Mở rộng và lựa chọn các hình thức CNTBNN phù hợp với điều kiện

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 71)

kiện nƣớc ta

Trong quá trình phát triển CNTBNN ở nƣớc ta, việc mở rộng và lựa chọn các hình thức phù hợp là một trong những giải pháp để bảo đảm hiệu quả của sự phát triển.

Mở rộng các hình thức CNTBNN là đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động đầu tƣ trên cơ sở phát huy nguồn tiềm năng phong phú trong nƣớc, sử dụng nhiều hình thức thích hợp và đặt nó trong cơ cấu thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện

cho nhau tăng trƣởng. Đó cũng chính là thực hiện đa dạng hoá các hình thức quan hệ hợp tác trên thực tế.

Việc mở rộng các hình thức CNTBNN nhằm thực hiện mục tiêu chung: tranh thủ vốn công nghệ, kinh nghiệp quản lý tiên tiến, tạo việc làm, tận dụng các nguồn lực trong nƣớc, tăng thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu…. Tuy nhiên không thể đạt đƣợc tất cả các mục tiêu đó trong mỗi một hình thức cụ thể. Do đó cần phải mở rộng tất cả các hình thức CNTBNN nhằm khai thác tối đa ƣu thế của mỗi loại hình để phục vụ đắc lực cho CNH, HĐH đất nƣớc. Đồng thời cũng phải tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế-xã hội cụ thể trong mỗi thời kỳ để lựa chọn các hình thức phù hợp, không thể áp dụng tràn lan, không tính đến điều kiện cụ thể của đất nƣớc cũng nhƣ đến những điều kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi địa phƣơng.

Về cơ bản, trong điều kiện cụ thể hiện nay của nƣớc ta, hƣớng chủ yếu để lựa chọn và mở rộng các loại hình CNTBNN là:

- Hình thức liên doanh, liên kết giữa Nhà nƣớc với tƣ bản nƣớc ngoài Trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng, mặc dù trong thời gian đầu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hình thức liên doanh là hình thức đƣợc ƣa chuộng nhất so với các hình thức khác, và là hình thức thu hút vốn nhiều nhất.Nhƣng trên thực tế, trong thời gian gần đây hình thức XNLD đang bộc lộ những giới hạn của nó. Điều đó, cho thấy không phải lúc nào hình thức liên doanh cũng phù hợp và có thể đạt hiệu quả nhƣ mong muốn, nhất là trong tình hình vốn góp và cán bộ là những điểm yếu của ta hiện nay.Vì vậy, chúng tôi cho ràng việc xây dựng ồ ạt các XNLD, thậm chí vội vã lập các đối tác trong nƣớc là chủ yếu là các DNNN, vừa yếu về năng lực, vừa kém về phẩm chất càng làm cho liên doanh kém hiệu quả, dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nƣớc, thậm chí mất cả cán bộ. Phải lấy việc bảo toàn vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc làm mục tiêu chứ không chạy theo số lƣợng liên doanh. Những năm đầu khi chƣa kịp đào tạo cán bộ, còn thiếu cán bộ tốt, có năng lực, Nhà nƣớc thiếu vốn và để tập trung tốt hơn cho những liên doanh có hiệu quả thì cần hạn chế tỷ lệ XNLD giữa Nhà nƣớc với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nên

khuyến khích doanh nghiệp 100% vốn của tƣ nhân trong và ngoài nƣớc dƣới hình thức tô nhƣợng hay cho thuê đất và các tƣ liệu sản xuất khác của Nhà nƣớc. Khuyến khích hình thức liên doanh giữa tƣ bản tƣ nhân trong nƣớc với tƣ bản nƣớc ngoài với những dự án vừa và nhỏ trong các lĩnh vực mà Nhà nƣớc không cấm. Thời gian sau đó, cùng với việc đào tạo thêm các cán bộ, tích luỹ thêm vốn cũng nhƣ thêm kinh nghiệm thì sẽ tăng thêm XNLD.

Phải tìm hiểu và nhận thức rõ đối tác bên ngoài. Muốn quản lý có hiệu quả,thì phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về đối tƣợng của mình. Không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm. Những hạn chế kết quả trong hợp tác liên doanh vừa qua, một phần cũng do chúng ta chƣa nhận rõ đối tác bên ngoài. Thông thƣờng khi nói về nguyên tắc liên doanh hai bên cùng có lợi, nhƣng trong thực tế mấy năm liên doanh với nƣớc ngoài, nguyên tắc này chƣa đƣợc thực hiện. Nhìn chung, nƣớc ngoài có nhiều mặt ƣu thế, còn phía Việt Nam thua lỗ không ít. Rất nhiều liên doanh, chính phía nƣớc ngoài đã cạnh tranh, lợi dụng khai thác triệt để thế yếu của Việt Nam, bất chấp sự sống còn của liên doanh nhƣ thế nào.Để hạn chế thiệt hại về phía mình, trƣớc hết cần phải tìm hiểu, lựa chọn đối tác phù hợp với yêu cầu của chúng ta, chứ không để tình trạng đầu tƣ vào lĩnh vực nào cũng đƣợc. Thực tiễn cho thấy cần phải lựa chọn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có sức nặng về tài chính, công nghệ và quản lý- họ thƣờng làm ăn nghiêm chỉnh, lâu dài và giữ gìn uy tín vốn có.

Để chọn đƣợc đối tác phù hợp, các cơ quan quản lý cần phải dựa vào nhiều thông tin cũng nhƣ năng lực xử lý các thông tin đó. Cần phải nâng cao năng lực của Bộ kế hoạch và đầu tƣ, gắn nhiều với khoa học công nghệ hơn là chỉ lo mặt hành chính của vấn đề.

- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thông qua những chi nhánh của công tuy XQG. Nó cũng có những mặt tích cực, những mặt tiêu cực. Vì vậy, chúng ta phải biết sử dụng những ƣu thế của nó để phục vụ cho công cuộc CNH- HĐH đất nƣớc, đồng thời chủ động tỉnh táo phòng ngừa để hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Hiện nay, hình thức 100% vốn nƣớc ngoài đang có xu hƣớng tăng lên so với hình thức XNLD. Việc chuyển hoá này là hiện tƣợng bình thƣờng trong nền kinh tế thị trƣờng. Trên thực tế, dù có chuyển đổi hình thức đầu tƣ hay không, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn phải tiếp tục thực hiện đúng quy định của giấy phép đầu tƣ là XNLD hay là xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. Do đó, không nên quan niệm hình thức liên doanh bảo đảm đƣợc chủ quyền quốc gia, còn hình thức 100% vốn nƣớc ngoài là ảnh hƣởng đến chủ quyền mà nó còn tác động tích cực nhất định đến giải quyết việc làm tăng thêm nguồn thu nhập cho Ngân sách nhà nƣớc.

-Thành lập Cty cổ phần, cổ phần hoá DNNN để thành lập doanh nghiệp tƣ bản Nhà nƣớc.

CTCP với tính cách là hình thức CNTBNN đã tồn tại từ lâu. Cái mới là xem xét nó trong điều kiện của nƣớc ta hiện nay.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay ở nƣớc ta, CTCP đƣợc xem là một tất yếu kinh tế- sự tồn tại của nó không những chỉ là kết quả của quá trình tích tụ, tập trung vốn mà còn là hƣớng khách quan của sự vận động của các thành phần kinh tế nói chung và của CNTBNN nói riêng. Sự phát triển của loại hình này ở ta hiện nay chủ yếu đƣợc thực hiện bằng con đƣờng cổ phần hoá DNNN.

Cổ phần hoá DNNN hiện nay thực chất là chuyển từ sở hữu Nhà nƣớc thành sở hữu tập thể, hỗn hợp, là làm gọn nhẹ, tối ƣu thành phần kinh tế Nhànƣớc, tăng thành phần kinh tế tập thể, tƣ nhân. Cũng chính từ quá trình cổ phần hoá DNNN mà tạo ra những doanh nghiệp CNTBNN.

Có nhiều ý kiến cho rằng, cổ phần hoá DNNN ở nƣớc ta hiện nay không phải là tƣ nhân hoá, nhƣng cũng có một số ý kiến lại cho rằng “cổ phần hoá DNNN thực chất là tƣ nhân hoá, và điều đó là trái với định hƣớng XHCN” . Thực ra đây là vấn đề tế nhị, vì nhƣ một số DNNN đã cổ phần hoá hiện nay, có doanh nghiệp các cổ đông bao gồm những cán bộ, công nhân viên là chủ yếu nhƣng cũng có CTCP bán cổ phần không chỉ cho ngƣời trong doanh nghiệp mà cả ngƣời ngoài doanh nghiệp, thậm chí cả ngƣời nƣớc ngoài. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, nếu nói cổ phần hoá là tƣ nhân hoá hoặc cổ phần hoá không bao hàm tƣ

nhân hoá đều là không đúng. Cổ phần hoá tƣ nhân hoá là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Các nƣớc TBCN thì cổ phần hoá xí nghiệp nhà nƣớc cũng đồng thời nghĩa với tƣ nhân hoá. Còn ở nƣớc ta, phát triển theo định hƣớng XHCN, dựa trên chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất, do đó khi tiến hành cổ phần hoá DNNN không hoàn toàn là tƣ nhân hoá.

Thực tế cổ phần hoá trong những năm qua cho thấy: loại DNNN đƣợc cổ phần hoá nhƣng nhà nƣớc vẫn nắm giữ cổ phần chi phối và số cổ phần còn lại bán cho các cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp thì rõ ràng sở hữu Nhà nƣớc vẫn giữ vai trò chi phối. Loại DNNN đƣợc cổ phần hoá, Nhà nƣớc nắm cổ phần chi phối hoặc dƣới mức chi phối, phần còn lại bán cho cán bộ, công nhân, các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp và có sự tham gia của các cổ đông nƣớc ngoài thì tính chất sở hữu là của nhiều thành phần trong đó có thành phần sở hữu tƣ nhân… Còn trƣờng hợp một bộ phận DNNN đem bán đứt, cho thuê thì nó thuộc sở hữu của một tƣ nhân hay nói cách khác bộ phận này chuyển từ sở hữu nhà nƣớc sangsở hữu tƣ nhân.

Chúng ta đều khẳng định sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần KTTBTN. Vì vậy, cũng không cần lẩn tránh thuật ngữ tƣ nhân hoá một bộ phận DNNN, trong khi đó trên thực tế quá trình này vẫn diễn ra. Sự chấp nhận không phải là “làm mất phƣơng hƣớng và gây nguy hại trực tiếp cho định hƣớng XHCN” nhƣ có ngƣời đã khẳng định mà trái lại để chúng ta chủ động đƣa ra giải pháp cho bộ phận kinh tế Nhà nƣớc sau khi cổ phần hoá sẽ hoạt động một cách tự giác, đúng quỹ đạo và đạt hiệu quả mong muốn.

Cổ phần hoá một bộ phận DNNN là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, tiến trình này còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân: chính sách (từ tháng 6/1998) trở về trƣớc chƣa đủ sức khuyến khích, thủ tục rƣờm rà, chƣa minh định rõ trách nhiệm các cơ quan, cán bộ, ngƣời lao động trong doanh nghiệp chƣa đƣợc tuyên truyền đủ liều lƣợng về ý nghĩa tác dụng của việcnày nên chƣa tích cực hƣởng ứng. Nhƣng có lẽ, đó không phải là những vƣớng mắc nhất.

Có quan điểm cho rằng ở nƣớc ta hợp tác xã của những ngƣời sản xuất nhỏ và cho thuê tƣ liệu sản xuất của nhà nƣớc không phải là những hình thức của CNTBNN mà chỉ là hình thức kinh tế tập thể thuộc thành phần kinh tế XHCN. Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện của nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta hiện nay, thực tế đang tồn tại nhiều chế độ kinh doanh khác nhau trên cùng một cơ sở tƣ liệu sản xuất cơ bản là ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân: chế độ kinh doanh của nhà nƣớc, của tập thể, của từng hộ riêng rẽ, chế độ kinh doanh hỗn hợp (Nhà nƣớc với tập thể với từng hộ; Nhà nƣớc với tập thể; tập thể với tƣ nhân trong và ngoài nƣớc). Trong đó, trừ chế độ kinh doanh ruộng đất trực tiếp của Nhà nƣớc, các chế độ khác nhau cần và phải đƣợc coi là những hình thức cụ thể của CNTBNN. Bởi vì, khi trình độ xã hội hoá sản xuất chƣa cao mà đã đƣa quan hệ XHCN đầy đủ vào thì nhƣ thực tế lịch sử đã cho thấy sản xuất không thể phát triển đƣợc. Vì vậy, vừa phải chấp nhận xu hƣớng phát triển tự phát TBCN của những ngƣời sản xuất nhỏ, vừa phải tìm cách hƣớng sự phát triển ấy vào con đƣờng CNTBNN.

Một số hình thức cụ thể của CNTBNN trong khu vực này là:

- Thực hiện chế độ cho thuê đất đai đối với hộ nông dân và cho phép họ thuê hoặc nhận khoán, nhận đấu thầu kinh doanh một số cơ sở kinh tế Nhà nƣớc có quy mô nhỏ trong ngành nông-lâm - ngƣ nghiệp phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của họ.

- Tổ chức, mở rộng và hoàn thiện thị trƣờng đầu ra ở nông thôn. Các địa phƣơng chủ động thành lập các kiểu hợp tác xã, hoặc tổ chức hợp tác xã mua bán để mua nông sản từ gốc và bán vật tƣ, tƣ liệu dùng cho nông dân. Các tổ hợp tác này gắn kết với hệ thống thƣơng nghiệp Nhà nƣớc, các tổ chức đại lý mua gom, các công ty, xí nghiệp nội tiêu và xuất khẩu. Mạng lƣới hợp tác xã này cần đƣợc mở rộng với sự hỗ trợ về chính sách đầu tƣ vốn, thuế và trợ giá đối với nông dân.

- Thúc đẩy sự phát triển hợp tác xã kiểu mới dựa trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi và góp vốn cổ phần của các hộ nông dân với Nhà nƣớc, của các hộ nông dân-Nhà nƣớc và tập thể… đó là những hợp tác xã tiêu thụ- dịch vụ, hoặc tổng hợp, tiêu thụ-dịch vụ- sản xuất… trong lĩnh vực nông

nghiệp, công nghiệp nông thôn, giao thông vận tải nông thôn. Đây là những hình thức quan trọng và dễ đƣợc nông dân chấp nhận hơn cả. Một khi Nhà nƣớc đặt đƣợc quan hệ trao đổi vững chắc với các hợp tác xã này thì việc định hƣớng phát triển cho toàn bộ khối nông dân với tƣ cách là những ngƣời sản xuất trở nên đơn giản hơn. Cũng trên cơ sở những hợp tác xã đó, việc tổ chức các hợp tác xã cổ phần, một hình thức CNTBNN đích thực sẽ trở thành mộttất yếu đối với chính bản thân ngƣời nông dân.

Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta, việc sử dụng các hình thức CNTBNN trong nông nghiệp nông thôn cũng phải đƣợc coi là “cần thiết và đáng mong đợi”. Đó là cách tốt nhất để hạn chế xu hƣớng tự phát trong nông thôn, hƣớng họ tự giác đi vào quỹ đạo XHCN; là con đƣờng hữu hiệu nhất để phát triển mạnh mẽ LLSX trong nông nghiệp, chuyển nền sản xuất từ phân tán đến tập trung, từ nền nông nghiệp nửa tự nhiên, tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá.

2.3.4. Tăng cƣờg hiệu quả và hiệu lực thi hành quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động phát triển kinh tế của đất nƣớc ta.

Việc thực hiện chiến lƣợc kinh tế-xã hội của nƣớc ta nói chung và CNTBNN nói riêng tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực quản lý Nhà nƣớc, một yếu tố đƣợc coi là tiềm năng to lớn của sự phát triển; đồng thời cũng là một yếu tố quyết định cho sự thành công hay thất bại của chủ trƣơng vận dụng và phát triển CNTBNN ở nƣớc ta. Bởi vì, nhƣ Lênin đã nói: không có chế độ kiểm toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm thì những mầm mống của CNXH sẽ bị tiêu diệt. Trên thực tế những hiện tƣợng tiêu cực là do sự yếu kém trong quản lý của Nhà nƣớc. Vì vậy, để tăng cƣờng hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc đối với CNTBNN và hƣớng chúng đi theo định hƣớng XHCN, cần tập trung vào một số nội dung sau:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động CNTB Nhà nƣớc.

Phát triển kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc phải gắn liền với việc chấn chỉnh và đƣa hoạt động của các hình thức kinh tế này vào một “quỹ đạo” thích hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả của chúng, đồng thời để Nhà nƣớc nắm và điều khiển -

định hƣớng hoạt động của nó. “Tƣ bản Nhà nƣớc” là kinh tế tƣ bản dƣới sự lãnh đạo của Nhà nƣớc XHCN. Nhƣ vậy, phát triển kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc phải gắn liền với việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để tăng cƣờng thu hút vốn. Mặc dù cho tới nay, hệ thống pháp luật kinh tế có liên quan đến đầu tƣ đã đƣợc hình thành và không ngừng đƣợc sửa đổi, để tạo ra môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, song, nếu so với với các nƣớc trên thế giới và trong khu vực thì hệ thống pháp luật của ta còn phức tạp, thiếu thống nhất, chƣa đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tƣ. Do đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn

Một phần của tài liệu Quan điểm của V.I. Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự vận dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)