1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KINH tế VI mô ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG rửa tiền đến nền kinh tế việt nam

49 625 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 234,54 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................6 NỘI DUNG...................................................................................................................7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN......................................................7 1.1. Tóm tắt lịch sử hoạt động rửa tiền...................................................................7 1.2. Định nghĩa hoạt động rửa tiền.........................................................................8 1.2.1. Định nghĩa theo các nhà tội phạm học..................................................8 1.2.2. Định nghĩa theo quan điểm kinh tế học................................................8 1.2.3. Định nghĩa theo cơ sở pháp luật............................................................9 1.3. Quy trình rửa tiền...............................................................................................10 1.4. Các hình thức rửa tiền........................................................................................13 1.5. Hậu quả chung của rửa tiền..............................................................................14 1.5.1. Những thị trường mới nổi dễ bị tổn thương........................................15 1.5.2. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân.................................................15 1.5.3. Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính............................................16 1.5.4. Làm mất sự kiểm soát chính sách kinh tế............................................16 1.5.5. Sự sai lệch và mất ổn định về kinh tế...................................................17 1.5.6. Gây tổn hại Ngân khố quốc gia............................................................17 1.5.7. Gây nên rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hoá....................................18 1.5.8. Nguy cơ tổn hại danh tiếng...................................................................18 1.5.9. Những cái giá phải trả về mặt xã hội.................................................18 1.6. Nạn rửa tiền ở một số quốc gia trên thế giới. .................................................19 1.7. Văn bản pháp luật về chống rửa tiền..............................................................20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM –TRỞ NGẠI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ..................................................22 2.1. Khái quát chung hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.......................................22 2.2. Phương thức, thủ đoạn rửa tiền điển hình tại Việt Nam..............................23 2.2.1. Hoạt động thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.........................24 2.2.2. Hoạt động thông qua thị trường bất động sản....................................24 2.2.3. Hoạt động thông qua các hình thức tài trợ thương mại….…............26 2.2.4. Một số thủ đoạn rửa tiền khác...............................................................26 2.3. Các vụ án rửa tiền và nghi ngờ có dấu hiệu rửa tiền được phát hiện ở Việt Nam...........................................................................................................................27 2.3.1.Vụ án tội phạm nước ngoài vào Việt Nam để lừa đảo tín dụng...................................................................................................................27 2.3.2. Hành vi rửa tiền trong vụ tham ô xăng dầu tại Công ty Chế biến kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ (đơn vị chủ quản của Xí nghiệp xăng dầu dầu khí Vũng Tàu).................................................................................................27 2.3.3. Vụ án tội phạm nước ngoài dùng chứng từ giả mở tài khoản tại các NHVN để thực hiện các giao dịch chuyển tiền...............................................28 2.3.4. Vụ án rửa tiền xuyên quốc gia đầu tiên tại Việt Nam..........................28 2.3.5 Một vài vụ án khác cũng liên quan đến hành vi rửa tiền ViệtNam tại.......................................................................................................................28 2.4. Rửa tiền trở ngại cho sự phát triển kinh tế.....................................................29 2.4.1. Tác động lên hệ thống tài chính..........................................................30 2.4.2. Tác động đến các hoạt động chính thức............................................31 2.4.3. Tác động lên khu vực nước ngoài.......................................................31 2.5. Nguyên nhân......................................................................................................32 2.5.1. Do đặc điểm nền kinh tế Việt Nam......................................................32 2.5.2. Do cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán còn lỏng lẻo …33 2.5.3. Do hệ thống pháp luật tài chính, ngân hàng còn chưa được hoàn thiện.................................................................................................................33 2.5.4. Do một số quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn mờ ám, chưa được công khai, minh bạch............................................................................34 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ......................................35 3.1. Sự cần thiết của luật pháp về chống rửa tiền ở Việt Nam và định hướng phát triển chống rửa tiền.................................................................................................35 3.1.1. Sự cần thiết của luật pháp về chống rửa tiền ở Việt Nam...............35 3.1.2. Định hướng phát triển.........................................................................36 3.2. Các kiến nghị với Việt Nam...............................................................................37 3.2.1. Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..................................................37 3.2.2. Với hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam.............................37 3.2.2.1. Chính sách nhận diện khách hàng........................................37 3.2.2.2. Giao dịch đáng ngờ..................................................................40 3.2.2.3. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm toán nội bộ…...............41 3.2.2.4. Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất của hệ thống ngân hàng .trong nước, phát triển các hệ thống thanh toán điện tử, từ đó đẩy lùi nền kinh tế tiền mặt. ............................................................................42 3.2.3. Với nhà nước và chính phủ Việt Nam..............................................42 3.2.3.1. Với hệ thống pháp luật...........................................................42 3.2.3.2. Hợp tác quốc tế và phòng chống rửa tiền...........................43 3.2.3.3. Phát triển các biện pháp tới người dân..............................44 3.2.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan........................................................................................................44 3.2.3.5. Phát triển nguồn vốn trong nước......................................... 44 KẾT LUẬN..............................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động rửa tiền thường gắn liền với một hoặc nhiều hoạt động tội phạm.Do vậy hậu quả của nạn rửa tiền là vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội, nó có thể phá huỷ nền kinh tế, an ninh và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, đồng thời nó khuyến khích hoạt động mua bán ma tuý, khủng bố, các quan chức Nhà nước tham nhũng và kéo theo những hoạt động phạm tội khác; nó tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động và làm sai lệch quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, làm tăng nguy cơ phá sản của các ngân hàng và làm mất đi vai trò kiểm soát các chính sách của Chính phủ... Nếu không kiểm soát được, nạn rửa tiền có thể ăn mòn tình hình tài chính của một nước do gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới tỷ giá, lãi suất và tác động đến hệ thống tài chính toàn cầu. Có thể nói nạn rửa tiền không chỉ là vấn đề của các cơ quan thực thi pháp luật mà nó còn là mối đe doạ nghiêm trọng nền an ninh của một quốc gia và cộng đồng quốc tế... Vì những lý do này mà chống rửa tiền đang là một yêu cầu cấp bách đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với mong muốn góp ý kiến vào cuộc đấu tranh chống rửa tiền đầy khó khăn này, nhằm từng bước làm trong sạch hệ thống tài chính, ổn định kinh tế xã hội, nhóm mạnh dạn đưa ra đề tài: Rửa tiền là gì? Hãy trình bày sự ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến nền kinh tế Việt Nam. Do còn hạn chế về nhiều mặt, chắc chắn đề tài còn những thiếu sót nhất định. Rất mong cô và bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 9:

Nguyễn Thị Thanh

Phạm Thị Thanh

Nhận xét của giáo viên:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày… tháng……năm 2013

Giáo viên

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ

ĐẦU 6 NỘI

DUNG 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỬA

Trang 4

1.5.1 Những thị trường mới nổi dễ bị tổn

Trang 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM –TRỞ NGẠI CHO PHÁT TRIỂN KINH

2.3.1.Vụ án tội phạm nước ngoài vào Việt Nam để lừa đảo tín

dụng 27

2.3.2 Hành vi rửa tiền trong vụ tham ô xăng dầu tại Công ty Chế biến kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ (đơn vị chủ quản của Xí nghiệp xăng dầu dầu khí Vũng

Tàu) 27

2.3.3 Vụ án tội phạm nước ngoài dùng chứng từ giả mở tài khoản tại các NHVN để thực hiện các giao dịch chuyển

tiền 28

Trang 6

2.3.4 Vụ án rửa tiền xuyên quốc gia đầu tiên tại Việt

Nam 28

2.3.5 Một vài vụ án khác cũng liên quan đến hành vi rửa tiền ViệtNam tại 28

2.4 Rửa tiền trở ngại cho sự phát triển kinh

2.5.4 Do một số quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn mờ ám, chưa được công khai, minh

bạch 34

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN

NGHỊ 35

Trang 7

3.1 Sự cần thiết của luật pháp về chống rửa tiền ở Việt Nam và định hướng phát triển chống rửa

ngờ 40 3.2.2.3 Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm toán nội bộ… 41

3.2.2.4 Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất của hệ thống ngân hàng trong nước, phát triển các hệ thống thanh toán điện tử, từ đó đẩy lùi nền kinh tế tiền mặt.

42 3.2.3 Với nhà nước và chính phủ Việt Nam 42

3.2.3.1 Với hệ thống pháp luật 42 3.2.3.2 Hợp tác quốc tế và phòng chống rửa tiền 43

Trang 8

3.2.3.3 Phát triển các biện pháp tới người dân 44

3.2.3.4 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên

quan 44

3.2.3.5 Phát triển nguồn vốn trong nước 44

KẾT

LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động rửa tiền thường gắn liền với một hoặc nhiều hoạt động tộiphạm.Do vậy hậu quả của nạn rửa tiền là vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế

- xã hội, nó có thể phá huỷ nền kinh tế, an ninh và gây ra những hậu quả xấu cho

xã hội, đồng thời nó khuyến khích hoạt động mua bán ma tuý, khủng bố, các quanchức Nhà nước tham nhũng và kéo theo những hoạt động phạm tội khác; nó tácđộng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và làm sai lệch quá trình hoạch định chínhsách kinh tế vĩ mô, làm tăng nguy cơ phá sản của các ngân hàng và làm mất đi vaitrò kiểm soát các chính sách của Chính phủ Nếu không kiểm soát được, nạn rửatiền có thể ăn mòn tình hình tài chính của một nước do gây ra những ảnh hưởng bấtlợi tới tỷ giá, lãi suất và tác động đến hệ thống tài chính toàn cầu Có thể nói nạn

"rửa tiền" không chỉ là vấn đề của các cơ quan thực thi pháp luật mà nó còn là mối

đe doạ nghiêm trọng nền an ninh của một quốc gia và cộng đồng quốc tế

Vì những lý do này mà chống rửa tiền đang là một yêu cầu cấp bách đối vớicác quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam

Với mong muốn góp ý kiến vào cuộc đấu tranh chống "rửa tiền " đầy khókhăn này, nhằm từng bước làm trong sạch hệ thống tài chính, ổn định kinh tế xã

hội, nhóm mạnh dạn đưa ra đề tài: " Rửa tiền là gì? Hãy trình bày sự ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến nền kinh tế Việt Nam".

Do còn hạn chế về nhiều mặt, chắc chắn đề tài còn những thiếu sót nhấtđịnh Rất mong cô và bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thànhcảm ơn!

Trang 10

NỘI DUNG:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Tóm tắt lịch sử của hoạt động rửa tiền.

Các vụ liên quan tới rửa tiền xuất hiện từ năm 1920 tại Mỹ Trong đó, trườngđua ngựa và chơi xổ số là hai hình thức sơ khai nhất của rửa tiền Tội phạm bỏ tiền

ra mua xổ số trúng thưởng của người thắng cuộc trong khi chơi xổ số hoặc cượcđua ngựa với giá cao rồi lấy vé đó đi lĩnh tiền thưởng Tuy nhiên, theo Billy-mộtchuyên gia nghiên cứu rửa tiền tại Anh, phải đến năm 1973 cụm từ “moneylaundering” (rửa tiền) lần đầu tiên mới thức được sử dụng trong một số văn bảnpháp luật

Vào năm 1994, theo số liệu của Financial Times ra ngày 18/10/1994, số tiềnđược rửa hàng năm trên thế giới được thống kê với con số xấp xỉ khoảng 500 tỷUSD

Dựa trên báo cáo năm 2000 của cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tếcho tới nay số các nước có tình trạng rửa tiền ở mức độ đáng lo ngại đã lên tới mứchai con số Cụ thể, chia mức độ rửa tiền ở các quốc gia thành ba cấp độ chủ yếu:nhóm mức độ lo ngại cao; nhóm mức độ lo ngại trung bình; nhóm được theo dõi

Sự phân chia này dựa trên các tiêu chí:

 Có hay không những cơ quan tài chính của quốc gia tiến hành các giao dịch

có liên quan trực tiếp đến lượng tiền thu được từ những tội phạm nghiêmtrọng

 Phạm vi của hoạt động xét xử hay bất cập ảnh hưởng đến rửa tiền

 Bản chất và quy mô của tình trạng rửa tiền tại quốc gia (ví dụ: ở đó có haykhông có dính dáng đến ma túy hay những hoạt động buôn lậu)

 Những cách thức mà mỗi quốc gia quan tâm đến tình hình cụ thể khi có chinhánh quốc tế

 Những tác động hiện tại mà mỗi quốc gia quan tâm

 Có hay không việc giới hạn các hành vi bảo vệ pháp luật được phép chỉ racác vấn đề cụ thể

Trang 11

 Có hay không việc thiếu thủ tục cho phép hoạt động và bỏ sót các trung tâmbuôn bán và tài chính nước ngoài.

 Có hay không giới hạn pháp luật đang thực thi ngày càng hiệu quả; và có sựhợp tác quốc tế trong việc chống rửa tiền

Dựa trên các tiêu chí này, INCSR đã đưa ra bảng danh sách các quốc gia/nhóm mức độ lo ngại về rửa tiền năm 2000 Tới năm 2001, theo số liệu của Quỹquốc tế (Internationl Monetary Fund-IMF), con số ước tính về lượng tiền tham giaquá trình rửa tiền nằm trong khoảng 2-5% tổng GDP toàn cầu

Tới năm 2010, theo tính toán của ngân hàng Thế giới trong năm 2010,lượng tiền được rửa đã nằm trong khoảng 645 đến 1612,63 tỷ USD (cao hơn GDPcủa cả quốc gia đứng thứ 10 thế giới là Mexico với 637,2 tỷ USD) Đặc biệt, lượngtiền được rửa qua các năm ngày càng cao theo sự phát triển của kinh tế thế giới nóichung và của từng khu vực riêng lẻ nói riêng Có thể nói, vấn đề rửa tiền khôngphải là một vấn đề mới mà nó đã tồn tại rất lâu trên thế giới và có rất nhiều vấn đềphức tạp cần phải nghiên cứu

1 2 Định nghĩa về hoạt động của rửa tiền.

1.2.1 Định nghĩa theo các nhà tội phạm học.

Theo quan điểm của các nhà tội phạm học: Rửa tiền là hoạt động mà bọntội phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tộilỗi Hoạt động rửa tiền là hành vi hợp thức hóa những khoản tiền thu được từ hoạtđộng phạm tội Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhấtgiữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó Hình thức biểu hiện lợinhuận có được ban đầu thông thường là tiền, nhưng sau các giai đoạn chuyển đổi

để hợp pháp hóa tiền đã có các hình thức biểu hiện khác như: Ngân phiếu, thẻ tíndụng, bất động sản…Nhìn chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt độngrửa tiền bao gồm những lợi ích kinh tế của hoạt động rửa tiền mang lại được quy là

“ sản phẩm của tội phạm”

1.2.2 Định nghĩa theo quan điểm kinh tế học.

Hoạt động rửa tiền được xem là một hành động kinh tế và nội dung kháiquát nhất của hoạt động rửa tiền đó chính là “hoạt động kinh tế siêu vĩ mô”

Trang 12

Nghiên cứu “hoạt động kinh tế siêu vĩ mô” chính là nghiên cứu (tiền ảo),bao gồm: sản xuất tiền ảo và biến tiền ảo thành tư bản; từ đó vạch ra được hình tháicủa học thuyết mới về phát triển Để hiểu rõ “tiền ảo” là gì có thể sử dụng ví dụsau: Nếu một cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế tuyên bố rằng mình cómột khoản tiền nào đó gửi ở chi nhánh nước ngoài của một ngân hàng nào đó màđược những cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức chịu sự chi phối của chủ thể đềuchấp nhận, thì khoản tiền đó, dù là không có, là ảo, cũng trở thành tiền thật Từ đó

có thể nhận thấy “rửa tiền” cũng chính là một bộ phận của hoạt động kinh tế siêu vĩ

mô, trong đó tội phạm thông qua quá trình tạo tiền ảo tại các trung tâm tài chínhnước ngoài để thực hiện hoạt động rửa tiền của mình Trong tác phẩm “Thế giớitoàn cảnh- Ramses 2001” có đề cập tới vấn đề này thông qua ví dụ sau: “Ngânhàng Hawala: được thành lập dựa trên sự phối hợp giữa một số nhóm dân tộc.Người gửi tiền bảo đảm là có một khoản tiền tương đương trong tài khoản mộtngân hàng nước ngoài Tiền thù lao sẽ trả tiền thù lao thông qua các giao dịchthông thường

Đây có thể coi là một trong số rất nhiều cách để tội phạm lợi dụng nhằmrửa tiền “bẩn” trên cơ sở kinh tế học Ở đây, không tập trung áp đặt các định nghĩakinh tế học vào cho quá trình rửa tiền bởi lẽ rửa tiền là một phần rất nhỏ của kinh

tế học siêu vĩ mô mà quan trọng nhất các công cụ kinh tế không đủ sức mạnh kiểmsoát nó Bởi vậy, để có định nghĩa đúng hơn vấn đề cần đứng trên quan điểm phápluật về vấn đề rửa tiền

1.2.3 Định nghĩa theo cơ sở pháp luật.

Theo Nghị định số 74/CP về phòng chống rửa tiền có hiệu lực ngày1/8/2005 của chính phủ Việt Nam:

Ngày 7/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòngchống rửa tiền Trong điều 3, khoản 1 của nghị định này, lần đầu tiên thuật ngữ rửatiền được sử dụng và giải thích như sau:

Rửa tiền là hành vi của cá nhân,tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản

do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:

 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tàisản do phạm tội mà có

Trang 13

 Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng,vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có.

 Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặctìm cách che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bảnchất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền,tài sản do phạm tội mà có

Như vậy, thông qua các quan điểm kinh tế, pháp luật trên thế giới và tại Việt

Nam,có thể khái quát khái niệm rửa tiền như sau: Rửa tiền bản chất là quá trìnhchuyển đổi các nguồn tiền bất hợp pháp (kiếm được do các hoạt động bất hợppháp: buôn bán thuốc phiện, ma túy, tham nhũng, …) thông qua các kênh tàichính để che dấu nguồn gốc, khiến chúng có thể tái tham gia thị trường mộtcách hợp pháp Thông qua các số liệu và báo cáo qua các năm của các tổ chứckinh tế lớn trên thế giới, có thể khẳng định hoạt động rửa tiền đã vượt qua giớihạn kiểm soát của các chính sách kinh tế và trở thành một hoạt động phạm tộithật sự, cần thông qua các biện pháp pháp luật để phòng chống

1.3 Quy trình rửa tiền.

Việc rửa tiền gồm 3 bước và đôi khi cũng chồng chéo nhau: sắp xếp, chianhỏ và pha trộn

 Trong khâu sắp xếp, số tiền phải được chuyển đổi để che dấu nguồngốc bất hợp pháp Ví dụ: tiền buôn bán ma tuý bất hợp pháp hầu hết làcác tờ giấy bạc nhỏ và số lượng thậm chí còn nặng nề và cồng kềnhhơn lượng ma tuý bán ra

Chuyển đổi những tờ giấy bạc này sang một đơn vị tiền tệ lớn hơn, séc, tiềnmặt hoặc những cách thức thanh toán khác, thường là sự trao đổi tiền mặt (như nhàhàng, khách sạn, các công ty kinh doanh máy bán hàng tự động, sòng bạc và rửaxe)

 Trong khâu chia nhỏ, bọn rửa tiền thường cố gắng che dấu những đầumối của số tiền qua các hoạt động tội phạm bằng cách chia nhỏ số tiềnqua các vụ kiếm chác khổng lồ Ví dụ, bọn tội phạm nếu muốn rửa sốtiền lớn thì sẽ thành lập các công ty buôn bán ở những nước mà chúngbiết rằng không có những quy định bảo mật ngân hàng tinh vi, khắt

Trang 14

khe hoặc những quy định về chống rửa tiền lỏng lẻo Số tiền "bẩn"này sau đó sẽ luân chuyển dưới những vỏ bọc này cho tới khi chúnghoàn toàn trở nên "sạch sẽ".

Những vụ giao dịch như thế này thường được nguỵ trang và trà trộn vớihàng tỉ tỷ đô la giao dịch hợp pháp mỗi ngày Hình thức "đòi nợ" và "hoá đơn đúp"thường là những mánh khoé hay dùng Trong hình thức "đòi nợ", bọn tội phạmthường gửi tiền ở nước ngoài để bí mật kiểm soát và sau đó ném tiền vào các công

ty "đòi nợ" trở lại Thủ tục này được sử dụng vì rất khó có thể xác định được coithực sự quản lý tài sản ở một số nước Trong hình thức "Hoá đơn đúp", việcchuyển tiền ra hoặc vào một nước - một ngân hàng nước ngoài thường quy ước giữhai quyển sổ hoá đơn Để chuyển số tiền "sạch" này sang Mỹ đánh phí rất cao đốivới hàng hoá, dịch vụ Để chuyển đi số tiền này (để tránh đánh thuế) các công ty

 Khâu cuối cùng là pha trộn, là kỳ thâu tiền của bọn tội phạm Ở khâunày, bọn tội phạm sẽ chuyển số tiền để đầu tư các hoạt động kinh tếlớn - thường là các hình thức đầu tư điển hình như bất động sản, muabán các hàng hoá xa xỉ

Ngoài ra, người ta còn quan tâm việc rửa tiền dưới góc độ là các giao dịchnhằm che đậy nguồn tài sản chính để những tài sản này được sử dụng không cầnphải thoả thuận với giới tội phạm - những kẻ đang cố gắng sử dụng chúng

Với quan điểm như vậy thì các giao dịch rửa tiền được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn sắp đặt: quá trình sắp đặt các nguồn tiền bất hợp

pháp vào các tổ chức tài chính thông qua việc đặt cọc, ký quỹ, chuyển tiền hoặccác phương tiện khác

Trang 15

Giai đoạn 2: Giai đoạn phân loại: Quá trình chia tách nguồn tiền bất hợp

pháp khỏi nguồn gốc của nó bằng cách sử dụng một loạt các giao dịch tài chính đểlàm "trong sạch" đồng tiền một cách hợp pháp

Giai đoạn 3: Giai đoạn gộp lại: Tập trung thu hồi tiền về từ các tài khoản

nhưng không làm cho các cấp chính quyền nghi ngờ hay chính là việc sử dụng cácgiao dịch có vẻ hợp pháp để che đậy nguồn tiền bất hợp pháp

Bằng những quá trình này, tội phạm chuyển nguồn tiền có được từ nhữnghoạt động bất hợp pháp thành tiền với nguồn gốc có vẻ hợp pháp

Quan niệm này có vẻ chưa phản ảnh đầy đủ khái niệm "rửa tiền " bởi mớichỉ để cập chủ yếu tới "rửa tiền " liên quan tới hệ thống tài chính Tuy nhên, cũnggiống như quan niệm ban đầu, nó cũng phản ánh được bản chất của "rửa tiền" làbiến các nguồn tiền thu nhập bất hợp pháp thành nguồn thu có vẻ hợp pháp

Một mô hình khái quát về chu trình rửa tiền:

Hình 1.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT CHU TRÌNH RỬA TIỀN THÔNG THƯỜNG

1.4 Các hình thức rửa tiền

Trang 16

Việc thực hiện các chu trình rửa tiền thường thông qua một số hình thứcnhất định Ở đây xin đề cập một số hình thức rửa tiền mà các tổ chức phạm tội trênthế giới thường sử dụng Đó là:

 Cơ cấu lại: Đây là hình thức tẩy rửa tiền thông dụng nhất Nó liênquan đến nhiều cá nhân, mỗi người giữ với một lượng tiền nhỏ hoặcmua hối phiếu ngân hàng dưới 10.000 USD Phương pháp này thôngdụng ở Mỹ và Canada

 Đổi tiền: Đổi tiền cung cấp một dịch vụ cho phép các cá nhân muangoại tệ, và sau đó số ngoại tệ này được chuyển ra nước ngoài Tiềncũng có thể được gửi qua đường điện tín - tới các ngân hàng nướcngoài ở mọi nơi trên thế giới

 Mua tài sản: Bọn chuyên rửa tiền thường mua những đồ vật đắt tiềnnhư ô tô, tàu thuyền, máy bay hoặc bất động sản Trong nhiều trườnghợp bọn tội phạm có thể sử dụng bất động sản trên, nhưng thườngđăng ký bất động sản này dưới tên người khác

 Qua người môi giới cổ phiếu: Là hình thức mà bọn rửa tiền thông quangười môi giới cổ phiếu dùng tiền mặt để mua một số lượng cổ phiếulớn và sau đó chúng trở thành cổ đông của các công ty cổ phần - chủ

sở hữu hợp pháp

 Chuyển tiền bằng điện tín hoặc thư chuyển tiền: Phương thức này chophép chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác hoặc sang quốc gia khác

mà không phải mang tiền đi

 Rửa tiền trong các sòng bạc: Thông qua hình thức cá cược, đánh bạc,tiền thắng bạc có thể được coi như có nguồn gốc hợp pháp

 Làm sạch: Thông qua các cá nhân để đổi đồng tiền mệnh giá như lấytiền có mệnh giá lớn Đây là một cách làm phổ thông, có thể đổi ởnhiều ngân hàng mà không gây sự nghi ngờ

 Kinh doanh hợp pháp: Bọn tội phạm tiến hành kinh doanh hoặc đầu tưkinh doanh nhằm mục đích trộn lẫn số tiền thu được từ hoạt động phipháp và hoạt động kinh doanh hợp pháp Dưới hình thức này, bọn tội

Trang 17

phạm mua những nhà hàng, quán bar, hộp đêm, khách sạn, quầy thuđổi tiền, các hãng máy móc, điểm rửa xe

Ngoài ra bọn rửa tiền có thể thoả thuận với người bán tài sản ghi trên hoáđơn giá trị thấp hơn giá trị thực tế và hối lộ khoản chênh lệch cho người bán Bằngcách này bọn tội phạm rửa tiền có thể mua một tài sản có giá trị lớn với giá thấp.Sau khi giữ tài sản trên một thời gian thì bọn rửa tiền bán ra với giá trị thực của tàisản đó hoặc cao hơn

Đặc biệt trong xu thế phát triển thị trường tài chính mới (các công cụ phátsinh) được củng cố và nâng cao thì các hình thức rửa tiền mới sẽ phát sinh và ngàycàng khó nhận diện Điều này xảy ra là vì:

- Một khối lượng lớn "tiền bẩn" được dấu kín nguồn gốc

- Chứng khoán tính lỏng cao có thể mua bán nhanh trong một thời gianngắn (có thể một vài lần trong một ngày làm việc)

- Mục đích của việc chuyển tiền khó đánh giá

- Rất ít và không có thời gian để điều tra sự nghi ngờ

Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ được sử dụng lần đầu tiên trên vào năm 1976,nghiệp vụ hoán đổi lãi suất được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1981 Tuy nhiên,cho đến nay, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đã chiếm một tỷ trọng lớn trong các giaodịch công cụ tài chính mới

Tóm lại, cho dù hình thức rửa tiền có tinh vi đến đâu cũng có kẽ hở Vấn đề

là các quốc gia phải tận dụng được những kẽ hở này để nâng cao hiệu quả cuộc đấutranh "chống rửa tiền"

1.5 Hậu quả chung của rửa tiền.

Nếu nạn "rửa tiền " không được phát hiện và ngăn chặn sẽ dẫn đến nhữnghậu quả gì? Qua nghiên cứu và đánh giá cho thấy: Nạn rửa tiền có thể phá huỷ nềnkinh tế, an ninh và gây những hậu quả xấu cho xã hội Nó khuyến khích, mua bán

ma tuý, khủng bố, buôn bán vũ khí trái phép, quan chức Nhà nước tham nhũng vànhững hoạt động tội phạm khác Những hậu quả của nạn "rửa tiền" phải kể đến là:

Trang 18

1.5.1 Những thị trường mới nổi dễ bị tổn thương.

Nạn "rửa tiền" không chỉ là một vấn đề của các thị trường tài chính lớn vàTrung tâm tài chính của thế giới mà còn là một vấn đề đối với những thị trườngmới nổi Quả vậy, bất kỳ quốc gia nào trong hệ thống tài chính quốc tế đều bị nguyhiểm Vì các thị trường mới nổi của các khu vực tài chính và kinh tế, nên chúngngày càng trở thành cái đích để ngắm đối với các hoạt động rửa tiền

Những nỗ lực ngày càng tăng của các Chính phủ ở những thị trường tàichính lớn và những Trung tâm tài chính quốc tế nhằm chống lại hoạt động rửa tiềnlại khuyến khích những kẻ rửa tiền chuyển các hoạt động của chúng sang những thịtrường mới nổi Như bằng chứng cho điều này là sự luân chuyển tiền mặt ngàycàng tăng qua biên giới để tới những thị trường quản lý lỏng lẻo trong việc pháthiện việc rửa tiền vào hệ thống tài chính và sự đầu tư đang gia tăng của nhữngnhóm tội phạm có tổ chức vào bất động sản và kinh doanh trong những thị trườngđang nổi Việc xem xét kỹ một số ảnh hưởng tiêu cực này trong cả nền kinh tế vi

mô và vĩ mô lý giải tại sao nạn rửa tiền lại là một mối đe doạ nghiêm trọng, đặcbiệt là ở những thị trường đang nổi

1.5.2 Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân.

Một trong những tác động kinh tế vi mô nghiêm trọng nhất của nạn rửa tiền

là ở khu vực tư nhân Những kẻ rửa tiền dùng những công ty nguỵ trang để trộn lẫnkhoản tiền từ những hoạt động bất chính với những khoản tiền hợp pháp để chedấu khoản tiền bất hợp pháp Ví dụ như ở Hoa Kỳ, tội phạm có tổ chức đã dùngnhững cửa hàng bán pizza để che đậy những khoản tiền bất chính từ buôn bánheroin Những công ty ngụy trang này có thể tiếp cận với những nguồn tiền bấtchính và những nguồn tiền này bao cấp toàn bộ sản phẩm và dịch vụ của công ty ởmức độ thấp hơn tỷ giá thị trường

Trong một số trường hợp các công ty ngụy trang này có thể đưa ra nhữngsản phẩm với giá thấp hơn giá thành sản phẩm Do vậy, những công ty ngụy trang

có lợi thế cạnh tranh hơn so với những công ty hợp pháp trong thu hút vốn từ cácthị trường tài chính Điều này làm cho các doanh nghiệp hợp pháp rất khó khănnếu không muốn nói là không thể cạnh tranh lại được với những công ty ngụytrang với nguồn vốn được bao cấp, một tình huống mà các tổ chức tội phạm có thểgây hại cho đa số các doanh nghiệp tư nhân

Trang 19

Rõ ràng là sự quản lý của các công ty tội phạm này không phù hợp vớinhững nguyên tắc của các doanh nghiệp trong thị trường tự do truyền thống, điềunày sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế vĩ mô.

1.5.3 Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính.

Tổ chức tài chính dựa vào các nguồn tiền bất chính gặp nhiều thử tháchtrong việc quản lý một cách thích đáng tài sản, tiền nợ và sự hoạt động của nó Ví

dụ như một số lượng tiền lớn được rửa có thể được chuyển đến một tổ chức tàichính nhưng sau đó lại biến mất một cách đột ngột, không thông báo qua sựchuyển giao hữu tuyến để đối phó với những nhân tố phi thị trường như nhữnghoạt động nhằm thực thi luật pháp Điều này có thể gây ra những vấn đề cho khảnăng thanh toán tiền mặt và hoạt động của các ngân hàng

Thực tế, các hoạt động phạm tội đã liên kết với một số ngân hàng thua lỗtrên toàn cầu, bao gồm cả ngân hàng Internet đầu tiên- Ngân hàng của khối cộngđồng chung châu Âu Hơn nữa, một số cuộc khủng hoảng tài chính trong nhữngnăm 90 như sự lừa đảo, nạn rửa tiền, những vụ ăn trộm ở BCCI và sự sụp đổ năm

1995 của Ngân hàng Barings như là một kế hoạch bắt nguồn từ sự liều lĩnh donhững nhà kinh doanh ở các công ty được bao cấp thực hiện- Có những yếu tố lừađảo hoặc tội phạm nghiêm trọng

1.5.4 Làm mất sự kiểm soát chính sách kinh tế.

Micheal Camdesus, cựu giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã dựtính rằng qui mô to lớn của nạn rửa tiền đã chiếm từ 2 đến 5% tổng sản lượng quốcnội của thế giới, hay ít nhất 600.000 triệu đô la Tại một số nước có những thịtrường mới nổi, những khoản tiền bất hợp pháp này làm cho ngân khố của Chínhphủ nhỏ lại, kết quả là Chính phủ mất quyền kiểm soát chính sách kinh tế Thựcvậy, trong một số trường hợp, số lượng khổng lồ của những tài sản có được do rửatiền có thể được sử dụng làm lũng đoạn thị trường trong khu vực và thậm chí cảnhững nền kinh tế nhỏ

Nạn rửa tiền có thể tác động bất lợi đến đồng tiền và tỷ lệ lãi suất vì những

kẻ rửa tiền tái đầu tư vào những tổ chức mà âm mưu của chúng ít có khả năng bịphát hiện hơn là đầu tư vào những nơi mà tỷ lệ lợi nhuận cao Chính điều này làmcho chúng ta không xác định được những thay đổi về nhu cầu tiền tệ và sự biến

Trang 20

đổi gia tăng của các nguồn vốn dẫn tới mục tiêu chính sách tiền tệ quốc giakhông được thực hiện.

Nạn rửa tiền có thể làm tăng mối đe doạ về sự bất ổn của đồng tiền do khôngxác định được nguồn gốc của những sai lệch trong giá cả tài sản và hàng hoá

Tóm lại, nạn rửa tiền và tội phạm tài chính có thể gây ra những thay đổikhôn lường trong nhu cầu về tiền tệ và sự biến đổi gia tăng của luồng vốn quốc tế,

tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái Bản chất không lường trước được của nạn rửa tiền,cùng với sự mất quyền kiểm soát chính sách kinh tế, đi kèm theo nó khó có thể cóđược một chính sách kinh tế lành mạnh

1.5.5 Sự sai lệch và mất ổn định về kinh tế.

Những kẻ rửa tiền không quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận từ những khoảnđầu tư bằng việc bảo vệ những khoản tiền của chúng Vì thế, chúng "đầu tư " vốnvào các hoạt động không cần thiết phải mang lại lợi ích về kinh tế ở những nướclưu giữ các khoản tiền của chúng Hơn thế, sự tăng trưởng kinh tế phải bị tổn hại,

vì tội phạm rửa tiền và tài chính chuyển vốn từ những dự án đầu tư lành mạnh sangnhững dự án đầu tư chất lượng thấp miễn sao chúng che dấu được các khoản tiềnbất chính Ví dụ: như tại một số nước, các ngành công nghiệp như xây dựng vàkhách sạn được cung cấp tài chính không phải do những đòi hỏi thực tế mà donhững lợi ích trước mắt của những kẻ rửa tiền Khi những ngành này không cònphù hợp với những kẻ rửa tiền thì chúng bị loại bỏ, gây ra những sụp đổ và nhữngthiệt hại khổng lồ cho những nền kinh tế không thể chịu được những tổn thất nhưvậy

1.5.6 Gây tổn hại Ngân khố quốc gia.

Nạn rửa tiền làm giảm nguồn thu từ thuế của Chính phủ, bởi vậy nó trực tiếplàm phương hại đến những người đóng thuế chân chính Nó cũng làm cho việc thuthuế của Chính phủ trở nên khó khăn hơn Nhìn chung, việc tổn hại đến ngân khốquốc gia có nghĩa là tỷ lệ thuế cao hơn so với thông thường nếu những khoản tiềnphạm tội không phải nộp thuế là hợp pháp

1.5.7 Gây nên rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hoá.

Hoạt động "rửa tiền” sẽ đe doạ đối với các quốc gia muốn thực hiện cải cáchnền kinh tế của mình bằng việc thực hiện tư nhân hoá nền kinh tế Thông qua "rửa

Trang 21

tiền”, các tổ chức tội phạm có nhiều tiền để trả quá cao hơn những người mua bằngtiền hợp pháp để mua lại Doanh nghiệp Nhà nước Kết quả là trong việc khởi đầucủa tư nhân hoá cùng với việc mang lại những lợi ích kinh tế thì chính nó làphương tiện "rửa tiền” của bọn tội phạm.

Trước đây, những kẻ rửa tiền thường mua những bến cảng, du thuyền, kháchsạn, sòng bài và ngân hàng để che đậy những khoản tiền bất chính và để đẩy mạnhnhững hoạt động tội phạm của chúng

1.5.8 Nguy cơ tổn hại danh tiếng.

Các quốc gia không thể chấp nhận được việc tiếng tăm và những công ty tàichính của họ bị một tổ chức rửa tiền làm ô uế, đặc biệt là trong nền kinh tế toàncầu ngày nay Niềm tin vào thị trường và vào vai trò của lợi nhuận bị xói mòn donạn rửa tiền và những tội phạm tài chính như rửa những khoản tiền bất hợp pháp,gian lận tài chính lan rộng, buôn bán những thông tin mật là tham ô Tiếng xấu từnhững hoạt động như vậy đã làm giảm những cơ hội hợp pháp và sự tăng trưởngbền vững, trong khi đó lại thu hút những tổ chức tội phạm quốc tế với tiếng xấu vànhững mục tiêu ngắn hạn Điều này có thể làm suy yếu sự phát triển và tăng trưởng

về kinh tế Hơn thế nữa, một khi đất nước đã bị tiếng xấu về tài chính, thì việc gâydựng lại tiếng tăm là rất khó khăn và cần nguồn lực đáng kể của Chính phủ để giảiquyết vấn đề mà lẽ ra đã có thể ngăn ngừa với sự kiểm soát chống lại nạn rửa tiền

1.5.9 Những cái giá phải trả về mặt xã hội.

Có những nguy cơ và cái giá rất đắt phải trả về mặt xã hội có liên quan đếnnạn rửa tiền Nạn rửa tiền là một quá trình quan trọng đối với những kẻ phạm tội

Nó cho phép những kẻ buôn bán ma tuý, những tên buôn lậu và những kẻ phạm tộikhác mở rộng hoạt động của mình Nó làm cho chi phí của Chính phủ tăng lên đểchống lại những hậu quả nghiêm trọng do việc rửa tiền gây ra, đó là các yêu cầu vềviệc thực thi pháp luật gia tăng và những chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ (ví dụnhư điều trị những người nghiện ma tuý )

Trong số những tác động tiêu cực khác đến nền kinh tế xã hội, việc rửa tiềncòn chuyển quyền lực kinh tế từ thị trường, Chính phủ và từ mọi người dân sangnhững tên tội phạm Tóm lại, chúng quay lại câu ngạn ngữ cổ rằng tội ác không trảgiá cho những gì chúng gây ra

Trang 22

Hơn nữa, toàn bộ quyền lực đổ dồn vào những tên tội phạm, bằng việc rửatiền lại gây ra nạn tham nhũng của mọi bộ phận xã hội Trong trường hợp nghiêmtrọng thì nó có thể dẫn đến việc nắm giữ Chính phủ hợp pháp.

Nhìn chung nạn rửa tiền đặt ra cho cộng đồng chung thế giới những thửthách khó khăn và phức tạp Thật vậy, tính chất toàn cầu của nạn rửa tiền đòi hỏiphải có sự hợp tác và những chuẩn mực quốc tế nếu chúng ta muốn giảm khả năng

"rửa tiền” của những tên tội phạm và việc thực hiện những hành vi tội phạm củachúng

1.6 Nạn rửa tiền ở một số quốc gia trên thế giới

Thuật “ngữ rửa” tiền ra đời đầu tiên ở Mỹ đồng thời Mỹ cũng là một trongnhững nước có hoạt động rửa tiền diễn ra sôi động nhất Tuy nhiên, cùng với sựphát triển kinh tế của thế giới thì rửa tiền không còn là vấn đề riêng của nước Mỹhay riêng một quốc gia nào khác nữa mà đã trở thành thách thức của của toàn cầu.chúng ta cùng hành trình đến một số quốc gia điển hình với những ví những vụ rửatiền lớn đã được phát hiện như Italia, Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan

Điển hình có thể kể đến các vụ rửa tiền của Mafia Italia với doanh thu lên tớihơn 100 tỷ Eruo/năm Mafia có ngân quỹ chiếm 7% GDP nước này, vì vậy việcrửa tiền khổng lồ này là một điều tất yếu

Tại thủ đô Niu Đêli của Ấn Độ đã bắt NaretKumaGien đã bị bắt hôm6/12/2009 bởi chịu trách nhiệm một vụ rửa tiền có quy mô lớn có khả năngchuyển tới 1,2 tỷ USD /năm với nhiều chân rết trên khắp thế giới Khoản tiền này

là kết quả buôn bán ma túy ở Anbani, Italia cũng như hoạt động kinh doanh bấthợp pháp của các bang nhóm mafia ở Mỹ, các tiểu vương quốc Arập thống nhất(UAE), Pakixtan và Anh

Thêm một vụ nữa kéo dài suốt năm năm đã được cảnh sát Trung Quốc vạchtrần vào năm 2009 Đường dây rửa tiền bao gồm 11 người do Ruan Zhizhing đứngđầu đã chuyển bất hợp pháp 10 tỷ NDT (khoảng 1,46 tỷ USD ) ra nước ngoài kể

từ năm 2004 Số tiền được chuyển vào 77 tài khoản do Ruan Zhizhing mở và quản

lý cho thấy đối tượng này đã chuyển 7,2 NDT trong hơn 10000 lần chuyển khácnhau, địa điểm khác nhau trong giai đoạn từ 11/2004 đến 3/2008 Ngay sau đó các

Trang 23

cơ quan an ninh trung Quốc đã cho lục soát “ngân hàng đen” ở Fangchengang đãtiếp tay cho hoạt động rửa tiền này thu giữ 70% số tiền gửi, 590 thẻ ngân hàng vàphong tỏa 327 tài khoản ngân hàng có liên quan.

Trên đây chỉ là ba trong số rất nhiều hành vi rửa tiền khổng lồ đã được đưa

ra ngoài ánh sáng Chắc chắn số lượng phi vụ chưa bị phát hiện còn lớn hơn rấtnhiều Qua đó có thể thấy bọn tội phạm rửa tiền đang hoành hành ở khắp mọi nơivới vô số thủ đoạn tinh vi xảo quyệt

1.7 Văn bản pháp luật về chống rửa tiền.

Nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, xử lý hành vi rửa tiền Luật phòng, chống rửa tiền 2012 đã được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013.

Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội ban hành là bước tiến quan trọngtrong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phòng chống rửa tiền ởViệt Nam, góp phần minh bạch hóa nền tài chính quốc gia Đồng thời việc banhành Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 cũng là hành động thực hiện cam kết củaViệt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong việc đấu tranh chống hoạt động rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền có 5 Chương, 50 Điều, được xây dựng theohướng quy định, chi tiết cụ thể, số lượng các văn bản hướng dẫn thi hành Luậtkhông nhiều

Về tổng thể, cơ chế phòng, chống rửa tiền theo Luật phòng chống rửa tiền

2012 được thực hiện chủ yếu thông qua việc thiết lập một cơ chế thu thập, xử lýcác thông tin về nhận dạng khách hàng, thông tin về giao dịch bất thường, giaodịch có giá trị lớn để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất, sàng lọc, xác định cácgiao dịch có nguy cơ liên quan đến hành vi rửa tiền được thực hiện thông qua cácgiao dịch tại các tổ chức tài chính, các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phitài chính có liên quan

Theo đó, tổ chức tài chính phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàngtrong trường hợp: Khách hàng mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch với tổ chức tàichính; Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn hoặcthực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tàikhoản của người khởi tạo; Có nghi ngờ giao dịch liên quan đến hoạt động rửa tiền;

Có nghi ngờ về tính chính xác của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thậptrước đó

Trang 24

Bên cạnh dó, đối tượng báo cáo (tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinhdoanh ngành nghề phi tài chính có liên quan) phải giám sát đặc biệt đối với: Giaodịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; Giao dịch với tổ chức, cá nhân tạiquốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chínhcông bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo Trường hợp có nghi ngờ vềtính trung thực, mục đích của giao dịch, đối tượng báo cáo phải lập báo cáo về giaodịch đáng ngờ gửi NHNN Việt Nam và có thể từ chối giao dịch đó.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM

–TRỞ NGẠI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

2.1 Khái quát chung hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.

“Rửa tiền” là hình thức phạm tội mang tính chất quốc tế Nó sẵn sàng thâmnhập vào các quốc gia và gây tổn hại đến quốc gia, đặc biệt là những quốc gia màviệc kiểm soát hoạt động này còn chưa chặt chẽ, trong đó có Việt Nam

Ở nước ta “rửa tiền” cũng tồn tại dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là quahoạt động kinh doanh và qua hệ thống ngân hàng Phần lớn các đồng tiền phi phápqua hệ thống ngân hàng đều trở thành tiền sạch Vì thế mà người ta gọi hệ thốngngân hàng là cỗ máy rửa tiền (money – laundering machine) cho bọn tội phạm.Rửa tiền là hình thức tội phạm có tổ chức và gây nhiều tác hại lớn cho nền kinh tế

vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phạm, đặc biệt là buôn lậu, bành

Ngày đăng: 26/11/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w