Nghĩa của vấn đề đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 57)

Minh

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội tương đối tế nhị, nhạy cảm và phức tạp, nó thường xuyên bị kẻ địch lợi dụng để chia rẽ chống phá cách mạng. Nhưng khác với C. Mác, Ph. Ăngghen, VI. Lênin, Hồ Chí Minh không đấu tranh trực diện với thần học Cơ đốc giáo, với giáo lý của đạo Phật, mà lại thường xuyên nhấn mạnh sự thống nhất giữ các tôn giáo với chủ nghĩa Mác, với chủ nghĩa xã hội, với cuộc sống kháng chiến của nhân dân ta về mục tiêu, khát vọng đấu tranh cho quyền lợi của những tầng lớp nhân dân và các dân tộc bị áp bức. Ở Việt Nam, vấn đề đoàn kết tôn giáo là một vấn đề quan trọng của chính sách đại đoàn kết dân tộc. Muốn đoàn kết tôn giáo , ngoài các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội không phân biệt đối với tất cả mọi công dân Viêt Nam, cần phải thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng đối với các tôn giáo. Ở Việt Nam, việc tiến hành cuộc đấu tranh về mặt thần học giáo lý một cách trực diện và căng thẳng sẽ rất có hại cho việc đoàn kết tôn giáo, là rơi vào âm mưu của kẻ thù đang cố sức che đậy cuộc chiến tranh xâm lược của chúng dưới chiêu bài là cuộc đấu tranh chống cộng sản vô thần để bảo vệ đạo.

Như vậy, giữa C. Mác, Ph. Ănghen, VI. Lênin và Hồ Chí Minh đã có cách giải quyết vấn đề tôn giáo trong những hoàn cảnh khác nhau, mỗi cách làm đều đúng. Trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới, quan điểm đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh vẫn còn có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Về mặt lý luận, Hồ Chí Minh chính là người mở ra khả năng kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo có thể cùng chung sống một cách hòa bình vì có những điểm chung nhất định. Những người xã hội chủ nghĩa có thể kế thừa được những giá trị tiến bộ của tôn giáo, nhất là ở khía cạnh nhân bản.

Triệt để tôn trọng tự do tín ngưỡng gắn liền với việc tăng cường tình đoàn kết và hòa hợp dân tộc là phương pháp rất hữu hiệu để giải quyết vấn đề tôn giáo, hướng mọi người vào mục tiêu chung của xã hội, đó là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

Về mặt thực tiễn, quan điểm về đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam để Đảng và Nhà nước ta hoạch định những chủ trương chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đúng đắn trong suốt quá trình cách mạng. Từ những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Hồ Chí Minh, chúng ta đã tiếp thu và hướng đồng bào có đạo đi theo cách mạng, không để kẻ thù lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng phục vụ tâm địa xấu xa của chúng. Qua đó làm cho đồng bào các tôn giáo tin tưởng vào chế độ xã hội mới, gắn kết được đạo với đời, lấy lý tưởng “tốt đời - đẹp đạo” làm mục tiêu hành động.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo đã được thực tiễn lịch sử nước ta kiểm nghiệm là hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ có ý nghĩa đương thời mà nó còn có cả ý nghĩa ngay cả trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. Khi nào chúng ta vận dụng và làm đúng tư tưởng của Người thì vấn đề tôn giáo trở nên bớt phức tạp; ngược lại khi nào chúng ta dùng những biện pháp cứng nhắc, rập khuôn, tả khuynh thì vấn đề đó trở nên hết sức phức tạp và dù không lộ rõ nhưng lại có khả năng dồn nén mâu thuẫn và khi có cơ hội sẽ bùng lên gây diễn biến phức tạp.

Đó là giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)