Một số giải pháp cơ bản để xây dựng, củng cố, phát triển khối đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 86)

đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay

Thứ nhất, tập trung nâng cao nhận thức tư tưởng, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo, tăng cường đoàn kết tôn giáo trong tình hình mới

Cần nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ Đảng viên và quần chúng theo tôn giáo và không theo tôn giáo về ý nghĩa, vai trò của công tác đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Mặc dù đất nước đang sống trong hòa bình, phát triển kinh tế thị trường theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đảy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng cường

giao lưu hợp tác quốc tế, nhưng các thế lực thù địch trong và ngoài nước chưa từ bỏ âm mưu phá hoại sự nghiệp đổi mới và cuộc sống hòa bình thống nhất của dân tộc ta. Chúng tìm mọi cơ hội để chống phá cách mạng, kể cả việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo.

Trong quá trình đổi mới hiện nay, hơn lúc nào hết, đồng bào các tôn giáo, các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng thì mới tạo ra sức mạnh tổng hợp để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên sánh vai cùng các cường quốc trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Sự thống nhất về tư tưởng, tình cảm là cơ sở cho sự thống nhất về tổ chức và hành động. Vì vậy, cần phải quán triệt sâu sắc và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết tôn giáo đối với các tầng lớp nhân dân, trước hết là đối với các cấp, các ban nghành, các đoàn thể chính trị xã hội, các cán bộ lãnh dạo chủ chốt của hệ thóng chính trị. Chống thái độ chủ quan, coi nhẹ công tác tôn giáo, buông lỏng hoặc thả nổi công tác này. Đồng thời cũng khắc phục tư tưởng định kiến, thậm chí kỳ thị đối với tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo hoặc các chức sắc tôn giáo.

Mặt khác, cần tăng cường công tác tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhất là các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác tôn giáo đến đồng bào tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, trước hết là đối với các chức sắc trong các tôn giáo. Cần tạo điều kiện để họ hiểu sâu sắc và toàn diện về tình hình đất nước, trao đổi dân chủ và thẳng thắn, sẵn sàng tiếp thu ý kiến và thực hiện những nguyện vọng chính đáng của họ. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ của pháp luật, thực hiện “đẹp đời, tốt đạo”.

Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh và truyền hình, các cơ quan xuất bản nhằm tuyên truyền và củng cố khối

đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Thứ hai, tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, pháp quy về tôn giáo

Trong thời kỳ mở cửa, tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực tôn giáo là một đòi hỏi tất yếu và cấp thiết. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về việc Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng cho nhân dân thông qua Hiến pháp và pháp luật, ngày 19/4/1999 Chính phủ đã ra Nghị định số 26 NĐ - CP. Nội dung của Nghị định này về cơ bản đã xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo và không có tín ngưỡng, tôn giáo; xác định phạm vi hoạt động của các tổ chức tôn giáo dựa trên nguyên tắc của Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải nâng cao tính pháp lý của các văn bản thành pháp lệnh về tôn giáo hoặc luật về tôn giáo để tạo ra sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Sớm ban hành pháp lệnh về tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện, chuẩn bị để hướng tới xây dựng luật về tín ngưỡng tôn giáo.

Cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trong quá trình xây dựng các văn bản pháp lý về tôn giáo. Nguyên tắc cơ bản là coi trọng sự bình đẳng của những người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không tín ngưỡng. Tôn giáo trước pháp luật, lợi ích của tôn giáo phải thống nhất và phục tùng lợi ích của Nhà nước. Cộng đồng tôn giáo nằm trong cộng đồng dân tộc. Tôn trọng sinh hoạt tôn giáo, coi tôn giáo là việc riêng của tôn giáo, nhưng cần phê phán và xử lý nghiêm khắc, kịp thời thỏa dáng những hành vi tôn giáo trái pháp luật, đi

ngược lại Hiến pháp, phản văn hóa, phản đạo đức, có hại đến tính mạng con người, khích bác các tôn giáo khác hoặc chia rẽ nội bộ dân tộc, chống các âm mưu lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng, gây rối an ninh trật tự xã hội của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước. Đồng thời cũng cần xác định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước và cán bộ tham gia quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo.

Thứ ba, tăng cường công tác vận động quần chúng, ổn định phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tôn giáo; xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở

Giải pháp này vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài với công tác tôn giáo. Đồng bào vùng sâu, vùng xa do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội kém phát triển nên đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp. Đây thực sự là mảnh đất tốt để cho kẻ xấu lợi dụng truyền đạo trái phép, gieo rắc tà đạo, xây dựng cơ sở để chống phá cách mạng, chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ có cải thiện ổn định và nâng cao đời sống chính trị tư tưởng cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng có đông tín đồ tôn giáo thì mới đưa được đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ đến với đồng bào để đồng bào hiểu thêm về Đảng và về bản chất thâm độc của kẻ thù nhằm lợi dụng họ. Đó là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp nhân dân chống lại luận điệu xuyên tạc của kẻ thù và các thủ đoạn thâm độc của chúng.

Thực tiễn tình hình Tây Nguyên thời gian qua đã chứng minh cho thấy, ở đâu nhân dân sống ổn định, kinh tế, xã hội phát triển, trình độ dân trí cao thì ở đó đồng bào không mắc mưu tuyên truyền lừa bịp của kẻ thù.

Trong sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vấn đề xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là vấn đề thường xuyên được sự quan

tâm của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển kinh tế - xã hôi, giúp đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện tốt trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc”

Trong thời kỳ vừa qua, nhiều khu vực dân cư có đạo đã đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, đồng bào ở các vùng sâu vùng xa, vùng miền núi và dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn thiếu thốn về vật chất và tinh thần của đồng bào ở vùng dân tộc và miền núi dễ bị kẻ địch lợi dụng, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và tôn giáo, gây nên mất ổn định chính tri - xã hội. Vì vậy, tăng cường sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước đối với khu vực này là biện pháp cần thiết để đồng bào có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với đồng bào tôn giáo nói chung, ở vùng dân tộc và miền núi nói riêng cần phải sát hợp với yêu cầu cụ thể, bức thiết của địa phương và phải được quản lý chặt chẽ, tránh bị thất thoát hoặc không hiệu quả. Qua dó tăng cường công tác vận động quần chúng đi theo Đảng, tin và ủng hộ công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

Sự hỗ trợ về kinh tế phải gắn liền với các phong trào nhằm củng cố khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc thông qua các tổ chức kinh tế của Nhà nước, thông qua các đoàn thể chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Trọng tâm trước mắt hiện nay cần giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, có chính sách đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật về nông thôn, tìm đầu ra cho các sản phẩm của đồng bào. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động đồng bào các tín đồ tôn giáo, phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhu cầu luôn gắn với sinh hoạt

tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Tăng cường tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở các đơn vị điển hình, cơ sở điển hình và trao đổi kinh nghiệm giữa các khu dân cư có đạo để tạo thêm sự hiểu biết và đoàn kết giúp đỡ nhau nhiều hơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hôi.

Giải quyêt tốt nhu cầu chính đáng của đồng bào tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của họ. Khi nhu cầu chính đáng của các tín đồ được giải quyết thì chính họ chứ không ai khác sẽ là người bảo vệ tôn giáo của họ được lành mạnh và cũng là người cương quyết chống lại bọn phản động lợi dụng đức tin vào mục đích chính trị.

Thứ tư, tăng cường công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong tình hình mới

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở, từ các ban, các ngành của Đảng, Nhà nước, tới các tổ chức chính trị - xã hội là điều kiện cơ bản có ý nghĩa quyết định tới việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo vào điêu kiện mới hiện nay. Trong những năm vừa qua, công tác đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội tham gia lãnh đạo và quản lý hoạt động tôn giáo chưa được coi trọng đúng mức. Sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm giảm sự quan tâm của xã hội đến lĩnh vực này. Những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội trong lĩnh vực tôn giáo vẫn đang là vấn đề tế nhị và phức tạp cần quan tâm giải quyết. Chiến lược đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh cần phải được thực hiện một cách toàn diện, sâu sắc thông qua việc đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo cán bộ nghiên cứu giảng dạy về lĩnh vực tôn giáo

ở bậc đại học và sau đại học, Đảng và Nhà nước cần đặc biệt quan tâm tới việc dào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu về công tác tôn giáo cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng các chức sắc thuộc các tôn giáo khác nhau. Có như vậy, việc thống nhất thực hiện đoàn kết tôn giáo, “đẹp đời tốt đạo” của hai bộ phận cùng có trách nhiệm với công tác tôn giáo mới có kết quả. Cần làm trong sạch đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác tôn giáo, gương mẫu, sát dân và có đạo đức, có tư cách, không sách nhiễu dân, không tham nhũng. Đồng thời có cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng cả về vật chất và tinh thần để đội ngũ này yên tâm công tác lâu dài, đóng góp tích cực cho công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong vùng dồng bào tôn giáo. Tập trung xây dựng Đảng bộ, chi bộ vùng tôn giáo “trong sạch vững mạnh”. Đồng thời coi trọng xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ cốt cán, trước hết là đảng viên gốc tôn giáo làm vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở từng cơ sở. Tránh định kiến, mặc cảm, mà phải căn cứ vào năng lực, phẩm chất để bố trí công tác đúng vị trí cho đảng viên gốc tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy ảnh hưởng đối với đồng bào tôn giáo. Cần chú ý tranh thủ những quần chúng gương mẫu, tích cực có uy tín trong cộng đồng tôn giáo để vận động quần chúng giáo dân thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

Thứ năm, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị để thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong thời kỳ hiện nay

Tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề vô cùng phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực xã hội. Công tác tôn giáo do đó cũng bao gồm nhiều mặt: Vận động tín đồ, chức sắc, tổ chức quản lý Nhà nước đối ngoại về tôn giáo , kết hợp nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy, công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị có sự phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo bằng pháp luật, còn các đoàn thể nhân dân, Mặt trận dân tộc thống nhất làm công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo.

Quan điểm này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo. Công tác tôn giáo chưa bao giờ bị xem nhẹ hay buông lỏng mà luôn được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Đảng một cách đồng bộ thông qua toàn bộ hệ thống chính trị. Chính điều này đảm bảo cho công tác tôn giáo có những bước phát triển vững chắc và hiệu quả.

Tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc trước hết vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và tinh thần trách nhiệm của các ban nghành đoàn thể trong hệ thống chính trị. Trong từng thời kỳ vận động và phát triển của cách mạng, Đảng ta đã luôn luôn bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, đề ra những chủ trương chính sách phù hợp để thực hiện tư tưởng đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng. Bước vào thời kỳ đổi mới , những chủ trương chính sách đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo đã có ý nghĩa quyết định tới việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, củng cố niềm tin của đồng bào theo tôn

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)