Tôn trọng, bảo vệ phẩm giá và khát vọng sống của con người đặc biệt

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du (Trang 46)

đặc biệt là người phụ nữ

Như đã nói ở trên, giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất xu hướng tư tưởng nhân đạo, nhân văn Việt Nam. Nội dung xuyên suốt thời kì này là chủ đề tư tưởng về con người, về quyền sống của con người, bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, trong đó đỉnh cao là thơ văn Nguyễn Du.

Trong tư tưởng của Nguyễn Du có tình thương xót đối với những nỗi lầm than, đau khổ của con người. Trong khi phản ánh những hiện tượng xã hội không phải Nguyễn Du chỉ mô tả một cách khách quan, theo chủ nghĩa tự nhiên mà trong mỗi cảnh ngộ éo le, mỗi sự đày đọa đối với con người đều chứa đựng một sự phẫn nộ, một lời phản kháng đối với những kẻ đã gây ra tai họa. Thông cảm một cách chân thật, thấm thía với số phận của con người, Nguyễn Du nhận thức được rằng trách nhiệm của mình là bảo vệ phẩm giá của con người, tố cáo chế độ xã hội mục nát đương thời qua tái hiện những nhân vật tiêu biểu cho cái luân thường đạo lý xuống cấp của xã hội ấy. Thơ văn của Nguyễn Du là một lời bảo vệ thiết tha quyền của con người sống có phẩm giá và tư tưởng của Nguyễn Du được lồng vào trong hình tượng anh hùng dám chống lại xã hội chà đạp lên giá trị của con người.

Như trên đã phân tích, trong toàn bộ di sản thơ văn để lại đã khẳng định tư tưởng nhân văn sâu sắc. Đó chính là thái độ luôn quan tâm đến nỗi đau của đồng loại, luôn suy nghĩ, trăn trở trước những bất hạnh mà con người phải gánh chịu.Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những tư tưởng đó, xem xét toàn bộ di sản nghệ thuật mà ông để lại, ta còn thấy một Nguyễn Du đầy niềm yêu thương cuộc sống, yêu thương con người, tràn đầy lạc quan về nhân phẩm con người, về niềm tin rằng chân – thiện – mỹ cuối cùng sẽ chiến thắng. Ông còn là nhà tư tưởng vượt trước thời đại ấy khi nói lên tiếng nói tôn trọng người phụ nữ dù là những người phụ nữ bị xếp vào dưới đáy xã hội phong kiến như người kỹ nữ đã về già, người phụ nữ cô quả, người đàn bà ăn xin…

Lịch sử tư tưởng Việt Nam đã chứng minh, trước Nguyễn Du, trong tư tưởng chính thống chịu ảnh hưởng của ý thức hệ Nho giáo, trong quan niệm về con người luôn dành trọng tâm sự chú ý của xã hội vào người quân tử, vào những người có học vấn, người làm quan, bậc Nho sĩ. Và hơn hết, theo quan niệm của xã hội phong kiến thì chỉ nam giới mới được coi trọng, được đánh

giá là có tài hay không có tài; và cái tài ấy cũng chỉ được thể hiện qua con đường phổ biến là văn chương, thơ phú, cử nghiệp. Nhưng đến Nguyễn Du, và cùng với Nguyễn Du là Hồ Xuân Hương thì tư tưởng ấy đã bị đã phá một cách sâu sắc. Với những sáng tác của mình, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương đã đưa hình tượng người phụ nữ trở thành hình tượng trung tâm của nhận thức. Nó đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử tư tưởng dân tộc, giai đoạn đề cao những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ đặc biệt là đưa những nhu cầu, khát vọng cá nhân của người phụ nữ trở thành những quyền cơ bản của con người.

Với quan niệm của các nhà Nho xưa, phụ nữ bị đóng khung trong "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử: ở nhà thì theo cha, đi lấy chống thì theo chồng, chồng chết thì theo con) và "tứ đức" (công, dung, ngôn, hạnh). Nguyễn Du đã phá đổ chiếc khung cũ kỹ ấy, giới thiệu nàng Kiều, người đẹp giỏi cầm, kỳ, thi, họa và kiêm thạo cả tửu, giới thiệu Hoạn Thư "khôn nước" hơn Thúc Sinh:

-"Anh hoa phát tiếng ra ngoài,

-"Tài tình chi lắm cho trời đất ghen" -"Thấp cơ thua trí đàn bà,

Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời" -"Người đâu sâu sắc bước đời,

Mà chàng Thúc phải ra người bó tay".

Nhà thơ lỗi lạc ấy đã muốn giải phóng phụ nữ khỏi khuôn mẫu chật hẹp, giới thiệu phụ nữ đã khẳng định tài tình ở nhiều lĩnh vực của xã hội

Tinh thần nhân văn của Nguyễn Du còn bao hàm một mặt nữa là ca ngợi và đề cao mối tình thủy chung, sự đối xử có tình, có nghĩa giữa người với người. Tiêu biểu hơn hết là mối tình chân thành, đậm đà giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Về mặt này, Nguyễn Du đã vượt hẳn ra ngoài thời đại của ông.

Thúy Kiều và Kim Trọng xứng đôi vừa lứa, vì thanh khí lẽ hằng, gặp nhau và yêu nhau, đó là điều rất tự nhiên. Tình yêu đó là nồng nàn, chân thật, chính đáng. Nếu buổi đầu, Kiều có trả lời Kim Trọng:

Dù khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha [11; 29,30]

Với Nguyễn Du, những hành động đó là cử chỉ rất tự nhiên của người phụ nữ khuê các, sống trong một xã hội bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến. Nhưng không ai có thể ngăn cản hai người từ chỗ trộm nhớ thầm yêu đến khi có cơ hội thì cùng nhau hẹn non thề biển “một lời ghi tạc đá vàng thủy chung”. Về sau, mối chung tình vẫn luôn luôn rực cháy, thì tình yêu vẫn giữ tính chất chân thành và trong sạch của nó. Đó chính là quan niệm của Nguyễn Du về tự do luyến ái và đả phá tư tưởng phong kiến cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ. Nếu đứng ở góc độ ngày nay nhìn nhận lại, chúng ta mới thấy tư tưởng vượt thời đại của Nguyễn Du, những tư tưởng ông đưa ra khiến chúng ta ngỡ ngàng.

Thuý Kiều là một trong những nhân vật có ý thức về quyền sống của mình trong văn học trung đại Việt Nam. Kiều không hề băn khoăn trong khi tự tình với Kim Trọng. Nàng mặc nhiên cho mình cái quyền ấy mặc dù sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những luật lệ khắt khe. Thúy Kiều – cô gái con nhà gia giáo, giữa đêm khuya, trong lúc cha mẹ vắng nhà và dĩ nhiên không được phép cha mẹ, xăm xăm băng qua vườn đến gặp người yêu.

Chữ tình ấy thật sự đã khởi đầu từ khi nàng Kiều lần đầu tiên gặp Kim Trọng mà “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Trong chữ tình ấy nhà thơ không thấy biên giới lễ nghi hay giai cấp trọng nam khinh nữ, cho nên nhà thơ đã để cho Kiều vừa kín đáo mà đa tình đưa tín hiệu yêu thương bằng cách bỏ rơi cành kim thoa, vừa táo bạo mà cũng vì thế rất đáng yêu “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” tìm đến người yêu - một hành động đã bị các

nhà phê bình đạo đức đương thời phê phán gắt gao khi đặt vấn đề đức hạnh phong kiến của người phụ nữ. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã không ngần ngại vượt “tam cương ngũ thường” của Nho giáo, và xa hơn nữa có thể nói nhà thơ đã nhận rõ hơn ai giá trị thực sự của người phụ nữ, ông đã cho người phụ nữ ấy tự tỏ tình, đem hết trái tim yêu thương bộc bạch với người yêu bằng những câu thơ hay nhất trong thi ca:

Nàng rằng khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa Bây giờ rõ mặt đôi ta

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao [11; 35].

Có thể nói, việc để người phụ nữ trong xã hội phong kiến đóng vai chính quyết định tình yêu của mình, Nguyễn Du đã vượt xa những thành kiến của xã hội đương thời về người phụ nữ, đồng thời thách đố tất cả những trào lưu đương đại về tình yêu, tình dục, về “tình yêu định mệnh”. Nguyễn Du đã nêu lên được và làm tỏ rõ ranh giới giữa ái và dâm, giữa “mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm”, chính ranh giới này người phụ nữ hoàn toàn có tự do ấn định, và chính nó khẳng định thể “tự do luyến ái” trong phạm vi cho phép của xã hội phong kiến.

Đối với một xã hội theo đạo Khổng đã hàng trăm năm sống với câu châm ngôn của thánh hiền: “Nam nữ thụ thụ bất thân” thì đây là một điều khó chấp nhận. Thế nhưng, Nguyễn Du đã chẳng những không thống mạ đôi trai gái không được phép cha mẹ mà dám đính ước với nhau, lại còn dành rất nhiều sự cảm thông. Hơn nữa trong khi phải bỏ nhà đi theo Mã Giám Sinh nàng đã có những ý nghĩ có thể làm cho các nhà đạo đức xưa phải che mặt vì hổ thẹn:

Biết thân đến bước lạc loài,

Vì ai ngăn đón gió đông,

Thiệt lòng khi ở, đau lòng khi đi. [11; 54]

Trong tình yêu với Kim Trọng, Kiều đã sử dụng tự do ấy tuyệt đối: nói “dạ” một cách đam mê cho tình yêu và nói “không” từ chối tình dâm, tiếng không ấy được phát biểu không phải vì một thế lực định chế nào khác hơn là sự thành tâm muốn gìn giữ sự đam mê của mình. Chữ “không” ấy là vì tình chứ không phải vì lý, nó là lý lẽ tồn tại của tình yêu: trung trinh, trung thành và duy nhất cho tình yêu đã chọn lựa trong tự do. Cũng như giữa hiếu và tình, sự chọn lựa bên tình bên hiếu xảy ra trong tự do. Nói không với tình mà chọn hiếu, có thể từ chối tình riêng để đáp tình mẹ cha, chứng tỏ tình yêu của Kiều không dâm, không bị vẩn đục, cho nên Kim Trọng nói: “như nàng lấy hiếu làm trinh, bụi nào cho đục được mình ấy vay”.

Và đỉnh cao của tư tưởng này đó là quan niệm giải phóng của ông về tình yêu và chữ trinh của người phụ nữ :

Xưa nay trong đạo đàn bà

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường Có khi biến, có khi thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có quyền nào phải một đường chấp kinh [11; 172].

Không phải là một lời an ủi riêng Thúy Kiều, mà là một quan niệm, một thái độ hoàn toàn mới đối với xã hội đương thời về luyến ái, về chữ trinh của Nguyễn Du.

Cái nhìn đầy nhân ái và trí tuệ ấy của Nguyễn Du là cái nhìn giá trị mới đầy tính người, giải phóng con người ra khỏi vùng giá trị cũ kỹ của Nho học. Đánh giá về nhân vật Thúy Kiều có rất nhiều ý kiến khen chê, đồng tình hay phản đối khác nhau. Nguyễn Công Trứ đứng ở góc độ lễ giáo đã kịch liệt phê phán Thúy Kiều:

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm Bán mình trong bấy nhiêu năm Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai Nghĩ đời mà ngán cho đời”[13;949].

Tuy nhiên trong xã hội Việt Nam mang nặng những thành kiến đạo đức hẹp hòi đối với người phụ nữ, và nhất là với một cô gái lầu xanh như nàng Kiều, vấn đề không phải đơn giản. Tủi nhục ê chề đến từ hai phía, và sự chạnh nghĩ niềm riêng có lẽ vẫn khắc khoải cho từng phần tử trong gia đình, nếu không có một cuộc “gạn đục khơi trong” tẩy sạch mọi mặc cảm. Chính vì vậy mà Nguyễn Du xây dựng nên cuộc trở về đầy tâm trạng của Thúy Kiều

Nhưng trước và trong thời Nguyễn Du quả thật không có một ý tưởng nào táo bạo hơn đồng thời mang đến sự tôn trọng cho người phụ nữ như thế khi Nguyễn Du đưa Kiều trở về trong một cuộc đối thoại tay ngang với người tình cũ sau buổi tiệc đoàn viên. Tư tưởng của Nguyễn Du táo bạo trong trái tim từ bi nhân ái, và trang trọng cũng từ trái tim ấy đối với người phụ nữ - nhất là với người phụ nữ đầy thương tích nội tâm như nàng Kiều.

Ông đã vượt qua thành kiến của xã hội đương thời nhưng đồng thời ông cũng vượt trên mọi phê phán thiển cận mấy trăm năm sau, khi dành cho Kiều một chỗ ngồi trang trọng như thế trong cuộc đối thoại thật sự không còn ngôi thứ giữa cô gái lầu xanh Thúy Kiều và ông quan Kim Trọng: cuộc đối thoại của “tình nhân lại gặp tình nhân”.

Sẽ rất bẽ bàng nếu trong cuộc đoàn viên này những người ở nhà không chủ động lên tiếng đề nghị “nối lại tình xưa”. Chính Thúy Vân - người em đã thay Kiều trả mối duyên cùng Kim Trọng, đã nói điều ấy với tất cả chân tình, Ở đây ta thấy Nguyễn Du lại chứng tỏ hơn một lần nữa quan niệm nhân văn tinh tế, bao dung trân trọng người phụ nữ. Chính Thúy Vân là người chủ động lên tiếng yêu cầu chị nối lại duyên xưa. Chính Thúy Vân chứ không phải ai

khác, đó là cách sắp xếp đầy tài tình của Nguyễn Du để buổi đoàn viên không những chí mà còn hợp lý, phải đạo chị em, gia đình, vợ chồng. Nếu để Kim Trọng nói trước, cán cân hòa thuận trong gia đình trở nên cán cân bạo lực của xã hội trọng nam khinh nữ.

Và cũng chính trong cuộc đàm thoại chung, Kiều đã lên tiếng chối từ các đề nghị của mọi người nên tái hôn lại với Kim Trọng. Rồi vẫn bị nài xin nên miễn cưỡng nhận lời. Thái độ từ chối ấy thoạt tiên có lẽ được hiểu như một lời từ chối khách sáo của người trở về, Tuy nhiên, thiên tài Nguyễn Du là ở chỗ ông đã đã rất tinh tế khi đặt cuộc đối thoại rốt ráo thân tình trong khung cảnh “phòng riêng” của đêm tái hợp Kim Kiều. Cuộc tái hợp trở nên một cuộc giải bày tâm sự của nạn nhân 15 năm lưu lạc với người tình đã chứng tỏ hết lòng thủy chung sau cuộc “đáy bể mò kim”. Suốt 15 năm, tiếng nói của Kiều gồm những tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng van xin, tiếng hằn học, tiếng nguyền rủa, những “tiếng đoạn trường“ ấy thường không được nghe, thường bị chà đạp, thường bị cố tình hiểu sai, thường bị lợi dụng. Ngay cả với Thúc Sinh hay Từ Hải, Kiều đã không được nghe bằng tất cả tấm lòng yêu thương và trân trọng, và nhất là không được hiểu thấu tâm can như với Kim Trọng.

Cho nên đêm động phòng hoa chúc với “duyên bẽ bàng” trong tâm trạng “bâng khuâng”, “ngậm ngùi” ngỗn ngang là đêm trái tim bị tổn thương đến cùng cực của nàng Kiều được phơi bày trần trụi nhất, một trái tim đã bị người đời hay xã hội –như Xuân Diệu nhận xét, - dìm xuống vũng lầy, một thân phận đàn bà trong mọi hèn yếu của người đàn bà bị vùi dập. Tiếng nói của trái tim bị tổn thương ấy đắng cay, chua chát, nó còn bị giam hãm trong lý luận phòng thủ của kẻ đã từng bị lừa lọc, nó còn tính toán thiệt hơn, nó còn giận hờn, nó còn mỉa mai hằn học, nó tuôn hết những ấm ức mà bấy lâu nay phải câm nín không chút ngại ngần :

Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi Những như âu yếm vành ngoài Còn toan mở mặt với người cho qua Lại như những thói người ta

Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa ….

Người yêu ta xấu với người

Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau [11; 174].

Thúy Kiều trước đây đã bảo vệ tới cùng “ duyên đằm thắm” để không muốn nó trở thành “duyên bẽ bàng”, đang lún sâu trong nỗi hoài nghi tuyệt đối về tình yêu. Tuyệt vọng cũng là điều dễ hiểu bởi sau những lần bị lừa gạt trong suốt 15 năm như thế, vết thương nội tâm của Kiều vẫn còn sâu hoắm.

Nhưng nhà tư tưởng Nguyễn Du lại không tuyệt vọng về nhân cách của người phụ nữ mà ông trân trọng đặt ngang hàng thậm chí có lúc còn cao hơn cả nam giới. Ông đã để cho nàng Kiều nói “không” một lần nữa với người

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du (Trang 46)