphát sinh trên mức bình thường
b/ Chi phí bảo quản hang tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hang tồn kho cầnthiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và quá trình quy định ở đoạn 06
c/ Chi phí bán hang
d/ Chi phí quản lý doanh ngiệp
Trích lập các khoản dự phòng giảm giá hang tồn kho.
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện của hang tồn kho nhỏ hơngiá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hang tồn kho Số dự phòng giảm giá hang tồnkho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc hang tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thểthực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá hang tồn kho được thực hiệndựa trên cơ sở từng mặt hang tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giáriêng biệt
Việc trình bày chi phí về hang tồn kho trên báo cao kết quả sản xuất, kinh doanhđược phân loại chi phí theo chức năng Phân loại chi phí theo chức năng là hang tồnkho được trình bày trong các khoản mục” giá vốn hang hóa” trong báo cao kết quảkinh doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hang tồnkho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm các nhân gây ra, chi phí sản xuấtchung không được phan bổ
Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác,chuẩn mực này được ban hành
theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính, các nội dunglien quan đến kế toán kết quả kinh doanh:
Trang 15Điều kiện ghi nhận doanh thu:
-Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đông thời 5 điều kiện sau:+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
+ Doanh thu được xác định tường đối chắc chắn
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế tử giao dịch bánhàng
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
-Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả củagiao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cung cấpdịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phầncông việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả củagiao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kếtoán;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
- việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp
- Doanh thu ( kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từngloại doanh thu Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết cho từng khoản doanh thunhằm phản ánh chính xác kết quả kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý và lập báo cáotài chính doanh nghiệp
Chuẩn mực số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Chuẩn mực kế toán “Thuế
thu nhập doanh nghiệp” được ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày15/02/2005 của Bộ tài chính Cuối kỳ kế toán, kế toán doanh nghiệp phải xác định
Trang 16được thu nhập chịu thuế và thuế TNDN phải nộp trong kỳ Những nội dung chủ yếucần vận dụng trong chuẩn mực này trong Kế toán kết quả kinh doanh.
Quy định chung.
Chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phátsinh do ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiệntheo cùng phương pháp hạch toán cho chính xác các giao dịch và sự kiện đó Nếu cácgiao dịch và các sự kiện được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thìtất cả các nghiệp vụ phat sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp có liênquan cũng được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nếu các giaodịch và các sự kiện được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu thì tất cả các nghiệp vụphát sinh do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệpliên quan cũng được ghi nhậntrực tiếp vào vốn chủ sở hữu
Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp:
Hàng quý kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm nộp trong quý Thuếthu nhập tạm nộp từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó
Cuối năm tài chính, kế toán xác định và ghi nhận thuế TNDN thực tế phải nộptrong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN hiệnhành Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiênhành trong báo cáo kết quả kinh doanh của năm đó
1.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán ban hành (theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC).
1.2.2.1 Chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán là các chứng từ bằng giấy tờ về các nghiệp vụ kinh tế đã phátsinh và thực sự hoàn thành, là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toán,đồng thời là cơ sở xác minh trách nhiệm vật chất Vì vậy, chứng từ kế toán phải đượcghi nhận đầy đủ các yếu tố theo đúng quy định, không sửa chữa tẩy xóa Tất cả chứng
từ kế toán sau khi đã luân chuyển và được sử dụng phải được bảo quản và lưư trữ theođúng quy định
Kế toán kết quảkinh doanh sử dụng chủ yếu các chứng từ sau:
- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác
Trang 17- Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như hóa đơn GTGT, hóađơn bán hàng thông thường, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ…
- Chứg từ phản ánh việc kết chuyển doanh thu, chi phí
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của Ngân hàng
- Các chứng từ khác có liên quan
1.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng các tài khoản sau:
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này dung để xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau một kỳ hoạch toán Kết cấu và nội dung của tài khoản nay như sau:
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán+ Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác
+ Chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 18+ Số trích lập dự phòng giảm giá thành phẩm.
Bên Có:
+ Trị giá thành phẩm bị trả lại nhập kho
+ Kết chuyển gí vốn thành phẩm đã bán trong kỳ sang tài khoản 911
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá thành phẩm
+ Kết chuyển thành phẩm đã gửi bán nhưng chưa xác định là đã bán
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 phản anh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ
đã tiêu thụ trong kỳ Kết cấu và nội dung của tài khoản 511 như sau:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu thực tế phát sinh trong kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản liên quan khác như:
TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ
TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
TK 521- Chiết khấu thương mại
Trang 19TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối.
- Tính thuế VAT phải nộp của hoạt động bán hàng theo phương pháp trực tiếp,thuế Xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng bán và ghi Nợ của tài khoản 511 vàghi Có các tk 3331,3332,3333
- Sau đó kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Ghi Nợcác TK doanh thu( 511, 512 và ghi Có TK 911
- Kết chuyển trị giá vốn hàng bán trong kỳ Ghi Nợ TK 911 và ghi Có TK giávốn hàng bán 632
- Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính Ghi Nợ TK 515 ghi có TK 911
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính Ghi Nợ TK 911 và ghi Có TK 635
- Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Ghi Nợ TK 911
và ghi Có TK 641,642
- Kết chuyển thu nhập khác Ghi Nợ TK 711 và ghi Có TK 911
- Kết chuyển chi phí khác Ghi Nợ TK 911 và ghi Có TK 811
Cuối năm tài chính, kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại, kế toán ghi Nợ
tk 8212 và ghi Có TK 911 Ngược lại, nếu số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn sốphát sinh bên có TK 8212 thì phần chênh lệch ghi Nợ TK 911 và ghi Có TK 8212.Cuối kỳ, kế toán xác định lợi nhuận sau thuế, nếu lãi kế toán ghi Nợ TK 911 và ghi Có
TK 911 NgưỢC lại , nếu lỗ kế toán ghi Nợ TK 421 và ghi có TK 911( sơ đồ hạch toán)
1.2.2.4 Sổ kế toán
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm sản xuất, kinh doanh kgác nhau Do vậy,
để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng thông tin tài chính cần phải lựa chọn một hìnhthức sổ cho phù hợp, đạt hiệu quả
Trang 20Hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những hình thức sau:
+ Hình thức Nhật ký chung: Gồm các loại sổ chủ yếu sau: Sổ Nhật ký chung, sổcái các TK : 511, 515,632,641,642,711,811,911 Đồng thời mở các sổ chi tiết theo dõi
các TK này theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.(Phụ lục 2.2)
+ Hình thức Nhật ký – Sổ cái: Sử dụng các sổ Nhật ký sổ cái của các TK : 511,515,632,641,642,711,811,911 Và mở các sổ chi tiết theo dõi các TK này theo yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp.( Phụ lục 2.3)
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ: Gồm các loại sổ sau: Sổ tổng hợp, chứng từ ghi
sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản : 511, 515,
632,641,642,711,811,911… Đồng thời mở các sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý (Phụ lục 2.4)
+ Hình thức Nhật ký – Chứng từ: Sử dụng các sổ Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ
cái tài khoản: 511,515, 632,641,642, 711, 811, 911…Các sổ, thẻ chi tiết( Phụ lục 2.5)
+ Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hìnhthức kế toán nào thì sẽ có loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn
giống với mẫu sổ kế toán ghi bằng tay (Phụ lục 2.6)
Trang 21Chương: 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN LƯƠNG THỰC HÀ NAM 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần lương thực Hà Nam :
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần lương thực Hà Nam
Tên công ty : Công ty cổ phần lương thực Hà Nam
Tên giao dịch quốc tế : HA NAM Food Joint- Stock company
Tên viết tắt : HN Food
Trụ sở giao dịch : Số 64 - Đường Lê Lợi - TP Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam.Điện thoại : (0351) 3852824 Fax: (0351)3851779
Mã số thuế : 0700262353 - Đăng ký tại cục thuế tỉnh Hà nam
Tài khoản: 710A- 14020 Ngân hàng công thương Hà nam
Năm 1997, sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch tập chung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước Sở lương thực Hà NamNinh trực thuộc Bộ lương thực chuyển thành liên hiệp các Công ty lương thực HàNam Ninh
Năm 1993, do cơ cấu hành chính Nhà Nước tỉnh Ninh Bình tách ra khỏi khối tỉnh
Hà Nam Ninh Công ty lương thực Ninh Bình được thành lập trên cơ sở công ty lươngthực Hà Nam Ninh
Năm 1997, tỉnh Hà nam được tái lập trở lại Công ty lương thực Hà Nam Ninhđược thành lập trên cơ sở chia tách thành hai Công ty lương thực Hà Nam và NamĐịnh
Năm 2002, thực hiện chính sách đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp cho phù hợpvới sự chuyển đổi, hội nhập với thị trường Đông Nam Á Tháng 10 năm 2002 Công tylương thực Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa Công ty lương thực HàNam , Nam Định, Ninh Bình Theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp và Chính Phủ Tháng 10/2005, căn cứ quyết định số 4440 QĐ/BNNTCCĐ của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn về việc chuyển Công ty lương thực Hà Nam Ninh thành Công
ty cổ phần lương thực Hà Nam và từ ngày 01/10/2005 Công ty cổ phần lương thực HàNam chính thức đi vào hoạt động và sử dụng con dấu riêng của mình
Trang 22Công ty cổ phần lương thực Hà Nam thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước (Nhànước nắm cổ phần chi phối ) là thành viên của Tổng Công ty lương thực Miền Bắc.Chịu sự giám sát, đánh giá xếp loại doanh nghiệp hàng năm của tổng công ty lươngthực miền bắc Công ty cổ phần lương thực Hà Nam là công ty loại vừa có tổng sốvốn ban đầu khoảng hơn 20 tỷ đồng
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần lương thực Hà Nam.
Công ty cổ phần lương thực Hà Nam hoạt động trên môt số nghành nghề kinhdoanh :
- Kinh doanh buôn bán lương thực
- Cung ứng lương thực
- Ngoài ra còn xay sát thóc gạo khi cần thiết
Ngày nay cùng với sự phát triển về kinh tế của đất nước kéo theo sự tăng trưởng vềtiêu dùng, đặc biệt lương thực là mặt hàng không thể thiếu đối với con người Do đótiềm năng phát triển, kinh doanh của nghành lương thực nói chung và của Công ty cổphần lương thực nói riêng là rất lớn Đó là thuận lợi cho việc mở rộng và phát triểncủa công ty Tuy nhiên nhu cầu thị trường lương thực có xu hướng thay đổi : tỷ lệlương thực có chất lượng cao tăng lên do nhu cầu của dân ngày càng cao Do vậytrước mắt công ty có nhiều thử thách đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đểchiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với sản phẩm của công ty khác
Công ty đã tiến hành kinh doanh nhiều mặt hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng vềhàng hoá, chủng loại Từ đó mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các mặt hàng kinh doanh của công ty :
- Gạo tẻ,thóc tẻ
- Gạo đặc sản : Nếp, tám thơm, bắc thơm, nàng hương
- Ngô hạt, ngô bột, sắn
Với phương châm kinh doanh có hiệu quả, phục vụ khách hàng chu đáo Công
ty luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã bao bì hàng hoá Do đặc thù hàng hoá sản phẩmcủa Công ty là loại hàng đã định hình sẵn khó thay đổi hình dáng ,mẫu mã , kích thướcnhư những sản phẩm khác Do đó Công ty luôn nghiên cứu , thiết kế các kiểu dángbao bì phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế Những loại hàng đặc sản chấtlượng cao công ty dùng sản phẩm bao bì tốt đảm bảo quy cách phẩm chất, chất lượng
Trang 23Tạo được thời gian bảo quản và sử dụng lâu dài Đối với hàng tiêu dùng thường xuyênCông ty dùng bao bì đóng gói truyền thống nhằm giảm chi phí tối thiểu mà vẫn giữchất lượng hàng hoá theo yêu cầu của sản phẩm
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần lương thực Hà Nam
Tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 6 : Bộ máy quản lý của công ty Cổ phần lương thực Hà Nam
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Xí nghiệpIVHội đồng quản trị
Trang 24Cty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, công bằng và tuân thủ pháp luật các
cổ đông của Cty cùng góp vốn cùng hưởng cổ tức và cùng chịu rủi ro tương ứng vớiphần vốn mình đã góp
Cơ quan quyết định cao nhất của Cty là Đại Hội Đồng Cổ Đông Cơ quanquản lý của Cty là Hôị Đồng Quản Trị( Gồm 05 thành viên do Đại Hội Đồng Cổ Đôngbầu )
Cơ quan kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty là Ban kiểmsoát ( Gồm 03 thành viên do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu )
Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty là Ban giám đốc (Gồm 03 thànhviên do Hội Đồng Quản Trị bầu ) Ban giám đốc gồm :
01 giám đốc chịu trách nhiệm chính trước Hội Đồng Quản Trị về việc thực hiệncác quyền nhiệm vụ được giao, ngoài ra còn có 02 phó giám đốc giúp việc cho giámđốc và điều hành Cty khi giám đốc đi vắng theo uỷ quyền được giao
01 phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh tham mưu cho giám đốc vềphương án và kế hoạch sản xuất kinh doanh
01 phó giám đốc phụ trách tài chính và công tác nội chính về mặt tổ chức củatoàn công ty
Ngoài ra còn có các phòng chức năng và các chi nhánh, xí nghiệp là đơn vị trựcthuộc công ty
* Phòng tài chính kế toán :
-Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Cty xây dựng phương án nhận và quản lý,
sử dụng vốn và các nguồn lực khác do hội đồng quản trị giao
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc chỉ đạo công tác tài chính, lập kế hoạch tàichính, thực hiện việc huy động vốn, điều hoà và cho vay vốn, đáp ứng nhu cầu vốn củaCty trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và có hiệu quả
- Giúp Giám đốc trong việc quản lý chi tiêu đảm bảo nguyên tắc chế độ, quản lýgiá thành, chi phí lưu thông, xây dựng và giám sát các định mức kinh tế, đơn giá tiềnlương, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ quản lý sử dụng và khấu hao TSCĐ Đềxuất với Giám đốc Cty thanh lý những tài sản không phát huy được tác dụng, hoặc hưhỏng Giám sát việc thực hiện nghĩa vụ giao nộp ngân sách của các đơn vị trực thuộc
và Cty
Trang 25Tổ chức công tác hạch toán kế toán, phản ánh đầy đủ, trung thực kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Cty, tổng hợp xây dựng báo cáo quyết toán cả Cty, báocáo Hội đồng quản trị, Tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước theo chế độhiện hành.
Thực hiện và đôn đốc các đơn vị trực thuộc chấp hành chế độ báo cáo hàngtháng, quý, năm đúng thời hạn quy định, đảm bảo chính xác, trung thực, kịp thời, đúngbiểu mẫu quy định
Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kế toán
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, phân tíchhoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch.Thực hiện việc theo dõi, quản lý, thanh toán vốn và lãi trong quan hệ thanh toánnội bộ giữa Cty và đơn vị trực thuộc
Theo dõi, giám sát quá trình mua, bán hàng hoá Thực hiện việc thanh toán và lưutrữ các hợp đồng kinh tế của Cty, chứng từ hoá đơn, các văn bản, báo cáo quyết toáncủa Cty và các đơn vị trực thuộc Thực hiện trách nhiệm báo cáo tình hình, số liệu, tàiliệu phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cty và các cơ quan quản lý nhà nước,
cơ quan cấp trên có thẩm quyền
Chủ động tổ chức kiểm tra các đơn vị trực thuộc theo yêu cầu công tác nghiệp vụchuyên môn và tham gia các đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Giám đốc công ty
Theo dõi, đôn đốc, quản lý quá trình tiến hành đầu tư Đảm bảo vốn đầu tưđúng dự toán đúng quy định về chế đô tài chính, an toàn và không bị thất thoátvốn khi được Giám đốc giao
Cùng phối hợp các phòng chức năng của Cty thực hiện các nhiệm vụ do Giámđốc Cty phân công đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ bảo vệ
cơ quan và các phong trào chung của Cty
* Phòng tổ chức hành chính:
Quản lý về văn thư bảo mật, chấm công hàng ngày, thường xuyên chỉnh lý sửdụng nhân công lao động cho phù hợp, công tác an ninh phòng cháy chữa cháy, antoàn lao động, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động
Đề xuất công tác tổ chức
Tiếp nhận và điều động CBCNV
Trang 26Báo cáo tăng giảm lao động và thu nhập của CBCNV trong toàn Cty.
*Phòng kế hoạch kinh doanh:
Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về thời điểm mua bán hàng hoá vàlập kế hoạch sản xuất kinh doanh Lập báo cáo nhanh hàng tháng cho Tổng công ty
* Phòng thị trường và đầu tư :
Có chức năng nghiên cứu thị trường giúp Ban giám đốc công ty có chiến lượckinh doanh tốt nhất
*Các đơn vị trực thuộc:
- Xí nghiệp lương thực kinh doanh tổng hợp Hà Nam
Địa chỉ: Thị trấn Bình Mỹ - Huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam
Mã số thuế: 0700262353-001
- Xí nghiệp lương thực Tâng - Thanh Liêm
Địa chỉ: Thanh Hương - Thanh Liêm - Hà Nam
Mã số thuế: 0700262353 - 003
- Chi nhánh Cty CP lương thực Hà Nam tại TP.HCM
Địa chỉ : Phường 25 - Quận Bình Thạnh- TP Hồ Chí Minh
Mã số thuế : 0700262353 -004
- Chi nhánh Cty CP lương thực Hà Nam tại An Giang
Địa chỉ : Thành phố long Xuyên - Tỉnh An Giang
Mã số thuế : 0700262353-005
Tất cả các đơn vị trên đều là đơn vị kinh tế cơ sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàndiện của Cty, chịu sự lãnh đạo cuả Nhà Nước của chính quyền địa phương Đơn vịthực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc có bảng CĐKT và những báo biểu báocáo khác do Cty quy định nằm trong bản tổng kết tài sản của Công ty
Các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính tự chịu trách nhiệm vềkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Được lập các quỹ theo quy định củaluật doanh nghiệp Có con dấu riêng được mở các tài khoản Nộp thuế và các khoảnnộp khác theo quy định
Đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc có hiệu qủa chỉ tiêu kế hoạch và cácnhiệm vụ của Cty ngoài ra đơn vị được chủ động sản xuất kinh doanh những mặt hàng
mà đợn vị đã đăng ký và được Cty và Nhà nước cho phép
Trang 272.1.5 Tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần lương thực Hà Nam
Công ty cổ phần lương thực Hà Nam thực hiện hệ thống tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung, tất cả các công việc kế toán đều được triển khai thực hiện
ở phòng kế toán, từ khâu thu nhập, kiểm tra chứng từ gốc đến khâu lập các báo cáo chitiết, báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính… Do kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng : Là người có nhiệm vụ điều hành,chỉ đạo và tổ chức mọi côngviệc trong phòng kế toán.Giúp Giám đốc trong việc quản lý và các công việc về mặttài chính,đồng thời phải báo cáo chính xác các thông tin tài chính về tình hình kinhdoanh của công ty cho ban lãnh đạo một cách chính xác nhất.Kế toán trưởng phải baoquát hết toàn bộ hoạt động kế toán trong công ty,chỉ đạo hoạt động cho bộ máy kếtoán,và phải chịu trách nhiệm về công tác kế toán của công ty.Tổ chức chỉ đạo điềuhành theo đúng chế độ kế toán hiện hành quy định Đồng thời làm thêm nhiệm vụ của
kế toán TSCĐ
Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm hạch toán,kiểm tra,giám sát tất cảcác phần hành kế toán,lên sổ tổng hợp đối chiếu số liệu sổ tổng hợp với sổ chi tiết.Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính của công ty, giúp
kế toán tổ chức thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, tổ chức bảo quản hồ
sơ, tài liệu kế toán, tổ chức tổng hợp và chi tiết các quỹ kinh doanh, các nguồn vốn củadoanh nghiệp, đồng thời dựa vào các hóa đơn thuế GTGT đầu vào, và theo dõi cácnghiệp vụ, hóa đơn bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra Từ đó lập bảng kê báo cáothuế , và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán vốn bằng tiền, công nợ : Có nhiệm vụ lập các chứng từ kế toán vốn bằngtiền như phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, tiền mặt, séc, ghi sổ chi tiết tiền mặt, sổ
Kế toán trưởng
Thủ quỹ,KT tiền lương, BHXH, BHYT
Kế toán
tổng hợp
Kế toán vốn bằng tiền, công nợ, tiền vay
KT bán hàng,
KT thuế
Trang 28chi tiết tiền gửi ngân hàng… kịp thời phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, sainguyên tắc, lập báo cáo thu chi tiền mặt Đồng thời theo dõi, tổng hợp tình hình thanhtoán với nhà cung cấp và khách hàng của công ty về số tiền và thời gian thanh toán,lập báo cáo công nợ theo từng thời kỳ.
Kế toán bán hàng, Kế toán thuế: Có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh đầy đủ, kịpthời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hóatheo các chỉ tiêu quy định, theo dõi tình hình nhập xuất tồn của kho hàng , cuối thánglập báo cáo tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn hàng hóa Tập hợp các chứng từ và hạch toáncác nghiệp vụ về thuế, kê khai tổng hợp quyết toán thuế
Thủ quỹ, Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT…: có nhiệm vụ lập chứng từ tiềnlương cho các bộ phận, phòng ban; đồng thời phải tính toán các khoản trợ cấp, phụcấp, các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH cho cán bộ công nhân viên trongtoàn công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành Đồng thời quản lý tiền mặt, căn cứvào các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ tiến hành nhập xuất tiiền mặt và ghi vào sổ quỹ
* Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
Chế độ kế toán:
- Công ty áp dụng chế độ Kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ Tài chính ban hành theo chế độ kế toán cho các doanh nghiệp
Hình thức sổ kế toán: hình thức chứng từ ghi sổ
Kỳ kế toán, kỳ báo cáo, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N
- Kỳ báo cáo: Công ty lập báo cáo tài chính theo năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng
Phương pháp tính thuế GTGT:
- Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp khấu hao TSCĐ:
- Công ty áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đườngthẳng
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
- Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân sau mỗi lần nhập
2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần lương thực Hà Nam
2.2.1 Nội dung, phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần lương thực Hà Nam.
Trang 29Tuy kế toán kết quả kinh doanh được thực hiện theo đúng quy định của chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành Tuy nhiên tùy vào quy mô hoạt động của doanhnghiệp mà các doanh nghiệp lại có những đắc trưng riêng biệt.
KQKH của công ty bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả khác
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
+ Doanh thu thuần bán hàng: Là doanh thu sau khi đã trừ các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, trị giá hàng bán bị trả lại Khoản doanh thu này khôngbao gồm cả thuế GTGT
+ Giá vốn hàng bán: Công ty áp dụng phương pháp tính giá vốn hàng bán theo
phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty
chủ yếu là doanh thu từ lãi tiền gửi ngân hàng
+ Chi phí tài chính: Chi phí tài chính phát sinh trong kỳ chủ yếu là chi phí lãi
vay
+ Chi phí bán hàng: Chi phí xăng dầu , chi phí điện thoại, tiền điện, chi phí vận
chuyển…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanhnghiệp bao gồm : lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp,nguyên vật liệu, công cụdụng cụ, các khoản khấu hao máy móc thiết bị, chi phí cho việc đào tạo nhân viên….Đây cũng là khoản chi phí lớn cửa doanh nghiệp
Kết quả hoạt động khác
+ Thu nhập khác: Là khoản thu nhập bất thường phát sinh ngoài hoạt động kinh
doanh của công ty Các khoản được ghi nhận vào doanh thu khác như: Thu từ thanh lý,nhượng bán TSCĐ
+ Chi phí khác: Chi phí khác là những khoản chi phí bất thường của công ty
phat sinh trong kỳ Các khoản được ghi nhận vào chi phí khác như : Chi do vi phạmhợp đồng kinh tế, giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý…
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo công thức:
Kết quả kế toán trước
2.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phàn lương thực Hà Nam
Trang 302.2.2.1 Chứng từ kế toán
Kế toán tại công ty sử dụng các loại chứng từ chủ yếu sau:
Phiếu xuất kho: Do bộ phận kinh doanh lập, thường được lập thành 2 liên, sau khi
có đầy đủ chữ ký cửa người lập, kế toán trưởng Thủ kho sẽ tiến hành xuất kho vàngười nhận hàng ký vào pjiếu xuất kho Sau đó một liên thủ kho giữ, một liên chuyểnlên phòng kế toán để làm căn cứ hạch toán
Hóa đơn GTGT: Thủ kho sẽ tiến hành xuất hàng hóa cho khách hàng đồng thời lậpphiếu xuất kho gồm 3 liên
+ Liên 1: Lưư tại nơi lập phiếu
+ Liên 2: Giao cho người nhận
+ Liên 3: Thủ kho giữ để vào thể kho sau đó chuyển lên phòng kế toán để làmcăn cứ ghi sổ kế toán
Phiếu thu: Do kế toán công nợ lập làm 2 liên sau khi có đầy đủ chữ ký của ngườinộp tiền, thủ quỹ kiểm tiền, nhập quỹ tiền mặt sau đó ký vào phiếu thu, một liên giaocho khách hàng cùng với hóa đơn còn một liên giữ lại làm căn cứ hạch toán
Phiếu chi: Kế toán công nợ lập làm 2 liên, sau khi có chữ ký của người lập, kếtoán trưởng, giám đốc, thủ quỹ ký vào phiếu chi và chi tiền, một liên giao cho ngườinhận tiền, một liên giữ lại làm căn cứ hạch toán
Giấy báo nợ, báo có: Do ngân hàng lập và chuyển đến cho công ty, sau đó đượcchuyển lên cho kế toán để làm căn cứ hạch toán
2.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán Kết quả kinh doanh của công ty sử dụng TK 911-“ Xác định kết quả kinhdoanh” là tài khoản chính và các tài khoản liên quan: TK 511, 515, 632, 641, 642, 635,
711, 811, 421…
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này phản ánh kết quả hoạt độngkinh doanh và các hoạt động khác của công ty trong một kỳ kế toán năm, bao gồm: kếtquả hoạt động kinh doanh và kết quả khác
Nội dung và kết cấu TK 911:
Bên Nợ:
- Giá vốn của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra, cung cấp trong kỳ
- Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng
- Kết chuyển lãi
Trang 31Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ bán ra trong kỳ
- Doanh thu sử dụng nội bộ
- Doanh thu lãi vay
- Các khoản thu nhập khác
- Kết chuyển lỗ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty mở chi tiết các tàikhoản cấp 2 của TK 511 để thuận tiện cho việc theo dõi hiệu quả cũng như hạch toáncác hoạt đông tạo doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp
TK 511 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 sau;
+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
+ TK 5112: Doanh thu xuất khẩu
+ TK 5113; Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 5114 : Doanh thu trựo cấp trợ giá
+ TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản
+ TK 5118: Doanh thu khác
TK 632- Giá vốn của hàng bán: Phản ánh trị giá hàng hóa bán ra trong kỳ
TK 635- Chi phí tài chính: Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí hoạt động tàichính, các khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động chi phí đi vay vốn,chênh lệch tỷ giá hối đoái được đánh giá vào thời điểm cuối kỳ kế toán
TK 641- Chi phí bán hàng: Tài khoản này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liênquan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tài khoản này phản ánh các khoản chi
phí phát sinh liên quan chung đến toàn doanh nghiệp như các chi phí quản trị kinhdoanh và chi phí quản lý hành chính
Để hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642- Chi phí quản lýdoanh nghiệp, tài khoản này được mở chi tiết theo từng khoản mục, cụ thể như sau: + TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý
+ TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý
+ TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng
Trang 32+ TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ
Hạch toán doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ:
Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra, kế toán vào
chứng từ ghi sổ( Biểu số 03, biểu 04)
Dựa vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành hạch toán vào sổ cái TK 511 ( Biểu số: 15)
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các dòng tổng cộng số phát sinh trên sổ cáiTK511, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 theo định khoản
Nợ TK 511 : 34.803.476.000
Có TK911 : 34.803.476.000
Doanh thu hoạt động tài chính: Thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp
chủ yếu là khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng
Trong năm 2012 thu nhập hoạt động tài chính của công ty là 449.081.000 vnđ chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng
Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ ( Biểu số:05 ) Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TK 515 ( Biểu số: 16)
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các dòng tổng cộng số phát sinh trên sổ cái TK515,kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 theo định khoản
Nợ TK 515: 449.081.000
Có TK 911: 449.081.000
Trang 33 Doanh thu khác: Năm 2012 Công ty phát sinh nghiệp vụ tiền hàng không phải trả
với số tiền là 8.181.667 Dựa vào hóa đơn chứng từ kế toán tiến hành ghi vào chứng từ
ghi sổ (Biểu số: 06) Dựa trên chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái TK 711 ( Biểu số:17 )
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các dòng tổng cộng số phát sinh trên sổ cái TK 711,kết chuyển doanh thu khác sang TK 911 theo định khoản
cái TK 632 ( Biểu sơ:18)
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các dòng tổng cộng số phát sinh trên sổ cái TK 632,kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 theo định khoản
Nợ TK 911: 32.880.431.740
Có TK 632: 32.880.431.740
Chi phí bán hàng ở Công ty bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ
mua ngoài, chi phí bằng tiền khác Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương,trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và phân bổ các chi phí liên quan đến CPBH.Căn cứ vào các phiếu chi, kế toán vào bảng kê chi tiết tiền mặt Sau đó tập hợp các chi
phí liên quan đến bán hàng phát sinh trong tháng để ghi vào chứng từ ghi sổ( Biểu số: 08) Từ chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ cái TK 641(Biểu số:19 )
- Phân bổ tiền lương trả cho nhân viên bán hàng tháng 2/2009, kế toán ghi:
Trang 34+ Trích BHXH( 17% lương cơ bản), BHYT(3% lương cơ bản)
+ Trích kinh phí công đoàn(2% lương thực tế)
Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 641 ( Biểu số: 19), Kế toán kết chuyển
chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911: 1.418.576.320
Có TK 641: 1.418.576.320
Chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi
phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế đất, thuế môn bài, chi phí dịch
vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương, phân bổ các chi phí liên quanđến CPQLDN
Căn cứ vào các phiếu chi, kế toán vào bảng kê chi tiết tiền mặt Sau đó tập hợpcác chi phí liên quan đến bán hàng phát sinh trong tháng để ghi vào chứng từ ghi sổ
(Biểu số: 09) Từ chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào số cái TK 642( Biểu số: 20)
- Phân bổ tiền lương trả cho nhân viên quản lý tháng 02/2009, kế toán ghi:
+ Trích BHXH( 17% lương cơ bản), BHYT(3% lương cơ bản)
+ Trích kinh phí công đoàn(2% lương thực tế)