Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô KINH TẾ VĨ MÔ TRONG CUỘC ĐẠI SUY THOÁI MỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH Để hiểu về cuộc đại suy thoái giống như là chiếc Chén Thánh (kinh thánh ) trong kinh tế vĩ mô. Không những cuộc đại suy thoái đã tạo ra một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt mà còn tạo ra một quy mô mà không phải lúc nào cũng có thể được đánh giá một cách đầy đủ Kinh nghiệm trong những năm 1930 vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà nghiên cứu vĩ mô, những khuyến nghị về chính sách, và các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh những vấn đề thực tiễn, việc tìm thấy một lời giải thích cho cuộc đại khủng hoảng toàn cầu những năm 1930 vẫn còn là một sự thử thách thú vị.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KINH TẾ VĨ MÔ TRONG CUỘC ĐẠI SUY THOÁIMỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH
Trang 2KINH TẾ VĨ MÔ TRONG CUỘC ĐẠI SUY THOÁI
MỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH
BEN S.BERNANKE
Để hiểu về cuộc đại suy thoái giống như là chiếc Chén Thánh (kinh thánh ) trong kinh tế
vĩ mô Không những cuộc đại suy thoái đã tạo ra một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt màcòn tạo ra một quy mô mà không phải lúc nào cũng có thể được đánh giá một cách đầy đủ
- Kinh nghiệm trong những năm 1930 vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng tới niềm tin của cácnhà nghiên cứu vĩ mô, những khuyến nghị về chính sách, và các đề tài nghiên cứu Bêncạnh những vấn đề thực tiễn, việc tìm thấy một lời giải thích cho cuộc đại khủng hoảngtoàn cầu những năm 1930 vẫn còn là một sự thử thách thú vị
Tìm hiểu về cuộc đại suy thoái đã được thực hiện Tiến trình (khoảng thời gian) này cómột số lượng lớn nguồn tài liệu, bao gồm những sự đổi mới trong khung lý thuyết vàphân tích lịch sử một cách cẩn thận Tuy nhiên, sự tiến bộ gần đây có ý nghĩa quan trọngnhất là việc thay đổi trọng tâm nghiên cứu về cuộc đại khủng hoảng, đi từ sự nhấn mạnh
về truyền thống liên quan tới các sự kiện ở Mỹ tới hướng tiếp cận so sánh bằng cách xemxét kinh nghiệm của các quốc gia cùng một thời điểm Sự mở rộng trọng tâm này rất quantrọng vì 2 lý do như sau: Đầu tiên, dù cho cuối cùng chúng ta đồng ý với Romer (1993)rằng các cú sốc hướng về nền kinh tế nội địa Mỹ là nguyên nhân chủ chốt gây ra khủnghoảng cho cả châu Mỹ và toàn thế giới nhưng không có một sự giải thích liên quan tớibản chất toàn cầu của sự kiện, và liên quan tới các kênh mà các yếu tố gây ra giảm phátcho các quốc gia Thứ hai, bằng việc mở rộng có hiệu quả nguồn dữ liệu từ 1 quan sát lêntới 20, 30, và hơn thế nữa, sự thay đổi như vậy hướng tới một kết quả so sánh quan trọngnhằm làm cải thiện khả năng của chúng ta khi nhận diện – về khía cạnh tư duy toán kinh
tế một cách chính xác - về các yếu tố dẫn tới cuộc khủng hoảng toàn cầu Bởi vì tiềmnăng của nó mang lại cho các nhà nghiên cứu dẫn tới sự đồng ý về các nguyên nhân dẫntới khủng hoảng – và có lẽ, hệ quả của nó, cũng dẫn tới sự nhất trí cao về các vấn đềtrọng tâm trong kinh tế vĩ mô đương thời – Tôi thấy một sự phát hiện mang tính cải thiệnbằng việc cung cấp một phân tích so sánh để nó có lợi ích quan trọng trong hướng nghiêncứu này
Trong phần 1, tôi đưa ra một khảo sát có chọn lọc về mức hiểu biết thực tế của chúng ta
về cuộc đại khủng hoảng, với sự nhấn mạnh về những sự tìm thấy bản chất bên trongđược rút ra từ nghiên cứu so sánh Vì lý do hoàn cảnh không gian, và cũng vì tôi là mộtnhà kinh tế vĩ mô hơn là một lịch sử gia, tôi sẽ chỉ tập trung vào những khía cạnh kinh tếhơn là những chi tiết về lịch sử
Trang 3Để xem lại những thông tin về cuộc đại khủng hoảng, để thuận tiện trong cuốn sách củamình, tôi chia thành các nhân tố tác động tới tổng cầu và những nhân tố tác động tới tổngcung Tôi đưa ra trong phần 1 rằng các nhân tố tác động tới tổng cầu suy giảm trên thếgiới trong những năm 1930 đã được nhận diện đầy đủ Cụ thể hơn, bằng chứng cho rằngcác cú sốc tiền tệ đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đại khủng hoảng, và các cú sốc nàyđược luân chuyển trên toàn thế giới chủ yếu thông qua các hoạt động liên quan tới bản vịvàng nên cần xem xét.
Tất nhiên, kết luận cho rằng các cú sốc tiền tệ là một cơ sở quan trọng trong cuộc khủnghoảng đem đến một câu hỏi trọng tâm trong kinh tế vĩ mô, đó là việc tại sao các cú sốcdanh nghĩa nên có những ảnh hưởng thực sự Phần 2 của bài nghiên cứu này thảo luậnnhững gì chúng ta biết về những ảnh hưởng của việc cung tiền và giá cả suy giảm đối vớicác nước trong thời kì hai cuộc chiến tranh Tôi cân nhắc 2 kênh chủ yếu gây ra tác độngnày: (1) khủng hoảng tài chính gây ra bởi giảm phát và (2) là sự gia tăng trong mức lươngthực tế theo các điểm cân bằng cung cầu thị trường đã đem lại sự điều chỉnh không hoànhảo trong mức lương danh nghĩa so với những sự thay đổi trong giá cả Tuy nhiên, dườngnhư 2 kênh này, sự điều chỉnh mức lương danh nghĩa chậm (trong bối cảnh so với tốc độcủa thất nghiệp hàng loạt) thì đặc biệt khó khăn Chúng ta không thể hiểu được cuộckhủng hoảng cho đến khi chúng ta có thể cung cấp một cơ sở hợp lý cho những hành vi
về lương ngược đời này Tôi kết luận về bài nghiên cứu với một vài suy nghĩ về việc làmthế nào về hướng nghiên cứu so sánh này có thể giúp chúng ta có những hướng giải quyếtvấn đề tồn đọng quan trọng trên
1 Tổng cầu : Bản vị vàng và cung tiền thế giới
Trong những năm suy thoái kinh tế, sự thay đổi trong sản lượng và giá cả đã tạo ra 1 mốitương quan dương trong hầu hết các quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ranhững cú sốc trong tổng cầu Mặc dù có nhiều nhân tố tác động đến tổng cầu tại các quốcgia khác nhau trong mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng ở đây tôi tập trung chủ yếu vàonhững nhân tố rất quan trọng trong việc tạo ra những cú sốc về tiền tệ
Nhiều năm qua, các cuộc tranh luận chính về cuộc đại suy thoái ở Mỹ cho rằng là nguyênnhân do các yếu tố tiền tệ Thật dễ dàng để thấy rằng lượng cung tiền, sản lượng và giá cảgiảm xuống nhanh chóng khi thắt chặt tiền tệ và tăng nhanh khi nền kinh tế hồi phục;.Trong nghiên cứu kinh điển về lịch sử tiền tệ của Mỹ, Friedman và Schwartz (1963), đạidiện cho những người ủng hộ chính sách tiền tệ đã cho rằng nguyên nhân chính của việcthắt chắt chính sách tiền tệ là do việc hoạch định chính sách không hiệu quả và sự khủnghoảng kéo dài trong hệ thống NH đã làm giảm giá và sản lượng Đối lập với Friedman vàSchwartz, Temin cho rằng phần lớn sự thắt chặt chính sách tiền tệ phản ánh sự phản ứng
Trang 4một cách bị động của tiền tệ đến sản lượng và nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảngdựa trên bộ mặt của nền kinh tế Những người ủng hộ 2 quan điểm đã tranh luận vớinhau, theo những người ủng hộ chính sách tiền tệ cho rằng những nguyên nhân về tiền tệtrong giai đoạn cuối cùng của cuộc đại suy thoái ( cuối năm 1930 và đầu năm 1931 đến1933), còn những người phản đối chính sách tiền tệ nhấn mạnh vai trò của những yếu tốphi tiền tệ trong giai đoạn đầu của Đại suy thoái Những nhà kinh tế ở vị trí trung lập thìcho rằng cả 2 nhân tố tiền tệ và phi tiền tệ đều tác động theo nhiều giai đoạn khác nhau(Gordon and Wilcox 1981) Tuy nhiên việc tìm hiểu sự quan trọng của tiền trong cuộc đạisuy thoái bị cản trở bởi sự tập trung thái quá vào việc tranh luận vào trường hợp của Mỹ
Kể từ những năm đầu 1980, một nghiên cứu mới về cuộc đại suy thoái rằng chế độ bản vịvàng quốc tế trong suốt thời kỳ giữa 2 cuộc chiến tranh Như là một điều tất yếu được cácnhà nghiên cứu quan tâm với những nhân tố quốc tế, họ đã mang đến một phương pháp
so sánh trong việc nghiên cứu về cuộc đại khủng hoảng; như tôi đã đề cập trong phần giớithiệu, tôi xem xét sự quá trình này là một đóng góp lớn, với những ám chỉ trên những câuhỏi về vai trò của bản vị vàng Sự tồn tại lâu dài của những vấn đề đang bỏ ngỏ đã cónhững kết luận có tính thuyết phục vào cuối 1970 - việc nghiên cứu 1 chế độ bản vị vàngmới đã cho phép chúng ta có thể kết luận rằng những yếu tố tiền tệ đóng vai trò rất quantrọng trong việc giả cả và sản lượng trên toàn thế giới giảm và thậm chí là sự phục hồicủa nó Hai sự quan sát có tài liệu nghiên cứu đã bổ trợ kết luận này
Thứ nhất, sự phân tích toàn diện về việc thực hiện chế độ bản vị vàng trong giai đoạngiữa 2 cuộc chiến tranh chỉ ra rẳng sự thắt chặt chính sách tiền tệ vào đầu năm 1930không phải là sự phản ứng bị động làm giảm sản lượng, thay vào đó là một kết quả khôngmong đợi là việc xây dựng thể chế chính trị không hiệu quả, cái nhìn hạn hẹp trong việchoạch định chính sách, những điều kiện tiên quyết về chính trị và những định kiến vềkinh tế Do đó mối tương quan về tiền tệ và việc sản lượng và giá cả giảm ở các nướcđược giải thích một cách hợp lý như là sự tác động của tiền tệ đối với nền kinh tế thựcchứ không phải là ngược lại
Thứ hai, những tác động về lịch sử, chính trị, triết học hơn là nền kinh tế thuần túy, một
số chính phủ phản ứng đối với cuộc khủng hoảng vào đầu năm 1930 bằng cách từ bỏ bản
vị vàng 1 cách nhanh chóng, trong khi những những nước khác vẫn duy trì bản vị vàngbất chấp những điều kiện bất lợi Những nước từ bỏ bản vị vàng có thể phục hồi cung tiền
và giả cả sau một vài sự trì hoãn, còn những nước duy trì bản vị vàng đã tạo ra sự giảmphát kéo dài Những bằng chứng đã chỉ ra rằng những nước rời bỏ bản vị vàng sẽ phụchồi từ cuộc đại suy thoái nhanh hơn là nhưng nước theo đuổi bản vị vàng Thật vậy,không một quốc gia nào đạt được sự hồi hồi mong muốn khi duy trì bản vị vàng Sự phụthuộc mạnh mẽ của tỷ lệ phục hồi trong việc chọn lựa hệ thống tỷ giá hối đoáicho thấy sự
Trang 5quan trọng của nhâ tố tiền tệ Phần 1.1 sẽ thảo luận ngắn gọn về luận điểm đầu tiên vàphần 1.2 là luận điểm thứ 2.
1.1 Nguồn gốc của chính sách thắt chặt tiền tệ : Cân bằng số nhân tiền tệ?
Mặc dù những cuộc tranh luận về chính sách tiền tệ xoay quanh chủ đề sự thắt chặt tiền tệcủa Mỹ đã sớm bắt đầu từ những năm đầu thập niên 30, nhưng quốc gia này không phải
là quốc gia độc nhất về vấn đề này: những hiện tượng tương tự đã xuất hiện ở hầu hết cácquốc gia công nghiệp hóa theo cơ chế thị trường, và ngay cả ở những quốc gia đang pháttriển Và như đã được nhấn mạnh ở những nghiên cứu trước đây, thứ mà hầu hết các quốcgia thực hiện việc thắt chặt tiền tệ có được chính là sự gia nhập chế độ bản vị vàng quốctế
Bị bỏ lửng từ khi thế chiến thứ I bắt đầu, bản vị vàng đã được tái cấu trúc ngay sau khichiến tranh kết thúc Khối Liên Hiệp Anh trở về với vàng bằng tình trạng bình đẳng trướcchiến tranh vào năm 1925, Pháp hoàn toàn quay về sử dụng bản vị vàng vào năm 1928,
và đến năm 1929 và bản vị vàng hầu như là phổ biến trong các nền kinh tế (1 vài quốcgia không theo chế độ bản vị vàng bao gồm tây Ban Nha, quốc gia này có chế độ nội trịchống lại sự quay lại sử dụng vàng, và 1 vài nước Mỹ Latin và nước châu Á sử dụng chế
độ bản vị bạc) Việc tái cấu trúc bản vị vàng được hoan nghênh như là một thành tựungoại giao đáng kể, một bước tiền có ảnh hưởng quan trọng trong việc khôi phục vị thếtài chính và tiền tệ (vấn đề tài chính và tiền tệ đã rất hỗn loạn torng suốt thập niên 20) vềvới sự ổn định của chế độ bản vị vàng cổ điển (1870-1913) Không may là, những hyvọng về các lợi ích do vàng mang lại không trở thành hiện thực: thay vì tạo ra một thời
kỳ ổn định, đến năm 1931, những nỗi sợ hãi về mặt tài chính và bất ổn về tỷ giá đã nổilên một cách đáng lo ngại, và một lượng lớn các quốc gia đã quay lưng với vàng trongnăm đó Hệ thống đó hoàn toàn sụp đổ vào năm 1936, khi Pháp và các quốc gia “GoldBloc” làm sụt giảm giá trị hay là từ bỏ chế độ bản vị vàng
Một khía cạnh tích cực của chế độ bản vị vàng này, dù chỉ tồn tại ngắn ngủi giữa 2 cuộcchiến tranh, đã trở thành xu hướng của nhiều quốc gia trung thành với chế độ này và gánhchịu một sự sụt giảm nặng nề trong khối tiền Để có được một hiểu biết tổng quát tại saolại có những sự sụt giảm như thế này, chúng ta có thể xem xét mối liên hệ giữa khối tiềnM1 của một quốc gia sử dụng bảng vị vàng với trữ lượng dự trữ vàng của quốc gia đó
Trang 6Ml = (M1/BASE) X (BASE/RES) X (RES/GOLD) X PGOLD X QGOLD (1)
Trong đó:
M1: khối tiền M1(tiền và các giấy tờ trong lưu thông cộng với tiền gửi ngân hàng)
BASE : khối tiền cơ sở (tiền và các giấy tờ trong lưu thông cộng với dự trữ của các ngần hàng thường mại)
RES : dự trữ quốc tế của ngân hàng trung ương(ngoại hối cộng với dự trữ vàng), được đánh giá bằng đồng nội tệ.
GOLD: dự trữ vàng của ngân hàng trung ương, định giá bằng đồng nội tệ= PGOLD X QGOLD,
PGOLD : giá vàng chính thức bằng nội tệ
QGOLD: Trữ lượng vàng dự trữ (ví dụ: tấn)
Phương trình (1) cho thấy là theo bản vị vàng, cung tiền của một quốc gia, cung tiền của
1 quốc gia bị ảnh hưởng bằng cả trữ lượng vàng dự trữ (QGOLD) và giá mà ngân hàngtrung ương chấp nhận mua và bán vàng (PGOLD) Đặc biệt, các mặt khác không thayđổi, dòng vàng vào (sự gia tăng trong QGOLD) hay sự sụt giảm trong giá trị vàng(PGOLD sụt giảm) sẽ làm gia tăng cung tiền Tuy nhiên, phương trình (1) còn chỉ rađược 3 dấu hiệu mang tính quyết định của khối tiền M1 trong thời kỳ bản vị vàng:
(1) Số nhân tiền tệ (Money Multiplier ), M1/BASE Trong hệ thống lưu trữ phân đoạncủa ngân hàng, tổng cung tiền (bao gồm cả tiền gửi ngân hàng) lớn hơn khối tiền
cơ sở Tương tự với các nghiên cứu trước đây, cũng được gọi là số nhân tiền tệ,M1/BASE, là 1 hàm sụt giảm của tỷ lệ tiền lưu hành với lượng tiền gửi ngân hàngtrong công chúng và tỷ lệ tiền dự trữ với tiền gửi được sử dụng bởi các ngân hàngthương mại Vào đầu thập niên 30, M1/BASE rất thấp (khoảng xấp xỉ trên 1) tạicác quốc gia mà hệ thống ngân hàng phát triển chậm, hay tại các quốc gia màngười dân thích giao dịch bằng tiền mặt Trái lại, trong một quốc gia tài chính pháttriển như Mỹ thì tỷ lệ này là gần với 4
(2) Sự đảo nghịch của tỷ lệ vàng dự trữ, BASE/RES Vì ngân hàng trung ương đượcquyền nắm giữ tài sản nội địa tương tự như dự trữ quốc tế, tỷ lệ BASE/RES – sự
Trang 7nghịch đảo của tỷ lệ vàng dự trữ (còn được gọi là tỷ lệ bao phủ (coverage ratio) –
đã vượt qua 1.Các yêu cầu của pháp luật thường đòi hỏi 1 tỷ lệ dự trữ tối thiểu(như
là yêu cầu dự trữ 40% của Federal Reserve), hàm chứa 1 giá trị tối đa cho tỷ lệBASE/RES (Ví dụ: tỷ lệ này là 2.5 tại Mỹ) Tuy nhiên, không có bất kỳ một quyđịnh nào về số tối thiểu của tỷ lệ BASE/RES, một sự bất cân xứng đáng kể
(3) Tỷ lệ dự trự quốc tế đối với vàng, RES/GOLD Trong thời kỳ chuẩn mực trao đổivàng giữa hai cuộc chiến tranh, ngoại tệ chuyển đổi thành vàng có thể được xemnhư là dự trữ quốc tế, trên tinh thần trao đổi 1 lấy 1 với vàng Do vậy, trừ 1 vàiquốc gia chủ trương “ dự trữ tiền tệ, tỷ lệ RES/GOLD cũng vẫn vượt quá 1
Vì các tỷ lệ M1/BASE, BASE/RES, RES/GOLD đều có đặc điểm là lớn hơn 1, việc cungtiền của các quốc gia sử dụng bản vị vàng Tổng cộng khối lượng của tiền tệ vàng tiếptục phát triển trong suốt những năm thập niên 30, do vậy, sự sụt giảm nhanh chóng và cóthể dự đoán dược trong việc cung tiền M1 (inside money supplies) phải được quy toàn
bộ cho sự sụt giảm của tỷ lệ trung bình tiền với vàng
Tại sao tỷ lệ tiền – vàng của thế giới lại sụt giảm? Trong phần đầu của thời kỳ Đại khủnghoảng, trước 1931, việc lựa chọn chính sách 1 cách chủ động của 1 vài ngân hàng trungương lớn có vai trò tương đối quan trọng Ví dụ, hiện nay mọi người đều chấp nhận rằngchính sách của Cục dự trữ liên bang tạo ra sự sụt giảm năm 1928 Trong nỗ lực nhằmkiềm chế sự đầu cơ trên thị trường chứng khoán Phù hợp với các biến được nêu trongphương trình (1), tỷ lệ của khối tiền cơ sở của Mỹ với dự trữ của Mỹ (BASE/RES) sụtgiảm từ 1871 torng tháng 6 /1928 đến 1759 trong tháng 6/1920, đến 1626 trong tháng6/1930, phản ánh sự thắt chặt tiền tệ và sự sụt giảm của việc sử dụng các dòng vàng vàoBởi vì sự sụt giảm này, lượng tiền cơ sở của Mỹ sụt giảm 6% từ tháng 6/1928 đến tháng6/1930, mặc dù trong thời gian này lượng vàng dự trữ của Mỹ tăng lên đến hơn 10%.Việc đổ dồn vàng vào nước Mỹ như thế này, tương tự với những dòng vàng lớn đổ vàoPháp do tác động của sự ổn định của Poincare, hấp thụ lượng vàng dự trữ của các quốcgia khác theo chế độ bản vị vàng và buộc các quốc gia này phải sử dụng song song chínhsách tiền tệ thắt chặt
Tuy nhiên, trong năm 1931 và sau đó, sự sụt giảm mạnh mẽ của tỷ lệ tiền-vàng đã xuấthiện trên toàn thế giới không phản ánh bất kỳ một chủ trương chính sách của bất kỳ quốcgia nào Nguyên nhân gần đúng của những sự sụt giảm đó là làn song của sự e dè đối vớicác ngân hàng và rủi ro tỷ giá được dấy lên từ sự thất bại của ngân hàng Kreditanstalt,
Trang 8ngân hàng lớn nhất của Úc, trong tháng 5 năm 1931 Những sự phát triển đó ảnh hưởngđến từng bộ phận cấu thành của tỷ lệ tiền-vàng: thứ nhất, bằng cách đi đầu trong việc giatăng tổng số tỷ lệ tiền mặt- tiền gửi và tỷ lệ dự trữ ngân hàng-tiền gửi, các mối e ngại vềcác ngân hàng sụt giảm nhanh chóng nhờ số nhân tiền tệ, M1/BASE (Friedman vàSchwartz 1963, Bernanke và James 1991) Thứ hai, rủi ro tỷ giá và những mối lo ngạiliên quan về việc sụt giảm giá trị đưa ngân hàng trung ương đến quyết định sử dụng vàngthay vì ngoại hối đế dự trữ; sự rởi bỏ khỏi dự trữ ngoại hối làm sụt giảm tỷ lệ tổng dự trữđối với vàng, RES/GOLD Cuối cùng, khi những sự khủng hoảng đó diễn ra, ngân hàngtrung ương cố gắng gia tăng lượng vàng dự trữ và tỷ lệ bảo đảm như là một phương thứcphòng chống trước những sự tấn công trong tương lai vào tiền tệ của quốc gia đó; tạinhiều quốc gia, kết quả “cuộc tranh giành vàng” gây ra sự sụt giảm tiếp theo trong tỷ lệBASE/RES.
Đặc biệt, 1 xu hướng có vẻ như là làm giảm đi sự ổn định của chính sách này là xu hướng
e ngại về sự lành mạnh của các ngân hàng và sự trông đợi vào sự sụt giảm của tỷ giá để
bổ sung cho những yếu tố khác Một nhân tố mà cả 2 cuộc khủng hoảng đều có được gọi
là “tiền nóng” (hot money), các khoản tiền gửi ngắn hạn được nắm giữ bởi những ngườinước ngoài trong các ngân hàng nội địa Mặt khác, sự mong đợi của việc sụt giảm giá trịgây ra sự thoái vốn của các khoản tiền gửi là “tiền nóng”(ví dụ như là sự tháo chạy củacác người gửi tiền nội địa), những điều này đã khởi đầu cho một cuộc đại tháo chạy khỏicác ngân hàng Mặt khác, sự sụt giảm niềm tin vào hệ thống ngân hàng nội địa (đượckhơi mào , ví dụ, từ sự thất bại của ngân hàng trung ương), việc này thường sẽ đưa đếnviệc tháo chạy các nguồn vốn ngắn hạn ra khỏi quốc gia, hấp thụ các khoản dự trữ quốc
tế và gây ra sự bất ổn Ngoài việc từ bỏ tính cân bằng của các đồng tiền, ngân hàng trungương có thể làm một chút khi đứng trước sự kết hợp của các ngân hàng và khủng hoảng
tỷ giá Tương tự như việc ban đầu người ta có nhu cầu cao với một chính sách tiền tệ thảlỏng trong khi sau đó lại yêu cầu một chính sách tiền tệ thắt chặt
Theo quan điểm lý thuyết, sự sụt giảm nhanh chóng của tỷ lệ tiền –vàng trong suốt những
năm đầu thập niên 30 có 1 hàm ý thú vị: theo đó, dưới chế độ bản vị vàng , xuất hiện
nhiều tiềm năng cân bằng giá trị của việc cung tiền Nói 1 cách rộng hơn, khi những nhà
đầu tư tài chính và những người dân khác tỏ ra lạc quan, tin tưởng rằng hệ thống ngânhàng có thể trở nên ổn định và giá trị cân bằng của vàng có thể được bảo đảm Một cách
rõ ràng hơn, sự tin tưởng vào hệ thống ngân hàng cho phép tỉ lệ M1/BASE giữ ở mứccao, trong khi đó sự tin tưởng vào tỷ giá trao đổi khiến cho ngân hàng trung ương sẵn
Trang 9sàng tích trữ dự trữ ngoại hối và giữ các tỷ lệ bảo đảm thấp Trái lại, khi các nhà đầu tư
và công chúng tỏ ra không lạc quan, thấy trước được sự tháo chạy của các ngân hàng và
sự sụt giảm giá trị, thể hiện qua giá trị thấp của tỷ lệ tiền-vàng và lượng tiền nắm giữ.Trong bối cảnh dễ bị tổn thương bởi các dự đoán cá nhân, chế độ bản vị vàng đã tạo ramột sức chịu đựng mạnh mẽ cho hệ thống dự trữ phân loại của ngân hàng khi mà bảohiểm tiền gửi còn chưa có
Một sự giải thích sáng tỏ cho sự sụp đổ tiền tệ của thời kỳ giữa 2 cuộc chiến tranh tương
tự như là một cú nhảy vọt từ một sự cân bằng được mong chờ tới một kỳ vọng khác phùhợp với nhữ ng so sánh của Eichengreen (1992) đối với thời kỳ bản vị vàng cổ điển giữa
2 cuộc chiến tranh Theo Eichengreen, trong thời kỳ cổ điển, tín dụng mức cao của ngânhàng trung ương và sự hợp tác quốc tế sinh ra kỳ vọng về sự cân bằng, ví dụ, hoạt độngcủa công chúng hướng tới việc đảo ngược nhiều hơn là làm tồi tệ thêm giá trị của tiền tệkhỏi tỷ giá trao đổi chính thức Trái lại, Eichengreen tranh luận rằng, trong thời kỳ giữa 2cuộc chiến tranh, sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương bị sụt giảm nghiêm trọng bắtnguồn từ sự thiếu hụt các hợp tác quốc tế (kết quả của sự thù hận kéo dài và lãnh đạo kémhiệu quả) và bằng sự thay đổi chính sách cân bằng nội địa- đáng chú ý nhất là, vai trò giatăng của lực lượng lao động, làm giảm khả năng nhận thúc rằng tỷ giá có thể được bảo vệbằng cách đánh đổi với 1 tỷ lệ thất nghiệp cao hơn Các điều kiện của các ngân hàng cũngthay đổi khá nhiều giữa thời kỳ trước và thời kỳ sau, ví dụ như chiến tranh, tái cấu trúc,
và vấn đề tài chính và vấn đề kinh tế của những năm thập niện 20 khiến cho các ngânhàng ở nhiều quốc gia lâm vào tình trạng tài chính yếu kém hơn, và do đó ngả về hướngnhiều khủng hoảng hơn Bởi những lí do đó, những kỳ vọng về sự sụt giảm giá trị và kếtquả của việc cân bằng cung tiền với mức độ thấp dường như ngày càng tương tự với môitrường thời kỳ giữa 2 cuộc chiến tranh
Trang 111.2 Tác động của cá yếu tố kinh tế vĩ mô đến việc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái:
Có thể thấy rằng các quốc gia tuân theo chế độ bản vị vàng quốc tế phần lớn đã gánh chịunhững sụt giảm bất ngờ và ngoài ý muốn trong cung tiền vào cuối những năm 1920 và đầunhững năm 1930 Những sự sụt giảm này trong cung tiền , đặc biệt là ở năm 1931 và sau đó,
đã chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế vĩ mô, nhưng những sự sụt giảm này hầu nhưkhông liên tục, phản ứng thụ động đối với những thay đổi trong sản lượng Thay vào đó, cácnguồn cung tiền tệ đã tiến triển không liên tục trong việc phản ứng với cuộc khủng hoảng tàichính và tỷ giá hối đoái, cuộc khủng hoảng có nguồn gốc chủ yếu là do điều kiện chính trị vàkinh tế những năm 1920 và trong cơ cấu thể chế xây dựng lại sau chiến tranh Vì vậy, việc
mô tả những cú sốc tiền tệ như một biến ngoại sinh liên quan đến sản lượng có vẻ là hợp lý,cho thấy vai trò nhân quả đáng kể cho các nhân tố tiền tệ trong cuộc khủng hoảng thế giới.Tuy nhiên, thậm chí còn có một bằng chứng mạnh mẽ hơn cho vai trò của các yếu tố danhnghĩa trong khủng hoảng được cung cấp bởi một so sánh những trải nghiệm của các nước tiếptục tuân theo chế độ bản vị vàng với những nước không tiếp tục theo chế độ bản vị vàng Mặc
Trang 12dù, như đã được đề cập, đa số các nước đã trở lại chế độ vàng vào cuối những năm 1920,nhung đã có sự dao động đáng kể trong sức bền của lòng trung thành của các quốc gia với chế
độ bản vị vàng trong những năm 1930: Nhiều quốc gia đã từ bỏ chế độ bản vị vàng sau cuộckhủng hoảng năm 1931, đáng chú ý là " Khối sterling " (Vương quốc Anh và các đối tácthương mại của nó) Các quốc gia khác duy trì một vài năm trước khi từ bỏ (ví dụ, Hoa Kỳvào năm 1933, Italy năm 1934) Cuối cùng, khối các quốc gia Gold Bloc kiên quyết bảo thủđến cùng với chế độ bản vị vàng, dẫn đầu là Pháp, vẫn còn ở chế độ bản vị vàng cho đến khi
hệ thống cuối cùng sụp đổ vào cuối năm 1936 Bởi vì các nước mà từ bỏ vàng có hiệu quả đãloại bỏ sự thúc ép bên ngoài lên sự phục hồi của hệ thống tiền tệ, trong một chừng mực nào
đó các nước này đã có lợi thế trong sự tự do này, chúng ta nên quan sát các quốc gia nàytrong giai đoạn trước đó và sự phục hồi mạnh mẽ hơn so với các nước còn lại trong chế độbản vị vàng
Một khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm nước đã xuất hiện lần đầu tiên trong một bài nghiên cứu
mở đường Choudhri và Kochin (1980), những người đã xem xét việc thực hiện tương đối củaTây Ban Nha (như đã đề cập là chưa bao giờ tham gia vào chế độ bản vị vàng), ba nước vùngScandinavia (đã từ bỏ chế độ bản vị vàng sau khủng hoảng sterling tháng 9 năm 1931), vàbốn quốc gia vẫn là một phần của Gold Bloc (Hà Lan, Bỉ, Ý, và Ba Lan) Choudhri và Kochin
đã phát hiện ra rằng những nước theo chế độ bản vị vàng đã gánh chịu những sự thu hẹp đáng
kể hơn trong sản lượng và giá so với Tây Ban Nha và ba quốc gia vùng Scandinavia Trongmột nghiên cứu quan trọng khác, Eichengreen và Sachs (1985) đã kiểm tra một số biến số vĩ
mô cho mười quốc gia lớn trong giai đoạn 1929-1935; họ thấy rằng năm 1935 các quốc gia đãsớm từ bỏ chế độ bản vị vàng đã phục hồi phần lớn từ khủng hoảng, trong khi các nước GoldBloc (khối các nước lấy vàng làm bản vị tiền tệ) vẫn ở mức sản lượng và việc làmthấp Bernanke và James (1991) khẳng định những phát hiện chung của các tác giả trước đócho một mẫu lớn hơn của 24 quốc gia (hầu hết là các nước công nghiệp), và Campa (1990) đãlàm tương tự cho một mẫu của các nước Mỹ Latinh
Nếu việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái là ngẫu nhiên, những kết quả này sẽ để lại ít nghingờ về tầm quan trọng của các yếu tố danh nghĩa trong việc xác định hậu quả thực sự trong
Trang 13cuộc khủng hoảng Chúng tôi phải đề cập đến khả năng các kết quả của các tài liệu là khôngxác thực, có nghĩa là, một vài yếu tố cơ bản đã giải thích cho sự lựa chọn của chế độ tỷ giáhối đoái và cả sự khác biệt theo sau trong thành tựu kinh tế Thực vậy, các kết quả này khôngchắc chắn xảy ra một cách xác thực, vì hai lý do chung:
Đầu tiên, như đã được ghi nhận chi tiết bởi Eichengreen (1992) và những người khác, hầu hếtcác quốc gia quyết định duy trì hay từ bỏ chế độ bản vị vàng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cácyếu tố chính trị bên trong và bên ngoài và bởi tình trạng kinh tế trước mắt và những tin tưởngvào triết học Ví dụ, quyết định của Pháp duy trì chế độ bản vị vàng đã phản ánh mong muốnduy trì tại bất kỳ chi phí nào những lợi ích của sự ổn định của các Poincare và những món hờiliên quan đến việc phân bổ kết hợp giữa các nhóm trong nội bộ nước; một tầm nhìn kinh tếthống trị áp đảo (được chia sẻ bởi những người cộng sản) mà tiền và chính sách thắt lưngbuộc bụng là thuốc giải dài hạn tốt nhất đối với cuộc suy thoái; và những gì chỉ có thể được
mô tả như là một liên kết mạnh mẽ của niềm tự hào quốc gia với việc duy trì chế độ bản vịvàng1 Thật vậy, như Bernanke và James (1991) đã chỉ ra, những điều kiện triển kinh tế vàonăm 1929 và 1930 khá tương tự với ở những quốc gia để từ bỏ chế độ bản vị vàng vào năm
1931 và những quốc gia không thực hiện chế dộ bản vị vàng, do đó thật khó để nhìn nhận sựlựa chọn này như là một sự phản ánh đơn giản sự khác biệt trong thành tựu kinh tế vĩ mô.Thứ hai là rằng bất kỳ độ lệch nào được tạo ra bởi endogeneity của quyết định rời khỏi chế độbản vị vàng có lẽ đã đi sai đường, vì nó được, để giải thích những sự thật: giả định rằng cácnước yếu hơn về kinh tế, hoặc những nước gánh chịu cuộc khủng hoảng nặng nề nhất sẽ lànhững nước đầu tiên phải phá giá hoặc từ bỏ chế độ bản vị vàng Tuy nhiên, bằng chứng chorằng các nước từ bỏ chế độ bản vị vàng đã hồi phục hơn nhanh chóng và mạnh mẽ hơn đáng
kể so với những nước không từ bỏ Do đó, bất kỳ điều chỉnh cho độ lệch endogeneity trongviệc lựa chọn các chế độ tỷ giá hối đoái chắc hẳn hướng tơisự liên kết mạnh mẽ của sựkhuếch trương kinh tế và việc từ bỏ chế độ bản vị vàng
1
Trang 14Bảng 2 và 3 dưới đây mở rộng các kết quả của Bemanke và James (1991) cho mối liên hệgiữa chế độ tỷ giá hối đoái và việc thực hiện kinh tế vĩ mô, bằng cách sử dụng một tập hợp dữliệu tương tự cho chúng Cả hai bảng sử dụng dữ liệu hàng năm trên 13 biến kinh tế vĩ môcho 26 quốc gia, tùy thuộc vào tính sẵn có (xem Phụ lục về danh sách các quốc gia, nguồn dữliệu, và tính sẵn có của dữ liệu) Tương tự những bảng trong Bemanke và James, Bảng 2 chothấy giá trị trung bình của log-changes của mỗi biến (ngoại trừ lãi suất danh nghĩa và lãi suấtthực tế, được đo bằng tỷ lệ phần trăm) cho tất cả các nước trong mẫu, và cho các tập hợp nhỏcủa các nước theo và không theo chế độ bản vị mỗi năm2 Những giá trị trung bình cho toàn
bộ mẫu được báo cáo cho mỗi năm từ 1930 đến 1936; bởi vì hầu như tất cả các nước là theochế độ bản vị vàng trong năm 1930 và hầu như tất cả đã từ bỏ chế độ bản vị vàng năm 1936,những giá trị trung bình cho những mẫu con được hiển thị từ 1931-1935
Ý nghĩa thống kê của sự khác biệt giữa những nước theo chế độ bản vị vàng và không theochế độ bản vị vàng được thể hiện trong Bảng 3 Đường được đánh dấu "a" trong Bảng 3 trìnhbày những kết quả hồi quy dữ liệu trong bảng của mỗi biến số kinh tế vĩ mô trong Bảng 2 dựatrên một đại lượng không đổi, những biến thời gian danh nghĩa hàng năm, và một biến giảcho thành viên chế độ bản vị vàng (ONGOLD) (Những dòng trong Bảng 3 được đánh dấu
"b" nên được bỏ qua ở thời điểm này.) Đối với mỗi quan sát 5 quốc gia, biến ONGOLD đãcho thấy phần nhỏ của năm (the fraction of the year) mà đất nước này dựa trên chế độ bản vịvàng (số tháng theo chế độ bản vị vàng được chia bởi 12) Những hồi quy sử dụng dữ liệu cho
2Như đã nói trước đây, chúng tôi xử lý một quốc gia từ bỏ chế độ bản vị vàng nếu nó lệch nghiêm trọng từ các quy tắc của chế độ bản vị vàng, bằng cách áp đặt các điều khiển toàn diện hoặc làm giảm sút giá trị, cũng như nếu nó chính thức từ chối nhận tiêu chuẩn
vàng Những ngày của sự thay đổi trong chính sách chế độ bản vị vàng cho 24 các quốc gia của chúng tôi được đưa ra bởi Bemanke và James, bảng 2.1 Ngoài ra, chúng tôi đưa
Argentina và Thụy Sĩ như rời khỏi vàng trên của họ Bemanke và James Bảng 2.1 Ngoài ra, chúng tôi đưa Argentina và Thụy Sĩ, những nước từ bỏ chế độ bản vị vàng vào ngày mất giá chính thức của họ (tháng 12 năm 1929 và 1936, tương ứng) Giá trị được báo cáo là những giá trị trung bình trong nhóm dữ liệu đơn giản , tuy nhiên, những kết quả bởi việc dự trữ vànghoặc liên quan đến mức sản lượng năm 1929 ( có sẵn trong League of Nations năm 1945) đã không làm thay đổi kết quả