Hoàn thiện môi trƣờng kinh tế-xã hội cho sự phát triển CNTB Nhà

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 65)

Môi trƣờng cho sự hoạt động và phát triển CNTBNN bao gồm nhiều yếu tố với nhiều chức năng khác nhau, là những yếu tố thiết yếu quyết định sự hoạt động và phát triển CNTBNN. Các điều kiện này mang tính tổng hợp trên nhiều

phƣơng tiện: Tự nhiên-xã hội, chính trị- ngoại giao, điều kiện kinh tế- kỹ thuật, điều kiện pháp luật và các cơ chế vận hành. Trong đó điều kiện kinh tế-kỹ thuật đƣợc chúng tôi coi là một trong những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và phát triển của CNTB Nhà nƣớc ở nƣớc ta. Các nhà tƣ bản sẽ đánh giá tính chất ổn định của nền kinh tế thông qua sự vận hành của hệ thống cơ chế thị trƣờng, biên độ lên xuống của tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát, kết cấu hạ tầng cũng nhƣ chất lƣợng của đội ngũ lao động… để quyết định đầu tƣ.

Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô:

Để duy trì sự ổn định nền kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển CNTBNN, đồng thời điều hƣớng sự hoạt động của CNTBNN một cách có hiệu quả, điều cơ bản là phải phát triển nền kinh tế thị trƣờng phù hợp với đặc điểm, tính chất của nền sản xuất hàng hoá ở giai đoạn đầu của nƣớc ta theo hƣớng một thị trƣờng lành mạnh dƣới sự điều tiết quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc bằng các công cụ chính sách kinh tế sắc bén.

Trƣớc đây trong cơ chế của nền kinh tế hoạch hoá tập trung, Nhà nƣớc vừa có chức năng là ngƣời quản lý vĩ mô nền kinh tế, vừa có chức năng một nhà doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm cho xã hội. Trong cơ chế đó, Nhà nƣớc vừa là ngƣời hoạch định các chính sách quản lý phát triển kinh tế và cũng là ngƣời trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh tế. Do đó, Nhà nƣớc đóng vai trò chủ thể chính yếu của nền kinh tế. Cơ chế đó tồn tại nhiều năm ở nƣớc ta và nó tạo cho chúng ta một cách nhìn theo thói quen về vai trò của nhà nƣớc trong nền kinh tế. Thói quen đã làm cho chúng ta có cách nhìn đồng hoá giữa phƣơng tiện của Nhà nƣớc (kinh tế quốc doanh) và mục tiêu của Nhà nƣớc (sự phát triển kinh tế quốc gia). Hệ quả của vấn đề là chúng ta đã quá chú ý đến sự tồn tại của phƣơng tiện mà không chú ý đúng mức đến mục tiêu phải đạt đƣợc, đó là sự tăng trƣởng của nền kinh tế quốc dân.

Khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng, chúng ta thiếu cách nhìn đầy đủ đúng đắn về vai trò của Nhà nƣớc trong cơ chế kinh tế mới- đó là cơ chế thị trƣờng, cùng với những mặt tích cực, cơ chế này nó còn chứa đựng nhiều tiêu cực. Vấn

đề đặt ra là, đối với Nhà nƣớc, một chủ thể có vai trò đặc biệt trong cơ chế thị trƣờng sẽ thực hiện chức năng của mình nhƣ nào để giảm thiểu những “trục trặc” phát sinh từ bản chất của cơ chế thị trƣờng, thực hiện mục tiêu quản lý phát triển nền kinh tế quốc dân theo định hƣớng XHCN.

Trong tình hình hiện nay, Nhà nƣớc cần xác định rõ mục tiêu phải đạt và các phƣơng tiện có tính chất công cụ phải thực hiện. Cụ thể, để quản lý phát triển và duy trì sự ổn định một nền kinh tế, Nhà nƣớc cần xác định mục tiêu ƣu tiên:

- Đạt sự tăng trƣởng nhanh chỉ tiêu kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.

- Tăng nhanh số việc làm cho xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và nửa thất nghiệp.

- Ổn định tiền tệ và giá cả.

- Cân bằng cán cân thanh toán tiến tới xuất siêu, tăng dự trữ quốc gia. Để thực hiện các mục tiêu trên, Nhà nƣớc có 4 loại công cụ:

Thứ nhất, đổi mới hệ thống pháp luật và bộ máy vận hành Pháp luật

nhằm duy trì một trật tự kinh doanh của cơ chế thị trƣờng. Nhà nƣớc phải là ngƣời trọng tài mẫn cán với những “luật chơi” rõ ràng.

Thứ hai, sử dụng triệt để và có hiệu quả các chính sách điều tiết vĩ mô đặc

biệt là chính sách tài chính tiền tệ, ngân hàng, tỷ giá hối đoái nhằm tác động, điều tiết sự vận động tự phát của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

Thứ ba, sử dụng công cụ kế hoạch hoá thông qua các chính sách định

hƣớng, phát triển theo ngành, theo lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ, qua những cân đối quốc gia và các chƣơng trình, dự án đầu tƣ có trọng điểm, thể hiện các quan điểm và mục tiêu phát triển.

Thứ tƣ, sử dụng các phƣơng tiện đầu tƣ trực tiếp của Nhà nƣớc thông qua

các đơn vị kinh tế Nhà nƣớc nhằm “bịt các khoản trống” của nền kinh tế, mà sự phát sinh do bản chất của kinh tế thị trƣờng gây nên sự mất cân đối, làm cản trở sự phát triển.

Việc xác định vai trò của Nhà nƣớc theo mục tiêu và thực hiện các chức năng trên, một mặt để phân biệt giữa vai trò của Nhà nƣớc, kinh tế Nhà nƣớc,

DNNN trong việc điều tiết, định hƣớng, kiểm soát sự vận hành chung của nền kinh tế để duy trì sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, mặt khác cũng là để tạo điều kiện môi trƣờng cho sự phát triển CNTB NN ở nƣớc ta.

Một nền kinh tế ổn định có ý nghĩa quan trọng đến toàn bộ tiến trình phát triển và sự dụng CNTBNN. Song, ổn định không có nghĩa là không thay đổi, do đó, tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện, hoàn thiện năng lực quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trƣờng, tạo ra sự ổn định hơn nữa nhằm đạt sự phát triển vững chắc.

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)