Giải pháp về hạch toán kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xốp tại công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam (Trang 32)

- TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

e. Những vấn đề khác.

3.2.2. Giải pháp về hạch toán kế toán

Hoàn thiện phương pháp kế toán lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Quá trình bán hàng phát sinh công nợ phải thu, nhưng không thu được do khách hàng không có khả năng trả nợ…Hàng năm, công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm tạo một khoản dự phòng khi giải quyết công nợ phải thu sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn công ty.

Chính vì vậy, công ty cần thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán, khoản trích lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận đơn vị đạt được và ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên cơ sở dự tính các khoản phải thu khó đòi không có khả năng đòi được trong năm quyết toán.

Cuối kỳ kế toán năm, căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.

* Phương pháp lập:

- Nợ quá hạn: Mức trích lập như sau

+ Trích lập 30% giá trị đối với nợ quá hạn 3 tháng đến 1 năm. + Trích lập 50% giá trị đối với nợ quá hạn 1 năm đến dưới 2 năm. + Trích lập 70% giá trị đối với nợ quá hạn 2 năm đến dưới 3 năm. + Trích lập 100% giá trị đối với nợ quá hạn từ 3 năm trở lên.

- Nợ chưa đến hạn: Nếu do các cá nhân, DN đã rơi vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, vi phạm pháp luật…thì dự kiến mức

không thu hồi được để lập dự phòng. Khi có nợ khó đòi thì công ty trích lập dự phòng, hạch toán vào TK 1592 .

* Phương pháp kế toán được tiến hành theo trình tự sau: Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số nợ khó đòi để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí. Kế toán so sánh giữa số dự phòng cần trích lập với số dự phòng đã lập của năm trước:

- Nếu số dự phòng phải trích lập cuối niên độ bằng số dư dự phòng năm trước còn lại chưa sử dụng thì DN không phải trích lập.

- Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán bổ sung vào chi phí quản lý DN của năm kế toán đồng thời ghi tăng số dự phòng nợ phải thu khó đòi để kế toán làm căn cứ lập BCTC theo định khoản:

Nợ TK 642 Có TK 1592

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch kế toán hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý DN trong kỳ theo định khoản ngược lại:

Nợ TK 1592 Có TK 642.

Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi và ghi giảm các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác. Đồng thời, kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi chi tiết (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

Nếu sau khi xóa nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ đã xử lý, thì số nợ thu được sẽ hạch toán ghi tăng vào TK 711: Thu nhập khác, ghi tăng số tiền thu được. Đồng thời, ghi đơn vào Bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

Hoàn thiện các chính sách bán hàng

+ Chiết khấu thanh toán: Thực chất là chi phí để công ty sớm thu hồi được vốn bị khách hàng trả chậm hoặc chiếm dụng. Biện pháp này nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán, thúc đẩy vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Vì vậy, Công ty nên chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm. Công ty có thể căn cứ vào thời gian thanh toán và hình thức thanh toán để đưa ra tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Tỷ lệ này không nên quá thấp để thúc đẩy khách hàng thanh toán và cũng không nên quá cao để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.

Khi có phát sinh chiết khấu thanh toán trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 635

Có TK 111,112,…

+ Để nâng cao doanh thu tiêu thụ hàng hoá Công ty có thể mở rộng phương thức bán hàng. Không chỉ bán hàng qua hai hình thức truyền thống là bán buôn qua kho và bán lẻ hàng hoá, Công ty có thể gửi bán đại lý, bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho để giảm chi phí kho bãi và vận chuyển.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xốp tại công ty CP đầu tư bao bì EPS Việt Nam (Trang 32)