1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

406 Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng trong điều kiện hiện nay

232 1K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 6,73 MB

Nội dung

406 Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng trong điều kiện hiện nay

Trang 1

TONG QUAN KHOA HOC

DE TAI CAP BO — NAM 2004

Dé tai:

NANG CAO NANG LUC TO CHUC THUC TIEN CUA CAN BO CHU CHOT CAP XAG MOT SỐ TỈNH ĐỒNG

BẰNG SÔNG HỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

CƠ QUAN CHỦ TRÌ: KHOA TÂM LÝ XÃ HỘI | CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS NGUYÊN THỊ TUYẾT MAI

THƯ KÝ ĐỀ TÀI: ThS NGUYEN THI TUYẾT MAI

Hà Nội - 2005

5532

Trang 2

Chi nhiém dé tai: TS Nguyén Thi Tuyét Mai —- Khoa Tam ly x4 hoi

Thu ky dé tai: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Mai — Khoa Tâm lý xã hội

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN CỦA ĐỀ TÀI: PGS.TS Trần Ngọc Khuê TS Lê Hữu Xanh TS Vũ Anh Tuấn TS Trần Ngọc Uẩn TS Lê Kim Việt TS Nguyễn Từ TS Hoàng Mạnh Đoàn TS Nguyễn Thành Khải Th.S Lãnh Thị Bích Hoà Th.S Nguyễn Thị Thanh Tâm Th.S Nguyễn Thị Châm CN Trần Nhật Duật

Khoa Tâm lý xã hội - HVCTQGHCM

Khoa Tâm lý xã hội - HVCTQGHCM

Khoa Tâm lý xã hội - HVCTQGHCM

Vụ Trường Chính trị - HVCTQGHCM

Vụ Tổ chức cán bộ - HVCT QGHCM Khoa Kinh tế phát triển - HVCTQGHCM Khoa Tâm lý xã hội - HVCTQGHCM

Vụ Quản lý Đào tạo - HVCTQGHCM Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Khoa Tâm lý xã hội - HVCTQGHCM

Viện nghiên cứu hành chính - Học viện

Hành chính Quốc gia

Trang 3

MUC LUC

PHAN MO DAU ;

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN CUA VIỆC

NANG CAO NANG LUC TO CHUC THUC TIEN CHO CAN BO CHU CHOT CAP XA G MOT SO TINH DONG BANG SONG HONG GIAI DOAN HIEN NAY

1.1 Năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã

1.1.1 Cấp xã và cán bộ chủ chốt cấp xã

1.1.2 Khái niệm và cấu trúc năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã

1.2 Một số yếu tố khách quan ảnh hưởng tới năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đồng bằng sông Hồng

1.2.2 Đường lối, Chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà

nước về cán bộ và về phát triển kinh tế - xã hội

1.2.3 Đặc trưng hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp xã

CHUONG 2 THUC TRẠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC

THỰC TIỀN CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở MỘT

SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2.1 Một số thông tin về khách thể nghiên cứu

2.2 Năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã

2.2.1 Nhận xét chung về năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng

22.2 Thực tang năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng theo chức danh

2.2.3 Thực trạng năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ

chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng theo các yếu tố cấu thành

2.2.4 Kết quả hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng hiện nay và nhận thức của họ về các yếu tố có ảnh hưởng tới năng lực tổ chức thực tiễn

Trang 4

CHUONG 3 MOT SO GIAI PHAP CHU YEU GOP PHAN

NANG CAO NANG LUC TO CHUC THUC TIEN CUA CAN BO CHU CHOT CAP XA 6 MOT SO TINH DONG BANG SONG HONG TRONG DIEU KIEN HIEN NAY

3.1 Thời kỳ mới và một số vấn dé đặt ra đối với việc nang cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp

xã đồng bằng sông Hồng

3.1.1 Thời kỳ mới và những yêu cầu đối với năng lực tổ chức

thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng

3.1.2 Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng

sông Hồng và yêu cầu đối với năng lực tổ chức thực tiễn của

cán bộ chủ chốt cấp xã

3.1.3 Những khó khăn hiện nay của cán bộ chủ chốt cấp xã

đồng bằng sông Hồng khi tổ chức thực tiễn

3.1.4 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng hiện nay

3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng hiện nay

3.2.1 Giải pháp về vấn đề giáo dục đạo đức, chống tha hoá, thoái hoá biến chất của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đồng

bằng sông Hồng

3.2.2 Giải pháp về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ

3.2.3 Giải pháp về chất lượng công tác đào tạo, bồi đưỡng đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng

3.2.4 Giải pháp về đổi mới và thực hiện đồng bộ các quy

định, quy chế về bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã

3.2.5 Giải pháp về cải cách hành chính ở cấp xã

Trang 5

MOT SO CUM TU VIET TAT CB CB, CC CBCCCX : cc DBSH NLTCTT : TCTT UBND UBNDX HĐND Cán bộ Cán bộ, công chức Cán bộ chủ chốt cấp xã Công chức Đồng bằng sông Hồng Năng lực tổ chức thực tiễn Tổ chức thực tiễn

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Cấp xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống quản lý hành chính 4 cấp ở nước ta, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống quản lý Nhà nước Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của

hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”' Cấp xã

là nơi thực tiễn diễn ra sôi động hàng ngày; nơi trực tiếp biến mọi chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực sinh

động của cuộc sống Nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, đường

lối, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước Nghị quyết của Đảng có đi vào cuộc sống, có trở thành hiện thực hay không, một phần rất quan trọng tùy thuộc vào đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã (CBCCCX) Người CBCCCX có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân

Cấp xã là cấp cơ sở, trước hết và chủ yếu là ở nông thôn (xã), chiếm một

hầu hết số đơn vị cơ sở Nơi gần 80% dân cư Việt Nam sinh sống, làm ăn, đóng góp mọi nguồn lực để phát triển xã hội Xã là địa bàn kinh tế - xã hội,

dan cu - xã hội và văn hóa - xã hội Tâm quan trọng của cấp xã được quy định bởi vai trò đặc biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong

sự phát triển kinh tế — xã hội theo hướng văn mình nông thôn và sự trưởng

thành của giai cấp nông dân Vì vậy, quản lý cấp xã tốt, góp phần làm cho cả hệ thống hành chính thêm vững mạnh

Để có thể thực hiện được vai trò đó, muốn chăm lo cho dân, muốn phát

triển sức dân thì phải có tổ chức bộ máy tốt, có đội ngũ cán bộ có phẩm chất

Trang 7

và năng lực tương xứng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra Đó là những người

tận tâm, liêm khiết, tháo vát, sáng tạo, đặc biệt cần có năng lực tổ chức thực

tién (NLTCTT) Boi như Mác đã từng nhấn mạnh: vấn đề không chỉ là nhận thức thế giới khách quan mà là cải tạo thế giới khách quan Đồng chí Lê Duẩn cũng xác định: “Sau khi có đường lối đúng thì công tác quản lý và tổ chức thực hiện có vai trò cực kỳ quan trọng””

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, gần 20 năm qua, công cuộc đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn đã có những chuyển biến quan trọng và đạt được

thắng lợi về nhiều mặt Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trước xu thế tồn cầu

hố, Đảng ta đã chủ trương hội nhập kinh tế thế giới và cam kết tham gia các định chế kinh tế khu vực và toàn cầu Đảng ta luôn xác định "phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” Với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chúng ta cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với việc xây dựng và chỉnh đến Đảng từ cấp cơ sở, công tác cán bộ đã có những bước tiến quan trọng, đạt được những kết quả bước đầu, đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ có chất lượng mới Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, nhất là cấp cơ sở vẫn còn nhiều yếu kém Điều này đã được khẳng định trong NQ TW5 khoá IX: "Hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quân chúng”“ Tổng kết thực tiễn cho thấy, nhìn chung cán bộ còn

nhiều lúng túng trong tổ chức thực hiện: Từ việc triển khai chủ trương, chính

sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước cho tới việc thực hiện còn thiếu kinh nghiệm, chưa thống nhất, chưa đồng bộ kém hiệu quả

‡ Lê Duẩn: cách mạng XHCN ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội 1984, tr 180 * Văn kiện Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương khóa IX, tr 8

Trang 8

Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, hệ thống chính trị từ

Trung ương tới cơ sở cần phải được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

và chỉnh đốn tổ chức, nâng cao hiệu lực lãnh đạo và quản lý Nghị quyết Hội nghị lân thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX đã nhấn mạnh: Để

đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở, từ nay đến năm

2005, một trong những nhiệm vụ bức xúc cần tập trung giải quyết là "xây

dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực

hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, biết phát huy sức dân, không tham những, ức hiếp dân”” Nói cách khác, chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có ý nghĩa to lớn, quyết định trực

tiếp sự phát triển nền kinh tế - xã hội nông thôn Đặc biệt với ĐBSH, một

trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước thì vấn đề đội ngũ

CBCCCX càng đặc biệt quan trọng hơn

Để làm được điều đó, một mặt cần đánh giá đúng thực trạng nông nghiệp và nông thôn ĐBSH hiện nay, xác định rõ quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển, đồng thời cần đánh giá đúng thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở nhằm tạo ra bước phát triển nhanh của nông nghiệp và nông thôn Đúng như Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh: việc “nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức”, “đặc biệt chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường” là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cách mạng hiện nay Vì vậy, cùng với việc xây dựng nông thôn mới, là việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là đội ngũ CBCCCX Họ là lực lượng nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước và các Đoàn thể quần chúng, giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở cơ sở, góp phần

trực tiếp vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy quyên làm chủ

* Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khoá IX Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tr 167, 168

Trang 9

của nhân dân, tham gia quản lý Nhà nước và giải quyết những vấn đề bức xúc

của cộng đồng dân cư

Do đó, hơn lúc nào hết để góp phần thực hiện tốt các Nghị quyết TW, việc nghiên cứu đề tài: "Máng cao năng lực tổ chức thực tiên của cán bộ chủ

chốt cấp xã ở một số từnh đồng bằng Sông Hồng trong điều hiện nay" là vấn đề cực kỳ cấp bách

2 Tình hình nghiên cứu:

Trong những năm gân đây, có không ít công trình nghiên cứu về phẩm

chất và năng lực cần thiết của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đó có những

nghiên cứu sâu về NLTCTT của cán bộ Các nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề

này ở cán bộ các cấp, các ngành, các không gian và ở các thời điểm khác

nhau Có thể khái quát lại ở một số hướng nghiên cứu chủ yếu như sau:

2.1 Một số nghiên cứu về NUTCTT của CBCCCX ở những thời điểm,

không gian khác nhau:

Luận án TS của Hồ Bá Thâm (1994)] đã nghiên cứu về vấn đề “Náng cao

năng lực tổ tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay —

qua thực tế tỉnh Kiên Giang" Theo tác giả năng lực là tổng hợp những phẩm

chất tâm, sinh lý, tạo cơ sở và khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó ở mức độ cao Từ góc độ nghiên cứu của mình, tác giả đã khẳng định năng lực tư duy góp phần tạo nên kết quả hoạt động thực tiễn, nó "!à khả năng biến tri thức thành phương pháp và sử dụng thành thạo chúng để tiếp tục nhận thức, tìm ra bản chất, quy luật, xu hướng tất yếu của sự vật và vận dụng đúng đắn các quy luật đó trong cuộc sống”

Luận văn thạc sĩ của Hoàng Gia Trang đã nghiên cứu "phẩm chất và

năng lực của Chủ tịch UBND xã - qua nghiên cứu một số xã ở các huyện

Am

Trang 10

2.2 Một số nghiên cứu về NLTCTT của cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp

tỉnh Chẳng hạn, đẻ tài cấp Bộ: "Máng cao năng lực tổ chức thực tiễn của đội

ngũ cán bộ cấp huyện biên giới phía Bắc nước ta hiện nay" (2000) do TS Nguyễn Phương Thảo làm chủ nhiệm Đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các

huyện biên giới phía Bắc và năng lực tổ chức thực tiễn của họ trong tình hình

hiện nay Là địa bàn trọng yếu và chiến lược của nước ta, biên giới phía Bắc được Đảng và Nhà nước coi là vùng có vị trí quan trọng trên các mật chính trị, kinh tế, xã hội, nhất là an ninh quốc phòng và quan hệ đối ngoại với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Chính vì thế, việc nâng cao NLTCTT cho doi

ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Bắc nước ta là một công việc

hết sức quan trọng và mang tính chiến lược

Một số kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Nghĩa, "Một số vấn đề xây dựng

đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện các dân tộc ở Tây nguyên"”, Nguyễn Xuân Phương, "Náng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Việt nam liện nay" đã khái quát được một số năng lực cần có của đội ngũ CBCC cấp tỉnh, cấp huyện đồng thời nêu lên các yếu tố ảnh hưởng dén NLTCTT cua ho

2.3 Một số nghiên cứu về phẩm chất, năng lực của cán bộ trong mối tương quan với các vấn đề khác như: xây dung hệ thống tiêu chuẩn hoá cán

bộ; phong cách lãnh đạo, những biểu hiện cụ thể của NLTCTT như năng lực

ra quyết định, năng lực động viên cán bộ, công chức và nhân dân

Đề tài “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (1997 - 2001) do GS TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm và PGS TS Trần Xuân Sầm làm phó chủ nhiệm Đề tài đã luận giải căn cứ lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

Trang 11

đất nước Đánh giá thực trạng chất lượng các loại cán bộ, công tác cán bộ, phân tích nguyên nhân, kinh nghiệm, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng đội ngũ cần bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Cụ thể đã đề xuất về cơ

cấu, tiêu chuẩn của việc sắp xếp, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ trong

tình hình mới Đưa ra các giải pháp thích hợp về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ

trên các địa bàn, các vùng miền khác nhau trong cả nước

Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS.TS Nguyễn Bá Dương làm chủ nhiệm

(1996) đã nghiên cứu những yếu tố tâm lý và diễn biến của nó ở người Bí thư

và Chủ tịch UBND cấp huyện (quận) trong quá trình ra quyết định Tác giả đã chỉ ra những phẩm chất tâm lý, những năng lực cần thiết giúp cho người Bí thư và Chủ tịch huyện có những quyết định đúng đắn và từ đó đề xuất một số biện

pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các quyết định quản lý ở cấp huyện

Một số nghiên cứu mới đây từ góc độ tâm lý học của các tác giả Đỉnh

Phương Duy (2000), Vũ Duy Yên (2000), Lê văn Thái (2001), Nguyễn Thị

Tuyết Mai (2002) Các công trình đã đề cập đến những biểu hiện NLTCTT của cán bộ cấp huyện, cấp xã, của giám đốc doanh nghiệp thông qua việc ra quyết định, việc động viên người đưới quyền, thông qua việc sử dụng quyển lực và ứng xử của người lãnh đạo, quản lý với đối tượng quản lý

Có thể nói, đã có không ít những công trình nghiên cứu về công tác cần

bộ và những phẩm chất, năng lực cần có của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Nhìn chung các nghiên cứu đã mang lại những đóng góp đáng kể làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách cán bộ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội

và đề xuất những giải pháp cho thực tiễn Tựu chung lại cho thấy:

+ Một số công trình nghiên cứu tiếp cận ở góc độ xây dựng hệ thống tiêu

chuẩn hoá cán bộ và dé xuất giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ

chốt trong hệ thống chính trị

Trang 12

+ Đã có một số nghiên cứu NLUTCTT của CBCCCX song tập trung ở địa bàn miền Nam, miền Núi, Tây nguyên; Nghệ Tĩnh đặc biệt từ góc độ tâm lý học quản lý, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về NLTCTT của CBCCCX ving DBSH

Nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra những yếu tố cấu thành NLTCTT của CBCCCX, những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển năng lực

này của CBCCCX DBSH Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cụ thể hoá những

quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, sự vận dụng tâm lý học vào tổ chức thực tiễn của CBCCCX Từ đó, góp phần làm cơ sở cho việc tuyển chọn, bổ

nhiệm CBCCCX cũng như định hướng trong việc tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, CBCCCX vùng ĐBSH nói riêng

3 Mục tiêu của đề tài:

- Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về NUTCTT của CBCCCX ở DBSH trong điều kiện hiện nay

- Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm nâng

cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ này trước những yêu cầu mới của cách

mạng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn

4.2 Khảo sát thực trạng NUTCTT của CBCCCX ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, từ đó phân tích nguyên nhân của thực trạng

4.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao NLTCTT của đội ngũ cán bộ này

5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 13

Nghiên cứu NLTCTT của CBCCCX trong thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay

5.2 Giới hạn phạm vì nghiên cứu:

5.2.1 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:

Cấp xã là cấp cơ sở (gồm xã, phường, thị trấn), trong phạm vi để tài chúng tôi chỉ khảo sát NUTCTT của CBCC cấp xã ở xã của một số tỉnh ĐBSH

đó là: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc

Ngoài 4 tỉnh trên chúng tôi còn nghiên cứu thực tế và nghe báo cáo ở một số tỉnh như Hà Tây, Bác Ninh, Ninh Bình

5.2.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu:

NLUTCTT của CBCCCX biểu hiện ở sự hiểu biết, kỹ năng tổ chức hoạt động và các phẩm chất tâm — sinh lý góp phần tạo nên hiệu quả tổ chức thực

tiễn của họ Trong điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, chúng tôi chỉ khảo sát NUTCTT của CBCCCX ở góc độ nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động thực tiễn của họ là chủ yếu

6 Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lê Nm vào nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể

sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Thu thập và phân tích tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận

cho việc nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6.2.1 Phương pháp điêu tra bằng bằng hỏi:

+ Điều tra trực tiếp CBCCCX (tự đánh giá của CBCCCX về

NLTCTT cua ho)

+ Trung cầu ý kiến của công chức xã - những người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của CBCCCX về NLTCTT của CBCCCX

Trang 14

+ Trung cầu ý kiến của cán bộ chủ chốt cấp huyện va công chức huyện đang chỉ đạo trực tiếp đội ngũ CBCCCX này

6.2.2 Phương pháp đàm thoại được sử dụng để trao đổi với khách thể

nghiên cứu về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của CBCCCX

6.2.3 Phương pháp phông vấn sâu được sử dụng để hỗ trợ các phương pháp trên, góp phần xây dựng chân dung của một số CBCCCX

6.2.4 Phương pháp tổng kết thực tiễn:

Thu thập các thông tin cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của

các xã qua các báo cáo chính thức

Thống kê danh sách CBCCCX theo các tiêu chí cơ bản cần nghiên cứu Trên cơ sở đó phân tích để tìm ra những mặt mạnh và mặt hạn chế của đội ngũ cán bộ cơ sở và việc tổ chức hoạt động thực tiễn của họ trong những năm qua

6.2.5 Phương pháp quan sát được sử dụng để ghi lại thực tế khả năng

xử lý trong những tình huống cụ thể của CBCCCX 6.3 Phương pháp toán thống kê:

Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các số liệu về thực trạng

NLTCTT của CBCCCX trong địa bàn nghiên cứu

Chương trình SPSS FOR WINDOS 12.0 được sử dụng để xử lý và phân tích đữ liệu thu được qua khảo sát thực tiễn và kiểm định tính khách quan của số liệu thu được

7 Kết quả nghiên cứu:

Báo cáo tổng quan, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài

Tap kỷ yếu các chuyên đề khoa học có liên quan

Hồ sơ điều tra xã hội học: Mẫu phiếu điều tra, phiếu quan sát, phụ lục kết quả xử lý số liệu điều tra

Trang 15

PHAN NOI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC NANG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC TIEN CHO CAN BO CHU CHOT

CAP XA 6 MOT SO TINH DONG BANG SONG HONG GIAI DOAN

HIEN NAY

1.1 NANG LUC T6 CHUC THUC TIEN CUA CAN BO CHU CHOT CAP XA

1.1.1 Cấp xã và cán bộ chủ chốt cấp xã

1.1.1.1 Cấp xã

Cấp xã mà đề tài nghiên cứu là cấp cơ sở với tư cách là một cấp quản lý nhà nước trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước bốn cấp hiện hành Cấp xã nằm trong mối quan hệ tác động hai chiều trung ương - tỉnh - huyện - xã Cấp cơ sở bao gồm xã - phường - thị trấn Phường là cấp cơ sở ở đô thị, được đặc trưng với quản lý đô thị Xã và thị trấn là cấp cơ sở ở khu vực nông thôn Đây là một địa bàn rộng lớn chiếm 85% tổng số đơn vị hành

chính cơ sở” và gần 80% số đân cả nước, có đây đủ các tầng lớp dân cư sinh

sống và hoạt động Vì thế nói tới cấp xã ở đây chính là nói tới nông thôn

lang x@

Cấp xã nói riêng, cấp cơ sở nói chung đóng vai trò quan trọng, là nền tảng của nền hành chính quốc gia, là nơi đáp ứng những nhu cầu cuộc sống

của dân và tổ chức hoạt động để phát triển tốt nhất những khả năng sáng

tạo, những năng lực làm chủ của nhân dân lao động Cấp xã là nơi thực tiễn diễn ra sôi động hàng ngày, nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, Nghị quyết của Đảng Nơi biến những chủ trương, đường lối đó trở thành

hiện thực cuộc sống Nói cách khác, cấp xã là cấp tổ chức thực hiện, cấp * G§.T§ Hồng Chí Bảo (chủ biên), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà nội 2004, tr 13

° Sdd tr 176

Trang 16

chấp hành, cấp hành động Đường lối, Nghị quyết, chính sách, pháp luật muốn đi vào cuộc sống phải thông qua cấp xã, phải đến được với xã, phải được thực hiện ở xã thành phong trào hành động của dân chúng, bằng sáng kiến, nỗ lực và tính chủ động của mọi người đân Có thể nói, cấp cơ sở nói chung, cấp xã nói riêng: “ là địa chỉ cần phải tới, cái đích cần phải đạt được của mọi hoạt động chỉ đạo chiến lược từ trung ương tới địa phương”'9,

Có thể nói, xã là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý, nhưng là cấp

có tầm quan trọng đặc biệt, nó là hình ảnh thu nhỏ của xã hội - là một chỉnh thể - hệ thống trong đời sống hiện thực Tầm quan trọng và vai trò của cấp xã là do khách quan của đời sống nhân dân, do đòi hỏi của sự phát triển thực tế ở xã quy định Cuộc sống của cộng đồng dân cư ở xã là cả một tập hợp lớn đa dạng, phức tạp, bộn bề biết bao chuyện về việc làm, mưu sinh, về tồn tại và phát triển xã hội trên mọi phương diện an ninh, trật tự, tâm lý, đạo đức, văn hóa và biết bao vấn để xã hội phải giải quyết một cách kịp thời, thiết thực và cụ thể Vì vậy, sự đáp ứng nhu cầu cuộc sống

của dân và tổ chức hoạt động để người dân có thể phát triển tốt nhất những

kha năng sáng tạo, những năng lực làm chủ cuả họ là vấn để cốt lõi tạo nên vai trò của xã Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi

ool]

công việc đều xong xuôi”!!,

Một vấn để nổi bật về vai trò, đặc điểm và tính chất của xã là ở chỗ,

nơi đây không chỉ diễn ra hoạt động quản lý mà đồng thời còn có cả hoại

động tự quản của dân, của từng hộ gia đình, của các đoàn thể tự nguyện,

của cả cộng đồng mà tập trung tiêu biểu nhất là ở thôn với vai trò của trưởng thôn do dân trực tiếp bầu ra Nếu xã là cơ sở với đặc trưng quản lý

'* GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ biên), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 190

!! Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5; Nxb Chính trị Quóc gia Hà Nội 1995, tr.371

Trang 17

nhà nước thì thôn, xóm (tương ứng với làng, ấp, bản) có thể xem là cơ sở với đặc trưng là tự quản của cộng đồng xã hội nông thôn Chức năng, quyền hạn quản lý của xã thể hiện trên phạm vi xã, tới tận thôn, xóm, ở mỗi người, mọi nhà, mọi hộ gia đình Xã có quyền chỉ thị cho thôn, chỉ đạo thôn, uỷ quyền cho thôn theo chức trách, thẩm quyền trong giới hạn và

đúng luật Xã có bộ máy hoàn chỉnh, có quyền, quản lý bằng pháp luật,

chính sách, chế độ, cơ chế và là một cấp ngân sách

Thôn là cộng đồng dân cư vừa theo địa vực, vừa có cả tính huyết

thống Thôn là một cộng đồng xã hội mà cũng là cộng đồng văn hóa Thôn

là tự quản cộng đồng, có đời sống riêng của nó, của sự gắn kết cộng đồng tự nhiên và bền vững trong lịch sử Thôn không có chức trách, thẩm quyền quản lý, không phải là một cấp hành chính, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu Năng lực tự quản của dân được thể hiện ở việc người dân tham gia trực tiếp bầu trưởng thôn, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền Trưởng thôn là người đại điện cho tỉnh thần tự quản của dân, cùng với dân trong thôn tự quản lý công việc của mình Thôn tự quản đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ quản lý do xã uỷ quyền Trưởng thôn cùng với nhân dân tự quản bằng hương ước như một thoả ước tập thể

Quản lý không dừng ở xã mà xuống tới thôn cũng như tự quản không chỉ diễn ra ở thôn, trong phạm vi thôn mà còn ở xã, trên những hoạt động

cụ thể Chúng ta biết rằng, xã có chức năng, thẩm quyền tổ chức tốt cuộc

sống cho dân, song không phải tất cả mọi vấn đề của phát triển kinh tế - xã

hội xã đêu có thể giải quyết mà phải theo đúng chức năng, thẩm quyền

được phân cấp quản lý Vì vậy, cần hiểu xã có vai trò quan trọng trong rính có hạn của nó Nếu xã phải giải quyết cả các việc ngoài khả năng, quyền hạn thì không những không làm tăng vai trò của xã, trái lại còn làm suy yếu

vai trò, thạm chí có thể gây nên sự trì trệ, ách tắc, rối loạn Ngược lại, nếu

xã không làm tròn vai trò, chức năng của mình, tự biến mình thành một cấp

Trang 18

trung gian, tự tiện đẩy mọi việc ở xã, của xã xuống cho thôn "coi thôn là cánh tay nối dài của xã", lảng tránh trách nhiệm, trở thành quan liêu

Quản lý và tự quản trong xã - thôn và trong thôn — xã không đối lập, loại trừ nhau, không chia cắt nhau mà dựa vào nhau, hỗ trợ, thúc đẩy, chỉ phối lẫn nhau Tự quản có sự hỗ trợ của đạo đức, kinh tế, tâm lý, lối sống Tự quản cung cấp cho quản lý những thông tin và kết quả để thúc đẩy quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn Dư luận xã hội trong cộng đồng thôn là một sức mạnh điều chỉnh của tự quản cộng đồng Tự quản hỗ trợ mạnh mẽ cho quản

lý, giảm bớt gánh nặng và quá tải của quản lý Còn quản lý cấp xã luôn quy

chiếu theo quyền và nghĩa vụ do luật định, quản lý ứng xử với con người theo luật, theo các thiết chế, bộ máy, các phương tiện đã có Quản lý chặt

chẽ, nghiêm minh, có hiệu lực sẽ tạo ra môi trường để thúc đẩy tự quản

Quản lý kiểm soát tự quản và điều chỉnh những điều tự quản sai trái

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa quản lý của xã với tự quản của thôn có vị trí đặc biệt quan trọng Thực chất là quan hệ giữa dân chủ với tập trung, giữa pháp luật và hương ước, quy chế ở xã - thôn hiện nay Đặc biệt với xã vùng ĐBSH thì giải quyết mối quan hệ này càng quan trọng hơn bởi nơi đây kết cấu Nhà - Làng - Nước đã hình thành rất sớm và có sức sống

bền vững trong lịch sử Việt Nam

1.1.1.2 Cán bộ chủ chốt cấp xã

Để thấy được NUTCTT của đội ngũ CBCCCX trong thời kỳ mới, trước hết cân thống nhất quan niệm và làm rõ quan niệm về CBCCCX

Từ trước đến nay, trong công tác cán bộ, trong các văn bản, Nghị quyết của Đảng đề cập rất nhiều đến khái niệm cán bộ chủ chốt Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất và những tiêu chí cụ thể để xác định trong bộ máy tổ chức của một cấp thì những ai được gọi là cán bộ chủ chốt và ai không phải là cán bộ chủ chốt

Trang 19

Có người cho rằng, cán bộ chủ chốt bao gồm toàn bộ cán bộ là ủy viên thường vụ và BCH của tổ chức đảng, thường trực của bộ máy chính quyên và ủy viên ban chấp hành các đoàn thể Có người lại quan niệm

CBCC là người đứng đầu quan trọng nhất Trong mỗi tổ chức đều có tập thể

lãnh đạo, trong tập thể lãnh đạo có người đứng đầu, có tác dụng chi phối chính toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định, người đó là cán bộ chủ chốt Theo tập thể các nhà nghiên cứu đề tài KX 05 11 "xác định cơ cấu

và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới" do

PGS TS Trần Xuân Sầm làm chủ nhiệm thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt "là

những cán bộ lãnh đạo, nhưng là lãnh đạo toàn diện, có trọng trách nặng nề

nhất, có quyền thay mặt tập thể lãnh đạo giải quyết các vấn đề và chịu trách nhiệm trước tập thể”!?, Đó là những người lãnh đạo quản lý có chức vụ và quyền hạn cao nhất trong tổ chức Đảng, Chính quyền và các Đoàn thể quần

chúng ở xã, tức là những người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính

trio xa?

Tuyệt đại đa số đồng tình với loại ý kiến này, song một số người còn

bản khoăn về đồng chí trưởng công an xã và đồng chí xã đội trưởng Vấn đề

an ninh trật tự và quốc phòng trên địa bàn xã là vấn đề không kém phần quan trọng trong các thời kỳ cách mạng, lại càng quan trọng trong điều

kiện hiện nay Hơn nữa, nếu xác định các chức danh CBCCCX theo loại ý

kiến này sẽ trùng với các chức danh cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp xã Đây là hai vấn đề có nhiều nội đung giống nhau, nhưng khơng phải

hồn tồn đồng nhất với nhau

Trong phạm vi đề tài này, khái niệm CBCCCX mà chúng tôi sử dụng là: "Những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ cao nhất trong một tập

'? PGS TS Trần Xuân Sâm (chủ biên) Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới - Nxb CTQG, 1998, trang 139

'* Nguyễn Mạnh Cường, Đổi mới công tác lựa chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ chủ chốt cấp xã trong tinh hình hiện nay qua thực tế ở huyện Hưng Hà Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ, 1993 tr.1§-20

Trang 20

thể, có quyền ra những quyết định vẻ chủ trương, có trách nhiệm vẻ quyền điều hành một tập thể, một đơn vị, một tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ của tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định"'* Đó là:

- Những người có chức năng lãnh đạo, quản lý giữ các vị trí chủ yếu

nhất trong các tổ chức Đảng, Chính quyên, Mặt trận, Đoàn thể ở xã

- Có trách nhiệm chính trong việc đề xuất các chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể trong phạm vi cấp xã

- Có nhiệm vụ quan trọng điều hành và tổ chức thực hiện các Chủ trương, Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã

- Chịu trách nhiệm chính trước tập thể, trước quần chúng nhân dân và

cấp trên về nhiệm vụ ở cương vị công tác được giao ở xã

Từ những điều trình bày ở trên, có thể quan niệm rằng, cán bộ chủ

chốt cấp xã là những cán bộ đứng đâu tổ chúc Đảng, Chính quyên, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội của hệ thống chính trị cấp

xã Mỗi cán bộ chủ chốt được gắn với tổ chức và chức danh cụ thể Đồng

chí Bí thư Dang ủy là cán bộ chủ chốt của Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã là cán bộ chủ chốt của chính quyền xã Chức danh Trưởng Công an xã (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy) mà theo quan niệm của nhiều

người là cán bộ chủ chốt thì được gọi là công chức xã

Trong hệ thống chính trị tại cơ sở, cơ cấu đội ngũ cán bộ chủ chốt

luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động, phát triển của nền kinh tế

- xã hội, với nhiệm vụ chính trị của địa phương Trình độ phát triển xã hội càng cao thì cơ cấu càng phức tạp, đa dạng Tuỳ theo nhu cầu phát triển

'4 PGS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Trần Xuân Sầm (chủ biên) Luận cứ khoa học của việc nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001, tr

35, 36

'' Nghị định 114/2004/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 10 tháng 10 năm 2003

Trang 21

khách quan của nền kinh tế - xã hội mà xác định yếu tố, thành phần nào quan trọng hơn trong cơ cấu ở từng giai đoạn cách mạng Muốn có đội ngũ

CBCCCX năng động, sáng tạo, đạt chất lượng và hiệu quả cao trong công

tác thì cơ cấu tổ chức phải đồng bộ hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển

chung của thời đại

Từ vai trò, đặc điểm và tính chất của cấp xã như đã phân tích cho thấy cấp xã là cấp hành động; xã là nơi dân cư sinh sống và hoạt động, luôn

gắn liền mật thiết với những lợi ích, nhu cầu thường nhật của quần chúng

Là nơi cán bộ hàng ngày trực tiếp gắn bó, làm việc với dân, bám sát dân,

thấu hiểu dân, cán bộ có thể học hỏi trực tiếp nhiều điều thiết thực, bổ ích

cho công việc từ chính người đân Xã không chỉ điễn ra hoạt động quản lý mà đồng thời còn có ca hoạt động tự quản Hoạt động tự quản ở đây là hoạt động tự quản của dân, của từng hộ gia đình, các đoàn thể tập trung tiêu biểu nhất là ở thôn với vai trò của trưởng thôn do đân trực tiếp bầu ra Chúng ta biết rằng, thôn là một cộng đồng tự quản, trưởng thôn vừa được chính quyền xã uỷ nhiệm giải quyết một số việc có tính hạn chế của quản lý và đại diện cho dân làng tự quản Thôn tự quản theo sợi dây liên hệ giữa cá nhân — chủ hộ — trưởng thôn — trưởng họ — theo những điều khoản của hương ước, quy ước đồng thời tuân thủ pháp luật Trưởng thôn có vai trò quan trọng trong xử lý mối quan hệ cộng đồng để khuyên giải nhân dân, làm an lòng dân Rất tiếc là trong thực tế hiện nay, trưởng thôn không nằm

trong đội ngũ CBCCCX Vì vậy, cần có sự xác định rõ chức năng và vị thế

của trưởng thôn và CBCCCX để giải quyết cơng việc Nếu CBCCCX thối thác chức trách quản lý, đùn đẩy cho thôn và trưởng thôn thì một mặt, thôn không làm được, sinh ra bê trễ, mặt khác lại là kế hở cho trưởng thôn lộng

quyền, lạm quyền thiết lập và giải quyết tốt mối quan hệ giữa CBCCCX

và trưởng thôn là một trong các yếu tố tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động của CBCCCX CBCCCX khơi dậy tính chủ động của trưởng thôn và cộng

Trang 22

đồng thôn là một vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong TCTT Song có *!6 ở cấp cơ thể nói, đây lại là “khâu yếu nhất và tồn tại nhiều vấn đề nhất

sở Trong tình trạng hạn chế và yếu kém này, có bao hàm cả sự yếu kém của đội ngũ cán bộ cơ sở, sự bất cập của cơ chế và chính sách Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả TCTT của CBCCCX, phải có sự nhận thức đúng về mối quan hệ giữa vai trò tự quản của thôn với vai trò quản lý của xã Phải thấy được mối quan hệ cực kỳ quan trọng giữa CBCCCX với trưởng thôn trong việc thực hiện mục tiêu quản lý Đồng thời phải tạo ra sự bứt phá của

công tác chính quyền, sự đổi mới căn bản công tác đào tạo đội ngũ

CBCCCX và trưởng thôn

1.1.2 Khái niệm và cấu trúc năng lực tổ chức thực tiễn của CBCCCX

1.1.2.1 Khái niệm năng lực tổ chức thực tiễn

Trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm thoả mãn các nhu cầu của cá nhân và xã hội Muốn hoạt động đạt hiệu quả cao thì con người cần có tri thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu hoạt động đó Mức độ đáp ứng càng cao thì hiệu quả của hoạt động càng lớn Vì thế, ta có thể căn cứ vào yêu cầu của hoạt động và khả

năng đáp ứng chúng để xác định năng lực của một tổ chức hay mỗi cá nhân Nếu các thuộc tính của cá nhân đáp ứng tốt những yêu cầu đó thì họ là người

có năng lực; trong trường hợp ngược lại là người không có năng lực, hoặc năng lực kém Nói cách khác, năng lực là thành tố cơ bản trong cấu trúc của nhân cách, là những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho con người thực hiện một dạng hoạt động nhất định đạt hiệu quả cao

Nghiên cứu NLTCTT của CBCCCX, chúng ta đặt nó trong mối quan

hệ không thể tách rời với phẩm chất của họ Phẩm chất và năng lực (đức và 'ế GS.TS Hoàng Chí Bảo (chủ biên), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 190

Trang 23

tài) là hai bộ phận cấu thành nên nhân cách người cán bộ Nhân cách người cán bộ phải thống nhất giữa cái "cái bên trong" và "cái bên ngoài", thống nhất giữ đạo đức và tài năng Sự thống nhất này hình thành nên bản lĩnh chính trị,

thành văn hóa chính trị của người cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng

định, đức và tài là hai mặt thống nhất quện vào nhau tạo nên nhân cách người cán bộ cách mạng Đức ở đây là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới, không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người Tài ở đây là năng lực của người cán bộ, bao gồm sự hiểu biết và kỹ năng lãnh đạo con người nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Trong mối quan hệ giữa đức và tài, đức là gốc Người nói, "cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đức, không có đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng

không lãnh đạo được nhân dân"'” Quan điểm này là nền tảng tư tưởng cho

việc nghiên cứu về phẩm chất và năng lực của người cán bộ Tuy nhiên, trong phạm vi để tài này, chúng tôi đi sâu phân tích về năng lực của người CBCCCX

Hiện có nhiều trường phái tâm lý học khác nhau nghiên cứu về năng lực Trong những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử nhất định, mỗi trường phái đứng trên lập trường chính trị - xã hội khác nhau để lý giải và xác định phương pháp nghiên cứu vấn đẻ này Vì thế, muốn nghiên cứu năng lực nói chung, năng lực tổ chức thực tiễn (NLTCTT) của CBCCCX nói riêng cần thiết

phải phân tích các quan điểm đó để xác định một hướng nghiên cứu đúng đắn

phù hợp với yêu cầu của thực tiễn

Trong tâm lý học có hai hướng tiếp cận vấn đề năng lực: tiếp cận nội sinh và tiếp cận hoạt động Các nhà tâm lý học (heo hướng nội sinh cho rằng khả năng hoạt động của cá nhân là sự bộc lộ và phát triển những yếu tố có tính bẩm sinh, Chẳng hạn, nhiều nhà tâm lý học như Ph.Galton, C.Burt, A.Jensen

' Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1955, tập 5, tr 252 - 253

Trang 24

đã coi năng lực hoạt động trí tuệ của cá nhân được quyết định bởi yếu tố di

truyền sinh hoc!®, Con nha phan tam hoc S.Freud’? cho rằng, khả năng hoạt

động sáng tạo của con người liên quan trực tiếp tới cơ chế hoạt động của vô thức, của các xung năng (các xung năng Eros và Thanatos) vốn đã có từ khi còn nhỏ Theo hướng thứ hai năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của chủ thể nhằm đáp ứng yêu câu của một hoạt động nào đó, chúng được hình thành, phát triển trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân Như vậy, cách tiếp cận này đã chỉ rõ năng lực vừa là khổ năng đáp ứng yêu cầu của hoạt động vừa là sửn phẩm của chính hoạt động đó Như vậy, năng lực không chỉ là một thuộc tính riêng lẻ nào đó của cá nhân mà là sự tổng hợp những thuộc tính cá nhân đáp ứng những yêu cầu nhất định của việc cải tạo hiện thực Điều này cũng có nghĩa là khi nói đến năng lực là nói đến sự tổng hợp của trình độ kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo v.v để thực hiện có kết quả một hoạt động nào đó Sự

tổng hợp ở đây không phải là số cộng giản đơn các thuộc tính cá nhân mà là sự liên hệ biện chứng, sự tác động lẫn nhau giữa các thuộc tính đó trong một hệ thống hoàn chỉnh Dĩ nhiên theo cách tiếp cận này, cấu trúc của năng lực phải phù hợp với cấu trúc của hoạt động tương ứng Hoạt động thực tiễn cấp xã là con đường, là phương tiện hình thành và hoàn thiện NUTCTT của người

CBCCCX

Do vậy, để tổ chức thực tiễn đạt hiệu quả, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có NLTCTT Ching ta biét rằng, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật

chất cảm tính, có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm

cải tạo giới tự nhiên và xã hội Tổ chức thực tiễn là sự liên kết, phối hợp các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, các yếu tố vật chất và tỉnh thần,

truyền thống và thời đại thành một chỉnh thể nhằm cải tạo tự nhiên, cải biến xã hội theo mục tiêu đã xác định Tổ chức thực tiễn ở cấp xã là việc triển khai

"8 Godefroid J O, Những con đường của Tâm lý học, Trung tâm nghiên cứu trẻ em NT, Hà nội, 1998 '* Eeud S, Vhập môn Phân tâm hoc, Nxb Khai tri, Sai Gin, 1970

Trang 25

Nghị quyết, tổ chức bộ máy và con người để thực hiện quyết định, kiểm tra việc thực hiện và tổng kết kinh nghiệm Người CBCCCX muốn tổ chức thực tiễn tốt cần phải có NUTCTT

Dựa theo cách tiếp cận này, chúng tôi cho rằng: Năng lực tổ chức thực tiễn là những hiểu biết, những kỹ năng và các phẩm chất tâm - sinh lý của chủ thể quản lý đảm bảo cho việc tổ chức thực tiễn đạt hiệu quả

Như vậy, NUTCTT là năng lực tổng hợp của chủ thể quản lý, được hình

thành trong việc tổ chức hoạt động vật chất, lao động sản xuất, hoạt động

chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học của cá nhân Năng lực này được thể

hiện ở sự hiểu biết, kỹ năng triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thông qua việc tập hợp quần chúng thành phong trào rộng lớn nhằm đạt được

mục tiêu phát triển kinh tế — xã hội Hiểu như vậy, để hình thành và phát triển NLTCTT thì một trong những việc làm hàng đầu là phải cung cấp tri thức về tổ chức thực tiễn và rèn luyện kỹ năng triển khai hoạt động đó

1.1.2.2 Cấu trúc của năng lực tổ chức thực tiến của CBCCCX

Có hai cách phân tích cấu trúc năng lực theo quan điểm hoạt động Thứ nhát, căn cứ vào phạm vi đáp ứng một hoặc một số hoạt động của một thuộc tính tâm lý nào đó để xác lập nhóm các năng lực thành phần Thứ hai: đựa trên cơ sở chức năng của các yếu tố tâm lý cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của một hoạt động nhất định để xác lập cấu trúc chức năng của năng lực tương

ứng với hoạt động đó

Các nhà tâm lý học theo cách thứ nhất có xu hướng khu biệt các thuộc tính tâm lý đặc trưng của năng lực, tách chúng ra khỏi các thuộc tính khác trong nhân cách như xu hướng, tính cách và khí chất, tức là những phẩm chất được coi là "phi năng lực." Khi phân tích cấu trúc của năng lực, các nhà tâm lý học này đã cố gắng chỉ ra từng nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân theo tầng bậc của chúng trong năng lực Chẳng hạn, Côvaliov A.G chia một năng lực nhất

Trang 26

định thành 3 nhóm thuộc tính”: Nhóm 1, bao gồm các thuộc tính nổi lên hàng

đầu là thuộc tính chủ đạo Tức là các thuộc tính đảm bảo cho sự thành công của một loại hoạt động chuyên biệt Nhóm 2, là các thuộc tính giữ vai trò là chỗ dựa Tức là các thuộc tính tạo điều kiện thuận lợi cho một số hoạt động nhất định Nhóm 3 là những thuộc tính làm nên hay là phương tiện hỗ trợ cho

nhiều loại hoạt động Umanxki L?!, khi phân tích cấu trúc năng lực tổ chức đã

chỉ ra cấu trúc của năng lực này bao gồm những đặc điểm chung (cần nhưng chưa đủ); những thuộc tính chuyên biệt (không thể thiếu đối với nhà quản lý) và những đặc điểm cá nhân giúp cho hoạt động này đạt kết quả tốt

Các nhà tâm lý học theo cách thứ hai có chung tư tưởng cho rằng, năng

lực là một cấu trúc chức năng cơ động của cá nhân, đảm bảo hoàn thành có hiệu quả một hoạt động tương ứng Điểm đặc trưng trong cách phân tích này là các yếu tố tâm lý của cá nhân được xét theo hai tư cách: thứ nhất, nó là cái gì, tức là chỉ ra bản chất của nó Thứ hai, nó có vai trò và chức năng như thế nào đối với mỗi hoạt động nhất định Theo cách này, điều quan trọng là phân tích yêu cầu của hoạt động và chỉ ra được các phẩm chất tâm lý phù hợp với

yêu cầu đó Vì vậy, mọi phẩm chất tâm lý cá nhân đều có thể tham gia cấu

thành năng lực, miễn là nó tham gia và đáp ứng được yêu cầu nhất định trong việc thực hiện hoạt động tương ứng Ngay cả những yếu tố được coi là "phi năng lực” (theo quan niệm của những người theo cách phân tích thứ nhất) như ý chí, xu hướng, tính cách v.v cũng có thể là các yếu tố cấu thành năng lực khi chúng tham gia vào hoạt động và nhờ đó hiệu quả của hoạt động được

nâng cao Có thể dẫn ra đại biểu của cách phân tích này Chẳng hạn, theo Platônôv K.K, cấu trúc năng lực gồm 4 nhóm”:

? Côvaliôp A.G., Tâm lý học cá nhân, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1976, tr 91

?' U Manxk L, Lutéskin A, Tam lý học về công tác của bí thư chỉ đoàn, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1976, tr

66

?? KKTIWATOHOB, TIPOBJIEMIL CTIOCOBHOCTEl, MOCKBA, 1972

Trang 27

- Nhóm 1: bao gồm những kinh nghiệm, hiểu biết của chủ thể về đối tượng và các yếu tố có liên quan tới đối tượng hoạt động cụ thể

- Nhóm 2: các kỹ năng vận đụng kinh nghiệm, hiểu biết của chủ thể nhằm tác động lên đối tượng hoạt động

- Nhóm 3: các yếu tố liên quan tới sự thúc đẩy chủ thể trong một lĩnh

vực hoạt động nhất định như tình cảm, ý chí, động cơ, khuynh hướng - Nhóm 4: các yếu tố tư chất của cá nhân liên quan tới hoạt động đó Hai cách phân tích cấu trúc năng lực trên có sự khác nhau về việc xác định các thuộc tính tâm lý trong năng lực và vai trò của tri thức, kỹ năng trong

quá trình hình thành và biểu hiện năng lực

Mối quan tâm của những người theo cách thứ nhất là xác định các thuộc tính riêng trong năng lực, tức là tìm cách khu biệt các thuộc tính tâm lý cá nhân Lợi thế của cách này là có thể chỉ ra được các thuộc tính tâm lý của cá nhân tương ứng với một hoặc vài hoạt động nào đó Đồng thời có thể tách ra và huấn luyện nó theo một quy trình riêng Chẳng hạn, năng lực tu duy logic có thể làm nên cho các lĩnh vực hoạt động kỹ thuật hay trong hoạt động tư

pháp v.v Còn năng lực ngôn ngữ có thể là cơ sở để hình thành các năng lực

dạy học, năng lực tuyên truyền v.v Quan niệm này có vẻ hợp lý nhưng làm

theo nó thì ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi khu biệt các thuộc tính của năng lực,

đặc biệt là trong những hoạt động phức hợp như hoạt động sư phạm, HĐQL

v.v Các thầy cô giáo đều biết rằng, nếu chỉ có khả năng diễn đạt vấn để bằng ngôn ngữ thì chưa thể đảm bảo cho hoạt động đạy học đạt kết quả tốt Muốn

trở thành người có khả năng hoạt động trong lĩnh vực này, người giáo viên ít nhất cũng phải am hiểu vấn đề mình cần dạy cho học sinh, tức là dạy ai? dạy cái gì? nhằm mục tiêu nào và dạy như thế nào? Trong lĩnh vực HĐQL cũng vậy Người quản lý muốn hoạt động trong Tĩnh vực này, rõ ràng là phải am

hiểu mục tiêu, nội dung và phương pháp quản lý, đối tượng quản lý và phải biết cách triển khai các hành động quản lý của mình Ngoài ra để tiến hành có

Trang 28

yếu tố "phi năng lực" của cá nhân như xúc cảm, ý chí, nghị lực, động cơ, tính cách v.v Như vậy, với những hoạt động phức tạp, cách phân loại thứ hai có giá trị thực tiễn hơn

Giữa hai cách phân tích trên còn có sự khác nhau về xác định vai trò của tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong năng lực

Những người theo cách thứ nhất thường coi tri thức, kỹ năng hoạt động không nằm trong năng lực, không phải là các bộ phận của năng lực, mà là những yếu tố tâm lý độc lập với các yếu tố cấu thành nang luc, là cơ sở, điều

kiện để hình thành các thuộc tính của năng lực

Những người theo cách thứ hai đã coi trị thức, kỹ năng hoạt động là các bộ phận cấu thành năng lực và là sự biểu hiện của năng lực Quan niệm này hợp lý hơn, đặc biệt là khi xét các năng lực hoạt động phức hợp Tất nhiên,

không thể quy rút năng lực chỉ là mức độ hiểu biết và kỹ năng hoạt động, mà

cần phải ý thức rằng, để có năng lực đối với một hoạt động nhất định, còn phải

có nhiều yếu tố tâm lý khác, miễn là chúng tham gia trực tiếp và tăng cường

hiệu quả hoạt động đó

Chúng tôi theo quan điểm hoạt động và đồng tình với cách phân tích thứ hai khi nghiên cứu cấu trúc NLTCTT Có nghĩa là, để đánh giá NLUTCTT của CBCCCX phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng hoạt động của họ ở cương vị công tác được giao và việc đáp ứng yêu cầu hoạt động khiến cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao Tất nhiên, mỗi CBCC gắn với chức danh cụ thể, do vậy ương ứng với mỗi chức danh chủ chốt sẽ có chức năng, nhiệm

vụ đặc thù do công việc đặt ra đòi hỏi CBCC phải có năng lực tương ứng Tuy

nhiên, khi nghiên cứu về NLTCTT của CBCCCX chúng ta vẫn có thể đưa ra

một cách khái quát nhất về cấu trúc NLTCTT của đội ngũ này, đi vào từng chức danh sẽ là cụ thể hoá sự hiểu biết và kỹ năng của họ vào lĩnh vực công

tác họ đảm trách Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi cho rằng, năng lực tổ

Trang 29

chức thực tiễn của CBCCCX là nhận thức, kỹ năng và các phẩm chất tâm - sinh lý của họ đảm bảo cho việc tổ chức thực tiễn cấp xã đạt hiệu quả

Điều đó có nghĩa là, nhận thức của CBCCCX về thực tiễn, những kỹ

năng vận dụng sự hiểu biết đó vào thực tiễn, đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao chính là các thành tố tạo nên năng lực này Theo cách tiếp cận như vay, NUTCTT của người CBCCCX phải được thể hiện qua việc tạo ra hệ thống các chỉ dẫn hoạt động, đồng thời họ phải biết tổ chức, thu hút, tập hợp quần chúng nhân dân phát huy tối đa tiềm nang của mình thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Nói cách khác, CBCC cấp

xã chỉ ra cho quần chúng nhân dân biết họ phải làm gì? làm như thế nào

trong các hoàn cảnh xác định Đồng thời cần kích thích được tính tích cực của cá nhân và tập thể để họ tham gia một cách tự giác, đầy nhiệt huyết vào việc thực hiện những chỉ tiêu đó NLTCTT của CBCCCX được thể hiện thơng qua việc cụ thể hố Chủ trương, Đường lối, Chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước thành các quyết định phù hợp với thực tiễn địa phương; phổ biến,

truyền đạt tới quần chúng nhân dân lao động và tổ chức thực hiện thắng lợi những Chủ trương, Đường lối đó Cụ thể, yếu tố cấu thành và cũng là biểu

hiện của năng lực này là:

* Nhận thức của cán bộ chủ chốt:

Nhận thức là thành tố của NLTCTT và là biểu hiện của năng lực này

Nhận thức có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, nó là

cơ sở để rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ Người cán bộ có hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về đối tượng, về chức năng, nhiệm vụ và có kỹ năng triển

khai chúng trong thực tiễn thì sẽ đễ dàng mang lại hiệu quả cao Như vậy theo

quan niệm này, tri thức về thực tiễn, một mặt là các yếu tố tam lý độc lập của

cá nhân, phản ánh trình độ hiểu của cá nhân đó Mặt khác, khi tham gia vào hoạt động, chúng trở thành các yếu tố tạo nên hiệu quả của hoạt động mà cá nhân thực hiện, điều đó có nghĩa, nhận thức là thành tố của NƯTCTT Với

Trang 30

CBCCCX cũng vậy, NLTCTT của họ trước tiên phải được thể hiện ở nhận

thức, sau đó là kỹ năng trong chỉ đạo thực tiễn Biểu hiện cụ thể ở:

- Sự hiểu biết chức năng, nhiệm vụ mà họ phải đảm trách ở cương vị lãnh

đạo, quản lý nhất định Điều này được quy định trong Luật tổ chức HĐND và

UBND® (sửa đổi), trong các Nghị định của Chính phủ” Tương ứng với mỗi

chức đanh, người cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn nhất định

- Sự hiểu biết của CBCCCX về chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước Điều này được thể hiện ở việc nắm bắt, am hiểu đúng đắn

và sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách đó cũng như cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề ra chúng

- Sự hiểu biết về con người, kinh tế - xã hội của địa phương mình - Sự hiểu biết về khoa học quản lý

Trên cơ sở nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, với những thông tin đầy đủ và chính xác về thực tiễn, người

CBCCCX thực hiện quá trình tổng hợp, khái quát, phân tích, đánh giá tình hình địa phương ở lĩnh vực mình phụ trách để xác định được tiểm năng, khả năng và những hạn chế của việc triển khai nhiệm vụ Từ đó có cơ sở xác đáng để đưa ra những quyết định phù hợp với đặc điểm, điều kiện, tình hình địa phương

* Các nhóm kỹ năng:

~ Nhóm kỹ năng cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thành những quyết định phù hợp với thực tiễn địa phương Kỹ năng này phải

được thể hiện qua các công việc cụ thể: xác định mục tiêu, lập kế hoạch, ra quyết định phù hợp Để làm được điều này đòi hỏi người CBCCCX phải có kỹ

năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ để

= Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi), Nxb CHÍt trị Quốc gia, Hà Nội 1994 * Nghị định số 114/2003/NĐ - CP của Chính phủ vẻ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

Trang 31

tìm hiểu về con người, kinh tế - xã hội của địa phương mình; kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định

Mục tiêu giúp con người xác định rõ ràng, chính xác những vấn đề phải thực hiện Đồng thời nó cũng là cơ sở định lượng để theo dõi, điều tiết hoạt động khiến người CBCCCX thuận lợi hơn trong việc ghi nhận những thành quả lao động của cá nhân và tập thể Người có kỹ năng xác định mục tiêu là trong hoạt động luôn biết để ra các chỉ tiêu cần đạt phù hợp với hoàn cảnh, với điều kiện và phương tiện thực hiện mục tiêu đó Không những thế, họ còn biết điều tiết để đảm bảo tính hiện thực của việc thực hiện mục tiêu, giảm thiểu những sai sót hoặc xung đột về lợi ích của cá nhân và các nhóm dân cư trong tiến tình thực hiện mục tiêu đã đề ra

Kỹ năng lập kế hoạch được hiểu là kỹ năng xác định con đường, biện

pháp, cách thức, thời gian, nguồn lực phù hợp để thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra Người CBCCCX có kỹ năng lập kế hoạch là người đưa ra được những chỉ dẫn đầy hiệu quả đối với việc thực hiện mục tiêu, là người biết lựa chọn phương án tối ưu trong điều kiện có thể Biết tính đến những hoạt động nào là cần thiết và để đạt hiệu quả cao cần phải khai thác các nguồn nhân lực và vật lực như thế nào Điều này lại hên quan đến việc đánh giá đúng khả năng va biết phát huy sức mạnh của cá nhân và các nhóm dân cư trong địa bàn

Kỹ năng cụ thể hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước suy cho cùng phải được thể hiện ở kỹ năng ra quyết định Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một trong số những phương án khác

nhau Biểu hiện của kỹ năng này ở chỗ: biết phát hiện đúng, trúng vấn để cần

giải quyết và vận dụng; xác định các mục tiêu và phân loại các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên; xây dựng phương án giải quyết và lựa chọn phương án tối ưu Người CBCCCX có kỹ năng ra quyết định là người biết cân nhắc, đánh giá

các phương án khác nhau Trong thực tế, nhiều phương án liên quan đến

những sự kiện khó đoán trước trong tương lai, vì vậy phải xác định rõ mục

tiêu, lựa chọn và xử lý thông tin tin cậy, chính xác, hình dung được kết quả

Trang 32

của mỗi phương án đưa ra Điều này không dễ dàng, vì đối với mỗi vấn để nảy sinh, có thể có rất nhiều giải pháp khác nhau và việc so sánh đối chiếu, đánh giá sẽ tốn không ít công sức, thời gian và tiền của Đặc biệt với những

vấn để lớn, chẳng hạn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề nhân sự

Người CBCCCX có thể dựa vào tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm của riêng

mình để đề xuất phương án và lựa chọn phương án

- Có kỹ năng phổ biến và truyền đạt chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước tới quân chúng nhân dân lao động

Đây là kỹ năng quan trọng trong quá trình tổ chức thực tiễn Người

CBCCCX có kỹ năng này sẽ làm cho đối tượng quản lý hiểu đúng, hiểu đẩy đủ

chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước trên cơ sở đó sẽ

tham gia, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi Chủ trương, Đường lối Để

việc này đạt hiệu quả đòi hỏi người CBCCCX phải có sự hiểu biết nhất định về

lý luận và am hiểu tình hình địa phương Với cá nhân và các nhóm xã hội,

người CBCCCX phải hiểu rõ mặt mạnh, yếu của họ, trên cơ sở đó có sự tác

động vào nhận thức và tình cảm cho phù hợp Sự tác động hữu hiệu phụ thuộc

vào sự cảm hoá của người cán bộ, sự nhạy cảm, khả năng thuyết phục bằng ý chí và tình cảm Sự nhạy cảm khiến người CBCCCX biết đồng cảm, chia xẻ với người khác Dựa trên sự hiểu biết thực trạng về điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán của địa phương và của dân cư để xác định nhiệm vụ trọng tâm cũng như những điều kiện thực hiện để có thể tác động phù hợp, có sức thuyết phục đối với mọi người

Kỹ năng thuyết phục không phải chỉ bằng lời nói mà quan trọng hơn là

bằng việc làm Sự gương mẫu và uy tín của bản thân người cần bộ tạo nên khả

năng lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia phong trào Những thành quả thực tiễn góp phần khẳng định tính đúng đắn, nâng cao sức thuyết phục của những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đối với quần chúng nhân dân

Trang 33

- Các kỹ năng tổ chức thực hiện để biến những chú trương, đường lôi,

chính sách của Đảng trở thành hiện thực ở địa phương mình

Năng lực tổ chức thực hiện thể hiện ở khả năng rổ chức, bố trí, sử dụng

cán bộ, công chức; tập hợp, lôi cuốn mọi người vào hoạt động Các kỹ năng này giúp người CBCCCX sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn lực của cá

nhân và tập thể để khơi dậy tiềm năng của mỗi người, tạo nên phong trào rộng lớn trong việc thực hiện những quyết định đã để ra Đây là thành tố cốt lõi nhất của NUTCTT V.I Lê Nm đã từng nói: "Chúng ta cần có một dàn hợp tấu,

chúng ta phải xây dựng kinh nghiệm cho mình để có thể phân đúng các vai trò trong dàn hợp tấu, để đối với người này thì giao cây đàn vĩ cầm đầy tình cảm, đốt với người kia thì giao cây đàn trầm cuồng bão, đối với người khác thì giao

cho que nhạc trưởng" Hiệu quả của tổ chức thực tiễn phụ thuộc vào phong

trào của quần chúng nhân đân Người CBCCCX có khả năng thu hút, tập hợp quần chúng trên cơ sở nhìn thấy được thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, con người của địa phương mình Thấy được thuận lợi, khó khăn của cá nhân và tập thể, thấy được phong tục, tập quán của địa phương, các mối quan hệ

phức tạp tác động lên quá trình hoạt động Từ đó phát huy thuận lợi, khác phục những khó khăn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định, người CBCCCX cần có kỹ

nang nam bat dư luận xã hội để có thể uốn nắn kịp thời, nhất là trong các thời

điểm nhạy cảm như: khi có một chủ trương mới, khi có vấn để phức tạp nảy

sinh, khi tiến hành bố trí, sắp Xếp cán bộ ở địa phương

` thể nói, xử ý từnh huống là kỹ năng đặc biệt quan trọng và cân thiết Bế phản tgo nên NETCTT của CBCCCX Kỹ năng xử lý tình huống của

CBCCCX thể hiện ở khả năng phát hiện và phân tích tình huống, Ì khả năng dự báo, dự đoán; khả nằng sử dụng cụ quyên lực trong điều hành; khả năng đề ra hương án giải chúc a2 ca : p

8 án, giải pháp để giải quyết tình huống Thực tiễn ụ quản lý ở cấy Ở Cấp xã

AVI LEONI Nin (1963), Toan tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Matxcova, A tr 121

Trang 34

cho thấy có những tình huống nảy sinh về tài chính (thiếu kinh phí để triển

khai dự án, kinh phí bị thất thoát, sử dụng sai mục đích); tình huống nảy sinh khi ra những quyết định có những điểm sai trái với Nghị quyết của cấp trên; tình huống nảy sinh đo thiên tai, địch hoạ, do va chạm xóm giềng, dòng tộc

Người CBCCCX muốn có kỹ năng xử lý tình huống tốt đòi hỏi phải nắm vững

và biết vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tế địa phương Họ phải là người am hiểu thực tiễn (kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương ) và cần phải có tính quyết đoán, khả năng dự báo, sự

nhạy cảm đội ngũ CBCCCX phải gần dân, hiểu dân, tin dân

Kỹ năng tổ chức thực hiện còn thể hiện ở việc kiểm tra và đánh giá hoạt

động của mình Chức năng kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của lãnh đạo, quản lý Việc tiến hành kiểm tra đúng, kịp thời, có hiệu quả sẽ có tác dụng giáo dục, điều chỉnh cá nhân hoàn thành tốt các quyết định ban hành Người cán bộ quản lý nếu không kiểm tra chính là tự làm mất đi quyền lãnh đạo, quản lý của mình Trong tác phẩm "Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần làm ngay" (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Khi có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là đo nơi cách tổ chức công việc,

nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra Nếu ba điểm ấy làm sơ sài thì chính sách

có đúng mấy, có hay mấy cũng vô ích Cách kiểm tra không phải là cứ ngồi

trong phòng chờ người ta báo cáo mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ Người

khẳng định: nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì như có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ Có thể nói rằng, chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta đều vì thiếu kiểm tra Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo thì

công việc của chúng nhất định sẽ tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần

Trang 35

có cách nhìn nhận đúng về thành quả lao động của mình Kỹ năng kiểm tra,

đánh giá thể hiện ở việc thu thập và xử lý thông tin, kịp thời phát biện những vấn để mới nảy sinh, phân tích vấn đề, dự báo, dự đoán triển vọng phát triển Có như vậy, người CBCCCX mới có thể xem xét và điều chỉnh kịp thời, có lý, có tình những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật

của Đảng và Nhà nước Để thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát người lãnh

đạo, quản lý phải có tỉnh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất trung thực, có khả năng quan sát và phán đoán tình huống

Nang lực tổ chức thực hiện còn thể hiện ở việc tong két thực hiện Chủ

trương, Đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước Tổng kết rút kinh

nghiệm là một khâu không thể thiếu được trong việc tổ chức thực hiện Tổng

kết giúp người CBCCCX rút kinh nghiệm những gì đã làm, phát hiện những nhân tố mới, những thành công để phát huy, nhân rộng Đồng thời giúp họ hạn chế những thiếu xót, những gì bất cập trong quá trình thực hiện Không những thế, tổng kết giúp cho CBCCCX thay mặt nhân dân đưa ra những ý kiến đóng góp làm hoàn chính thêm đường lối, chính sách làm cho lý luận có thêm

những cơ sở thực tiễn đầy sinh động

* Bên cạnh nhận thức và kỹ năng hoạt động, các phẩm chất tâm — sinh

lý của CBCCCX cũng là thành tố quan trọng góp phần làm hoàn chỉnh NLTCTT của họ

Để có NLTCTT, trước tiên người cán bộ phải có sức khoẻ, có mong

muốn hoạt động và quyết tâm hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Như Hồ Chủ Tịch đã đạy, một tâm hồn lành mạnh chỉ có được trên một cơ thể

khoẻ mạnh Người cán bộ có ý tưởng, có chương trình hành động hay cần phải có sức khoẻ thì mới có thể biến nó thành hành động thực tế Không những thế,

trong quá trình TCTT biết bao vấn đề nảy sinh, cản trở việc thực hiện mục tiêu đòi hỏi người CBCCCX cần có sự nỗ lực ý chí, khấc phục khó khăn để đi tới

đích Có rất nhiều phẩm chất tâm lý tham gia vào quá trình TCTT với tư cách

Trang 36

là các yếu tố cấu thành, góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động thực tiễn của

người CBCCCX, một số phẩm chất quan trọng là:

- Trí tuệ mêm dẻo và linh hoạt: Trí tuệ mềm dẻo và linh hoạt giúp người

CBCCCX có khả năng phân tích tình huống một cách chính xác, có khả năng giải quyết các tình huống kịp thời và đễ thích nghị với những biến đổi của môi trường kinh tế, xã hội ở địa phương Người CBCCCX có trí tuệ mềm dẻo, linh hoạt có thể đế dàng tìm ra một giải pháp thích hợp để giải quyết các tình huống thực tiễn nảy sinh, cũng như xác định được kế hoạch hoạt động của tập thể Đặc biệt ở nông thôn Việt Nam, mô hình làng xã mang tính cát cứ, khép kín với nền sản xuất cơ bản là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún

Hơn nữa một thời gian dài nước ta phát triển nên kinh tế kế hoạch hóa tập

trung, quan liêu bao cấp đã tạo nên một kiểu tư duy tiểu nông với cách nghĩ đơn giản, máy móc, sơ cứng Vì vậy, trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, đô thị hóa ở nông thôn hiện nay càng đòi hỏi người CBCCCX phải có trí tuệ mềm dẻo và linh hoạt

- Khả năng quan sát: CBCCCX cần có khả năng quan sát Phẩm chất này

giúp CBCCCX có cái nhìn tổng thể, bao quát, toàn điện, cũng như cái nhìn cục

bộ, chỉ tiết Vì vậy khả năng quan sát giúp người CBCCCX có thể giải quyết

tốt những tình huống, những mâu thuấn nảy sinh, những mối quan hệ phức tạp trong công việc để đảm bảo sự hài hòa, thống nhất ở địa phương Khả năng này còn giúp người họ bố trí, sắp xếp cán bộ cấp dưới hợp lý, chọn đúng người, giao đúng việc, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ

- Sáng tạo, năng động: Phẩm chất tâm lý này giúp người CBCCCX có được những sáng kiến trong hoạt động quản lý của mình Sự sáng tạo, năng động thôi thúc người CBCCCX tìm tòi những cách thức, biện pháp làm việc mới, phù hợp với đòi hỏi của hoàn cảnh, phù hợp với sự biến đổi kinh tế, xã hội của địa phương

Trang 37

- Tính quyết đoán: Phẩm chất này thể hiện sự phát triển cao của ý chí Điều này giúp người CBCCCX vượt qua được những thử thách, khó khăn để

thực hiện những mục tiêu của tập thể đặt ra Nhờ có phẩm chất này, người CBCCCX với tư cách là người, đại diện cho xã thể hiện ý chí quyết tâm không chùn bước, dao động trước những khó khăn trở ngại trên con đường đi đến mục tiêu Khi đó họ sẽ làm cho nhân dân phục tùng và sẽ tập trung được sức

mạnh của tập thể

- Khả năng thuyết phục và lôi cuốn quần chúng: Nhiệm vụ của người CBCCCX là tập hợp và tổ chức quần chúng nhân dân, phát huy tính tích cực

và khả năng của họ để thực hiện mục tiêu của tổ chức, để biến công việc quản

lý khó khăn, phức tạp thành công việc nhẹ nhàng mang lại hiệu quả cao Khả năng thuyết phục và lôi cuốn quần chúng sẽ giúp người CBCCCX làm được điều đó Để có thể thuyết phục và lôi cuốn được quần chúng, người CBCCCX phải nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo, không mang tính chủ quan, định kiến, xử lý tình huống khéo léo trên cơ sở hiểu biết, đồng cảm và chia xẻ với

họ

- Khả năng đánh giá con người: Đánh giá đúng con người sẽ giúp cho người CBCCCX giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, sở đoản của cấp dưới và góp phần tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động Sở đĩ như vậy vì, khi người quản lý đánh giá đúng những kết quả cấp dưới đã làm được và khích lệ họ kịp thời sẽ tạo nên ở họ trạng thái hài lòng, khiến họ phấn khởi và có thái độ, hành

vi tích cực vươn lên hơn nữa

Để có thể thuận lợi trong nghiên cứu, chúng tôi xin mô hình hoá cấu trúc NLTCTT của CBCCCX như sau:

Trang 38

SO pO 1 CAU TRUC TAM LY NANG LUC TO CHUC THUC TIEN CUA CBCCCX NANG LUC TO CHUC THUC TIEN — —— DĐ a NHAN THUC => CÁC NHÓM KỸ NĂNG **Ì CÁC PHẨM CHẤT TÂM - SINH LÝ r r

- Chức năng, nhiệm vụ Cụ thể Phổ biến Tổ chức - Sức khoẻ

- Chủ trương, đường lối, hoá chủ và truyền thực hiện - Trí tuệ mềm dẻo và linh hoạt

chính sách của Đảng và trương, dat’ chi | | Chủ trương, - Khả năng quan sát

Nhà nước đường lối, | | vượng, đường lối, - Tính quyết đoán

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính sách ` an chính sách Ị- Khả năng sáng tạo, năng động xã hội của địa phương của Đảng đường lối, của Đảng - Khả năng thuyết phục và lôi

- Kiến thức về Khoa học và Nhà chính sách và Nhà cuốn quần chúng

Trang 39

NLTCTT có vai trò quan trọng trong TCTT của cán CBCCCX NLTCTT giúp cho người CBOCCX thực hiện tốt chức năng quan trọng của mình đó là tổ chức, chỉ đạo thực tiễn Nhờ có NUTCTT người cán bộ biến lý luận thành thực tiễn: đưa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trở thành hiện thực trong cuộc sống Như chúng ta đã biết, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đù đúng đến đâu cũng chỉ dừng lại trên văn bản, giấy tờ mà thôi Tổ chức thực tiễn đòi hỏi giải quyết đúng đắn mọi vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội Nó liên quan tới người lao động, tập thể lao động, đến từng ngành, từng cấp và từng địa phương Tính chất rộng

lớn, phức tạp, nhiều mặt của TCTT đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có NLTCTT Điều đó có nghĩa là cần phải có sự hiểu biết am tường về nó, tuân

thủ nghiêm túc nhưng lại phải vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện lịch sử cụ thể Nhờ có NUTCTT mà người lãnh đạo, quản lý nhận thức đây đủ, sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của đường lối, mới

có thể cụ thể hoá đường lối một cách đúng đắn và sáng tạo Nhờ có NUTCTT

mà người lãnh đạo, quản lý phát hiện và khẳng định được những hình thức, phương pháp TCTT thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của cách mạng Đặc biệt trong nền kinh tế tri thức, trong sự nghiệp đổi mới và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, nhờ có NUTCTT người lãnh đạo, quản lý mới kiểm tra được tính chính xác của đường lối; đóng góp ý kiến

để sửa đổi những điểm chưa đúng, những điều còn thiếu, những điểm chưa

hoàn thiện để chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ngày càng đi vào cuộc sống

Nói tóm lại, quá trình TCTT đạt được đến đâu, hiệu quả cao hay thấp, thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào NUTCTT của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Từ những phân tích trên, một lần nữa cho phép khẳng định: Cấp xã là nơi tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, đồng thời là nơi phản ánh trực tiếp tâm tư, tình cảm

Trang 40

lãnh đạo, quản lý của CBCCCX là một dạng hoạt động thực tiễn đặc thù trong đời sống xã hội Quá trình tiến hành hoạt động này cũng là quá trình nhằm hiện thực hóa các chức năng lãnh đạo, quản lý Cũng cần lưu ý rằng, không phải là cứ có hoạt động là mang lại hiệu quả, là thực hiện được mục tiêu và chức năng lãnh đạo, quản lý Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản là năng lực lãnh đạo, quản lý nói chung, NLTCTT nói riêng của người cán bộ

Phân tích trên cho thấy, muốn nghiên cứu NLTCTT của CBCCCX cần tiếp cận theo quan điểm hoạt động Quan điểm này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải xuất

phát từ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của người CBCCCX Những tác động

quản lý của họ phải phù hợp với những đặc điểm cấp xã ĐBSH Điều đó có nghĩa là những quyết định quản lý phải được đặt trong bối cảnh tự nhiên - xã hội - con người trong việc thực hiện có hiệu quả những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Với ý nghĩa đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những đặc

điểm của ĐBSH và ảnh hưởng của nó tới NLTCTT của CBCCCX

1.2 MOT SO YEU TO KHACH QUAN ANH HUGNG TOI NANG LUC TO

CHUC THUC TIEN CUA CAN BO CHU CHOT CAP XA

Chúng ta biết rang, nang luc néi chung, NLTCTT ndi riéng phu thudc rat

nhiều vào chủ thể Nó là tổ hợp các thuộc tính tam lý cá nhân tham gia vào

hoạt động, làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao hơn Không những thế, hiệu quả hoạt động còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan tác động Chẳng hạn, nếu có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận tiện, một bầu không khí tâm lý tích cực, đường lối, chính sách đúng đắn và chính thực tiễn sinh động của hoạt động quản lý của cấp xã là những yếu tố ảnh hưởng tới NLTCTT của người cán bộ Phần trên, chúng tôi đã phân tích đặc trưng hoạt động của CBCCCX và những yếu tố chủ quan với tư cách là thành tố tạo nên NLTCTT,

vừa được xem như yếu tố tác động, ảnh hưởng tới các thành tố khác của

NLUTCTT Tiếp theo chúng tôi phân tích các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tới NUTCTT của CBCCCX ĐBSH hiện nay

Ngày đăng: 01/04/2013, 18:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w