SO SÁNH PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Tranh chấp là một phần tất yếu trong hoạt động thương mại và không thể tránh được. Khi xảy ra tranh chấp, các bên liên quan có thể lựa chọn các phương thức giải quyết là thương lượng, hòa giải, tòa án và trọng tài.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ Đề tài số 5: SO SÁNH PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH GVHD : TS LÊ VĂN HƯNG LỚP: ĐÊM 1 - K20 NHÓM: 7 HVTH: ĐẶNG ANH TUẤN STT: 114 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2011 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 1.KHÁI QUÁT VỀ TỐ TỤNG TOÀ ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 5 a. TỐ TỤNG TÒA ÁN: 5 b. TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 5 2.SO SÁNH PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 6 a. Những điểm giống nhau: 6 a. Những điểm giống nhau: 6 b. Những điểm khác nhau: 6 b. Những điểm khác nhau: 6 3.ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 7 a. Ưu, nhược điểm của phương thức tố tụng trọng tài thương mại: 7 b. Ưu, nhược điểm của phương thức tố tụng tòa án: 9 4.KẾT LUẬN: 10 2 LỜI MỞ ĐẦU Tranh chấp là một phần tất yếu trong hoạt động thương mại và không thể tránh được. Khi xảy ra tranh chấp, các bên liên quan có thể lựa chọn các phương thức giải quyết là thương lượng, hòa giải, tòa án và trọng tài. Thương lượng hay hòa giải thành công cũng không có hiệu lực pháp lý, tức là không có hiệu lực cưỡng chế, chỉ kết quả hòa giải tại tòa án mới có hiệu lực cưỡng chế thi hành. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận bằng văn bản và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định. Các DN kinh doanh XNK đang dần có xu hướng dùng các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong các hợp đồng ít thấy các bên đồng ý sử dụng tòa án quốc gia hay luật quốc gia để giải quyết tranh chấp. So với 20 năm trước, cộng đồng DN Việt Nam đã có một bước tiến dài trong việc lựa chọn một phương thức vốn dĩ rất phổ biến trong thương mại quốc tế. Sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp có ưu điểm: Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm; Thủ tục linh hoạt; Thời gian giải quyết nhanh chóng; Nội dung tranh chấp được giữ bí mật; Trọng tài viên có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao; Phạm vi thi hành phán quyết rộng (tại trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN ngộ nhận rằng, phán quyết trọng tài không có hiệu lực. Điều này làm cho các DN không quan tâm nhiều đến việc giải quyết tranh chấp thông qua hình thức trọng tài thương mại. Thế nhưng kể từ Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 và Luật Trọng tài Thương mại 2010, thì phán quyết trọng tài là chung thẩm, tức là có hiệu lực như phán quyết của tòa án. “Với việc ban hành Pháp lệnh Trọng tài và Luật Trọng tài Thương mại, Nhà nước đã đặt niềm tin vào các định chế ngoài xã hội, đặt dấu bằng giữa các tổ chức ngoài xã hội với tòa án. Một 3 bản án nhân danh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và một bản án nhân danh công lý của chính những người do các bên liên quan chỉ định đều có hiệu lực ngang nhau”. Do đó, để tìm hiểu sâu hơn về phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại thông qua phán quyết của Tòa án và Trọng tài thương mại, tiểu đề tài này sẽ nêu lên những so sánh của hai phương thức này cũng như ưu khuyết điểm của chúng thông qua: “So sánh phương thức tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành”. 4 1. KHÁI QUÁT VỀ TỐ TỤNG TOÀ ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: a. TỐ TỤNG TÒA ÁN: i. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua họat động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. ii. Các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải, và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài. b. TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: iii. Trọng tài Thương mại là việc giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (TTV) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. iv. Điều 3 Luật TTTM 2010: 1. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này( Luật TTTM). 2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. 5 2. SO SÁNH PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: a. Những điểm giống nhau: − Phương thức tố tụng tòa án hay phương thức tố tụng trọng tài thương mại đều là cách thức giải quyết tranh chấp kinh tế. − Các bên tham gia tố tụng đều có thể yêu cầu TA hoặc hội đồng trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, như: cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, kê biên tài sản đang tranh chấp,… − Các bên có quyền yêu cầu hòa giải, yêu cầu TA hay hội đồng trọng tài đình chỉ giải quyết tranh chấp. − Phán quyết của tòa án và phán quyết của trọng tài đều có thể được thực thi bằng cơ quan thi hành án. b. Những điểm khác nhau: TỐ TỤNG TÒA ÁN TỐ TỤNG TRỌNG TÀI TM Thực hiện bởi TP, HĐXX gồm 3 người. (Điều 52, 53 BLTTDS 2004) Thẩm phán: Tốt nghiệp CN Luật Thực hiện bởi TTV. Có thể do 1, 3 hoặc nhiều TTV. (Điều 39, LTTTM 2010) TTV: Có thể tốt nghiệm CN Luật hoặc không Các bên không có quyền lựa chọn TP hoặc HTND. Các bên có quyền lựa chọn ít nhất 1 TTV. Về nguyên tắc: TTTA xét xử công khai. (Điều 15, BLTTDS 2004) Giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai. (Điều 4, LTTTM 2010) 6 Không được chọn địa điểm XX; phải được giải quyết tại CQ TA có thẩm quyền. (BLTTDS 2004) Có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp (Điều 11, LTTTM 2010) Thời gian mở phiên XX được quy định theo luật. (Điều 196, BLTTDS 2004) Các bên có thể thỏa thuận thời gian cho từng thủ tục giải quyết vụ kiện. (Điều 31, LTTTM 2010) Trải qua nhiều cấp XX: Sơ thẩm, Phúc thẩm, GĐ thẩm, Thượng thẩm. (Điều 17, BLTTDS 2004) Phán quyết của TT là chung thẩm (trừ trường hợp bị hủy bởi TA). (Điều 4; điều 61, LTTTM 2010) Án phí được qui định thống nhất cho các tòa. (Điều 127 – 134, BLTTDS 2004) Các TTTT có thể qui định khác nhau. Nếu vụ việc được giải quyết bởi 01 TTV không phải của TTTT thì TTV đó quyết định án phí. (Điều 34, LTTTM 2010) 3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: a. Ưu, nhược điểm của phương thức tố tụng trọng tài thương mại: Ưu điểm: Thứ nhất phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm: đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo, chỉ trừ trường hợp một bên trong tranh chấp yêu cầu và có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 điều 68 Luật trọng tài năm 2010 thì quyết định trọng tài bị hủy theo quyết định của tòa án. Thứ hai các quyết định trọng tài được công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế được kí kết đặc biệt là công ước New York năm 1958 về thi hành 7 quyết định trọng tài nước ngoài, hiện nay có khoảng 120 quốc gia là thành viên của công ước này. Thứ ba là cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập, các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao. Để trở thành trọng tài viên thì cá nhân phải đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật quy định, theo luật trọng tài của nước CHXHCN Việt Nam năm 2010 thì người đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại điều 20 thì có thể làm trọng tài viên. Thứ tư là trọng tài thương mại mang tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của các bên. Nghĩa là các bên có quyền tự quyết định chọn hình thức tổ chức trọng tài cũng như trọng tài viên mà mình ưa thích; có quyền lựa chọn địa điểm, thời gian sao cho tiện với doanh nghiệp. Như vậy so với tòa án, các công việc đó do thẩm phán có thẩm quyền quyết định và doanh nghiệp phải tuân theo thì hình thức trọng tài thương mại tạo cho các bên tranh chấp có thể chủ động hơn. Thứ năm là trọng tài thương mại mang tính bí mật: các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không được tổ chức công khai và chỉ có các bên nhận được quyết định. Đây là một ưu điểm lớn của phương thức trọng tài khi các tranh chấp liên quan đến các bí mật thương mại và phát minh. Thứ sáu là giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài có thế giúp các bên tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với phương thức thông qua tòa án. Trọng tài có thể tiến hành rất nhanh trong vòng vài tuần hoặc vài tháng nếu các bên mong muốn. Trong hợp đồng với tổ chức trọng tài, các bên có thể thỏa thuận giới hạn thời gian cần thiết để đưa ra quyết định trọng tài. Nhược điểm Thứ nhất là các trọng tài viên có thể gặp khó khăn trong quá trình điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng vì tuy pháp luật có ghi nhận các quyền này tại điều 45, 46 và 47 luật trọng tài năm 2010 nhưng quyền của họ chỉ dừng lại ở 8 mức được “yêu cầu” còn việc có cung cấp chứng cứ hay không phải dựa vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên và người làm chứng. Thứ hai là tố tụng trọng tài phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên. Nếu một bên không có thiện chí, quá trình tố tụng sẽ luôn có nguy cơ bị trì hoãn, và nhiều khi không thể thành lập được Hội đồng Trọng tài bởi vì không có quy tắc tố tụng nào được áp dụng và không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài và giám sát các Trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các Trọng tài viên. Cả Trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ giúp đặc biệt từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các Trọng tài viên không thể giải quyết được vụ việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ các Tòa án. Thứ ba là hình thức Trọng tài quy chế có nhược điểm là tốn kém nhiều chi phí. Rõ ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quy chế, ngoài việc phải trả chi phí thù lao cho các Trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài. Ngoài ra trong một số trường hợp quá trình giải quyết tranh chấp bị kéo dài mà Hội đồng Trọng tài bắt buộc các bên phải tuân thủ vì phải tuân theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng trọng tài làm giảm hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. b. Ưu, nhược điểm của phương thức tố tụng tòa án: Ưu điểm: Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm như: Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ, và hiệu lực phán quyết có tính khả thi cao hơn so với trọng tài. Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án 9 thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật. Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra, có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa. Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý. Nhược điểm: Việc lựa chọn phương thức tòa án có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài, có thể phải qua nhiều cấp xét xử, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh. Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ và uy tín trên thương trường bị giảm sút. Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì: + Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. + mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên. 4. KẾT LUẬN: 10 [...]... tài tốt nếu có một tòa án tốt, tòa án đó ủng hộ các hoạt động của trọng tài nhưng không phải can thiệp sâu vào các hoạt động của trọng tài - Song song với tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài thương mại mạng lại cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn trong phân xử các tranh chấp thương mại Luật Trọng tài thương mại sẽ là công cụ pháp lý hữu hiệu, thúc đẩy trọng tài phát triển Cộng đồng doanh nghiệp trong và. .. thương mại nhanh, hiệu quả và công bằng, khách quan hơn, bảo đảm tính bí mật kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ và giảm tải gánh nặng cho tố tụng tòa án Tuy nhiên, trọng tài thương mại chỉ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nếu có sự gắn kết chặt chẽ với tòa án, trọng tài thực chất là tòa án tư nhưng không thể hành chính hóa như tòa án công mà phải có sự gắn kết ủng hộ của tòa án công, trọng tài. .. tiểu luận là những kiến thức cơ bản nhất về giải quyết tranh chấp kinh doanh theo phương thức tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án Mỗi phương thức có những ưu điểm, khuyết điểm do đó tùy vào từng trường hợp tranh chấp để tìm ra phương pháp thích hợp nhất - Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là xu thế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Việc ra đời Luật trọng tài thương mại đáp ứng được yêu... tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Bởi lẽ, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thị trường giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là mở cửa Theo đó, trọng tài các nước sẽ vào Việt Nam chiếm lĩnh thị phần, nếu chậm trễ tiếp cận vấn đề này, Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà trong cạnh tranh phát triển Do vậy, việc ra đời của luật trọng tài thương mại giúp nâng cao trình độ của lực lượng trọng tài Việt Nam và đáp... trong phân xử các tranh chấp thương mại Luật Trọng tài thương mại sẽ là công cụ pháp lý hữu hiệu, thúc đẩy trọng tài phát triển Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước có thêm niềm tin khi lựa chọn trọng tài Việt Nam để giải quyết tranh chấp 11 12 . thông qua: So sánh phương thức tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành . 4 1. KHÁI QUÁT VỀ TỐ TỤNG TOÀ ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: a. TỐ TỤNG TÒA ÁN: i. Giải. ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 5 a. TỐ TỤNG TÒA ÁN: 5 b. TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 5 2 .SO SÁNH PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 6 a. Những điểm. ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC TỐ TỤNG TÒA ÁN VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI: 7 a. Ưu, nhược điểm của phương thức tố tụng trọng tài thương mại: 7 b. Ưu, nhược điểm của phương thức tố tụng tòa án: 9 4.KẾT