Để thực hiện được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệpphải phát sinh các khoản chi phí làm giảm lợi ích kinh tế trong thời kỳ dưới hìnhthức các khoản tiền chi ra, các kho
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
* Về mặt lý luận
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các doanh nghiệp tiến hànhhoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằmthỏa mãn nhu cầu của thị trường với mục tiêu là lợi nhuận Để thực hiện mục tiêu
đó, doanh nghiệp phải thực hiện được việc thống kê, hạch toán giá trị sản phẩm,hàng hóa thông qua hoạt động bán hàng
Để thực hiện được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệpphải phát sinh các khoản chi phí làm giảm lợi ích kinh tế trong thời kỳ dưới hìnhthức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc phát sinh các khoản
nợ làm giảm vốn chủ sở hữu Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được các khoảndoanh thu và thu nhập khác, đó là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳphát sinh từ các hoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Sau một quá trình hoạt động, doanh nghiệp xác định được kết quả của từnghoạt động trên cơ sở so sánh doanh thu, thu nhập với chi phí của từng hoạt động Kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp phải được phân phối và sử dụng theo đúng mục đíchphù hợp với cơ chế tài chính quy định cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể Kế toánkết quả kinh doanh cho ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và pháttriển doanh nghiệp Việc xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho cácnhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ
đó đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phương án kinh doanh chiến lược, đúngđắn và thích hợp hơn cho các kỳ tiếp theo Số liệu kế toán càng chi tiết, chính xác,nhanh chóng và kịp thời càng hỗ trợ các nhà quản trị tốt hơn trong việc cân nhắc đểđưa ra những quyết định phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việcxác định tính trung thực, hợp lý, chính xác và khách quan của các thông tin về kết quảkinh doanh trên các Báo cáo tài chính là sự quan tâm đầu tiên của các đối tượng sửdụng thông tin tài chính đặc biệt là các nhà đầu tư Do đó cần thiết phải hoàn thiện
Trang 2- Kế toán chỉ ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh vào TK 156 mà không phânchia từng loại hàng hóa vào các TK cấp 2 để tiện cho công tác quản lý
Như vậy, những tồn tại kể trên đã phần nào gây khó khăn cho công tác kếtoán trong quá trình thực hiện và làm cho con số kết quả kinh doanh đưa ra cònchưa thực sự chính xác và hợp lý Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinhdoanh là vấn đề quan trọng và rất cần thiết đối với công ty hiện nay, để các nhà quản trịdoanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có những đánh giá chính xácnhất phục vụ cho việc ra quyết định, chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp
2.Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
* Về mặt lý luận:
Khóa luận đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về kế toán kết quảkinh doanh và hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan về kế toán kết quả kinh doanhtại các doanh nghiệp theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (ban hành theoquyết định 48/2006/QĐ – BTC) và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, củng cốkiến thức đã học trong nhà trường của bản thân sinh viên
*Về mặt thực tiễn:
Khóa luận đi sâu tìm hiểu, khảo sát và phân tích tình hình kế toán kết quảkinh doanh tại công ty TNHH Đại Việt để thấy được thực trạng công tác kế toán, sựkhác nhau giữa những quy định của Chuẩn mực, Chế độ, các quy định của Nhànước với thực tế áp dụng tại công ty Từ đó, đưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm,những việc đã làm được cũng như những khó khăn và tồn tại cần giải quyết trongcông tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Đại Việt, đồng thời đưa racác quan điểm, giải pháp khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán kếtquả kinh doanh tại công ty
Trang 33.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: nội dung và phương pháp kế toán kếtquả kinh doanh tại công ty TNHH Đại Việt
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: bài khóa luận nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanhtại Công ty TNHH Đại Việt, trong đó công ty hạch toán hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Không gian nghiên cứu: tại phòng Kế toán của công ty TNHH Đại Việt
- Thời gian nghiên cứu: số liệu được nghiên cứu từ quý 4 năm 2012 đến quý
1 năm 2013
4.Phương pháp ( cách thức ) thực hiện đề tài
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập và nghiên cứu tài liệu là công việcquan trọng trong bất kì hoạt động nghiên cứu khoa học nào Việc nghiên cứu nhiềutài liệu sẽ giúp em có được thêm những thông tin hữu ích, kiến thức phục vụ choviệc nghiên cứu đồng thời cũng giúp em tránh trùng lặp với những đề tài nghiên cứutrước đây Để phục vụ cho bài khóa luận này, em đã nghiên cứu qua các tài liệu nhưgiáo trình Kế toán tài chính – Trường Đại học thương mại – Nhà xuất bản Thống kênăm 2010, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, hóa đơn, chứng từ, sổ sách tại phòng Kếtoán Công ty TNHH Đại Việt,…
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
Để hiểu rõ và nắm chắc những thông tin cơ bản về kế toán kết quả kinhdoanh tại công ty, em đã lập phiếu điều tra với một số câu hỏi trắc nghiệm về vấn đềnày Đây là phương pháp nhằm điều tra ý kiến của số đông một cách dễ dàng nhất.những người được hỏi đều là những người trong công ty và có hiểu biết về công tác
kế toán nói chung và công tác kế toán nói riêng tại công ty
- Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp nhằm so sánh sự giống và khác nhau giữa kế toán kếtquả kinh doanh trên lí thuyết và trên thực tế tại công ty Việc so sánh này sẽ giúptìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của kế toán KQKD tại công ty Từ đótìm ra các giải pháp thích hợp
Trang 45.Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về kế toán kết quả kinh doanh
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán kết quả kinhdoanh tại công ty TNHH Đại Việt
Chương III: Kết luận và các giải pháp hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanhtại công ty TNHH Đại Việt
Trang 5CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động kinh doanh nhất định Kết quả kinh doanh là lãi
nếu doanh thu lớn hơn chi phí và ngược lại kết quả kinh doanh là lỗ nếu doanh thunhỏ chi phí
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là mục tiêu kinh tế cơbản, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy cáchoạt động của doanh nghiệp
= +
=
-Kết quả kinh doanh là kết quả từ hoạt động kinh doanh và kết quả khác:
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Tùy theo chứcnăng, nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt độngkinh doanh có thể khác nhau Trong doanh nghiệp thương mại là kết quả từ hoạtđộng bán hàng, trong doanh nghiệp sản xuất là kết quả từ hoạt động sản xuất, tiêuthụ sản phẩm Ngoài ra trong các doanh nghiệp còn có các nghiệp vụ khác như chovay, góp vốn liên doanh… cũng góp phần tạo nên kết quả này Mặc dù vậy thìphương pháp chung xác định kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làgiống nhau, cụ thể như sau:
Kết quả khác
Kết quả kinh doanh
sau thuế TNDN
Kết quả kinh doanh
Kết quả
hoạt động
kinh
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
CP bán hàng, CP quản lý
Doanh thu hoạt động tài
Chi phí tài chính
Trang 6 Kết quả khác: là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyênhoặc doanh nghiệp không dự kiến trước được như: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tàisản tổn thất,… Phương pháp xác định kết quả khác như sau:
Kết quả khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
1.1.2 Nhóm khái niệm về doanh thu
Doanh thu:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tếdoanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinhdoanh thong thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Doanh thu là luồng thu nhập gộp của các lợiích kinh tế trong kỳ, phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường, làm tăng vốnchủ sở hữu chứ không phải phần đóng góp của những người tham gia góp vốn cổphần Doanh thu không bao gồm những khoản thu cho bên thứ ba, ví dụ như VAT
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽthu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hànghóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí phụthêm bên ngoài giá bán
- Doanh thu hoạt động tài chính: là những doanh thu do hoạt động đầu tư tàichính hoặc do kinh doanh vốn
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của doanhthu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mai, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanhnghiệp nộp thuế theo phương thức trực tiếp) trong kỳ kế toán
Chiết khấu thương mại
Giảm giá hàng bán
Doanh thu hàng bán bị trả lại
Thuế TTĐB, thuế
XK, thuế GTGT theo
pp trực tiếp phải nộp
Trang 71.1.3 Nhóm khái niệm về chi phí
Chi phí:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: chi phí là tổng giá trị các khoản làmgiảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoảnkhấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu,không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu
- Giá vốn hàng bán: là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cảchi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệpthương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành và đã được xácđịnh là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinhdoanh trong kỳ
- Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trìnhtiêu thụ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí vềlao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quátrình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, và các chi phí chung khác lien quanđến toàn doanh nghiệp
- Chi phí tài chính: là các chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động đầu
tư tài chính và các nghiệp vụ tài chính
- Chi phí khác: là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay cácnghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp
1.1.4 Một số khái niệm về thu nhập
Thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhậpcủa doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của đơn vị, đây
là công cụ để điều tiết, kích thích tiết kiệm, tăng đầu tư nhằm nâng cao năng lực,hiệu quả sản xuất
Trang 8Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng giá trị của thuế hiện hành và thuếhoãn lại được tính đến khi xác định lợi nhuận hoặc lãi, lỗ ròng của một kì (TheoVAS số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp)
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phảinộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là loại thuế phát sinh khi cơ sở tínhthuế khác giá trị ghi sổ của tài sản và công nợ Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
có thể là chi phí thuế hoặc thu nhập thuế
Trong đó, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhậpdoanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:
- Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả trong năm
- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênhlệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành
Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ:
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm
- Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước
1.2 Yêu cầu quản lý kết quả kinh doanh và nhiệm vụ kế toán
1.2.1 Yêu cầu quản lý
Ta thấy kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng, đòihỏi mỗi doanh nghiệp phải tổ chức công tác quản lý kết quả kinh doanh sao cho phùhợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
Muốn công tác quản lý kết quả kinh doanh đạt kết quả cao, trước hết ta phảiquản lý tốt doanh thu và chi phí
Để quản lý có hiệu quả doanh thu bán hàng và các khoản thu nhập khác, kếtoán phải thường xuyên theo dõi và phản ánh một cách kịp thời các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến doanh thu, bằng cách theo dõi hạch toán trên sổ sách mộtcách khoa học và hợp lí Kế toán phản ánh đích thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ
đó giúp các nhà quản lí có thể nắm bắt được bản chất của từng nghiệp vụ kinh tế việc
sử dụng đúng đắn các chứng từ cũng rất cần thiết vì chứng từ là cơ sở pháp lí của mọi
Trang 9nghiệp vụ kinh tế việc thực hiện đúng quy định về hệ thống chứng từ còn gắn liền vớilợi ích của doanh nghiệp nếu hàng hóa có giá trị thấp dưới mức quy định phải ghi hóađơn hoặc người mua yêu cầu không ghi hóa đơn thì người bán cũng phải ghi vào bản
kê bán hàng theo hướng dẫn của cơ quan thuế Việc quản lí doanh thu có hiệu quả, đầy
đủ, chính xác chính là việc quản lí tốt kết quả kinh doanh
Quản lí tốt chi phí kinh doanh phát sinh trong doanh nghiệp cũng là một yêucầu cần thiết hiện nay các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc làm thế nào để hạthấp tỉ suất chi phí nhằm tăng kết quả kinh doanh Kế toán cần phải phát hiện vàngăn chặn những chi phí không cần thiết gây ra tình trạng lãng phí cho doanhnghiệp các chi phí cần phải được phản ánh đúng, đủ kịp thời vào sổ sách, chứng từ
kế toán tránh tình trạng thâm hụt, chi tiêu không có cơ sở
Dể quản lí tốt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta không thể không nóiđến công tác quản lí chi phí và thu nhập ở từng đơn vị bộ phận trong doanh nghiệp.trong từng bộ phận sản xuất kinh doanh của donh nghiệp, kế toán cùng với bộ phậnquản lí phải lập phương án quản lí tốt chi phí và thu nhập của bộ phận mình gópphần thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp hàng tháng hoặc hàng quý,
kế toán các đơn vị bộ phận phải lập kế hoạch chỉ tiêu, những khoản chi không cầnthiết thì không được phép chi Tùy theo đặc điểm SXKD của từng DN mà có biệnpháp quản lí chi phí, thu nhập riêng Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ chi tiết chi phí,thu nhập theo bộ phận có tác dụng to lớn trong công tác xác định chính xác chi phí,thu nhập của từng bộ phận để cho ta một kết quả kinh doanh đáng tin cậy
1.2.2 Nhiệm vụ kế toán
Sau một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải xácđịnh kết quả của từng hoạt động Kết quả kinh doanh phải được xác định một cáchđúng đắn cho mỗi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định tài chính, kếtoán hiện hành Trên cơ sở yêu cầu đó kế toán xác định kết quả kinh doanh phảithực hiện các nhiệm vụ :
- Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời, đúng đắn các khoản doanh thu, thunhập, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanhnghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng
Trang 10- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, xác định chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
và tình hình phân phối kết quả các hoạt động
- Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định
kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình xác định kết quả kinh doanhtrong doanh nghiệp
1.3.Nội dung kế toán kết quả kinh doanh
1.3.1 Kế toán KQKD theo quyết định của VAS:
1.3.1.1 Các nguyên tắc trong VAS 01 chi phối đến kế toán kết quả kinh doanh
Các nguyên tắc trong chuẩn mực số 01 sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:
- Cơ sở dồn tích: Việc ghi nhận doanh thu, chi phí có ảnh hưởng quyết định
đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ, nguyên tắcnày được xem là một điều quan trọng đối với việc xác định lợi nhuận của doanhnghiệp Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, do đó BCTC đượclập trên cơ sở dồn tích phải phản ánh đầy đủ các giao dịch kế toán trong kỳ và tìnhtrạng tài sản, nguồn vốn trong kỳ được phản ánh đầy đủ, hợp lý
- Hoạt động liên tục: Khi một doanh nghiệp còn tồn tại thì giá trị tài sản
được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc Đây là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc kếtoán, đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh
- Giá gốc: Đối với nguyên tắc này, kế toán giả định sức mua của đồng tiền
có mức thay đổi không đủ lớn để tác động đến sự đo lường trong kế toán Hạn chế củanguyên tắc này là không phản ánh giá trị thực của tài sản tại thời điểm lập BCTC.Nguyên tắc này ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí của kế toán kết quả kinh doanh
- Phù hợp: Khi doanh thu và chi phí được ghi nhận một cách phù hợp với
nhau thì lợi nhuận của kỳ kế toán đó được xác định một cách hợp lý, phản ánh đúnghiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
- Nhất quán: Nguyên tắc này giúp cho người sử dụng BCTC có thể so sánh
được thông tin trên BCTC đó giữa các năm, giữa các doanh nghiệp Đặc biệt,nguyên tắc này giúp cho kế toán kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ dễdàng so sánh giữa các kỳ kế toán với nhau Khi phương pháp và chính sách kế toán
Trang 11thay đổi thì số liệu kết quả kinh doanh không phản ánh chính xác khuynh hườnghoạt động của doanh nghiệp.
- Thận trọng: thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để
lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn
Dựa vào nguyên tắc này giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hạch toán
để ghi nhận giá trị tài sản và thu nhập không vượt quá giá trị thực của tài sản và thunhập đó, cũng như không thổi phồng kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1.2 Chuẩn mực số 17 chi phối kết quả kinh doanh
Chuẩn mực số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanhnghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thunhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhậphoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ
Việc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực 17 cần đảm bảo:
- Thuế thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước, nếu chưa nộp,phải ghi nhận là nợ phải trả Nếu giá trị đã nộp trong kỳ hiện tại và các kỳ trước vượtqua số phải nộp cho các kỳ đó, thì phần giá trị nộp thừa sẽ được ghi nhận là tài sản
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoảnchênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịchnày không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập(hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch
Theo thông tư số 20/2006/TT-BTC, việc ghi nhận thuế thu nhập doanhnghiệp theo chuẩn mực 17 được thực hiện như sau:
- Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạmphải nộp trong quý Thuế thu nhập tạm phải nộp trong quý được tính vào chi phíthuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó
- Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế thu nhậpdoanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm
và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 12thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiệnhành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.
- Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớnhơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớnhơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quanđến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệpđược hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của cácnăm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót
1.3.1.3 Chuẩn mực số 14 chi phối kế toán kết quả kinh doanh
Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5)điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thờiđiểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ
sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
- Lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhậndoanh thu và chi phí Lựa chọn một hoặc một số phương pháp kế toán cho phép ghinhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợinhuận báo cáo trong kỳ và ngược lại
Trang 13- Lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính cáckhoản chi phí, doanh thu: nhà quản trị doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm vàcách thức ghi nhận các sự kiện có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ Ví dụ,thời điểm và mức dự phòng cần lập của hàng tồn kho, của chứng khoán và phải thukhó đòi, thời điểm các khoản dự phòng này được hoàn nhập hay xóa sổ và mứchoàn nhập Doanh nghiệp cũng có thể ước tính (trích trước) một số chi phí như chiphí bảo hành sản phẩm, chi phí bảo hành công trình xây lắp,… để ghi nhận doanhthu và chi phí, vốn hóa tiền thuê trong một hợp đồng thuê tài chính Ước tính thờigian sử dụng hữu ích của TSCĐ cũng có thể được thực hiện để điều chỉnh chi phíkhấu hao.
- Thu nhập khác: đây là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thườngxuyên như thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt do khách vi phạm hợpđồng Đây là một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, chính vì thế sự thay đổi của chỉ tiêunày cũng có tác động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.4 Chuẩn mực số 02 chi phối kế toán kết quả kinh doanh
Chuẩn mực số 2 – Hàng tồn kho
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
a Phương pháp tính theo giá đích danh: phương pháp tính theo giá đích danh
được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định vànhận diện được
Theo phương pháp này, sản phẩm hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nào thìlấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương pháp tuân thủ nguyêntắc phù hợp vì chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Điều này làm cho kếtoán KQKD chính xác hơn nhiều so với các phương pháp khác Tuy nhiên, phươngpháp này chỉ thích hợp đối với những doanh nghiệp nhỏ, ít loại mặt hàng, hàng tồnkho có giá trị lớn và dễ nhận diện Đối với doanh nghiệp lớn, đa dạng mặt hàng thìkhông thể áp dụng phương pháp này được
b.Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp bình quân gia quyền,
giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loạihàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản
Trang 14xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhậpmột lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện thờitrên báo cáo kết quả kinh doanh, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặngthuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổikhác nhau
c Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): phương pháp nhập trước,
xuất trước áp dụng dựa trên dự định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuấttrước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đượcmua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối
kỳ còn tồn kho
Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhấtvới giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá củacác lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốnhàng xuất là giá cũ từ trước Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làmdoanh thu hiện tại không phù hợp với chi phí hiện tại Theo phương pháp này,doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã mua từ trước
đó rất lâu
d.Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): phương pháp nhập sau, xuất
trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thìđược xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặcsản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theogiá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theogiá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ của tồn kho
Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toánthường thấp hơn so với giá phí hiện tại LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấpnhất trong trường hợp giá cả tăng vì giá vốn trong phương pháp này là cao nhất vàcho lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm vì giá vốn là thấp nhất
1.4 Kế toán kết quả kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán
Trang 151.4.1 Chứng từ sử dụng:
Kế toán xác định kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu các chứng từ tự lậpnhư: Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả khác, tờ khai tạm tính thuếthu nhập doanh nghiệp, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, bảng xácđịnh thuế thu nhập hoãn lại phải trả,…
1.4.2 Tài khoản sử dụng:
Kế toán kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:
- TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
- TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: được dùng để xác định và phản ánhkết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ
kế toán năm
Bên nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển lãi
Bên có:
Trang 16- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ
a.Hình thức kế toán Nhật kí – sổ cái:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là
sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toánhoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
Trang 17cuối tháng này Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng
kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh
Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào sốliệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Sốliệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh
Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổđược kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệughi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan Đốivới các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chấtphân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân
bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký Chứng từ có liên quan Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào cácBảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuốitháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký Chứng từ, kiểm tra, đốichiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghitrực tiếp vào Sổ Cái Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chitiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặcthẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổnghợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái
Trang 18và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợpchi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng
từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau
đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lậpChứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phátsinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào
Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau vàbằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ vàTổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và
số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từngtài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 19Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật kýchung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào cácchứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặcbiệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụphát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoảnphù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghiđồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáotài chính
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cânđối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổNhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loạitrừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ
e Hình thức kế toán trên máy vi tính
Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác địnhtài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng,biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiếtliên quan
Trang 20- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổnghợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trungthực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đốichiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ragiấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toánghi bằng tay
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT2.1.Tổng quan về công ty TNHH Đại Việt và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán kết quả kinh doanh
2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Đại Việt
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Đại Việt
- Tên giao dịch quốc tế: DAI VIET COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: DAVICO.,LTD
- Địa chỉ: Số 39 Phố Hàng Buồm-Phường Hàng Buồm-Quận Hoàn TP.Hà Nội
- Giám đốc: Ngô Học Đại
- Vốn điều lệ của Công ty:
Trang 21- Chức năng: Công ty TNHH Đại Việt chuyên kinh doanh thương mại đồuống các loại, các mặt hang chủ yếu là bia, rượu, nước giải khát.
- Nhiệm vụ: Với mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Đại Việt nóiriêng thì đem lại lợi nhuận cao nhất là mục tiêu quan trọng nhất
Từ khi có quyết định của Sở kế hoạch & Đầu tư TP.Hà Nội, Công ty TNHHĐại Việt là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấuriêng, mang tên Công ty TNHH Đại Việt Từ đó Công ty bắt đầu tổ chức sản xuấtkinh doanh với nghề kinh doanh sau:
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
+ Kinh doanh rượu và thuốc lá nội (theo quy định của pháp luật)
+ Kinh doanh thương mại bia, rượu, nước giải khát các loại
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đại Việt
Doanh nghiệp được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1994 theo quyết định của
sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội với tên gọi là công ty TNHH Đại Việt Từ khithành lập, công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập,
có con dấu riêng, mang tên công ty TNHH Đại Việt Vào thời điểm thành lập, vốnđiều lệ khi thành lập công ty là 1tỷ đồng, giám đốc lúc bấy giờ là ông Ngô Học Đại
Từ ngày 16-11-1994 đến ngày 4-9-2002, công ty là đại lý cấp 1 phân phối chínhthức các mặt hàng cho Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội(HABECO)
Từ ngày 4-9-2002 đến 27-10-2008, công ty tiếp tục mở rộng kinh doanh và cóđược nhiều thành công mới Ngày 4-9-2002, Công ty trở thành nhà phân phối cấp 1cho công ty TNHH Nhà máy Bia Hà Tây (HBL) cho các mặt hàng là các sản phẩmbia Heineken, Tiger, Larue,… Sau khi trở thành đại lý cấp 1 cho HABECO vàHBL, công ty đã mở rộng được số lượng mặt hàng, từ đó mở thêm kho hàng, tăngquy mô kinh doanh và đối tượng khách hàng Ngày 6-5-2006, vốn điều lệ của công
ty tăng lên 2 tỷ đồng
Từ ngày 27-10-2008 cho đến nay, công ty tiếp tục phát triển và lớn mạnh Ngày27-10-2008, Công ty tiếp tục trở thành đại lý cấp 1 cho công ty TNHH DiageoĐông Dương cho mặt hàng là sản phẩm rượu Johnni Walker Ngày 23-4-2009, vốn
Trang 22điều lệ của công ty tăng lên 4,9 tỷ đồng Hiện nay, công ty có 4 kho hàng tập trungtrên địa bàn thành phố Hà Nội với gần 40 mặt hàng có nhiều chủng loại, có khoảnghơn 800 khách hàng là các đại lý cấp 2 (các siêu thi, nhà hàng, khách sạn,…) và rấtnhiều khách hàng mua lẻ.
Là một đại lý và nhà phân phối lớn cho mặt hàng bia-rượu-nước giải khát trênđịa bàn Hà Nội, công ty TNHH Đại Việt đã không ngừng tìm kiếm nguồn hàng từcác nhà cung cấp, tìm kiếm khách hàng cho việc tiêu thụ hàng hóa Công ty đã từngbước hoà nhập vào thị trường, chủ động được trong việc kinh doanh, cũng như việcphân phối các mặt hàng có chất lượng tốt tạo uy tín cho khách hàng và là đối tácđáng tin cậy của các nhà cung cấp
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
`
Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Đại Việt
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty TNHH Đại Việt)