1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ

27 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

Khái niệm Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp các hoạt động kinh tế ngoài việc đem lại lợi ích hay thiệt hại trực tiếp cho những người sản xuất, sử dụng sản phẩm, mà nó còn gây các t

Trang 1

I Định nghĩa ngoại tác:

1 Khái niệm

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp các hoạt động kinh tế ngoài việc đem lại lợi ích hay thiệt hại trực tiếp cho những người sản xuất, sử dụng sản phẩm, mà nó còn gây các tác động bên ngoài, gây thiệt hại hoặc đem lại lợi ích một cách ngẫu nhiên (không chủ ý) cho những người không tham gia vào các quá trình hoạt động kinh tế đó.Và các thiệt hại hay lợi ích này đều không được thể hiện trong giá

cả thị trường, không được tính đến trong các quyết định sản xuất hay tiêu dùng Khi đó sẽ xuất hiện yếu tố ngoại tác

Vậy ngoại tác là khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng)

có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường

Ngoại tác có thể xuất hiện giữa: người sản xuất – người sản xuất; người tiêu dùng – người tiêu dùng hoặc giữa người sản xuất – người tiêu dùng

2 Phân loại:

Tùy thuộc vào hoạt động gây ảnh hưởng có lợi hay hại mà ta chia ra 2 loại: ngoại tác tiêu cực, ngoại tác tích cực

a Ngoại tác tiêu cực ( Ngoại tác âm):

Ngoại tác tiêu cực là ngoại tác mà hành vi của “thành viên” bên này đem lại thiệt hại về chi phí cho “thành viên” bên kia mà không được phản ánh trực tiếp thông qua giá cả thị trường, là sự chênh lệch về chi phí giữa chi phí cá nhân và chi phí xã hội, không hề có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi thành viên gây ảnh hưởng

Trang 2

+ MSB: lợi ích biên của xã hội, cũng chính là đường cầu Qd

+ MC: chi phí biên của doanh nghiệp + MEC: chi phí biên gây ô nhiễm phải trả cho xã hội + MSC: chi phí biên thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trả cho xã hội khoản gây hại

+ Q,P: sản lượng và giá cả thực tế + Q* & P*: sản lượng và giá cả tiềm năng đối với xã hội, doanh nghiệp nên sản xuất

+ Tam giác màu đỏ là tổn thất của xã hội khi doanh nghiệp sản xuất quá nhiều.

Ngoại tác tiêu cực : MC < MSC => QTT > Q*, nghĩa là chi phí biên của doanh

nghiệp thấp hơn so với chi phí biên mà xã hội phải chịu nên doanh nghiệp sản xuất

nhiều hơn số lượng xã hội mong đợi, gây tổn thất cho xã hội

Ví dụ:

- Khí thải từ xe cộ là ngoại tác tiêu cực vì nó tạo ra khói và người khác có thể bị

hít phải Ở đây người gây ô nhiễm là người sử dụng phương tiện giao thông nhưng

họ không phải trả hay chịu một chi phí bồi thường nào về vấn đề này Đòi hỏi

chính quyền phải can thiệp bằng cách đặt ra tiêu chuẩn phát thải , đánh thuế xăng

dầu

- Nhà máy sản xuất giấy thải nước thải xuống sông mà không phả chịu một chi

phí nào, mặc dù việc thải nước này đã gây nên những tổn thất cho các sinh vật

thuỷ sinh, làm giảm thu nhập của ngư dân; gây bệnh tật do sử dụng nước bị ô

nhiễm,…

b Ngoại tác tích cực ( Ngoại tác dương):

Trang 3

Ngoại tác tích cực là ngoại tác mà hành vi của “thành viên” bên này đem lại lợi

ích cho “thành viên” bên kia mà không được phản ánh trực tiếp qua giá cả thị

trường, là sự chênh lệch về lợi ích giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội

Ngoại tác tích cực: MB < MSB => QTT < Q*, nghĩa là lợi ích biên của doanh

nghiệp nhỏ hơn lợi ích biên của xã hội nên sản lượng được sản xuất thực tế ít hơn

sản lượng mong đợi, gây tổn thất cho xã hội

+ MB: đường lợi ích biên của doanh nghiệp + MEB: đường lợi ích biên mang lại cho đối tượng khác

+ MSB: lợi ích biên của xã hội, cũng chính là đường cầu Qd, đường doanh thu biên MR của xã hội

+ MSC: chi phí biên của xã hội phải trả + Q,P: sản lượng và giá cả thực tế + Q*, P*: sản lượng và giá cả tiềm năng đối với xã hội, doanh nghiệp nên sản xuất + Tam giác màu xanh là tổn thất xã hội khi doanh nghiệp sản xuất quá ít

Trang 4

Ví dụ:

- Một hộ gia đình trồng cây xanh, cây cảnh trên đất của gia đình mình nhưng lại làm đẹp cho cả khu phố Các gia đình trong phố được hưởng những lợi ích tốt đẹp này mà không phải trả một khoản nào, chủ nhân của ngôi nhà đó cũng không được nhận một khoản nào

- Nghiên cứu công nghệ mới: là ngoại tác tích cực vì nó tạo ra kiến thức mà mọi

người có thể sử dụng Nhưng lợi ích của tác giả hay nhà phát minh thì rất nhỏ Đòi hỏi chính quyền phải can thiệp bằng cách đặt ra quyền sở hửu, quyền tác giả, cấp bằng phát minh, sáng chế

II.Nguyên nhân:

1 Quyền sỡ hữu :

Các nguồn lực chung không được xác định một cách rõ ràng là nguyên nhân chính dẫn đên ngoại tác Nguồn lực chung này như nước, không khí, khoáng sản, đất,… Tất cả mọi người đều được tự do tiếp cận và có khả năng bị sử dụng quá mức

Ví dụ: các phương tiện giao thông xả khí thải vào không khí Vì không khí là nguồn lực chung của xã hội, ta không xác định rõ ràng được quyền sỡ hữu của bất kì ai đối với không khí Nên việc gây ô nhiễm bầu khí quyển là lỗi của người đi đường và việc ô nhiễm này gây đến những tác ngoại tác tiêu cực cho người khác Nhưng ta không thể qui trách nhiệm cho bất kì ai được

Trang 5

Tuy nhiên tại mức giá và sản lượng này, chi phí sản xuất xã hội cao hơn giá trị đối với người tiêu dùng dẫn đến tính phi hiệu quả kinh tế

Hình ảnh minh họa cho ngoại tác tiêu cực thông qua ví dụ Vedan thải nước chưa qua xử lý vào sông Thị Vải gây thiệt hại lớn cho người dân

Trục hoành của đồ thi cho biết sản lượng mà nhà máy sản xuất.Trục tung đo lường chi phí và lợi ích mà hoạt động này tạo ra, tính bằng tiền Đường MB cho biết lợi ích biên mà Vedan thu được ứng với từng mức sản lượng Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí mà nhà máy thực phải chi ra để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng, thí dụ như chi phí nhân công, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị…

Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đối với xã hội (MSC) sẽ gồm cả hai bộ phận cấu thanh: thứ nhất là chi phí mua sắm đầu vào của nhà máy mà giá trị của chúng được phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiêt hại mà HTX phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC Vì thế MSC sẽ bằng MPC cộng với MEC

Nếu Vedan là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả nhất tại điểm

MB = MC Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm B, tại đó MB = MPC Điểm này còn gọi là mức sản lượng tối ưu thị

Trang 6

trường.Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC Như vậy, Vedan gây ngoại tác tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xã hội.

Nếu chính phủ không có biện pháp buộc Vedan cắt giảm sản lượng thì thiệt hại gây ra cho xã hội sẽ là bao nhiêu? Có thể thấy ngay tổng tốn thất phúc lợi ròng của

xã hôi là tam giác ABC Điều này có thể được giải thích rằng:

Vì lơi ích ròng (hay lợi nhuận) mà Vedan thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi nhà áy duy trì mức sản lượng từ Qo đến Q1 là tam giác ABE Trong khi

đó, người dân khu vực sông Thị Vải sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm nhà máy thải ra Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất, người dân sẽ chịu thiệt môt khoản bằng MEC Vì thế, khi sản lượng tăng từ Qo đến Q1 thì tổng thiệt hại gây ra cho người dân sẽ là hình thang abQ1Qo Vì hình thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của nhà máy Vedan, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC Nếu xã hội có thể buộc nhà mãy cắt giảm sản lượng từ Q1 xuống Qo thì sẽ tiết kiệm được khoản tổn thất phúc lợi xã hội nói trên

Như vậy, có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa là một mưc sản lương không gây ô nhiễm bởi lẽ yêu cầu là phải tìm một mức ô nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải bù đắp những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính cả chi phí ô nhiễm

2

Trong tiêu dùng :

Một vài ngoại tác tiêu cực liên quan đến tiêu dùng sẽ làm cho mức sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng sản xuất tối ưu xã hội, và mức giá thực tế cao hơn mức giá tối ưu xã hội Khi người có xu hướng xài nhiều hàng hóa nội thì cũng sẽ làm cho sản lượng, và giá thực tế lớn hơn mức sản lượng tối ưu của xã hội gây ra các ngoại tác tiêu cự

Ví dụ:

Chẳng hạn như nồng độ cồn sẽ tạo ra ngoại tác tiêu cực trong tiêu dùng trong tiêu

dùng nếu việc tiêu dùng nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác Chẳng hạn bia-rượu trong trường hợp này, giá trị xã hội nhỏ hơn so với giá trị của cá nhân và sản lượng tối ưu của xã hội nhỏ hơn so với sản lượng được xác định bởi thị trường cá nhân

Trang 7

Trong trường hợp này, ta thường thấy chính phủ đánh thuế cao đối với các mặt hàng bia – rượu, tập trung vào các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu,…

Ngoại tác tiêu cực trong tiêu dùng làm cho giá trị xã hội (lợi ích xã hội biên) nhỏ hơn giá trị cá nhân (lợi ích cá nhân biên) và sản lượng tối ưu của xã hội ( Q0 ) nhỏ hơn so với sản lượng được xác định bởi thị trường cá nhân ( Qm )

3 Tóm lại:

Ngoại tác tiêu cực trong sản xuất hay tiêu dùng đều làm cho thị trường sản xuất ra một

số lượng lớn hơn sản lượng mà toàn xã hội mong muốn gây ra tổn thất cho xã hội (Sản lượng thực tế> sản lượng tối ưu) Nhưng trong sản xuất, ngoại tác tiêu cực làm cho giá

cả thực tế giảm so với giá cả tối ưu xã hội còn trong tiêu dùng thì ngoại tác tiêu cực làm tăng giá cả thực tế so với giá cả tối ưu xã hội

IV Biện pháp khắc phục ngoại tác:

A Biện pháp mệnh lệnh kiểm soát

IA Tiêu chuẩn môi trường:

MSB

P

MCMB

Trang 8

1/Định nghĩa:

Tiêu chuẩn môi trường (ES) được định nghĩa là khối lượng thể hiện dưới dạng các thông số cụ thể nào đó, nồng độ hoặc mức độ phát thải không được vượt quá giới hạn trong suốt một hoặc các chu kỳ thời gian Nếu các hãng vi phạm vượt quá mức chuẩn mực này sẽ bị phạt tiền, thậm chí còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đối với vấn đề môi trường có 3 loại tiêu chuẩn chính:

- Tiêu chuẩn môi trường xung quanh (Ambient Standards)

- Tiêu chuẩn phát thải (Emission Standards)

- Tiêu chuẩn công nghệ (Technology Standards)

a Tiêu chuẩn môi trường xung quanh: xác định mức độ ô nhiễm của môi

trường xung quanh không được phép vượt quá

Ví dụ : Chất lượng môi trường không khí xung quanh cho SO2 có 2 tiêu chí là bình quân hàng năm tối đa là 23 phần tỷ ppb và bình quân 24h tối đa là 115 ppb

b Tiêu chuẩn phát thải: là lượng chất thải mà nguồn gây ô nhiễm không bao giờ

được vượt quá

Khi áp dụng tiêu chuẩn đồng bộ, ta có mức phát thải của 2 doanh nghiệp bằng nhau: MAC1=MAC2=50

TAC= S1+S2+S3+S4

P

P

100100

3

2

Trang 9

Khi áp dụng tiêu chuẩn riêng lẽ, ta có MAC1=40, MAC2=60

TAC=S1+S2+S4

Một số dạng tiêu chuẩn phát thải:

- Tốc độ phát thải (ví dụ kg/giờ)

- Hàm lượng phát thải (phần triệu nhu cầu oxy sinh học,hay BOD trong nước)

- Tổng lượng chất thải (tốc độ phát thải*nồng độ*thời gian)

- Lượng chất thải/đơn vị sản lượng (SO2/kWh)

- Lượng chất thải /đơn vị nhập lượng (Sulphur/tấn than)

- Phần trăm chất gây ô nhiễm được loại bỏ (ví dụ 60% lượng chất thải được loại

bỏ trước khi thải ra)

c Tiêu chuẩn công nghệ: là những tiêu chuẩn quy định về công nghệ kỹ thuật

hoặc hoạt động mà chủ thể gây ô nhiễm phải áp dụng

Nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức phát thải ban đầu là E thì khoản lợi TAC thu được là S3

MSC

EE*

Trang 10

Nếu doanh nghiệp giảm mức phát thải ban đầu từ E xuống E* thì khoản lợi TAC của doanh nghiệp là S3+S4+S5

Tiêu chuẩn công nghệ bao gồm:

- Tiêu chuẩn thiết kế hoặc kỹ thuật

- Tiêu chuẩn sản phẩm,tiêu chuẩn nhập lượng

- TSB thường quy định chủ thể gây ô nhiễm sử dụng công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), công nghệ tốt nhất có thể áp dụng (BPT) hoặc công nghệ tốt nhất sẵn có khả thi về mặt kinh tế (BATEA)

IIA Giấy phép thải không thể chuyển nhượng:

1.Định nghĩa:

Giấy phép không thể chuyển nhượng là loại giấy phép do cơ quan quản lý môi trường ban hành Các chủ thể gây ô nhiễm sẽ được cấp giấy phép thải khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Các địa điểm xây dựng xí nghiệp có thể tối thiểu hóa các ảnh hưởng bất lợi về kinh tế, xã hội và môi trường

- Khi các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải lắp đặt thiết bị xử lý ô nhiễm

- Các xí nghiệp phải có các biện pháp bảo vệ môi trường khác, có các phương án đền bù cho người bị thiệt hại, thiết lập nên các quỹ môi trường để hỗ trợ hoạt động cải thiện môi trường

- Giấy phép ô nhiễm thường gắn liền với tiêu chuẩn môi trường quy định và chỉ

có giá trị đối với những người được cấp giấy phép,không được chuyển nhượng, cho mượn hay cho vay

2 Ưu điểm và hạn chế của biện pháp giấy phép phát thải không thể chuyển nhượng:

-Ưu điểm:

+ Công cụ này có tính pháp lý cao

Trang 11

+ Có phạm vi áp dụng rộng, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ngành sản xuất khác nhau

- Hạn chế:

+ Trong thực tế cơ quan quản lý môi trường không biết được hàm MEC và hàm MAC của từng doanh nghiệp Do đó 1một chuẩn mực môi trường được xác định đồng bộ cho ngành Do vậy phương pháp này không đạt được về mặt xã hội và khó phát huy về hiệu lực

+ Công cụ này đòi hỏi chi phí giám sát, kiểm tra, cưỡng chế, thực thi công cụ cao Nên khó áp dụng cho các nước đang phát triển

+ Công cụ này khuyến khích thấp việc cải tiến công nghệ trong khống chế chất thải

B.Biện pháp khuyến khích kinh tế

IB Thuế,phí phát thải:bao gồm thuế phát thải (phí) và thuế tính trên đơn vị sản phẩm (thuế pigou)

1/Định nghĩa:

Thuế phát thải (phí phát thải) là khoản phí mà người gây ô nhiễm phải trả cho

mỗi đơn vị ô nhiễm mà họ gây ra

Thuế pigou là khoản thuế mà người gây ô nhiễm phải trả tính trên đơn vị sản phẩm

Trang 12

Biểu đồ: Đánh thuế đối với ngoại ứng tiêu cực

Lập luận trên cơ sở lý thuyết:

Khi chịu thuế này đường MPC của nhà máy sẽ dịch chuyển song song lên thành MPC + t Để tối đa hóa lợi nhuận nhà máy sẽ đặt MB = MPC + t, tức là giảm sản lượng sản xuất MEC tại mức sản lượng tối ưu xã hội chính là đoạn aQ0, hay cũng

là đoạn AE Để không có tổn thất xã hội thì thuế đánh tối đa là t = MEC Khi đó chính phủ sẽ thu thêm được một khoản thuế là t.Q0, khoản thuế này sẽ được chính phủ sử dụng để đền bù cho người nông dân

2 Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp thuế, phí phát thải:

- Ưu điểm:

Trang 13

+ Doanh nghiệp khi chịu thuế này sẽ buộc phải giảm sản lượng xuống Q0 Điều này sẽ triệt tiêu được mất không xã hội hội do ngoại ứng gây ra Đồng thời khi doanh nghiệp cắt giảm sản lượng thì khối lượng xả thải các chất gây ô nhiễm cho môi trường sẽ giảm xuống.

+ Số tiền đền bù được chuyển đến tay người dân, có nghĩa được chuyển đến đối tượng chịu hậu quả sẽ giúp cho họ sớm có thể ổn định cuộc sống

- Nhược điểm:

+ Các yếu tố để xác định mức thuế sao cho phù hợp rất khó Bởi vì việc xác định

MB, MEC, MPC, MSC rất khó khăn Từ đó việc xác định Q0 và Q* là vô cùng khó khăn Mặt khác chúng ta không có đủ điều kiện, nhân lực, vật lực để xác định chính xác được Vì lẽ đó thuế t nhà nước đánh vào doanh nghiệp khó có thể làm hài lòng cả hai phía: doanh nghiệp và nhà nước

MSC P

MAC

T

nthuế, phíphátth ải

Chi phígiảmth ải

Trang 14

3 Ví dụ

+TẠI THỤY ĐIỂN

Việc đánh thuế phát thải khí Surphur tại th điển cũng đem lại những kết quả khả quan trong việc kiểm soát ô nhiễm, ước tính có tác động làm giảm 30% lượng phát thải trong thời gian từ năm 1989 đến năm 1995

+TẠI BA LAN

Ba Lan đã áp dụng kết hợp các công cụ kt để giảm lượng ô nhiễm và hỗ trợ tài chính cho công tác xử lí ô nhiễm thuế phát thải đối với surphur của Ba Lan trong thời gian 1990 đến năm 1996 dao động trong khoảng từ 60 đến 100 usd/tấn SO2 việc áp dụng công cụ phát thải ở Ba Lan đã thành công trong việc khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh giảm ô nhiễm đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách nhằm đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường

Ngày đăng: 15/03/2015, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w