Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng

48 117 0
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1.1.1 Về mặt lý luận. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và có những bước phát triển mạnh mẽ. Điển hình là sự kiện năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và là thành viên thứ 150 của tổ chức, đã mở ra cho Việt Nam rất nhiều những cơ hội và thách thức mới. Trong nền kinh tế thị trường đó, các DN hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật, có cơ hội phát triển như nhau, làm cho tình trạng cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt. Do đó, DN muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động kinh doanh hiệu quả. Một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả là công tác kế toán nói chung, kế toán kết quả hoạt động kinh doanh phải thật tốt. Kế toán là công cụ quản lý cung cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý cũng như các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán KQKD là một phần hành của kế toán, đóng một vai trò quan trọng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán KQKD sẽ giúp cho nhà quản lý thấy được đầy đủ và chính xác thực trạng kết quả kinh doanh của DN, để có những định hướng phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời, kế toán KQKD còn cung cấp cho các đối tượng bên ngoài DN những thông tin rất hữu ích về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Về mặt thực tế. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng. Em thấy : Công tác kế toán KQKD của công ty cần phải hoàn thiện nhiều hơn. Thật vậy, qua khảo sát cho thấy 80% ý kiến của những người được điều tra cho rằng công tác kế toán kết quả kinh doanh của công ty chưa được chú trọng, chưa thực sự đạt hiệu quả, vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập cần giải quyết. Nổi bật nên là những hạn chế như, công tác lưu trữ chứng từ vẫn chưa tốt, việc xác định doanh thu cũng như công tác lập dự phòng chưa đạt hiệu quả, và cuối cùng là những hạn chế về hệ thống sổ và chất lượng nguồn nhân lực. Từ lý luận và thực tiễn như vậy, ta nhận thấy được vai trò rất quan trọng của việc hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại các DN nói chung, đặc biệt là tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài kế toán KQKD tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng là hoàn toàn cấp thiết. Đề tài Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại sẽ góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện hơn nữa kế toán kết quả kinh doanh, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty. 1.2 Xác lập đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán kết quả kinh doanh nói chung, công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng nói riêng. Kết hợp với những kiến thức được nhà trường trang bị, và tự mình trang bị. Dưới sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thành Hưng và các cô, chú, anh, chị, trong công ty. Em quyết định chọn đề tài : “ Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng “ 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu đề tài. Có ba mục tiêu nghiên cứu đề tài : Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận về các vấn đề liên quan đến kế toán KQKD, làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện ở chương ba. Thứ hai, vận dụng một số phương pháp nghiên cứu để đánh giá thực trạng, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng. Thứ ba, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện hơn nữa kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu về kế toán KQKD. + Số liệu nghiên cứu : Các số liệu nghiên cứu được sử dụng là số liệu trong năm 2010. + Không gian nghiên cứu : Tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng. + Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 14 tháng 03 năm 2011 đến ngày 29 tháng 04 năm 2011. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung vấn đề nghiên cứu. 1.5.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản. 1.5.1.1 Doanh thu. a, Khái niệm. Theo mục 03,VAS 14 : Doanh thu : Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Theo mục 34, VAS 01 : Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của DN bao gồm : Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia… 1.5.1.2 Chi phí a, Khái niệm. Theo mục 31, VAS 01 : Chi phí : Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Theo mục 36, 37, 38, VAS 01 : Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của DN và các chi phí khác. Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của DN, như : Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,…Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. Chi phí khác bao gồm : Các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường của doanh nghiệp, như : Chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,… 1.5.1.3 Kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của DN trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, KQKD bao gồm : Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả từ hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh : Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tài chính : Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động khác : Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác. (Nguồn trich dẫn : Trang 261, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà xuất bản giao thông vận tải). 1.5.2 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu. 1.5.2.1 Một số quy định về kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính). 1.5.2.1.1 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh. a, Nội dung kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của DN trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì DN bị lỗ. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, KQKD bao gồm : Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả từ hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh : Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán và chi phí quản lý DN. Kết quả hoạt động tài chính : Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Kết quả hoạt động khác : Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác. (Nguồn trich dẫn : Trang 261, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà xuất bản giao thông vận tải). b, Phương pháp xác định kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh = Kết quả hoạt động kinh doanh + Kết quả hoạt động khác Trong doanh nghiệp, KQKD được xác định như sau : Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại  Kết quả hoạt động kinh doanh : Doanh thu thuần về BH & CCDV = Doanh thu về BH & CCDV - Chiết khấu thương mại - Giảm giá hàng bán - Doanh thu hàng bán bị trả lại - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp Lợi nhuận gộp về BH & CCDV = Doanh thu thuần về BH & CCDV - Trị giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về BH & CCDV + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN Trong đó : Doanh thu về bán hàng hàng và cung cấp dịch vụ : Là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu ngoài giá bán (Nếu có). Giá vốn hàng hóa : Là giá thực tế xuất kho của số hàng hóa (gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ - đối với DN thương mại ), hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành (Đối với DN sản xuất, dịch vụ) đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định KQKD trong kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính : Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của DN. Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau : + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm : + Tiền lãi : Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ; + Cổ tức, lợi nhuận dược chia; + Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; + Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vốn khác; + Lãi tỷ giá hối đoái; + Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; + Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn; + Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác. Chi phí hoạt động tài chính : Là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của DN. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm : + Chi phí cho vay và đi vay vốn; + Chi phí góp vốn liên doanh, liên kết; + Lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn; + Chi phí giao dịch bán chứng khoán; + Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; + Lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ; + Lỗ tỷ giá hối đoái… Chi phí bán hàng : Là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các khoản chi phí chào hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng… Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là những chi phí hành chính và chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, chi phí dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ,…), chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị, công tác phí,…) (Giá có thuế, hoặc chưa có thuế GTGT) Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại  Kết quả hoạt động khác : Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Thu nhập khác : Là các khoản thu nhập khác của DN ngoài các khoản thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính. Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm : + Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. + Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư tài chính dài hạn khác; + Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính; + Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; + Một số khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại; + Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; + Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính doanh thu (Nếu có); + Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; + Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. Chi phí khác : Là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hoặc các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của DN. Chi phí khác của doanh nghiệp, gồm : + Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý; + Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; + Bị phạt thuế, truy nộp thuế; + Các khoản chi phí khác. Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại  Kết quả kinh doanh : Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác Lơi nhuận sau thuế thu nhập DN = Lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế thu nhập DN Lợi nhuận kế toán trước thuế : Là tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ kế toán của DN. Nó phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động trong kỳ. Bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác. Thuế thu nhập doanh nghiệp : Là nghĩa vụ mà DN thực hiện đối với ngân sách nhà nước, nó được tính trên thu nhập chịu thuế. Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất. Thuế thu nhập DN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong năm * Thuế suất thuế thu nhập DN. Lợi nhuận sau thuế : Là khoản lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế thu nhập DN. Nó chính là khoản lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp nhận được trong kỳ kinh doanh. Khoản lợi nhuận này làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân phối lợi nhuận sau thuế cho các quỹ doanh nghiệp, chia lợi tức cho cổ đông và tăng quy mô vốn điều lệ của DN. 1.5.2.1.2 Nguyên tắc kế toán liên quan đến xác định kết quả kinh doanh. Trong số các nguyên tắc kế toán cơ bản, có bốn nguyên tắc liên quan đến xác định KQKD bao gồm : Nguyên tắc cơ sở dồn tích, phù hợp, thận trọng, nhất quán. Sau đây, em sẽ trình bày nội dung của bốn nguyên tắc này, và chỉ rõ sự ảnh hưởng của chúng tới kế toán xác định kết quả kinh doanh. a, Nguyên tắc cơ sở dồn tích. Theo VAS 01, nội dung của nguyên tắc cơ sở dồn tích như sau : Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của DN trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại Áp dụng nguyên tắc này, trong công tác kế toán KQKD thì các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan đến doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, chi tiền. b, Nguyên tắc phù hợp. Theo VAS 01, nội dung của nghuyên tắc phù hợp như sau : Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. c, Nguyên tắc thận trọng : Theo VAS 01, nội dung của nguyên tắc này như sau : Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết, để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi : a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Áp dụng nguyên tắc này vào trong kế toán KQKD thì : Việc ghi nhận các khoản doanh thu gồm : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Đồng thời, việc ghi nhận các khoản chi phí gồm : Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý DN và chi phí khác chỉ được thực hiện khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. d, Nguyên tắc nhất quán : Theo VAS 01, nội dung của nguyên tắc này như sau : Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Áp dụng nghuyên tắc này trong kế toán kết quả kinh doanh : Kế toán KQKD là một phần hành của kế toán. Do đó, các chính sách và phương pháp kế toán kết Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại quả kinh doanh doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 1.5.2.2 Phương pháp kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ kê toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính). 1.5.2.2.1 Chứng từ sử dụng. Kế toán KQKD sử dụng chủ yếu các chứng từ tự lập như : + Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác. + Các chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính và hoạt động khác như : Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, giấy báo có, phiếu thu tiền mặt, phiếu chi,… 1.5.2.2.2 Tài khoản sử dụng . Kế toán KQKD sử dụng các tài khoản kế toán sau : Tài khoản 511, 515, 632, 635, 642, 811,821. 911, 421.  Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau : + Bán hàng : Bán sản phẩm do DN sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư; + Cung cấp dịch vụ : Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động,… Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511 : Bên nợ : + Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán; + Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của DN nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp; + Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ; Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán [...]... trong công ty a, Nhân lực kế toán Công tác kế toán KQKD được thực hiện bởi các kế toán viên Do đó, năng Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại lực của người làm kế toán tác động trực tiếp tới hiệu quả của kế toán kết quả kinh doanh Nếu như DN có một đội ngũ kế toán có năng lực, thì công tác kế toán, kế toán KQKD sẽ đạt hiệu quả hơn nhiều Thật vậy, là một kế toán có năng. .. doanh trong lĩnh vực công nghệ, công ty đã lựa chọn cho mình hình thức kế toán tập trung Trong đó, phòng kế toán có ba nhân viên là kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và thủ quỹ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng Kế toán Trưởng Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại Kế toán Trưởng Kế toán Tổng hợp Thủ quỹ + Kế toán trưởng – Bà Đỗ... nghệ toàn năng 2.3.2.1 Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh Công ty tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, KQKD của công ty được xác định như sau : Kết quả kinh = Kết quả hoạt động + Kết quả hoạt doanh kinh doanh động khác Trong công ty, KQKD được xác định như sau :  Kết quả hoạt động kinh doanh : Doanh thu thuần về BH & CCDV Doanh thu về = BH & CCDV Chiết Giảm khấu giá - thương... nhập doanh nghiệp Nó chính là khoản lợi nhuận thực tế mà DN nhận được trong kỳ kinh doanh Khoản lợi nhuận này làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân phối lợi nhuận sau thuế cho các quỹ DN, chia lợi tức cho cổ đông và tăng quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp 2.3.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng 2.3.2.2.1 Chứng từ sử dụng Kế toán tại công ty cổ phần. .. ghi sổ quỹ phần thu chi cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ kế toán tiền mặt 2.3.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Công ty cổ phần công nghệ toàn năng là một DN nhỏ Vì vậy, công ty áp dụng chế độ kế toán dành cho DN vừa và nhỏ (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC) Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là... mỗi doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh riêng biệt Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải chọn lọc, thay đổi một chút để có những chính sách kế toán phù hợp nhất với tình hình kinh doanh của DN mà vẫn tôn trọng luật pháp 2.3 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh của công ty 2.3.1 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán Với đặc điểm là một DN thương mại vừa và nhỏ, kinh doanh. .. các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính Phiếu thu của công ty cổ phần công nghệ toàn năng được trình bày ở phần phụ lục (Phụ lục 15a) Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại Giấy báo có và thông báo phí của công ty cổ phần công nghệ toàn năng được trình bày ở phần phụ lục (Phụ lục 15b) Chứng từ ghi sổ số hiệu 226 được trình bày ở phần phụ lục... ra các kết luận có tính chính xác cao 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề kế toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 2.2.1 Đánh giá tổng quan về kế toán kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập Kéo theo đó, là sự phát triển của các ngành nghề Trong đó, có ngành kế toán nói chung, kế toán KQKD... buộc công tác kế toán, kế toán KQKD cũng thay đổi theo Đồng thời, phải cập nhật thông tin kịp thời, nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu quản lý b, Khoa học công nghệ Khoa học công nghệ cũng là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng lớn đến kế toán kết quả kinh doanh Nếu như khoảng hơn chục năm về trước, kế Đỗ Thị Thúy – K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại toán KQKD ở các doanh. .. nhập doanh nghiệp hiện hành TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh Nội dung và kết cấu các TK được áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC) 2.3.2.2.3 Trình tự hạch toán  Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Vì hình thức kế toán của công ty là chứng từ ghi sổ Nên hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán . thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại các DN nói chung, đặc biệt là tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài kế toán KQKD tại công ty cổ phần công nghệ. về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công nghệ toàn năng. Thứ ba, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện hơn nữa kế toán kết quả kinh doanh tại. K45D7 Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TOÀN NĂNG 2.1

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan