Công trình chủ yếu tìm hiểu quá trình thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Chi bộ 24 – Đảng bộ Trường Đại học An Giang; đánh giá những việc đã
Trang 1MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường
cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn và cả những thách thức không nhỏ Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng
và hiệu quả
Với tinh thần và ý nghĩa đó, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành chỉ thị CT/TW, ngày 07 tháng 01 năm 2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”” Đây là cuộc vận động có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn, sâu sắc và thiết thực đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
06-Sau hơn 5 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của trường Đại học An Giang đã thu được những kết quả đáng kể Song trong quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn bởi năng lực tiếp thu và nhận thức của từng cán bộ đảng viên, của quần chúng nhân dân còn có
sự khác nhau, thói quen, nổ lực của bản thân mỗi người, ý thức phê bình và tự phê bình còn là điểm yếu ở mỗi cán bộ đảng viên Chính vì vậy, bản thân nhận thấy rằng, việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Đảng bộ trường Đại học An Giang nói chung và ở Chi bộ 24 nói riêng là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, nên bản thân quyết định chọn chủ đề:
“Thực trạng và Giải pháp đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Chi bộ 24- Đảng bộ trường Đại Học An Giang đến năm 2015”, làm đề tài nghiên cứu và viết tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa lớp
Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính B58
Trang 2Công trình chủ yếu tìm hiểu quá trình thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Chi bộ 24 – Đảng bộ Trường Đại học An Giang; đánh giá những việc đã làm được và những việc còn hạn chế; phân tích những nguyên nhân; đúc kết những kinh nghiệm cũng như đề ra những giải pháp thiết thực, khả thi để tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động này đến năm 2015 theo tinh thần chỉ thị số 03/CT-TW, ngày 14/5/2011 của Bộ chính trị
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Tiểu luận được bố cục thành 3 chương
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHẬN THỨC CHUNG
VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc của Người về những chuẩn mực (tiêu chuẩn, quy tắc, quy phạm…) và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới, khác về chất so với nền đạo đức cũ, nhằm phát triển toàn diện con người trong thời đại mới
Hồ Chí Minh xây dựng nền đạo đức cách mạng với hai nội dung cơ bản:
Một là, xây dựng hệ thống những chuẩn mực của nền đạo đức mới Tổng
hợp những chuẩn mực đó thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, tập thể
Hai là, xây dựng những nguyên tắc trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
mới Hai nội dung này nhằm mục đích phát triển con người một cách hoàn thiện, hướng tới các giá trị cao đẹp Chân- Thiện – Mỹ
Đạo đức mà Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng nhiều nhất và có giá trị lý luận, phương pháp luận để Người kế thừa các giá trị đạo đức khác, xây dựng đạo đức mới là đạo đức học Mác-Lênin – đạo đức của giai cấp vô sản
Nội dung cơ bản của đạo đức học Mác-Lênin là các phạm trù và các tiêu chuẩn đạo đức được hình thành trên nền tảng của cách mạng vô sản, của chủ nghĩa tập thể vô sản, lấy việc giải phóng triệt để giai cấp, dân tộc, con người làm mục đích tối cao; coi hạnh phúc không chỉ là thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mà cái chính là phục vụ cho tất cả mọi người theo tinh thần “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”
Đây chính là điểm khác nhau căn bản, sự tiến bộ về chất của đạo đức vô sản
so với đạo đức cũ Hồ Chí Minh đã nhận rõ điều đó và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta để xây dựng nền đạo đức mới – đạo đức cách mạng ở nước
ta
2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông
Trang 4thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không
có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài
Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
Một là, trung với nước hiếu với dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh tận trung với nước là chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Đó là lẽ phải là chân lý Nước mất thì nhà tan, mỗi người dân
sẽ thành nô lệ Do đó, là người công dân thì phải tận trung với nước, tức là phải tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, dù ở bất
cứ hoàn cảnh nào cũng không được phản bội, quy hàng kẻ địch v/v… Tận trung với nước, cũng chính là tận trung với Đảng, với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, quyết tâm đưa đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Bởi vì, Đảng là người đại diện cho nước, cho dân, “ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”
Hai là, yêu thương con người
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tượng
mà rất cụ thể, sâu sắc và bao dung Hồ Chí Minh chẳng những thương yêu tất cả những người lao động, mà còn đặc biệt thương yêu những người bị áp bức, bóc lột,
bị đọa đày đau khổ, bị nô dịch giai cấp và dân tộc Tình thương yêu con người của
Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở lòng “trắc ẩn,” mà còn được nâng lên ở tầm cao của nhận thức tư tưởng
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
Cần là thường xuyên cố gắng, luôn chăm chỉ, trong suốt cả cuộc đời Cần còn là biết chủ động và sắp xếp công việc có kế hoạch, có sáng tạo, biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng để có thể làm việc lâu dài, đạt kết quả cao Cần còn được hiểu là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ đó là công tác gì; làm việc phải
Trang 5đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm, làm cho chu đáo, việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai… Cần là phải chống bệnh chây lười, biếng nhác, ỷ lại, thụ động, vô kỷ luật…
Kiệm là tiết kiệm công sức, tiền của và thời gian, sử dụng chúng sao cho có ích nhất, hiệu quả nhất Kiệm cũng có nghĩa là không xa xỉ không hoan phí không bừa bãi trong sản xuất và đời sống Tiết kiệm của Hồ Chí Minh hoàn toàn trái ngược với bủn xỉn Bủi xỉn là việc đáng chi tiêu cũng không tiêu, là một thói xấu cần phải loại bỏ Người nói “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi ho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.”
Theo Hồ Chí Minh, liêm là “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”, “không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sung sướng Không ham người tăng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thức ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.”, không đem của công dùng vào việc tư và luôn tôn trọng giữ gìn của công và của nhân dân Người nói: “Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ Trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó thì cũng không được hưởng Vì vậy cán bộ công chức trong các công sở trước hết phải lấy chữ liêm làm đầu.”
Chính là không tà, là thẳng thắn và đứng đắn Theo Hồ Chí Minh: “Trong xã hội, tuy có trăm công nghìn việc song những việc ấy có thể chia ra làm 2 thứ: việc chính và việc tà Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác
Chí công vô tư: Cần kiệm liêm chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, tức là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Người nhấn mạnh thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế chính là quan hệ hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ, tương trợ với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước với những yêu hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới Chủ nghĩa quốc tế chỉ có thể tốt đẹp khi mỗi quốc gia phải phát huy tinh thần chủ động, tự lực
tự cường và phải hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nước lớn Đó là tinh thần quốc tế cao đẹp mà Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên đều phải thấm nhuần và rèn luyện trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, phát triển và tiến bộ trên toàn thế giới
Trang 6Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"
Nâng cao đạo đức trong tình hình mới, Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra
3 Quan điểm của Đảng ta về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam không thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh Thông qua thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam tường bước đi đến kết luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951), đã khẳng định đường lối, chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng Để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, toàn Đảng phải ra sức học tập đường lối, tác phong đạo đức Hồ Chí Minh Từ đó trở đi, trong các văn kiện của Đảng, nhận thức của Đảng
ta về tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn
Đến Đại hội VI – Đại hội đổi mới – tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng cho đổi mới tư duy của Đảng Văn kiện Đại hội VI viết: Muốn đổi mới tư duy, Đảng phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Điểm mới được khởi đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) là việc Đảng ta nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định rằng, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Nghị quyết 09 Bộ Chính trị, ngày 18-2-1995, chỉ rõ đây là bước phát triển hết sức quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam Việc Đảng ta nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự tổng kết lịch sử, chỉ rõ nguyên nhân mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam thời gian qua, mà còn đặt sự nghiệp đổi mới trên những cơ sở vững chắc
Các Đại hội VIII, IX, X của Đảng tiếp tục khẳng định và phát triển làm sâu sắc thêm quan điểm của Đại hội VII
Trang 7Trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta
đã luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mà yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng
Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong những năm qua
Tuy nhiên nước ta cũng đang đứng trước nhiều thử thách, khó khăn to lớn cần phải vượt qua Một trong những thách thức đó là: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhung, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn diễn ra nghiêm trọng” Những suy thoái này còn kéo theo những suy thoái về đạo đức trong gia đình, nhà trường và trong xã hội Những suy thoái đó đang là “nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”
Trước tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống nghiêm trọng như hiện nay, cán bộ, đảng viên muốn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu lãnh đạo được quần chúng, nhất thiết phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những tấm gương trong sáng về đạo đức
Vì vậy, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị 06-CT/TW, ngày
07-11-2006 về “Tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân Mục đích của cuộc vận động là: “Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội Đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công , viên chức, đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”
Để tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp
ủy, tổ chức đảng, các ngành, các cấp nắm vững, quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đây
là công việc thường xuyên hằng ngày, là trách nhiệm cụ thể thiết thân của mọi cán
bộ, đảng viên và nhân dân
Trang 8- Lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, chặt chẽ, kết hợp việc tổ chức học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với công tác xây dựng , chỉnh đốn Đảng, các cuộc vận động và các phong trào đang triển khai trong Đảng và trong xã hội, góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương,
cơ quan, đơn vị Kết hợp giữa xây và chống
- Đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người, nhất là vai trò gương mẫu của cán bộ chủ chốt các cấp, của người đứng đầu, của cấp trên; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định của tổ chức đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và sự giám sát của nhân dân
4 Quan điểm của Tỉnh ủy về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã phát động từ năm 2007, đã mang lại hiệu quả và chuyển biến khá rõ nét ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Đại đa số cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, xuất hiện ngày càng nhiều
cá nhân tập thể điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tuy nhiên cũng còn một số tồn tại cần khắc phục sau: Cuộc vận động ở nhiều chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở còn rất bỡ ngỡ trong việc: xây dựng tiêu chí, chuẩn mực đạo đức; việc long ghép cuộc vận động vào nhiệm vụ chính trị; các phong trào, sinh hoạt chi bộ và trong kiểm tra chấp hành định kỳ đối với tập thể, cá nhân còn nhiều lung túng… sự nêu gương của đội ngũ cán bộ chủ chốt và người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa đồng đều, còn khiêm tốn
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của
Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”; nhằm xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015, với mục đích tiếp tục đẩy mạnh và đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nhiệm
vụ thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân có sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ nạn tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội
Trang 9Đồng thời chỉ đạo các đơn vị cần xây dựng chương trình, nội dung học tập;
cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức cách mạng và hướng dẫn thực hiện; đưa nội dung học tập và làm theo phong cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt hàng tháng của đơn vị mình, vào chương trình giảng dạy của các nhà trường; xây dựng nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả; kế hoạch sơ kết, tổng kết; quy chế phối hợp chỉ đạo, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo…
Thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị; Kế hoạch
số 03-KH/TW, ngày 01-7-2011 của ban bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số KH/TU, ngày 15-9-2011 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ủy Trường Đại học
23-An Giang xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến 2015 như sau: Tiếp tục đẩy mạnh và đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ thường xuyên của Đảng bộ, làm cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên nhận thức sâu sắc những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các tệ tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Trường, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng
Thực hiện kế hoạch 24-KH/ĐU, ngày 28 tháng 2 năm 2012 của Đảng ủy Trường Đại học An Giang về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2015, chi bộ 24 triển khai học tập chuyên đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, gắn các nội dung này với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp; thực hiện chương trình giảng dạy, học tập
tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho, cán bộ, đảng viên Phương Hướng nhiệm vụ của chi bộ là: Phát huy hơn sức mạnh tập thể đảng viên, đoàn kết nhất trí, năng động và sáng tạo xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Ở CHI BỘ 24 –
ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG.
1 Đặc điểm Chi bộ 24 – Đảng bộ Trường Đại học An Giang
Chi bộ 24 được tách ra từ Chi bộ 7, ngày 23 tháng 11 năm 2011 gồm cán
bộ đảng viên của hai bộ môn Giáo dục quốc phòng – Giáo dục thể chất Tổng số đảng viên Chi bộ 24 là 12 đồng chí, trong đó chính thức là 9 đảng viên, dự bị là 3 đảng viên Về trình độ có 3 đảng viên có trình độ thạc sĩ, 9 đảng viên có trình độ đại học trong đó có một đảng viên đang đi học sau đại Tuổi đời của đảng viên trong chi bộ từ 28 tuổi đến 52 tuổi Trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 2 đồng chí, cử nhân 1 đồng chí, trung cấp có 6 đồng chí, trình độ sơ cấp 3 đồng chí
2 Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh uỷ, Đảng uỷ Ban giám hiệu nhà trường, Chi bộ 24 nhanh chóng xây dựng kế hoạch sớm đưa vào tổ chức thực hiện theo thời gian qui định
Đa số cán bộ đảng viên luôn thể tinh thần ý thức trách nhiệm, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng việc cần đẩy mạnh cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Chi bộ 24 nên mỗi đảng viên rất năng động
và sáng tạo trong việc đề ra phương pháp thực hiện nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả và làm cho cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội
* Khó khăn:
Đây là lần đầu tiên tổ chức triển khai cuộc vận động lớn, có ý nghĩa sâu sắc trong nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Chi bộ 24, nên chất lượng triển khai, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện còn mới mẻ nên kết quả thực hiện cuộc vận động còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót
3 Thực trạng về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của cán bộ đảng viên Chi bộ 24
Từ năm 2007 đến nay thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Cấp ủy chi
bộ 24 và lãnh đạo hai bộ môn Giáo dục quốc phòng - Giáo dục thể chất đã tích cực xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, giảng viên trong hai
Trang 11bộ môn tham gia học tập và thảo luận về các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Qua đó đã triển khai cho cán bộ, đảng viên, giảng viên trong bộ môn tham gia học tập và thảo luận được các chuyên đề và tác phẩm như sau: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, “thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”,
“nâng cao ý thức trách nhiệm, hết long, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, các tác phẩm “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”,
“Di chúc” của Bác, “Sửa đổi lối làm việc”
Đồng thời cũng tích cực tham gia các hội thi do Đảng ủy trường Đại học An Giang, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tổ chức như: Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ nay đến năm 2015, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trong mỗi chuyên đề cấp ủy lãnh đạo bộ môn đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phát động phong trào đọc sách tìm hiểu về tấm gương đạo đức Bác Hồ Cuối mỗi chuyên đề cấp ủy, lãnh đạo bộ môn đều tổ chức cho cán bộ, đảng viên, giảng viên viết bài thu hoạch, đăng ký làm theo “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
từ 1 đến 2 nội dung và tổ chức sơ kết 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm thực hiện
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
3.1 Kết quả và nguyên nhân đạt đƣợc
* Kết quả đạt đƣợc:
Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo
ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của cán bộ đảng viên, giảng viên và học sinh - sinh viên của Trường Đại học An Giang Thông qua nghiên cứu, học tập các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tiết kiệm và tinh thần tương thân tương ái… đã giúp cho toàn thể cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhân viên và học sinh- sinh viên trong nhà trường có những chuyển biến tích cực về ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Qua 5 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lãnh đạo hai bộ môn luôn chủ động trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả; từng thành viên phối hợp nhịp nhàn, đồng bộ nên đã nâng cao được chất lượng của cuộc vận động; trong đó đáng chú ý là việc nhận thức, hành động của đảng viên, cán bộ quần chúng nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực trong rèn luyện đạo đức, lối sống, tình cảm, giữ gìn sự thống nhất trong Đảng và cộng đồng xã hội Cụ thể như sau: