Tăng cƣờng sức mạnh kinh tế của Nhànƣớc để phát triển và sử dụng

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 68)

dụng có hiệu quả CNTBNN ở nƣớc ta theo định hƣớng XHCN

Sức mạnh của Nhà nƣớc xét theo góc độ nào cũng bắt nguồn từ sức mạnh về kinh tế, mà vai trò chủ đạo là kinh tế Nhà nƣớc. Củng cố và phát triển hợp lý kinh tế Nhà nƣớc cũng là để tạo ra sức mạnh kinh tế cho Nhà nƣớc và nâng cao sức mạnh của Nhà nƣớc XHCN- yếu tố quyết định cho việc thực hiện thành công CNTBNN theo định hƣớng XHCN. Vì vậy chúng tôi cho rằng đây là một giải pháp để tạo tiền đề điều kiện phát triển CNTBNNN ở nƣớc ta, đồng thời cũng là một giải pháp hữu hiệu để hƣớng CNTBNN vào những hoạt động kinh tế lành mạnh và theo những quỹ đạo của nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng XHCN.

Để giữ vững định hƣớng XHCN trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong tiến trình sử dụng CNTBNN, thì một vấn đề mang tính nguyên tắc cần phải thực hiện là: xác định rõ giới hạn cho phép và phát triển hình thức kinh tế này trong mối tƣơng quan cụ thể với kinh tế Nhà nƣớc. Lênin khẳng định: nếu chính quyền Xô viết đem tô nhƣợng phần lớn tài sản của mình thì nhƣ vậy hoàn toàn khờ dại. Nhƣ vậy, không phải là tô nhƣợng mà là quay trở lại CNTB. Chính vì thế Lênin đề ra nguyên tắc: các vị trí then chốt của nền kinh tế phải thuộc về chính quyền Xô viết. Nhà nƣớc phải nắm trong tay các tƣ liệu sản xúât chủ yếu nhƣ đất đai, hệ thống tài chính ngân hàng, hệ thống các DNNN với những ngành quan trọng. Do đó, trong quá trình thực hiện CNTBNN, Nhà nƣớc không chỉ đơn thuần đóng vai trò ngƣời quản lí, điều hành nền kinh tế quốc dân mà còn phải có thực lực kinh tế làm cơ sở. Sức mạnh của bộ máy Nhà nƣớc,

chính là sức mạnh về kinh tế, cũng chính nhờ sức mạnh kinh tế ấy mà có thể dung nạp, phát triển, du nhập CNTBNN.

Rõ ràng, việc củng cố và đổi mới hệ thống DNNN đang là vấn đề nan giải nhƣng không thể né tránh ở nƣớc ta hiện nay. Trong đó, cải cách chế độ sở hữu cần phải đƣợc xem nhƣ là một khâu trung tâm và xuất phát điểm quan trọng để tạo ra nhƣng tổ chức kinh tế mới với cấu trúc đa dạng về sở hữu, để từ đó xây dựng một cơ chế quản lý phù hợp với bƣớc chuyển sang kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Đó chính là cơ sở để tạo ra một cơ chế điều hành, kiểm kê, kiểm soát, vừa thu hút đƣợc mọi tài năng sáng tạo, vừa ngăn chặn một cách hữu hiệu tệ tham nhũng sinh ra từ tình trạng vô chủ thờ ơ của ngƣời lao động và độc quyền về quyền lực lãnh đạo. Đó cũng chính là hành động có ý nghĩa thực tiễn đối với việc vận dụng và phát triển các hình thức CNTBNN ở nƣớc ta.

Việc quốc hữu hoá một cách hình thức tuyệt đại bộ phận các lĩnh vực và quan hệ của đời sống kinh tế trong mấy chục năm qua đã làm cho nền kinh tế nƣớc ta bị xơ cứng, kém năng động và không hiệu quả. Song tuyệt nhiên không thể coi tƣ nhân hoá tuyệt đại bộ phận hay phần lớn khu vực kinh tế Nhà nƣớc là đơn thuốc hữu hiệu để chữa đƣợc mọi căn bệnh của nền kinh tế. Bởi vì, trong điều kiện nƣớc ta, không thể đặt toàn bộ hay phần lớn sự tăng trƣởng của nền kinh tế, của sự biến đổi cơ cấu kinh tế, của sự phát triển kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế hoàn toàn vào tay tƣ nhân-một lực lƣợng chƣa đủ khả năng, thực lực và uy tín cần thiết. Mặt khác, do đặc điểm cơ bản của nền knh tế quá độ này, quan hệ tác động lẫn nhau, đan quyện vào nhau dƣới nhiều hình thức liên kết kinh tế ngày càng mở rộng và đa dạng. Trong các mối quan hệ đó, tất yếu sẽ diễn ra sự cạnh tranh. Nhƣng trong điều kiện một nền kinh tế hàng hoá có sự quản lý của nhà nƣớc thì sự cạnh tranh đó phải trong khuôn khổ pháp luật, phải đƣợc gắn liền với liên kết kinh tế, phân côngvà hiệp tác sản xuất, kinh doanh nhằm khắc phục tình trạng tự phát, tận dụng mọi tiềm năng thế mạnh của từng đơn vị kinh tế, từng vùng và của cả nƣớc. Trong cuộc cạnh tranh đó, kinh tế Nhà nƣớc phải không ngừng đƣợc củng cố và lớn mạnh, để phát huy vai trò chủ đạo với các thành phần kinh tế khác. Đó cũng là thực chất

của cuộc ganh đua kinh tế nhằm giành thắng lợi cho định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội giữa khu vực kinh tế Nhà nƣớc và các khu vực kinh tế khác hiện nay ở nƣớc ta.

Xuất phát từ thực trạng và vai trò của kinh tế Nhà nƣớc, xu hƣớng phát triển của CNTBNN ở nƣớc ta, cũng nhƣ từ xu hƣớng quốc tế hoá, hội nhập trong thời đại ngày nay-những thuận lợi, đồng thời cũng là những thách thức cho nhiều quốc gia có nền kinh tế kém phát triển- khu vực kinh tế Nhà nƣớc phải đạt đƣợc sự tăng trƣởng không chỉ nhanh về tốc độ, mà còn phải đảm bảo cả về chất lƣợng để có thể đối trọng với các tổ chức kinh tế nƣớc ngoài trong quá trình vận dụng CNTBNN. Do vậy, để xây dựng một chiến lƣợc phát triển kinh tế Nhà nƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu mới, cần tập trung giải quyết vấn đề sau:

Đẩy mạnh tiến trình sắp xếp các DNNN theo hƣớng giảm số lƣợng một cách hợp lý, tăng quy mô thích hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết quả của việc sắp xếp DNNN theo Nghị định 388/HĐBT là số lƣợng các DNNN giảm một nửa. Hiện nay các ngành, các địa phƣơng đang tiếp tục tiến hành lập và trình Chính phủ phê duyệt phƣơng án tổng sắp xếp lại DNNN theo Chỉ thị 500/TTg. Theo đó, số lƣợng các DNNN hiện có sẽ tiếp tục đƣợc giảm bớt theo yêu cầu củng cố thêm sức mạnh của DNNN. ở đây không phải số lƣợng hoặc tỷ trọng DNNN trong tổng số doanh nghiệp là quan trọng mà là sự cần thiết phải có mặt của chúng trong các vùng lãnh thổ, những ngành, lĩnh vực kinh tế. Tăng số lƣợng mà không tăng sức mạnh, không có mặt ở những chỗ trống rất cần sự có mặt của DNNN vì lợi ích của sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thì hiệu lực của vai trò chủ đạo sẽ giảm đi. DNNN nhất thiết phải có mặt ở những nơi, những ngành mà tại đó chƣa có để thực hiện vai trò định hƣớng phát triển,để chi phối và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. DNNN có mặt ở đây thì nhất thiết phải đem theo sức mạnh đến đó (vốn, kỹ thuật, công nghệ, hiệu quả kinh tế-xã hội). Để làm đƣợc điều này DNNN phải mạnh, có lực. Vì thế phải tiếp tục sắp xếp lại DNNN, loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dồn vốn vào các doanh nghiệp còn lại.Nhƣ vậy, số lƣợng các DNNN giảm nhƣng sức mạnh của mỗi doanh nghiệp

tăng lên. Mặt khác, Nhà nƣớc cần tập trung nguồn lực để phát triển DNNN tại những vùng, ngành và lĩnh vực cần thiết mà hiện nay còn thiếu, yếu, hoặc chƣa có. Nguồn lực có đến đâu phát triển đến đó, nhƣng phải phát triển có trọng điểm, không phân tán, rải rác. Đó chính là biện pháp hữu hiệu để hƣớng kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc vào những hoạt động kinh tế lành mạnh và theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.Đối với các tổng công ty Nhà nƣớc đã đƣợc thành lập thì phải đƣợc tiếp tục củng cố và đổi mới để chúng thật sự trở thành các tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nƣớc, có đủ thực lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nƣớc và đối tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trƣớc mắt chƣa nên phát triển thêm nhiều loại doanh nghiệp lớn này trong khi vốn và cán bộ là hai nguồn lực chủ yếu của chúng ta rất hạn chế. Chỉ khuyến khích thành lập các tổng công ty theo mô hình đa sở hữu, đa lĩnh vực để các thành phần kinh tế cùng hỗ trợ nhau đi lên sản xuất hàng hoá lớn.

Khi số lƣợng DNNN đã đƣợc xắp xếp, bố trí và thu gọn vào những lĩnh vực sở hữu hình thành ngành mũi nhọn và có khả năng cạnh tranh cao không chỉ trong nƣớc mà cả quốc tế, các doanh nghiệp có lãi thực sự sẽ đảm bảo cho thảnh phần kinh tế Nhà nƣớc mạnh dần lên, phát huy ƣu thế dần đối với các thành phần kinh tế khác. Khi đó bản thân Nhà nƣớc và DNNN có thể tham gia liên doanh với các thành phần kinh tế khác, không phải ở trạng thái yếu thế nhƣ hiện nay, mà phải ở vào thế của ngƣời chi phối. Từ đó thành phần kinh tế Nhà nƣớc có thể bắt đầu phát huy vai trò chủ đạo của mình đối với những thành phần kinh tế khác và đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)