1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Móng Cái

69 597 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 595 KB

Nội dung

Suy thoái kinh tế thế giới năm 2009 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động đó. Trong xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, tuy khủng hoảng kinh tế đã qua nhưng những hậu quả mà nó để lại đã tạo ra những thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước. Vì vậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng. Do vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chính là rủi ro tín dụng. Để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng tín dụng các tổ chức tín dụng phải quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị tín dụng là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động và chất lượng tín dụng càng tăng cao. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy qua ba năm họccủa quý thầy cô trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật – Đại học Thái Nguyên,đặc biệt là thầy cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh

Em xin cảm ơn cô giáo Th.s Lê Thị Phương đã trực tiếp hướng dẫn,

giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành đề tài tốt nghiệp

Em xin cảm ơn Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương VietinbankMóng Cái, đặc biệt là Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điều kiện cho em vàothực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập để em hoànthành tốt đề tài tốt nghiệp này

Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa sâu,mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như còn hạnchế về kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót Do đó,

để đề tài được hoàn chỉnh hơn, em kính mong nhận được những ý kiếnđóng góp của giáo viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng

Em xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị trong Chi nhánh Ngânhàng TMCP Công thương Móng cái dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnhphúc Kính chúc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Móng Cáingày càng lớn mạng và phát triển bền vững

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.Khái niệm Ngân hàng Thương mại 4

1.1.1.Chức năng của Ngân hàng Thương mại 4

1.2.Tín dụng của Ngân hàng Thương mại 5

1.2.1 Khái niệm tín dụng & hiệu quả tín dụng 5

1.2.2.Phân loại tín dụng 7

1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 10

1.2.4.Tầm quan trọng của hoạt động tín dụng 13

1.3 Cơ sở pháp lý về hoạt động tín dụng của NHTM 15

1.3.1.Một Số quyết định/quy định về hoạt động tín dụng NHTM 15

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM 17

1.4.1.Nhân tố chủ quan 17

1.4.2.Nhân tố khách quan 19

1.5 Một số văn bản lien quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng TM 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIETINBANK MÓNG CÁI 22

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank chi nhánh Móng Cái 22

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái 22

2.1.2 Bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân Hàng TMCP Công thương Móng Cái 23

2.2 Đánh giá thực trạng công tác tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái 27

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái qua 3 năm từ 2009-2011 27

Trang 3

2.2.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong 3 năm 30

2.2.3.Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng 32

2.2.4 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu 40

2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái 46

2.3.1 Những thành tựu và kết quả đạt được 46

2.3.2 Những thuận lợi 47

2.3.3 Những hạn chế ,khó khăn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng 48

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIETINBANK MÓNG CÁI 51

3.1 Định hướng và mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái 51

3.1.1 Định hướng 51

3.1.2 Mục tiêu 52

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Móng Cái 52

3.2.1 Giải pháp về dịch vụ tín dụng 52

3.3.2 Giải pháp về công tác giám sát khách hàng 59

3.3.3.Giải pháp Đào tạo, cải tiến thường xuyên trình độ nhân viên 60

3.3.4 Giải pháp nhằm Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng .61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Móng Cái 24

HÌNH Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp công thương móng cái qua 3 năm từ 2009 – 2011 29

Hình 2: Tình hình tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương móng cái 31

BẢNG Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp công thương móng cái qua 3 năm từ 2009 - 2011 28

Bảng 2: Tình hình tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương móng cái 31

Bảng 3: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của 33

Bảng 4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng tmcp công thương móng cái trong giai đoạn từ 2009-2011 36

Bảng 5: Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của ngân hàng tmcp công thương móng cái từ 2009 - 2011 38

Bảng 6: Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành kinh tế 39

Bảng 7: Tình hình dư nợ 40

Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn 42

Bảng 9: Vòng quay vốn tín dụng 43

Bảng 10: Thu nhập 43

Bảng 12: Hiệu suất sử dụng vốn 45

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Suy thoái kinh tế thế giới năm 2009 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động đó Trong xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính

đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, tuy khủng hoảng kinh tế đã qua nhưng những hậu quả mà nó để lại đã tạo ra những thách thức lớn cho các ngân hàng trong

nước Vì vậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên Tín dụng là

nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng Do vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chính là rủi ro tín dụng Để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng tín dụng các tổ chức tín dụng phải quản trị rủi ro tín dụng Quản trị tín dụng là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính ngân hàng bởi kiểm soát

và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động và chất lượng tín dụng càng tăng cao Mặt khác trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới Do đó quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.

Vì vậy đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Móng Cái” được thực hiện nhằm giúp ngân hàng nâng

cao chất lượng của hoạt động tín dụng trong tương lai.

2.Mục tiêu nghiên cứu

*Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng, đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.

*Mục tiêu cụ thể

 Phân tích doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng từ đó đưa

ra nhận xét khái quát về ngân hàng.

Trang 7

 Đánh giá chất lượng tín dụng hiện nay của Ngân hàng.

 Đưa ra một số giải pháp nâng cao tín dụng.

3.Đối tượng và nội dung nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng và chất lượng của hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công thương Móng Cái qua 3 năm 2009, 2010, 2011.

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Phân tích doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng từ đó đưa ra

nhận xét khái quát về ngân hàng.

 Đánh giá chất lượng tín dụng hiện nay của Ngân hàng.

 Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập từ các tài liệu như các bảng cân đối kế toán, các báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm, tạp chí ngân hàng, tạp chí kinh tế, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietinbank Móng Cái.

4.2.Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả

Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

*Phương pháp so sánh

So sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng và quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ có một nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu Số tuyệt đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không ai có thể phủ nhận.

Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch

So sánh số tương đối

Trang 8

 Số tương đối động thái

Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó Số tương đối này được tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kì (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm Mức độ đem

ra nghiên cứu được gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng làm cơ sở

so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc.

 Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể Số tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và được tính bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể.

5.Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 16/4/2012 đến ngày 15/6/2012

Thời gian nghiên cứu từ ngày 1/5/2012 đến ngày 15/6/2012

Địa điểm nghiên cứu : tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank chi nhánh Móng Cái

Số tương đối động thái = Mức độ kỳ nghiên cứu

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Khái niệm Ngân hàng Thương mại

Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụtài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán –

và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế

Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua năm 1997

và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (đượcthông qua ngày 15/6/2004) thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác cóliên quan”, còn “hoạt động ngân hàng” được hiểu là “hoạt động kinh doanhtiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sửdụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

1.1.1.Chức năng của Ngân hàng Thương mại

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngânhàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chínhsách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác Ngân hàng nói chung

và Ngân hàng thương mại nói riêng có 3 chức năng chính như sau:

- Trung gian tài chính: Trong nền kinh tế, luôn tồn tại hai loại chủ thể,một loại có chi tiêu và đầu tư vượt quá thu nhập, nghĩa là cần bổ sung vốn,còn một loại có thu nhập lớn hơn chi tiêu, như vậy họ có tiền để tiết kiệm.Tuy nhiên, không phải lúc nào hai loại chủ thể trên cũng có thể tiếp xúctrực tiếp với nhau, do đó cần đến trung gian tài chính để kết nối người tiếtkiệm với người đầu tư

Với chuyên môn, khả năng thẩm định thông tin của mình và sự không hoànhảo trong hệ thống tài chính, Ngân hàng thương mại là tổ chức thích hợp nhất để

Trang 10

đóng vai trò trung gian tài chính, bằng cách đi huy động vốn trước khi cho vaylại để hưởng chênh lệch lãi suất Khi đó, Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa làngười cho vay

- Tạo phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán chính là mộttrong những chức năng quan trọng nhất của tiền tệ Tuy nhiên, việc in tiền là độcquyền của Bộ Tài chính, hoặc Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng thươngmại không có khả năng tự tạo ra các giấy bạc của riêng mình Dù vậy, Ngânhàng thương mại vẫn có khả năng tạo ra phương tiện thanh toán, hay nói cáchkhác là làm gia tăng tổng cung tiền bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng)

Thông qua hoạt động nhận gửi và cho vay, hệ thống Ngân hàng thương mại

sẽ làm tăng cung tiền, tuy nhiên mức độ gia tăng này là bao nhiêu thì còn phụthuộc vào tỷ lệ dự trữ của các Ngân hàng Trong trường hợp lý tưởng, nếu mỗiNgân hàng đều dự trữ lượng tiền mặt bằng 10% tiền gửi thì số nhân tiền mặt sẽ

có giá trị bằng 10

- Trung gian thanh toán: Trong đa số các trường hợp, việc thanh toán bằngtài khoản (chuyển khoản) tiện dụng và dễ quản lý hơn rất nhiều so với thanh toánbằng tiền mặt Để có thể tiến hành thanh toán qua tài khoản, thì vai trò của cácNgân hàng là không thể thiếu Thông qua các công cụ như thanh toán bằng séc,

ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ ATM… Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay tại hầu hết các quốc gia

1.2 Tín dụng của Ngân hàng Thương mại

1.2.1 Khái niệm tín dụng & hiệu quả tín dụng

* Khái niệm tín dụng

Hoạt động tín dụng ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nềnsản xuất hàng hóa, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy cungcấp và lưu thông hàng hóa Có rất nhiều cách hiểu về hoạt động tín dụng, tuynhiên một cách chung nhất thì tín dụng là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa cácchủ thể, trong đó chủ thể này chuyển cho chủ thể khác quyền sử dụng mộtlượng tiền tệ (hoặc hàng hóa), theo những điều kiện nhất định mà hai bêncùng đồng ý

Trang 11

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từNgân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chiphí nhất định Về ý nghĩa thì khái niệm tín dụng rộng hơn cho vay Thực tế,cho vay chỉ là một trong nhiều hình thức cấp tín dụng, bởi còn có nhiều hìnhthức khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán… Tất cả những nghiệp vụ này đều là việc Ngân hàng cho phép khách hàng

sử dụng vốn của mình, xuất phát từ sự tin tưởng nhất định đối với kháchhàng

Theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật các tổ chức tín dụng thì “hoạt động tín dụng” là việc tổ chức tín dụng sửdụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng Trong đó, “cấptín dụng” là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng mộtkhoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác

Dù thế nào, tín dụng ngân hàng cũng có các đặc trưng sau:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người

sử dụng

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là ngân hàng khi chuyển giaoquyền sử dụng vốn cho khách hàng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽtrả cả gốc và lãi đúng hạn

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị cho vay, tức là người

đi vay phải trả thêm một khoản lãi bên cạnh phần vốn gốc

- Tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Những vănbản xác định quan hệ tín dụng thực chất là một dạng lệnh phiếu, theo đó bên

đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán

*Khái niệm hiệu quả tín dụng

Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong

bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng Để phản ánh về chất lượngtín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thường quan tâm: tỷ

lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo Ngoài ra, để đánh

Trang 12

giá định tính về chất lượng tín dụng, người ta còn quan tâm đến: Cơ cấu dư

nợ các khoản vay ngắn - dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổchức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó như: bấtđộng sản, cổ phiếu

1.2.2.Phân loại tín dụng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêuthức khác nhau

+ Căn cứ vào thời hạn cho vay: Phân loại tín dụng theo thời gian có ý

nghĩa hết sức quan trọng, vì thời hạn tín dụng liên quan rất mật thiết đến tỷ lệsinh lời cũng như rủi ro của các khoản tín dụng, hay kể cả khả năng hoàn trảcủa khách hàng Có thể phân chia như sau:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở

xuống, thông thường để tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp, hoặccác nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Nhìn chung, tín dụng ngắn hạn có

tỷ trọng lớn nhất

- Tín dụng trung hạn: Thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm Chủ yếu được

dùng để tài trợ cho các tài sản cố định, hoặc đầu tư vào các dự án mới có quy

mô tương đối nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: Từ 5 năm trở lên, dùng để đáp ứng các nhu cầu dài

hạn như xây dựng nhà ở, mua sắm những thiết bị có thời gian sử dụng lâu,đầu tư các dự án lớn…

Tất nhiên, việc phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối vì có nhiềukhoản cho vay không xác định trước được chính xác thời gian

+Căn cứ theo hình thức tài trợ: Tùy theo hình thức tài trợ, tín dụng có

thể được chia thành cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, baothanh toán…

- Cho vay: Là việc Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng, với cam kết hoàn

trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định Có thể cho vay thấuchi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức…

Trang 13

- Chiết khấu: Là hình thức cấp tín dụng trong đó Ngân hàng nhận các

chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền nhất định, thông thườngnhỏ hơn mệnh giá của chứng từ được chiết khấu Phần chênh lệch chính là lợinhuận mà Ngân hàng được hưởng

- Bảo lãnh: Là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng (bên bảo lãnh) với

bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho khách hàng (bên được bảo lãnh), nếu khách hàng không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh

- Cho thuê: Là việc Ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng

thuê lại theo những thỏa thuận nhất định Sau một thời gian, khách hàng phảitrả cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng

- Bao thanh toán: Là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng

cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việcmua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tronghợp đồng mua, bán hàng hóa (Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN)

+Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:

- Tín dụng không có đảm bảo: Là loại hình tín dụng không cần có tài sản

thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Điều đó có nghĩa, việc chovay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng (tín chấp) Thông thường, cho vay tínchấp chỉ được áp dụng đối với các khách hàng lớn, đã có quan hệ lâu năm vớiNgân hàng, hoặc các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ (mà Chínhphủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo)

- Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng dựa trên cơ sở các bảo

đảm như thế chấp, cầm cố… hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba Ngân hàngphải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo, bởi đây lànguồn thu nợ để bù đắp trong trường hợp khách hàng không thực hiện đượcnghĩa vụ trả nợ

+ Căn cứ theo mức độ rủi ro: Để phân loại theo tiêu thức này, các Ngân

hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ về đánh giá rủi ro Theo khoản

6, điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước, tổ

Trang 14

chức tín dụng cần tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu kháchhàng suy giảm khả năng trả nợ

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chứctín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Cáckhoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất mộtphần nợ gốc và lãi

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là khả năng tổn thất cao

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổchức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn

+Căn cứ theo mục đích cho vay:

Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được chia thành các loại sau:

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu

dùng cá nhân, có thể chia nhỏ ra thành cho vay mua nhà, mua ô tô, hỗ trợ duhọc…

- Tín dụng công nghiệp & thương mại: Là loại hình cho vay phục vụ sản

xuất kinh doanh công nghiệp, thương mại, dịch vụ…

- Tín dụng nông nghiệp: Là loại hình cho vay để trang trải các khoản chi

phí sản xuất trong hoạt động nông nghiệp

+Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

- Tín dụng có thời hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn trả nợ định

trước, được xác định rõ trong hợp đồng Có thể có một hoặc nhiều kỳ hạn trả

nợ (nợ được trả thành một hoặc nhiều lần)

- Tín dụng không có thời hạn cụ thể: Có thể do Ngân hàng yêu cầu, hoặc

người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưng cần phải thông báo trướccho Ngân hàng một khoản thời gian hợp lý

Trang 15

* Những phương pháp phân loại kể trên cho thấy tính đa dạng, hoặcchuyên môn hóa trong cấp tín dụng của các Ngân hàng Trong xu hướng đadạng hóa hoạt động, các Ngân hàng có thể đồng thời mở rộng phạm vi tài trợ

và duy trì những lĩnh vực mà mình có lợi thế Với việc phân loại tín dụng hợp

lý, các Ngân hàng cũng dễ dàng theo dõi mức độ rủi ro và sinh lợi gắn liềnvới mỗi lĩnh vực tài trợ, từ đó đề ra chính sách tín dụng phù hợp

1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh độ thích nghi của Ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính vì vậy, để đánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình

độ cán bộ công nhân viên thấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu

Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tíncủa Ngân hàng đối với doanh nghiệp Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánhvới thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư

nợ của ngân hàng là cao hay thấp

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ.Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnhcho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dư

nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vaynào là nhiều nhất

Trang 16

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoànhảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình chongân hàng đúng hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củangân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuốiquý, cuối năm

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu

tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vaykhông được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì

nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường.Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khảnăng mất vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mạicàng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năngthanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tíndụng càng thấp

Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợquá hạn ra làm hai loại:

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn không

có khả năng thu hồi =

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi

Nợ quá hạnHai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng

nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thuhồi Do vậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chấtlượng tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Trang 17

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàngnăm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tíndụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn Doanh số thu nợ

=

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quayvốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyểnnhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một sốvốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đápứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn đểtiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánhtình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay

Thu nhập từ Lãi từ hoạt động tín dụng

= hoạt động tín dụng Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm vàduy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt độngtín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa Chất lượng tín dụngđược nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinhlời của ngân hàng

Trang 18

Chỉ tiêu doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của gân hàngđối với nền kinh tế Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt độngcho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng quacác năm

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xétđánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngânhàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các ngânhàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình Từ

đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp

lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất

có thể

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức

Hiệu suất Tổng dư nợ

=

sử dụng vốn Tổng vốn huy động

1.2.4.Tầm quan trọng của hoạt động tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế vận động theo cácquy luật khách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung- cầu, quy luật cạnhtranh Các doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thương trường thì cầnphải có vốn để đầu tư và tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốntối ưu để doanh nghiệp có thể khai thác Các doanh nghiệp phát triển cũng cónghĩa là nền kinh tế phát triển Như vậy, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy mạnh

mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và góp phần điều hành nền kinh tế thịtrường Vai trò của tín dụng ngân hàng được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Tín dụng ngân hàng làm tăng hiệu quả kinh tế.

Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên vốn chủ sởhữu và vốn vay Một trong những nguồn để vay là từ ngân hàng, đó là nguồn

Trang 19

tài trợ hiệu quả bởi vì nó thoả mãn nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn Hơnnữa, để có thể vay vốn được từ ngân hàng thì các doanh nghiệp cần phải nângcao uy tín của mình đối với ngân hàng, đảm bảo được các nguyên tắc tíndụng Muốn vậy, trong các dự án kinh doanh của mình, doanh nghiệp phảichọ dự án có mức sinh lãi cao nhất Để các dự án khả thi, doanh nghiệp phảitìm hiểu thị trường khai thác thông tin để định lượng hoạt động kinh doanhcủa mình sao cho có hiệu quả Điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dự án,phương án.

Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của ngân hàng là khâugiám sát sử dụng vốn vay Với việc giám sát này của ngân hàng, bắt buộcdoanh nghiệp phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, phải nhạy bén với nhữngthay đổi của thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Bên cạnh

đó, vai trò tư vấn của cán bộ tín dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trướcđược những khó khăn, vượt qua khó khăn để đứng vững, điều này cũng gópphần nâng cao hiệu quả kinh tế

Thứ hai: Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế tạo cơ chế phân phối vốn một cách có hiệu quả.

Do đặc điểm tuần hoàn vốn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữalượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất kinhdoanh trước đó Vì vậy, luân chuyển tiền tệ của doanh nghiệp có lúc thừa, cólúc thiếu vốn Nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồntiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dư từ ngân sách được ngân hàng thương mạihuy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn,cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng, cũng nhưcho nhu cầu chi của ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn thu

Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát Ngân hàng thương mại sẽ chỉ chovay các dự án có tính khả thi cao, khả năng thu hồi vốn lớn Điều này tạo nênmột cơ chế phân phối vốn hiệu quả

Trang 20

Thứ ba: Tín dụng ngân hàng góp phần hỗ trợ các chiến lược kinh tế và các chính sách tiền tệ

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngân hàng thương mại là khảnăng tạo tiền thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán Khi nhà nước muốntăng khối lượng tiền cung ứng thì Ngân hàng nhà nước có thể tăng hạn mứctín dụng của các ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế và ngược lại Dovậy thông qua hình thức tín dụng ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát đượckhối lượng tiền cung ứng trong lưu thông

Thứ tư: Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

Trước xu thế quốc tế hoá, sự giao lưu kinh tế giữa các nước luôn đượcđặt ra Trong nền kinh tế mở thì các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ muabán với các thành phần khác trong nền kinh tế mà còn có những quan hệ xuấtnhập khẩu với các doanh nghiệp nước ngoài Ngân hàng thương mại có thểthúc đẩy mối quan hệ này thông qua hình thức bảo lãnh, cho vay đối với cácdoanh nghiệp để từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế.Như vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế xã hội của một đất nước, nó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và pháttriển

Để đánh giá hoạt động tín dụng của một Ngân hàng thương mại có tốthay không, cần xem xét chất lượng tín dụng

1.3 Cơ sở pháp lý về hoạt động tín dụng của NHTM

1.3.1.Một Số quyết định/quy định về hoạt động tín dụng NHTM

Hiện nay môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng được hoànthiện, đầy đủ, rõ ràng chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn NHNN

đã chỉnh sửa, bổ sung, ban hành mới một loạt quyết định, thông tư phù hợpvới cơ chế hiện nay; những vướng mắc, sơ hở, chồng chéo của cơ chế cũ đãđược tháo gỡ, bãi bỏ làm cho hoạt động tín dụng được thuận lợi hơn, tăngtính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức tín dụng Một số văn bảnpháp lý quan trọng được tập trung ban hành trong thời gian qua bao gồm:

Trang 21

Các văn bản quy phạm pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay của các

tổ chức tín dụng như:

- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ "vềđảm bảo tiền vay của TCTD"

- Quyết định số 266/2000 của NHNN, ngày 18/8/2000 về việc chovay không có bảo đảm bằng tài sản đối với NHTM cổ phần, công ty tài chính

cổ phần và ngân hàng liên doanh

- Quyết định số 283/2000 ngày 25/8/2000 Của NHNN, ban hành quychế bảo lãnh ngân hàng

- Thông tư số 06/2000 ngày 4/4/2000 và Thông tư số 10/2000 ngày31/8/2000 của NHNN, hướng dẫn thực hiện bảo đảm tiền vay của TCTD

- Về xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng thì có Thông tư liên tịch số03/2001/ TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC được ban hành ngày 23/04/2001hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho các TCTD

- Về một số hoạt động khác của tín dụng thì có Quyết định số67/1999/QĐ-TT được Chính phủ ban hành ngày 30/3/1999 về "Một số chínhsách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn

- NHNN ban hành Quyết định số 428/2000 ngày 22/9/2000 về chínhsách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại

- Ngày 29/6/1999 Chính phủ đã ra Nghị định 43/1999/NĐ-CP "về tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước"

- Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5 về việc phân loại tài sản Có,trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng đượcThống đốc NHNN ban hành ngày 8/2/1999

- Quyết định số 418/2000 ngày 21/9/2000 về đối tượng cho vay bằngngoại tệ

Một số văn bản chung quan trọng khác như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Quốc hội ban hành quy định về Ngân hàng Nhà nước; Luậtcác tổ chức tín dụng của Quốc hội ban hành được chủ tịch nước công bố ngày26/12/1997, luật này quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín

Trang 22

dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về Quy chế chovay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Từ các văn bản quy phạm pháp luật chung, mỗi ngân hàng lại tự banhành cho mình những văn bản cụ thể riêng để điều hành, quản lý hoạt độngcủa mình

Ví dụ như Ngân hàng TMCP Công Thương VN có một số văn bản sau:Quyết định số 180/QĐ/HĐQT về việc ban hành quy định cho vay đối vớikhách hàng và có Quy định cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theoquyết định này; Hướng dẫn thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốncủa doanh nghiệp; Hướng dẫn nội dung thẩm định cho vay đối với hộ giađình, cá nhân, tổ hợp tác

Với các văn bản về cơ chế, chính sách nói trên, ngoài ra còn có thêmnhiều văn bản pháp luật về các vấn đề liên quan cũng được bổ sung và sửa đổikhiến cho hoạt động tín dụng đã được phát triển lành mạnh và an toàn hơn.Tạo điều kiện cho các NHTM mạnh dạn hơn trong hoạt động cho vay gópphần thúc đẩy sự phát triển kinh tế

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM

1.4.1.Nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng nói chung như quy mô,

kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo… được xem xét và nêu rõ trong chính sáchtín dụng Đây chính là cơ sở cho việc phân tích tín dụng Nếu Ngân hàng xâydựng được chính sách và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, phân tích tíndụng sẽ có chất lượng cao và ngược lại

Chất lượng khai thác thông tin sử dụng để phân tích tín dụng

Thông tin chính là yếu tố đầu vào của quá trình phân tích tín dụng, chonên mức độ chính xác của thông tin là điều kiện cần cho một kết quả phântích tín dụng đạt hiệu quả cao Thông tin có thể được thu thập, khai thác từnhiều nguồn như hồ sơ xin vay vốn, các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp, các

Trang 23

đối tác… tuy nhiên mục đích cuối cùng là phải thu được thông tin chínhxác, đầy đủ, kịp thời và có tính pháp lý

Nếu thông tin thu thập về doanh nghiệp không chuẩn xác, kết quả phântích tín dụng sẽ bị chệch hướng ngay từ những bước đầu, và dễ hiểu là chấtlượng sẽ không cao

Nội dung, phương pháp phân tích tín dụng

Nội dung phân tích phải đảm bảo phản ánh đầy đủ về doanh nghiệp và

dự án doanh nghiệp xin tài trợ thì mới có thể có những đánh giá, nhận xétđúng về khách hàng Các chỉ tiêu được đưa ra để tiến hành phân tích phải lànhững chỉ tiêu cần thiết nhất, quan trọng nhất, phản ánh một cách trung thựcnhất tình hình của doanh nghiệp Phương pháp phân tích tiên tiến, với nhữngcông cụ hỗ trợ hiện đại sẽ giúp xác định đầy đủ, chính xác và nhanh chóngnhững chỉ tiêu cần phân tích Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưngriêng nên Ngân hàng phải có kỹ thuật phân tích phù hợp, đa dạng

Năng lực của đội ngũ nhân viên

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ phân tích tín dụng là vấn đề mấu chốtquyết định chất lượng phân tích tín dụng Như đã trình bày trong phần đặcđiểm phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp, công tác phân tích này đòi hỏicán bộ phân tích phải có hiểu biết sau rộng cũng như khả năng tổng hợp vấn

đề Nếu cán bộ tín dụng không có trình độ thì ngay từ khâu thu thập thông tin

họ đã không thể thực hiện tốt, không thể chọn lọc được những thông tin quantrọng, dẫn đến đánh giá không đầy đủ hoặc sai lệch về khách hàng Sự phốihợp giữa các bộ phận trong Ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng, nhất làkhi Ngân hàng đã có sự tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộphận phân tích tín dụng

Trang 24

1.4.2.Nhân tố khách quan

Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Khách hàng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng củaNgân hàng thông qua các điểm sau:

+Độ chuẩn xác và đầy đủ của các thông tin khách hàng cung cấp choNgân hàng

+Sự hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm vay vốn Ngân hàng (nếukhách hàng chưa có kinh nghiệm, hoặc hiểu biết về pháp luật hạn chế… thìcông tác lập hồ sơ sẽ lâu hơn) Tuy nhiên, cũng có trường hợp khách hàng quá

am hiểu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng nên cố tình lợi dụng kẽ hởtrong quy trình tín dụng để lừa đảo

+Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng (nếu lĩnh vực kinhdoanh hoặc phương án đầu tư của khách hàng quá mới mẻ thì Ngân hàng cóthể không hiểu rõ, dễ mắc sai lầm hơn…)

+Độ quen thuộc với Ngân hàng Thông thường, phân tích tín dụngvới khách hàng mới sẽ không thể đạt chất lượng cao và sâu sắc như với cáckhách hàng truyền thống

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Hoạt động của cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều chịu tác động củamôi trường kinh tế - xã hội Nếu môi trường kinh tế thế giới thay đổi, có thểdẫn tới những bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp, khiến những dự báocủa Ngân hàng không còn chính xác Khi đó chất lượng phân tích tín dụng đốivới doanh nghiệp của Ngân hàng không đạt yêu cầu

Chính sách của Chính phủ và cơ quan điều hành

Mỗi sự thay đổi dù lớn hay nhỏ trong chính sách của Nhà nước ngay lậptức sẽ tác động đến toàn xã hội Cũng như các lĩnh vực khác (chính trị, môitrường, văn hóa…) công tác phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp củaNgân hàng cũng chịu sự chi phối từ các chính sách vĩ mô, ở những mức độkhác nhau

Trang 25

1.5 Một số văn bản lien quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng TM

Một số văn bản nghiệp vụ tín dụng các Ngân hàng thường áp dụng như sau:

- Quyết định số 407/QĐ-NHCT-HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồngquản trị Ngân hàng Công thương về việc ban hành hướng dẫn của Ngân hàngCông thương về quy chế cho vay đối với khách hàng

- Quyết định số 408/QĐ-NHCT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốcNgân hàng Công thương Việt nam về xác đinh giới hạn tín dụng đối vớikhách hàng

Theo quyết định này thẩm quyền giới hạn tín dụng đối với 01 kháchhàng ở chi nhánh Ngân hàng Công Thương Móng Cái là 80 tỷ đồng Trườnghợp xét thấy có thể xác định giới hạn tín dụng lớn hơn mức thẩm quyền củachi nhánh, chi nhánh gửi hồ sơ cho Trung ương xin phê duyệt, trong đó có ýkiến của chi nhánh sau khi thẩm định tài chính, sản xuất kinh doanh củakhách hàng

- Quyết định số 409/QĐ-NHCT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốcNgân hàng Công thương Việt nam về quy chế tổ chức và hoạt động của Hộiđồng tín dụng

Hội đồng tín dụng hoạt động nhằm mục đích nâng cao chất lượng trongviệc xây dựng chính sách tín dụng; xét duyệt giới hạn tín dụng đối với mộtkhách hàng; ra quyết định cấp tín dụng và các vấn đề liên quan khác như xử

lý tài sản đảm bảo, ra hạn nợ, các biện pháp thu hồi vốn vay, … của hệ thốngNgân hàng Công thương Việt nam

Hội đồng tín dụng thành lập tại hội sở chính (gọi là hội đồng tín dụngTrung ương), thành lập tại chi nhánh (gọi là Hội đồng tín dụng cơ sở)

- Quyết định số 30/QĐ-NHCT-QLTD ngày 21/02/2002 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương về hạn mức cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với chi nhánh

Trang 26

Theo quyết định này, mức dư nợ cho vay không có đảm bảo bằng tài sảnđối với chi nhánh Ngân hàng Công Thương Móng Cái là 95%.

- Quyết định số 133/QĐ-Ngân hàng CT ngày 31/12/2001 ban hành quyđịnh khu vực đầu tư của chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt nam

- Quyết định số 1627/QĐ-Ngân hàng NN ngày 31/12/2001 của thốngđốc Ngân hàng Công thương về quy chế cho vay đối với khách hàng Quyếtđịnh này thay thế quyết định 284/QĐ-Ngân hàng NN ngày 25/08/2000

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIETINBANK MÓNG CÁI

2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank chi nhánh Móng Cái

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái

Chi nhánh ngân hàng Công thương Móng Cái là chi nhánh cấp I trựcthuộc ngân hàng công thương Việt nam

Năm 1992: ngày 01/07/1992 đánh dấu sự ra đời của Ngân hàng TMCPCông Thương Móng Cái với 20 cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở đầu tiêntại số 01,đường Vân Đồn, phường Trần Phú, TP Móng Cái

Điện thoại: (0048) 033 3.881 198

Fax: (0048) 033 3.881 551

Website : www.vietinbank.com.vn

Ban đầu thành lập, cơ sở vật chất của Ngân hàng rất thiếu thốn, số cán

bộ của Ngân hàng chỉ có 20 người được điều chuyển từ Ngân hàng CôngThương Quảng Ninh về Đến nay số cán bộ công nhân viên đã lên đến 95,trình độ trên đại học, đại học chiếm 90%, cơ sở vật chất hiện đại và là mộttrong những Ngân hàng có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên địa bànthành phố Móng Cái

Năm 1994: vốn điều lệ Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái tăng

30 tỷ đồng sau 2 năm hoạt động Ngân hàng thành lập Chi bộ Đảng, Côngđoàn, Chi Đoàn thanh niên

Năm 1995: vốn điều lệ Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái tiếptục tăng lên thành 49,6 tỷ đồng

Năm 2000: vốn điều lệ Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái tănglên 97,4 tỷ đồng Tháng 9/2000

Năm 2002: sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của NH tăng lên gấp

Trang 28

10 lần với tổng vốn là 200 tỷ đồng Năm này Ngân hàng TMCP CôngThương Móng Cái thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàng , phát hành thẻVietinbank.

Năm 2004: vốn điều lệ Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái là

350 tỷ đồng Ngân hàng chính thức triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanhtoán tiền điện tự động qua ATM

2.1.2 Bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân Hàng TMCP Công thương Móng Cái

Ngân hàng Vietinbank Móng Cái là một Chi nhánh của Ngân hàng Côngthương Việt Nam, do đó cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Vietinbank Móng Cái

về cơ bản là tuân theo quy chuẩn của NHCT VN Theo quy định của NHCT

VN, từ cấp Sở giao dịch trở xuống thì không có Hội đồng quản trị và bắt buộcphải có phòng kế toán, phòng giao dịch, tổ kiểm tra nội bộ Các bộ phận khác

có thể được bố trí, sắp xếp tùy theo đặc thù về quy mô, phạm vi hoạt động,chất lượng và số lượng nhân sự của Chi nhánh cũng như chỉ đạo của cấp trên.Tại Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Móng Cái, các bộ phận được sắp xếpnhư sơ đồ dưới đây

Trang 29

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Móng Cái

(Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Móng Cái)

 Có thể thấy, chi nhánh Vietinbank Móng Cái tập trung nhiều vào hoạtđộng tín dụng, trong khi mức độ chuyên môn hóa tại các nghiệp vụ

P Tổ chức hành chính

P Kế toán

P Tiền tệ kho quỹ

P Tổng hợp tiếp thị

P Thông tin điện toán

Trang 30

khác (đầu tư chứng khoán, dịch vụ thanh toán, kinh doanh vàng &ngoại hối….) chưa thật cao

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Ngân hàng Công thương - chi nhánh Móng Cái bao gồm 10 phòng Cụthể là:

Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịchvới khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ,thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tíndụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Côngthương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩmdịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vớikhách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiệncác nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợpvới chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương ViệtNam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụngân hàng cho các khách hàng cá nhân

Tổ quản lý rủi ro

- Tổ quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh vềcông tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiên danh mụccho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tíndụng Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạtđộng ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Phòng quản lý nợ có vấn đề

- Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý cáckhoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợquá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy

Trang 31

định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; quản lý,theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

Phòng kế toán

- Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với kháchhàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chitiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đếnnghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu tráchnhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từnggiao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thươngViệt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sảnphẩm của Ngân hàng

Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu

- Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ về thanh toánxuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngânhàng Công thương Việt Nam

Phòng Tiền tệ kho quỹ

- Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ,quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàngCông thương Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giaodịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chitiền mặt lớn

Phòng Tổ chức hành chính

- Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổchức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách củaNhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện côngtác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thựchiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh

Phòng/ Tổ Thông tin điện toán

- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chinhánh; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ

Trang 32

thống mạng, máy tính của chi nhánh.

Phòng tổng hợp

- Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chinhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hìnhhoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh

2.2 Đánh giá thực trạng công tác tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái qua 3 năm từ 2009-2011

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanhcủa các ngân hàng thương mại, đây là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinhdoanh ngân hàng Nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó đãđạt được mục tiêu của mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnhhưởng tốt hay xấu để từ đó tìm ra biện pháp khắc những mặt yếu, phát huynhững mặt mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho ngân hàng ngày càngphát triển Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại một mặt phảithỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra, một mặt họ phảiđối phó với những quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về tiền tệngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợinhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hànhđúng những quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạchkinh doanh của ngân hàng mình

Trong 3 năm 2009 - 2011, trước những thử thách và cơ hội trong điềukiện môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các ngânhàng thương mại, ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái với sự nỗ lựccủa mình đã đạt được những kết quả khả quan Điều đó thể hiện qua bảng sốliệu sau:

Trang 33

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG MÓNG CÁI QUA 3

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công Thương Móng Cái

trong 2009 đến 2011

Nhìn lại 3 năm qua, nền kinh tế gặp một số khó khăn do khủng hoảngkinh tế một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng gặp khó

Trang 34

khăn về vốn sản xuất, sản xuất nông nghiệp công nghệ lạc hậu, chịu sự cạnhtranh hàng ngoại nhập… Mặc dù vậy, Ngân hàng TMCP Công Thương MóngCái đã có những chính sách tín dụng sát thực, tháo gỡ khó khăn cho cácdoanh nghiệp, cá nhân tạo điều kiện cho các đối tượng này mở rộng và pháttriển sản xuất Kết quả hoạt động 3 năm qua, lợi nhuận của chi nhánh năm sauđều tăng trưởng hơn năm trước thể hiện qua hình sau:

HÌNH 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG MÓNG CÁI QUA 3

tỷ đồng, sang năm 2010 con số này đã tăng lên 1.479 tỷ đồng tương đươngtăng 626 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 73% so với năm 2009 Sang năm

2011, tổng thu nhập của TMCP Công thương Móng cái là 1664 tỷ đồng, tăng

Ngày đăng: 16/03/2015, 09:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w