Những thất bại của việc điều chỉnh danh nghĩa trong đại khủng hoảng có thể được giải thích không?

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô KINH TẾ VĨ MÔ TRONG CUỘC ĐẠI SUY THOÁI MỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH (Trang 25 - 27)

được giải thích không?

Tôi vừa đưa ra 2 lý do chung để lý giải sự thất bại của các nền kinh tế có chiến tranh trong việc điều chỉnh các cú sốc danh nghĩa lớn mà họ gặp phải trong những năm đầu thập niên 1930: (1) những khoản nợ không được chỉ số hóa, thông qua nó mà giảm phát đã gây ra những sự tái phân phối và khủng hoảng tài chính; (2) sự điều chỉnh chậm của mức lương danh nghĩa (và có lẽ những yếu tố khác trong cấu trúc chi phí cũng vậy). Theo quan điểm của một nhà lý luận, có sự khác biệt quan trọng giữa 2 nguồn đối lập, đó là – sự giảm phát không đoán trước – có động cơ khiến cho các đảng phải đàm phái lại về những thỏa thuận trong mức lương danh nghĩa ( hoặc giá cả), nhưng không có những khoản nợ không được chỉ số hóa. Cụ thể hơn, nếu mức lương danh nghĩa (hoặc giá cả) “quá cao” so với sự cân bằng thị trường lao động, cả người chủ và người công nhân ( nói cách khác là người sẽ bị thất nghiệp) nên sẵng sàng chấp nhận một mức lương thấp hơn, hoặc thực hiện các phương pháp khác đạt được một mức thất nghiệp hợp lý (Barro 1977). Ngược lại, không có căn cứ cho rằng những tác động phân phối lại của giảm phát không đoán trước tiến hành thông qua các hợp đồng nợ sẽ không được thực hiện bởi chỉ số ngầm hay sự đàm phán lại sau đó, bởi vì những người cho vay sẽ thu được lợi ích thực lớn từ giảm phát và không có động cơ để từ bỏ những lợi ích kia. 26 Vì thế, sự thất bại trong việc điều chỉnh lương danh nghĩa ( và kể cả giá cả)dường như không thống nhất với nguyên lý cơ bản của tính hợp lý kinh tế, trong khi đó khủng hoảng tài chính gây ra bởi giảm phát thì không như vậy.

Một khả năng thú vị để làm rõ hơn mối tương quan của lương-giá với sự hợp lý kinh tế, đó là các hợp đồng tài chính không được chỉ số hóa, và sự liên kết giảm phát nợ, một nguồn gốc của việc đều chỉnh chậm mức lương và các giá cả khác. Một sự liên kết sẽ có thể gia tăng vì các lý do chính trị: Khi giảm phát được xử lý, cả mối đe dọa gia tăng trong khủng hoảng tài chính và những sự than phiền của các con nợ gây sức ép lên chính phủ trong việc can thiệp vào nền kinh tế bằng nhiều cách để ngăn chặn sự điều chỉnh này. Đối với trường hợp nước Pháp, ví dụ (ghi chú trong Figure 1, là một trường hợp cụ thể cho

việc là người điều chỉnh chậm), một lịch sử gia thuật lại rằng:

Khi giá cả và thu nhập giảm xuống, khi những người nông dân, chủ tiệm sách, thương nhân, và các nhà tư bản công nghiệp đối mặt với phá sản, tình trạng bắt đầu, trên một cơ sở thực nghiệm, để xây dựng một loạt các biện pháp can thiệp phức tạp và lộn xộn để can thiệp vào nghiệp vụ thị trường mở để nhằm duy trì tình trạng nào đó.

Ví dụ về các biện pháp can thiệp của chính phủ Pháp bao gồm liên quan tới các sự giới hạn nhập khẩu nông nghiệp và giá gạo tối thiểu,nhằm muốn hỗ trợ thu nhập danh nghĩa cho người nông dân (một nhóm trong số các con nợ có quyền chính trị mạnh); chính phủ hỗ trợ quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp, cũng như sự bảo vệ trong nhập khẩu, với mục tiêu tăng giá bán và lợi nhuận; và các phương pháp để giảm nguồn cung lao động, bao gồm hoạt động trả về nước đối với các lao động nước ngoài và thu hẹp giờ lao động trong tuần. Các biện pháp này (so sánh với các biện pháp New Dael-era ở Mỹ) nhằm ngăn chặn sự điều chỉnh đi cuống của giá và lương.

Những mối liên hệ khác từ việc giảm phát-nợ và lương-giá diễn ra thông qua các kênh kinh tế ngày một chặt chẽ hơn. Ví dụ, ở Pháp, các ngành công nghiệp nặng như sắt và thép được mở rộng trong suốt những năm 1920, điều đó đã để lại cho Pháp những gánh nặng nợ rất lớn. Bởi vì khủng hoảng tài chính dẫn tới giảm phát, các công ty hoạt động đơn lẻ và cố gắng kết hợp lại để cố gắng hạn chế đầu ra, tăng giá bán, và duy trì lợi nhuận biên. Những hành vi như vậy được báo trước bởi lý thuyết sự tổ chức công nghiệp hiện đại và bằng chứng.

Một loạt các nguyên nhân khác cũng liên quan tới sự điều chỉnh danh nghĩa không hoàn hảo. Ở một số quốc gia, nhiều mức lương và giá không những được quản lý trực tiếp bởi chính phủ ( để mà thay đổi các hoạt động quản lý và làm luật vốn dĩ ì ạch) mà còn bị chính trị hóa sâu sắc. Việc thiết lập các loại thuế, phí, thuế quan là một nguồn gốc bổ sung của sự cứng nhắc danh nghĩa. Các nền kinh tế phân quyền phức tạp cũng phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng của sự hợp tác, vừa trong nội bộ lẫn với các nền kinh tế khác, đó là một vấn đề mà là nội dung trọng tâm của các nhà nghiên cứu lý thuyết gần đây.

Tôi tin rằng, với những vấn đề liên quan tới cuộc suy thoái, hướng nghiên cứu quốc tế so sánh rất có triển vọng để nhằm làm cải thiện vốn hiểu biết của chúng ta về các nguồn gốc của sự điều chỉnh danh nghĩa không hoàn hảo. trong trường hợp này, dẫu sao, nghiên cứu so sánh vẫn cần bao gồm các biến chính trị và định chế, ví dụ như tỉ lệ người lao động trong các liên đoàn; quy mô đại diện của người công nhân, người nông dân, các nhà tư bản công nghiệp… trong hệ thống cơ quan luật pháp; tỉ lệ lực lượng lao động được tuyển dụng bởi nhà nước… Quan trọng hơn, các sự so sánh lịch sử và trường hợp cụ thể của việc phản ứng về chính trị tới giảm phát trong nhiều quốc gia khác nhau có thể giúp cho việc giải thích các mức độ khác nhau đối với sự tổn hại kinh tế khi giá cả giảm xuống.

3. Kết luận

Về phương pháp luận, đóng góp chủ yếu của các nghiên cứu gần đây khi tìm hiểu về Cuộc đại suy thoái là việc mở rộng mẫu để bao hàm các quốc gia bên ngoài Mỹ. Các nghiên cứu so sánh đới với một loạt các nước làm tăng cường khả năng của chúng ta khi nhận diện các nguyên nhân dẫn tới cuộc đạu suy thoái những năm 1930. Xét một cách cụ

thể, bằng chứng về sự thu hẹp tiền tệ là nguyên nhân chủ chốt của cuộc đại khủng hoảng, và về sự phục hồi tiền tệ được xem như là một nguyên nhân hàng đầu cho sự phục hồi, ngày càng được củng cố vững chắc hơn.

Về khía cạnh tổng cung trong nền kinh tế, chúng ta đã học được và sẽ tiếp tục học được nhiều hơn từ trong giai đoạn giữa 2 cuộc chiến tranh.Một nguyên nhân chủ chốt là các việc phân phối lại tài sản có thể có các tác động tổng thể, nếu như chúng là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống. Bằng chứng thực nghiệm được tìm ra cho thấy sự điều chỉnh không hoàn hảo trong mức lương danh nghĩa là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự đối lập về tiền tệ. Hiều về hiện tượng sau sẽ cần phải có một viễn cảnh rộng liên quan tới các yếu tố về chính trị lẫn kinh tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô KINH TẾ VĨ MÔ TRONG CUỘC ĐẠI SUY THOÁI MỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH (Trang 25 - 27)