Đây được coi là nội dung đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kếtoán hiện hành tạo sự đồng bộ trong việc thực thi các quyết định của Bộ Tài chính.Thông qua kế toán bán hàng, d
Trang 1có liên quan và áp dụng các chuẩn mực đó trong chế độ kế toán.
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng kế toán bán nhóm hàng xốp tại Công ty
CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam
- Sau khi nghiên cứu thực trạng kế toán bán nhóm hàng xốp tại Công ty em mạnhdạn đưa ra những kết luận Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
kế toán bán bán nhóm hàng xốp tại Công ty
Em hi vọng với đề tài nghiên cứu này, em sẽ góp phần vào việc hoàn thiện côngtác kế toán bán hàng tại Công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Kế toán bán nhóm hàng xốp tạiCông ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam” trong thời gian thực tập vừa qua, em đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía Nhà trường, doanh nghiệp, gia đình và bạn bè
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thương mạinói chung và các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã truyền cho emnhững kiến thức quý báu Đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo Ths Đàm Bích Hà, người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong phòng Kế toán, công ty CPđầu tư bao bì EPS Việt Nam đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và cung cấp cho emnhững thông tin, số liệu quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận của mình Dotrình độ có hạn và thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên khóa luận của em không thểtránh khỏi thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy
cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
TK Tài khoảnVAS Chuẩn mực kế toán
VN Việt NamGTGT Giá trị gia tăng
DN Doanh nghiệpBCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ tài chính
DNTM Doanh nghiệp thương mại
HTK Hàng tồn kho
NKC Nhật ký chung
KKTX Kê khai thường xuyên KKĐK Kiểm kê định kỳ PXK Phiếu xuất kho
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của nghiên cứu của kế toán bán hàng tại DNTM
Bán hàng đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi DN mà cả
sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội Đối với DN, hoạt động bán hàngchính là điều kiện tiên quyết giúp cho DN tồn tại và phát triển, thông qua hoạt độngbán hàng doanh nghiệp có được doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn kinh doanh đồngthời tạo ra lợi nhuận Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc thực hiện tốt khâu bán hàng
là điều kiện để kết hợp chặt chẽ giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, thựchiện chu chuyển tiền mặt, ổn định và củng cố giá trị đồng tiền, là điều kiện để ổn định
và nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung
Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để thực hiện tốt quá trình bán hàng, rútngắn thời gian luân chuyển hàng hóa từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.Một trong những biện pháp được coi là tích cực đó là tổ chức tốt công tác kế toán bánhàng Đây được coi là nội dung đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kếtoán hiện hành tạo sự đồng bộ trong việc thực thi các quyết định của Bộ Tài chính.Thông qua kế toán bán hàng, doanh nghiệp có thể lấy các thông tin để doanh nghiệp
có thể đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan về tình tình hình tiêu thụ hàng hóa để
từ đó đánh giá doanh nghiệp hoạt động tốt hay chưa tốt, thấy được những ưu điểm vànhược điểm, những kết quả đạt được và những tồn tại để từ đó đưa ra các biện phápnhằm tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận Mặt khác, thực hiện tốt khâu bán hàng
có nghĩa là tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm
vụ kinh doanh.thu hồi vốn nhanh, bù đắp các chi phí kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa
vụ với nhà nước.Tăng doanh thu đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận từ đó tạo điềukiện tăng thu nhập cho người lao động Tuy nhiên, hệ thống chuẩn mực vẫn đangtrong giai đoạn bổ sung và hoàn thiện nên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sótgây khó khăn cho người sử dụng Đối với nội dung kế toán bán hàng, việc áp dụng cácchuẩn mực kế toán Việt nam: VAS 02 “Hàng tồn kho”; VAS 14 “Doanh thu và thunhập khác”, … mặc dù đã tạo ra khung hành lang pháp lý quan trọng cho việc hạchtoán doanh thu bán hàng, xác định giá vốn hàng bán và trình bày thông tin trên BCTCsong việc vận dụng các chuẩn mực này vẫn còn nhiều bất cập cần được hướng dẫn vàhoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Trang 6Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại Công ty CP đầu tư bao bì EPSViệt Nam thì công tác tổ chức kế toán bán hàng tại công ty vẫn còn một số hạn chếnhư: các phương thức bán hàng ít, chưa áp dụng phần mềm kế toán nên việc hạch toáncòn mất nhiều thời gian, làm cho các nghiệp vụ bị trùng lặp, chưa chi tiết TK 511, TK642…Cho nên việc nghiên cứu và hoàn thiện kế toán bán hàng cả về lý luận và thựctiễn là một vấn đề cấp thiết đối với Công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
- Về mặt lý luận: Làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng tại DNTM theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành
+ Đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm hàng xốp tại Công
ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng: Kế toán bán nhóm hàng xốp tại Công ty CP đầu tư bao bì EPS ViệtNam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các thông tin, sốliệu được cung cấp bởi công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam
+ Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu số liệu tháng 1/ 2013 của công ty
4. Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc phát cácphiếu điều tra theo mẫu đã được thiết kế sẵn Mẫu phiếu điều tra bao gồm các câu hỏitrắc nghiệm được thiết kế để gửi cho người phỏng vấn trả lời Nội dung của phiếu điềutra chủ yếu liên quan tới kế toán bán hàng
- Mục đích của phương pháp điều tra là thu thập những thông tin mang tínhkhách quan về vấn đề đang nghiên cứu
Trang 7- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra phiếu gồm nhiều câu hỏi khác nhau: chế độ kếtoán, tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng, sổ sách kế toán… của vấn đề nghiên cứu
( Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm – Phụ lục 01)
+ Bước 2: Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho các đối tượng khác nhautrong công ty nhằm nâng cao chất lượng của thông tin thu được Số lượng phiếu phát
ra là 4 phiếu cho 4 nhân viên kế toán
+ Bước 3 : Thu thập kết quả điều tra
( Kết quả điều tra trắc nghiệm – Phụ lục 02)
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tiếp xúctrực tiếp với người cần khai thác thông tin về vấn đề nghiên cứu và đặt ra các câu hỏidưới dạng kết mở
- Mục đích: thông qua các câu hỏi và trả lời trực tiếp giúp thu thập được nhữngthông tin chính xác, cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề đang nghiên cứu
- Các bước tiến hành
+ Bước 1: Xác định nội dung phỏng vấn
+ Bước 2: Phương pháp phỏng vấn
+ Bước 3: Thời điểm phỏng vấn
+ Bước 4: Tổng hợp thông tin thu thập được từ buổi phóng vấn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là những tham khảo về kế toán bán hàng tạidoanh nghiệp thương mại qua các giáo trình kế toán, sách tham khảo, thông tin từ cácwebside kế toán, trên mạng internet…
Trang 8Phương pháp này giúp thu thập những thông tin từ nhiều chiều, và nhiều ý kiếnkhác nhau về kế toán bán hàng Từ đó bản thân phải tìm hiểu và nhận định xem ý kiếnnào thỏa đáng, và phù hợp có thể sử dụng để làm chuyên đề báo cáo của mình.
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp toán học
Phương pháp này sử dụng trong kế toán bán hàng để tính toán, phân tích cụ thểnhững chỉ tiêu liên quan Các công thức toán học được sử dụng chủ yếu cho việc tínhdoanh thu, tính trị giá HTK, giá vốn hàng bán trong kỳ phục vụ cho việc kiểm tra tínhchính xác về mặt số học của các chỉ tiêu trong kế toán bán hàng
- Phương pháp so sánh
Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các sựvật, hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống nhau và khác nhau giữachúng.Trong quá trình nghiên cứu kế toán bán hàng nội dung của phương pháp nàyđược cụ thể hóa thông qua việc so sánh đối chiếu giữa lý luận với thực tế về công tác
kế toán bán hàng giữa các doanh nghiệp thương mại để thấy được điểm mạnh, lợi thế
mà doanh nghiệp đã đạt được, đối chiếu số liệu giữa các chứng từ gốc và bảng phân bổvới các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ cái và bảng tổng hợp chitiết để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp này nhằm tổng hợp dữ liệu của các phiếu điều tra phỏng vấn theotừng nội dung cụ thể trong phiếu điều tra, nhằm đưa ra những kết luận đánh giá phục
vụ cho công tác kế toán bán hàng
5. Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán bán hàng tại các DNTM
Thể hiện các khái niệm cơ bản về doanh thu, giá vốn, các khoản giảm trừ doanhthu liên quan đến kế toán bán hàng, những phương thức bán hàng, phương thức thanhtoán, các vấn đề về chuẩn mực kế toán VN hiện hành mà doanh nghiêp thương mạituân theo và áp dụng liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng về kế toán bán nhóm hàng xốp tại Công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam.
Tổng quan và các nhân tố hiện nay chi phối tới việc kinh doanh bán hàng củađơn vị Đề tài tập trung nghiên cứu phần hành kế toán bán hàng, cụ thể bán nhóm hàng
Trang 9xốp, phản ánh lên thực trạng thực tế nội dung đó diễn ra trong thời gian đầu năm 2013.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm hàng xốp tại Công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam.
Thực trạng công tác kế toán bán nhóm hàng xốp diễn ra tại đơn vị có những ưuđiểm, hạn chế Hạn chế còn tồn tại được giải quyết bởi những giải pháp cụ thể chi tiếtnào nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại đơn vị nói riêng và công tác kế toánnói chung
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÁC DNTM
1.1 Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng tại các DNTM.
Theo VAS số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, VAS số 02 “Hàng tồn kho” và giáo trình kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm liên quan đến kế toán bán hàng được hiểu như sau:
Bán hàng: là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ tayngười bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền được đòitiền ở người mua
Doanh thu: Là tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạch toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng hay
hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: là số chênh lệch giữa tổng
doanh thu với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phảinộp
Giá vốn hàng bán: là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hóa lao vụ,
dịch vụ tiêu thụ Đối với sản phẩm, lao vụ dịch vụ tiêu thụ giá thành sảnxuất ( giá thành công xưởng) hay chi phí sản xuất Với vật tư tiêu thụ , giávốn là giá trị ghi sổ, còn với hàng hóa tiêu thụ , giá vốn bao gồm trị giámua của hàng hóa tiêu thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêuthụ
Chiết khấu thương mại: là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đã thỏa
thuận và được ghi trên các hợp đồng mua bán hoặc các cam kết về mua bán và phảiđược thể hiện rõ trên chứng từ bán hàng
Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận do
các nguyên nhân thuộc về bên bán như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách,giao hàng không đúng thời gian, địa điểm hợp đồng…
Doanh thu hàng bán bị trả lại: là doanh thu của số hàng đã được tiêu thụ( đã ghi
nhận doanh thu) nhưng bị người mua trả lại, từ chối không mua nữa Nguyên nhân trả
Trang 11lại thuộc về phía người bán( vi phạm cac đã cam kết trong hợp đồng như không phùhợp với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách, hàng kém phẩm chất,…)
Chiết khấu thanh toán: là số tiền người bán thưởng cho người mua, do đã thanh toán
tiền hàng trước thời hạn quy định tính trên số tiền đã thanh toán
Các phương thức bán hàng trong DNTM:
Bán buôn hàng hóa là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh
nghiệp sản xuất,…để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra Đặc điểmcủa hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa vào lĩnhvực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện Căn
cứ vào địa điểm nhận và giao hàng, bán buôn được chia thành các hình thức sau: Bánbuôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng Trong đó, bán buôn qua kho được chiathành bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp và bán buôn qua kho theohình thức chuyển hàng; còn bán buôn vận chuyển thẳng được chia thành bán hàng vậnchuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba) và bánbuôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ
chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.Đặc điểm của phương thức bán lẻ là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vàolĩnh vực tiêu dùng Phương thức bán lẻ thường có các hình thức sau: Hình thức bán lẻthu tiền tập trung, hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp, hình thức bán hàng tự phục vụ
Phương thức gửi bán đại lý là phương thức bán hàng trong đó DNTM giao hàng cho
cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng Sau khi bán đượchàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho DNTM và được hưởng một khoản tiềnđược gọi là hoa hồng đại lý
Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức mà DNTM dành cho người
mua ưu đãi được trả tiền hàng trong kỳ DNTM được hưởng thêm khoản chênh lệchgiữa giá bán trả góp và giá bán thông thường theo phương thức trả tiền ngay gọi là lãitrả góp
2.1. Nội dung nghiên cứu về kế toán bán hàng tại các DNTM
VAS)
* Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) “ Hàng tồn kho”:
Theo VAS 02, đoạn 04, 13, 14, 15, 16, 17 (Ban hành và công bố theo QĐ số149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
Trang 12Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiệnđược thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá gốchàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếpkhác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương phápsau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh;
+ Phương pháp bình quân gia quyền;
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước;
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước
- Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ítloại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
- Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trịtừng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thểđược tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hìnhcủa doanh nghiệp
- Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu
kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
- Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ
là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trịhàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng giá trị củaHTK
* Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14) “ Doanh Thu và Thu nhập
Khác”:
Trang 13Theo VAS 14, đoạn 10: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏamãn tất cả năm điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Theo VAS 14, đoạn 05, 06, 07, 08 :
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bênmua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đãthu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấuthanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanhthu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu đượctrong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suấthiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danhnghĩa sẽ thu được trong tương lai
- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự
về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanhthu
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ kháckhông tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu Trườnghợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận
về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanhthu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm
Trang 14+ Việc xác định dự phòng phải thu khó đòi được quy định tại đoạn 14 của chuẩn mực:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là DN nhận được lợi ích kinh tế từgiao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tốkhông chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lýxong (ví dụ, khi DN không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyểntiền bán hàng ở nước ngoài về hay không) Nếu doanh thu đã được ghi nhận trongtrường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thuđược thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghigiảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được (Nợ phảithu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu.Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắpbằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006)
2.1.2.1. Chứng từ sử dụng
Đối với nghiệp vụ bán hàng thường sử dụng một số các chứng từ sau:
- Hoá đơn GTGT ( đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ )
- Hoá đơn bán hàng thông thường ( đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp hoặc doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàngkhông chịu thuế GTGT )
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Hóa đơn thuê kho, thuê bãi, thuê bốc dỡ hàng hóa trong quá trình bán hàng
- Hợp đồng kinh tế với khách hàng
- Phiếu thu, phiếu chi
- Chứng từ ngân hàng ( giấy báo nợ, có của ngân hàng )
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
•Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này
dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 511:
Bên Nợ:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phươngpháp trực tiếp của số hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ
Trang 15- Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng (giảm giá hàng bán, doanh thu hàngbán bị trả lại và chiết khấu thương mại).
- Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh
Bên Có:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ
TK 511 không có số dư cuối kỳ
•Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán: Tài khoản này phản ánh trị giá thực tế của
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632:
Bên Nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá xuất đã tiêu thụ trong kỳ
- Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá HTK năm nay cao hơn năm trước
- Các khoản hao hụt, mất mát của HTK sau khi trừ phần bồi thường do tráchnhiệm cá nhân gây ra
- Giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại
TK 632 không có số dư cuối kỳ
•Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng: Tài khoản này phản ánh các khoản
nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của DN với khách hàng vềtiền bán hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131:
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về việc bán chịu hàng hóa, sản phẩm trong kỳ
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
Trang 16- Khoản giảm trừ tiền hàng cho khách sau khi đã tiêu thụ ( giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại).
- Chiết khấu thanh toán dành cho người mua
Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đãthu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể
•Tài khoản 611 - Mua hàng
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 611:
Bên Nợ:
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa tồn kho đầu kỳ
- Trị giá thực tế của hàng mua trong kỳ
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa tồn kho cuối kỳ
- Giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ thụ trong kỳ
Tài khoản này không có số dư
Ngoài ra, kế toán nghiệp vụ bán hàng còn sử dụng một số tài khoản: TK 111,
TK 112, TK 333, TK 642, TK 156, TK 521…
2.1.2.3. Trình tự hạch toán:
a.Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX
Đặc điểm kế toán nghiệp vụ tiêu thụ với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
− Kế toán bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng.( Phụ lục 03)
Khi xuất bán hàng hóa căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi tăng tiền mặt,tiền gửi ngân hàng hoặc phải thu khách hàng theo giá thanh toán đồng thời ghi tăngdoanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT và ghi tăng thuế GTGT đầu ra phảinộp Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi nợ tăng giá vốn, ghi giảm hàng hóa theogiá thực tế hàng hóa xuất kho
Căn cứ vào PXK, phiếu thu ( giấy báo có, giấy chấp nhận thanh toán) kế toánghi giảm Công cụ, dụng cụ theo trị giá thực tế xuất kho của bao bì, ghi tăng thuếGTGT đầu ra phải nộp, ghi tăng tiền, phải thu khách hàng
Trang 17− Kế toán bán buôn theo hình thức gửi hàng cho khách hàng.( Phụ lục 04)
Căn cứ vào PXK, kế toán ghi tăng hàng gửi đi bán và ghi giảm hàng hóa theotrị giá hàng hóa thực tế xuất kho Nếu hàng hóa có bao bì đi kèm tính tiền riêng, kếtoán ghi tăng phải thu khác, ghi giảm công cụ dụng cụ theo trị giá thực tế xuất kho củabao bì
Nếu phát sinh chi phí trong quá trình gửi bán ( Phụ lục 04)
Trường hợp DN chịu, kế toán căn cứ vào phiếu chi (giấy báo nợ) ghi tăng Chiphí bán hàng, ghi tăng thuế GTGT và ghi giảm các khoản tiền
Trường hợp chi phí gửi hàng bên mua chịu nhưng DN trả hộ, kế toán căn cứvào phiếu chi (giấy báo nợ) ghi tăng Phải thu khác, ghi giảm tiền
Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, đã thỏa mãn điều kiện ghi nhậndoanh thu: Căn cứ vào thông báo của bên mua chấp nhận thanh toán số hàng gửi bán,
kế toán lập hóa đơn GTGT, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi tăng doanh thu bánhàng theo giá chưa bao gồm thuế GTGT, ghi tăng Thuế GTGT đầu ra phải nộp, ghităng hay các khoản phải thu khách hàng
Căn cứ vào giấy báo của bên mua chấp nhận thanh toán số hàng gửi bán, phiếuxuất kho gửi bán, kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán, ghi giảm hàng gửi đi bán
Nếu hàng gửi đi bán xác định được xác định tiêu thụ có bao bì đi kèm tính giáriêng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu thu (giấy báo có, giấy chấp nhận thanhtoán…) kế toán ghi giảm các khoản phải thu khác, ghi tăng thuế GTGT đầu ra phảinộp, ghi tăng tiền, phải thu khách hàng
Căn cứ phiếu thu (giấy báo có…), kế toán ghi tăng tiền, ghi giảm phải thukhác
− Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba ( Phụ lục 05)
Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toánghi tăng doanh thu bán hang chưa có thuế GTGT, ghi tăng thuế GTGT đầu ra phảinộp, ghi tăng tiền, phải thu khách hàng Đồng thời, căn cứ hóa đơn GTGT do ngườibán lập, phiếu chi (giấy báo nợ) kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán trị giá hàng hóamua ngay, ghi tăng thuế GTGT đầu vào, ghi giảm tiền hoặc phải trả người bán
Nếu hàng giao tay ba có bao bì đi kèm tính giá riêng, kế toán căn cứ vào phiếu
Trang 18thu (giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu chi…) ghi tăng tiền hoặc phải thu khách hàng,ghi tăng thuế GTGT đầu vào, đồng thời ghi giảm tiền hoặc ghi tăng phải trả nhà cungcấp, ghi tăng thuế GTGT đầu ra.
− Kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng.
( Phụ lục 06)
Khi DN mua hàng sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT củanhà cung cấp và phiếu gửi hàng đi bán, phiếu chi, giấy báo nợ, kế toán ghi tăng hànggửi đi bán, ghi tăng thuế GTGT đầu vào, ghi giảm tiền hoặc ghi tăng phải trả ngườibán
Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi nhận doanh thu và giávốn tương tự trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức gửi bán
- Kế toán bán lẻ hàng hóa.( Phụ lục 07)
Căn cứ vào báo cáo bán hàng, giấy nộp tiền của mậu dịch viên cũng như thẻquầy hàng (nếu có), kế toán phản ánh doanh thu và giá vốn tương tự trường hợp bánbuôn hàng hóa qua kho
Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thừa tiền so với doanh thu bán hàng phảnánh trên hóa đơn, kế toán ghi tăng các khoản tiền, đồng thời ghi tăng thu nhập khác
Trường hợp nhân viên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ, kếtoán ghi tăng tiền hoặc các khoản phải thu khác đồng thời ghi tăng doanh thu bánhàng và Thuế GTGT đầu ra
- Kế toán bán đại lý.( Phụ lục 08)
+ Đối với bên giao đại lý, khi giao hàng hóa, sản phẩm đại lý bán được căn cứ vàobảng kê hóa đơn của hàng hóa bán ra, kế toán phản ánh doanh thu tương tự như bánbuôn hàng hóa Kế toán phản ánh giá vốn, ghi tăng giá vốn đồng thời ghi giảmhàng gửi bán theo giá vốn hàng xuất bán
Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận đại lý, kế toán ghi tăng chi phí bánhàng theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT, ghi tăng thuế GTGT đầu ra, ghigiảm tiền theo tổng giá thanh toán
+ Đối với bên nhận đại lý, khi nhận hàng hóa căn cứ biên bản kiểm nhận hàng hóa,
kế toán ghi tăng hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược theo trị giá hàng bánnhận gửi bán
Trang 19Khi bán được hàng hóa, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan,
kế toán phản ánh số tiền đại lý trả bên giao đại lý phải trả bên giao đại lý, kế toán ghităng tiền hoặc phải thu khách hàng đồng thời ghi tăng phải trả người bán Định kỳ, khixác định hoa hồng đại lý được hưởng, kế toán ghi giảm phải trả khách hàng theo tổnggiá thanh toán, ghi tăng doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ theo số hoa hồng đại
lý chưa có thuế GTGT, đồng thời ghi tăng thuế GTGT
* Các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng.( Phụ lục 10)
- Chiết khấu thương mại
Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại cho khách hàng, căn cứ vào phiếuchi, giấy báo có, kế toán ghi tăng chiết khấu thương mại, ghi giảm thuế GTGT đầu ra,ghi giảm tiền hoặc phải thu khách hàng
- Kế toán giảm giá hàng bán
Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượnghàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách, hợp đồng, kế toán ghi tăng giảmgiá hàng bán, ghi giảm thuế GTGT đầu ra, ghi giảm tiền hoặc phải thu khách hàng
Đặc điểm kế toán nghiệp vụ tiêu thụ với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đối tượng không chịu thuế GTGT ( Phụ lục 11)
Trang 20Kế toán các nghiệp vụ bán buôn, bán lẻ, bán đại lý và các trường hợp phát sinh trong quá trình bán được hạch toán tương tự như phương pháp khấu trừ nhưng khác ởđiểm: Doanh thu bán hàng ghi theo giá bán đã có thuế GTGT trên cơ sở hóa đơn bánhàng thông thường và thuế GTGT phải nộp ghi giảm trừ doanh thu bán hàng trong kỳ.
b.Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK.( Phụ lục 12)
- Đầu kỳ kinh doanh, kế toán kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho, tồn quầy, hàng gửi bán, hàng mua đang đi đường chưa tiêu thụ Kế toán ghi tăng mua hàng , ghi giảm hàng hóa, hàng gửi bán
- Trong kỳ kinh doanh, các nghiệp vụ liên quan đến tăng hàng hóa được phản ánh vào bên nợ TK mua hàng
- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hóa tồn kho, kế toán ghi tăng hàng hóa, hàng gửi bán, ghi giảm mua hàng
Đồng thời xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ Kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán, ghi giảm mua hàng
2.1.2.4. Về sổ kế toán
- Hình thức nhật ký sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái là: Các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tếtrên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái Căn cứ để ghivào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc
- Hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kếtoán tổng hợp là chứng từ ghi sổ Hình thức này có đặc điểm là tách rời việc ghi sổtheo thời gian và việc ghi sổ theo tài khoản trên hai loại sổ khác nhau Việc ghi sổ kếtoán tổng hợp bao gồm:
- Hình thức nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán này là: tất cả các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian phát sinhnghiệp vụ và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để ghi sổcái theo trình tự nghiệp vụ phát sinh
Hình thức này có thể vận dụng cho bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào Ghichép đơn giản, thuận tiện cho việc sử dụng máy tính Nhưng việc kiểm tra đối chiếuphải dồn nén đến cuối kỳ nên thông tin kế toán có thể không được cung cấp kịp thời
Trang 21Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
• Sổ Nhật ký bán hàng: là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp các nghiệp vụ bán hàngnhưng chưa thu được tiền
• Sổ Nhật ký thu tiền: dùng để tập hợp các nghiệp vụ thu tiền ở DN bao gồm tiền mặt và
cả tiền gửi ngân hàng Sổ Nhật ký thu tiền được mở riêng cho từng tài khoản tiền mặt,tiền gửi ngân hàng và có thể theo dõi theo từng loại tiền
• Sổ cái: kế toán mở sổ cái cho các TK 511, 521, 632, 156…
• Sổ chi tiết bán hàng: kế toán mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu chi tiết cho từng mặthàng, nhóm hàng
• Sổ chi tiết thanh toán với người mua: dùng để theo dõi chi tiết tình hình công nợ vàthanh toán công nợ phải thu ở người mua Nó được mở cho từng khách hàng và theodõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho đến khi người mua thanh toán hết cáckhoản nợ
• Trình tự ghi sổ kế toán nghiệp vụ bán hàng theo hình thức Nhật ký chung
( Phụ lục 13)
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là công việc kế toán được thực hiện theomột chương trình phần mềm trên máy tính Phần mềm kế toán được thiết kế theonguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toánquy định trên đây, Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ nhưngphải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG XỐP TẠI
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ BAO BÌ EPS VIỆT NAM 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán nhóm hàng xốp tại công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam.
2.1.1 Đánh giá tổng quan tình hình kế toán bán hàng tại công ty CP đầu tư bao
bì EPS Việt Nam.
- Mặt hàng kinh doanh: Hiện tại mặt hàng xốp của công ty bao gồm nhiều loạikhác nhau như: xốp cách nhiệt, xốp hàng 13kg/m3, xốp hàng 13kg/m3 dày 2.5F, xốphàng 13kg/m3 dày 1.5F, xốp chèn ti vi, xốp chân đế tủ lạnh
- Phương thức bán hàng: Công ty áp dụng phương thức tiêu thụ là bán lẻ và bán buôn + Phương thức bán lẻ: Là phương thức bán hàng trực tiếp cho các cửa hàng nhỏ
Trang 22để bán lại cho người tiêu dùng, các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế
Ghi nhận doanh thu: Khi khách hàng trả tiền mua hàng, bộ phận bán hàng nhậntiền và viết hóa đơn giao cho khách, kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu
+ Phương thức bán buôn qua kho: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàngđược chuyển bằng fax hoặc qua điện thoại Căn cứ vào nhu cầu thực tế khách hàng đặthàng qua phòng kinh doanh, phòng kinh doanh sẽ lên đơn hàng chuyển qua cho bộphận kế toán lập phiếu xuất kho rồi chuyển tới cho thủ kho, thủ kho ghi thẻ kho vàxuất hàng để người giao hàng giao hàng đến địa điểm thỏa thuận hoặc khách hàng cửngười của mình đến Công ty để mua hàng
- Giá vốn được hạch toán theo phương pháp bình quân gia quyền
- Các chính sách trong bán hàng: Tùy từng khách hàng mà Công ty áp dụng cácchính sách giảm giá, chiết khấu…
- Phương thức thanh toán: Hầu hết tất cả các khách hàng của công ty đều thanhtoán qua 2 hình thức trả ngay (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng) và hình thức trả chậm.Tùy vào đặc điểm của từng khách hàng mà công ty đồng ý áp dụng theo phương thứcthanh toán nào
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán bán xốp tại công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam.
2.1.2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Sự lựa chọn các chính sách kế toán của nhà quản lý có tác động trực tiếp tớicông việc của kế toán bán hàng như quá trình thực hiện, xử lý nghiệp vụ bán hàng nhưthế nào, các chứng từ ghi sổ, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán giá vốn thànhphẩm xuất bán…
- Năng lực lãnh đạo của Ban giám đốc là một trong những nhân tố có ảnh hưởngquan trọng tới công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng Bởi họ lànhững người chỉ đạo trực tiếp, đưa ra các quyết định cuối cùng đối với việc tổ chứccông tác kế toán ở đơn vị, quyết định các chính sách kế toán áp dụng, chính sách bánhàng, chính sách sản phẩm,…Công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam có một đội ngũnhững người lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp và có trình độchuyên môn cao đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và lãnh đạo các hoạtđộng của Công ty
Trang 23- Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức khoa học, có đội ngũ kế toán năngđộng, trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc cùng với lòng trung thành có vai trò quyếtđịnh đến hiệu quả của công tác kế toán ở công ty nói chung và công tác kế toán bánmặt hàng xốp tại Công ty nói riêng Bởi lẽ, nhân viên kế toán có năng lực, có trình độ
và kinh nghiệm thì các công việc kế toán sẽ được tiến hành chính xác, kịp thời và hiệuquả.Tuy nhiên, công việc kế toán của Công ty chỉ được thực hiện bằng Excel nên việctiêu thụ sản phẩm phải nhập liệu nhiều lần, dễ xảy ra sai sót
- Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Do đặc điểm của mặt hàng bao bì, xốp lànhững sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc đơn chiếc và yêu cầu kỹ thuậtthường rất cao do đó đòi hỏi kế toán bán hàng phải có phương thức bán hàng và chínhsách bán hàng phù hợp nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ
2.1.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Hệ thống các quy định pháp luật về tài chính kế toán bao gồm chế độ kế toán,chuẩn mực kế toán, luật kế toán, các thông tư và nghị định cụ thể của Bộ tài chính đãđược ban hành khá chi tiết, đầy đủ Tuy vậy, vẫn còn sự thiếu đồng bộ và thống nhấtgiữa các văn bản pháp luật về kế toán, dẫn đến những khó khăn nhất định cho côngviệc của kế toán
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp muốn thu hútkhách hàng, muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ mạnh thì cần phải đưa ra chínhsách bán hàng hấp dẫn, tối đa lợi ích cho khách hàng, và không ngừng cải tiến mẫu
mã, chất lượng của sản phẩm Điều này có ảnh hưởng tất yếu đến kế toán bán hàng,những người trực tiếp phản ánh doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng,…
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có tác động không nhỏ tới công tác kế toán bánhàng của doanh nghiệp.Những ứng dụng hữu ích của công nghệ, phần mềm kế toán sẽgiúp giảm nhẹ gánh nặng công việc cho kế toán, hơn nữa cũng giúp nâng cao hiệu suấtlàm việc của nhân viên và tính chính xác của các số liệu kế toán
- Ngoài ra còn rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của DNnhư tình hình kinh tế - chính trị, lạm phát, khủng hoảng kinh tế, thu nhập người laođộng, sự thay đổi tỷ giá, xu thế tiêu dùng của người dân, sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu
ra, giá cả thị trường, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của DN Vì thế các DNphải biết tận dụng những thời cơ, cơ hội mà DN nhận được, cũng như khắc phục và
Trang 24hoàn thiện hạn chế, từ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực của DN, tạo
vị trí vững chắc trên thị trường
2.2 Kế toán bán nhóm hàng xốp tại công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam
2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu xuất kho: (Phụ lục 15)
Được dùng làm căn cứ cho thủ kho xuất hàng và lập hóa đơn GTGT cho khách.Giá trên phiếu xuất kho phản ánh giá vốn hàng bán Số lượng hàng bán trên phiếu xuấtkho và hóa đơn GTGT phải trùng nhau để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu
+ Liên 1 (Màu tím): Được lưu trên gốc quyển hóa đơn GTGT
+ Liên 2 (Màu đỏ): Giao cho khách hàng
+ Liên 3 (Màu xanh): Được dùng làm chứng từ kế toán, lưu giữ tại công ty
2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng.
- TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
- TK 131 “Phải thu của khách hàng”: Theo dõi các khoản phải thu của khách, tìnhhình các khoản nợ và thanh toán của từng khách hàng được mở chi tiết trên TK 131
- TK156 “Hàng hóa”: Được theo dõi chi tiết theo từng loại mặt hàng bán
Trang 25- TK 632 “ Giá vốn hàng bán”: Dùng để phản ánh trị giá của hàng hóa đã tiêu thụtrong kỳ
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số tài khoản như TK 111 “Tiền mặt”, TK112
“Tiền gửi ngân hàng”, TK 3331 “Thuế GTGT đầu ra phải nộp” , TK 521 “các khoảngiảm trừ doanh thu”, …
2.2.3.Trình tự hạch toán:
• Phương thức bán buôn: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, phòng kinh doanh sẽ lên đơn đặthàng rồi chuyển cho kế toán lập phiếu xuất kho Sau khi khách hàng chấp nhận thanhtoán tiền hàng, kế toán ghi tăng TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”theo giá chưa thuế ghi trên Hoá đơn GTGT, đồng thời ghi tăng TK 3331 “Thuế GTGTphải nộp” số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa bán ra Sau khi ghi nhận doanh thu vàthuế GTGT phải nộp của hàng hóa bán ra thì kế toán đồng thời ghi tăng số phải thukhách hàng (theo tổng giá thanh toán ghi trên Hoá đơn GTGT) chi tiết cho từng kháchhàng Vì đây là hình thức bán buôn nên khách hàng thường không thanh toán tiền hàngngay mà sẽ thanh toán theo những điều khoản đã ký trong hợp đồng
Ví dụ 1: Ngày 02/01/2013 phát sinh nghiệp vụ bán buôn với Công ty cổ phần nội
thất Hòa Phát Công ty xuất kho bán 200 hộp xốp hàng 13kg/m3 dày 1.5F và 30 hộpxốp hàng 13kg/m3 dày 2.5F cho công ty Hòa Phát Công ty Hòa Phát chấp nhận thanhtoán nợ
Căn cứ vào Hợp đồng bán hàng, kế toán bán hàng lập Hoá đơn GTGT(Phụ lục
14)chuyển xuống kho để xuất hàng Tại kho, thủ kho căn cứ vào số lượng trên Hoá
đơn GTGT để lập Phiếu xuất kho(Phụ lục 15) và vào Thẻ kho(Phụ lục 21) Các
chứng từ được lập, cuối ngày chuyển lên Phòng kế toán để kế toán bán hàng kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ sẽ tiến hành vào sổ Nhật ký chung(Phụ lục
23) và các sổ chi tiết có liên quan.
- Hoá đơn GTGT được dùng để xác định số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bánhàng hoá mà bên bán đã bán cho bên mua dùng để lên sổ chi tiết TK 131.02, 511…Hoá đơn gồm 3 phần :
Phần I : Ghi thông tin của công ty, số hoá đơn , ngày hóa đơn , ghi liên hoá đơngồm 3 liên
Liên 1 : Lưu thành quyển
Trang 26Liên 2 : Giao cho khách
Liên 3 : Lưu hành nội bộ
Phần II : Thông tin về khách hàng bao gồm tên khách, địa chỉ, mã số thuế, số
TK, hình thức thanh toán
Phần III : Ghi thông tin về hàng hoá như là số lượng hàng, đơn vị tính, đơn giá,tiền chiết khấu, tiền thuế, tổng thanh toán
Cuối cùng là phần chữ ký của khách hàng, người lập biểu, thủ trưởng ký duyệt
- Phiếu xuất kho được dùng để phản ánh số lượng, giá trị hàng hoá xuất kho Được dùnglàm căn cứ để thủ kho lập thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết TK 156.02, TK 156.07.Phiếu xuất kho do phòng kinh doanh lập sau khi có đơn đặt hàng Phiếu được inlàm 3 liên một liên giao cho Thủ kho, một liên giao cho Khách hàng, một liên nhânviên giao hàng giữ
Phiếu Xuất kho gồm 3 phần chính:
Phần I : Ghi tiêu đề của phiếu và các thông tin về khách hàng như là tên khách, mãkhách, địa chỉ, tên nhân viên giao hàng …
Phần II : Gồm 8 cột
Cột số thứ tự : Ghi số thứ tự của các mặt hàng
Cột tên hàng : Ghi mã và tên hàng hoá xuất kho
Cột đơn vị tính : Ghi đơn vị tính của từng loại hàng hoá
Cột số lượng : Ghi số lượng hàng hoá xuất kho
Cột đơn giá : Ghi đơn giá xuất
Cột thành tiền: Thành tiền = Số lượng x đơn giá
Phần III : Ghi ngày xuất và ký duyệt xuất , khách hàng ký nhận
Sau khi nhận được phiếu xuất kho nhân viên giao hàng mang phiếu xuất kho cho kếtoán xuất đơn GTGT
Căn cứ vào Hóa đơn GTGT kế toán ghi:
Trang 27Có TK 156.02: 23.064.000
Có TK 156.07: 5.013.600
• Bán lẻ hàng hoá: Khách hàng trực tiếp đến cửa hàng của Công ty để mua hàng Saukhi khách hàng đồng ý mua và làm các thủ tục cần thiết, hàng hoá sẽ được giao trựctiếp cho khách ngay tại cửa hàng và khách hàng thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.Phương pháp hạch toán kế toán theo hình thức bán lẻ cũng giống như theo hình thứcbán buôn đã trình bày ở trên Tuy nhiên vì bán lẻ khách hàng sẽ thanh toán tiền hàngngay nên khi ghi nhận doanh thu kế toán sẽ ghi tăng số tiền mặt thu được (Nợ TK 111)thay vì ghi tăng khoản phải thu khách hàng (Nợ TK 131)
Ví dụ 2: 07/01/2013, bán cho anh Nguyễn Văn Bảo 02 thùng Xốp cách nhiệt hàng
13kg/m3dày 2.5F, đã thanh toán ngay bằng tiền mặt Các chứng từ được lập tại cửa
hàng gồm có: Phiếu xuất kho(Phụ lục 17), Hoá đơn GTGT(Phụ lục 16), Phiếu thu(Phụ lục 18) và tiến hành ghi thẻ kho(Phụ lục 22)
Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi:
• Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Kế toán hàng bán bị trả lại: Trong trường hợp hàng đã xuất bán bên mua hàng đãnhận hàng nhưng do hàng kém chất lượng, hoặc sai qui cách chủng loại hàng theo đơnhàng đặt, khách hàng yêu cầu trả lại Công ty xác định nguyên nhân nếu chấp thuận kếtoán sẽ ghi giảm doanh thu số hàng đã bán căn cứ vào hóa đơn GTGT liên 2 do bênmua cấp Kế toán lập phiếu nhập kho ghi tăng thành phẩm, hàng hóa và giảm giá vốn,khi nhận được hóa đơn GTGT do bên mua lập về số hàng trả lại kế toán Công ty ghi
Nợ TK 521 (5212), TK 333 (3331) và ghi giảm công nợ phải thu khách hàng hoặc ghigiảm TK 111 (trả bên mua bằng tiền mặt)
Ví dụ 3: Ngày 09/01/2013, Công ty TNHH điện tử DAEWOO - HANEL trả lại 02
Xốp cách nhiệt hàng 13kg/m3dày 1.5F bán ngày 30/12/2013 DN kiểm tra xác địnhnguyên nhân do chuột cắn, DN nhận lại hàng và nhập kho, Phiếu nhập kho số 0134
DN đã thanh toán bằng tiền mặt
Trang 28Nợ TK 521( 5212): 268.240
Nợ TK 333( 3331): 26.824
Có TK 111: 295.064Cuối tháng, kế toán tính giá hàng xuất bán theo phương pháp bình quân, xác định giá
vốn của hàng bị trả lại, hoàn thiện Phiếu nhập kho số 0134(Phụ lục 19), ghi vào sổ Nhật ký chung(Phụ lục 23), sổ Cái các TK 632, 511(Phụ lục 24, 25).
Trang 29CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ BAO BÌ EPS VIỆT NAM
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1 Những kết quả đã đạt được
a. Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty có đội ngũ kế toán năng động, linh hoạt và hình thức tổ chức kế toán mangtính tập trung thống nhất nên đáp ứng thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời đối với hoạtđộng kinh doanh và yêu cầu của nhà quản lý
b. Về hệ thống tài khoản
Công ty dựa vào hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theoquyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và theođặc điểm hoạt động để xác định các tài khoản cần sử dụng, đảm bảo phản ánh đầy đủtoàn bộ hoạt động của Công ty Đồng thời, do yêu cầu quản lý và trên cơ sở các nghiệp
vụ phát sinh, kế toán đã mở thêm một số tài khoản chi tiết để thuận lợi cho việc hạchtoán, kiểm tra và đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý
c. Về hệ thống sổ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung Hình thức này dễ ghi chép, mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công việc, phù hợpvới loại hình kinh doanh của Công ty
d. Về hệ thống chứng từ
Hệ thống chứng từ được tổ chức hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và đầy đủ theo Quyếtđịnh số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 đảm bảo phản ánh đúng đắn các nghiệp vụkinh tế, tạo điều kiện cho việc ghi sổ và đối chiếu kiểm tra
+ Đối với các chứng từ bắt buộc (Phiếu thu, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT) Công tyđều áp dụng theo đúng mẫu do Bộ Tài chính ban hành
+ Các chứng từ mang tính hướng dẫn (Bảng chấm công, Giấy đề nghị tạm ứng…)Công ty đều áp dụng phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh
e. Việc ghi nhận doanh thu
Kế toán chỉ phản ánh doanh thu của hoạt động bán hàng khi thỏa mãn các điều kiện
Trang 30ghi nhận doanh thu Như vậy, Công ty đãthực hiện theo đúng quy định về nguyên tắc ghinhận doanh thu trong chuẩn mực kế toán 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” Đồng thời,doanh thu này được ghi nhận cũng đảm bảo 2 nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phùhợp trong kế toán
Giá vốn được xác định theo chuẩn mực kế toán 02 “Hàng tồn kho”, xác định giávốn hàng bán theo đúng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ như trong chính sách kếtoán mà đơn vị áp dụng
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
+ Phần mềm kế toán vẫn chưa được áp dụng khiến cho việc theo dõi hàng hóa bán ra và tồn kho, các khoản công nợ còn gặp nhiều khó khăn
+ Công ty không sử dụng sổ Nhật ký bán hàng: các nghiệp vụ phát sinh liên quan đếntiêu thụ sản phẩm tương đối nhiều và việc thanh toán của khách hàng Công ty cho phéptrả chậm tuy nhiên kế toán bán hàng không sử dụng nhật ký bán hàng mà tất cả cácnghiệp vụ bán hàng đều ghi nhận vào NKC, do đó kế toán khó theo dõi được doanh thubán chịu, dẫn đến cung cấp thông tin không đầy đủ hơn nữa làm tăng mức độ phức tạpcủa NKC và chưa đúng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
c. Về hệ thống tài khoản
+ Công ty không chi tiết TK 511 nên việc xác định kết quả kinh doanh chưa thật sựphản ánh được cụ thể tình hình tiêu thụ các sản phẩm của Công ty
Trang 31- Hiện tại, kế toán của công ty vẫn hạch toán các nghiệp vụ và lập báo cáo bằng Excel làm mất nhiều thời gian và chi phí Trên thực tế việc áp dụng các phần mềm kế toán máy vào hạch toán kế toán sẽ giảm khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán, tạo điều kiện cho việc thu thập, xử lý các thông tin kế toán được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Công ty chưa theo dõi về thời hạn thanh toán của khách hàng: Trên sổ kế toán củadoanh nghiệp cũng như sổ trên Excel chưa thể hiện được thời gian đến hạn của từngkhoản thanh toán Do đó để theo dõi thời hạn thanh toán kế toán phải nhập lại số liệu ghithêm thời hạn thanh toán làm tăng thêm công việc của kế toán
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu
3.2.1 Giải pháp về tài khoản kế toán
Hiện nay, tất cả doanh thu của các mặt hàng đều hạch toán chung vào TK 511
‘‘Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ’’ Việc Công ty không sử dụng các tài khoảncấp II và cấp III của TK 511 để hạch toán doanh thu của từng mặt hàng riêng biệt khiếncho việc theo dõi và quản lý doanh thu của từng nhóm hàng, mặt hàng trở nên khó kiểmsoát hơn
Do vậy, Công ty nên mở chi tiết TK 511 thành các tài khoản cấp II và cấp III đểthuận tiện cho việc quản lý và theo dõi doanh thu của từng nhóm hàng, mặt hàng
Công ty nên mở chi tiết TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thành các TK cấp II và cấp III như sau:
Trang 32TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5111.1 – Doanh thu bán mặt hàng xốp
TK 5111.2 – Doanh thu bán mặt hàng bao bì
TK 5111.3 – Doanh thu bán mặt hàng nhựa…
TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
3.2.2 Giải pháp về hạch toán kế toán
Hoàn thiện phương pháp kế toán lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Quá trình bán hàng phát sinh công nợ phải thu, nhưng không thu được do kháchhàng không có khả năng trả nợ…Hàng năm, công ty chưa trích lập dự phòng phải thukhó đòi nhằm tạo một khoản dự phòng khi giải quyết công nợ phải thu sẽ không ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh toàn công ty
Chính vì vậy, công ty cần thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi là dựphòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thuchưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán,khoản trích lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận đơn vị đạt được và ghi vào chi phíquản lý doanh nghiệp trên cơ sở dự tính các khoản phải thu khó đòi không có khả năngđòi được trong năm quyết toán
Cuối kỳ kế toán năm, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là khôngchắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lậphoặc hoàn nhập
* Phương pháp lập:
- Nợ quá hạn: Mức trích lập như sau
+ Trích lập 30% giá trị đối với nợ quá hạn 3 tháng đến 1 năm
+ Trích lập 50% giá trị đối với nợ quá hạn 1 năm đến dưới 2 năm
+ Trích lập 70% giá trị đối với nợ quá hạn 2 năm đến dưới 3 năm
+ Trích lập 100% giá trị đối với nợ quá hạn từ 3 năm trở lên
- Nợ chưa đến hạn: Nếu do các cá nhân, DN đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc đanglàm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, vi phạm pháp luật…thì dự kiến mức
Trang 33không thu hồi được để lập dự phòng Khi có nợ khó đòi thì công ty trích lập dự phòng,hạch toán vào TK 1592
* Phương pháp kế toán được tiến hành theo trình tự sau: Cuối niên độ kế toán căn
cứ vào số nợ khó đòi để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí Kế toán sosánh giữa số dự phòng cần trích lập với số dự phòng đã lập của năm trước:
- Nếu số dự phòng phải trích lập cuối niên độ bằng số dư dự phòng năm trước cònlại chưa sử dụng thì DN không phải trích lập
- Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì sốchênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán bổ sung vào chi phí quản lý DN củanăm kế toán đồng thời ghi tăng số dự phòng nợ phải thu khó đòi để kế toán làm căn cứlập BCTC theo định khoản:
Nợ TK 642
Có TK 1592
- Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì sốchênh lệch kế toán hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý DN trong kỳ theo định khoảnngược lại:
Nợ TK 1592
Có TK 642
Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành.Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm dựphòng phải thu khó đòi và ghi giảm các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác Đồngthời, kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi chi tiết (Tàikhoản ngoài Bảng Cân đối kế toán)
Nếu sau khi xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòiđược nợ đã xử lý, thì số nợ thu được sẽ hạch toán ghi tăng vào TK 711: Thu nhập khác,ghi tăng số tiền thu được Đồng thời, ghi đơn vào Bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”(Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán)