MPC MPC + tlà loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mức sản lượng tối ưu xã hội Trợ cấp Trong điều kiện số lượng
Trang 1MỤC LỤC
I Cơ sở lý thuyết 3
1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngoại ứng 3
1.1.1 Khái niệm ngoại ứng 3
1.1.2 Đặc điểm của ngoại ứng 3
1.2 Ngoại ứng tiêu cực 3
1.2.1 Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực 3
1.2.2 Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực 5
II Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề của Việt Nam 8
2.1 Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Việt Nam 8
2.1.1 Ô nhiễm nguồn nước và đất 10
2.1.2 Vấn đề ô nhiễm không khí 13
2.1.3 Vấn đề ô nhiễm tiếng ồn 14
2.2 Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ con người 15
2.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống Việt Nam 16
III Các giải pháp hạn chế ô nhiễm tại các làng nghề của Việt Nam 18
3.1 Các giải pháp của chính phủ 18
3.2 Các giải pháp kiến nghị 22
MỞ ĐẦU
Nghề thủ công đã có từ rất sớm trong lịch sử phát triển của nước Việt Nam Ngày nay, những làng nghề truyền thống vẫn là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế và nền văn hóa của dân tộc Tuy nhiên, trong những năm gần đây, môi trường ở các làng nghề nhiều nơi đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng Ô nhiễm môi trường làng nghề không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cuả người dân trong khu vực mà còn gây ra những thiệt hại không
Trang 2nhỏ về mặt kinh tế, xã hội Vấn đề cải thiện môi trường làng nghề đang cần được gấp rút giải quyết.
Vì những lý do trên, chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề của Việt Nam, thực trạng và giải pháp”.
Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam và phân tích các giải pháp của chính phủ để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện môi trường ở các làng nghề Nghiên cứu dựa trên việc phân tích, tổng hợp những tài liệu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010
Bài tiểu luận sẽ được chia thành 3 phần:
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3NỘI DUNG
I Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngoại ứng
1.1.1 Khái niệm ngoại ứng
Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng
1.1.2 Đặc điểm của ngoại ứng
• Ngoại ứng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra;
• Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối;
• Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối;
• Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội
1.2 Ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường
1.2.1 Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực
Xét ví dụ: Một nhà máy và một hợp tác xã (HTX) đánh cá đang sử dụng chung một cái hồ, Nhà máy dùng chiếc hồ làm nơi xả thải Nhưng việc có nhiều chất thải được xả xuống hồ lại làm chết cá, gây ảnh hưởng đến hoạt
Trang 4Lợi nhuận nhà
máy được thêm
Thiệt hại HTX phải chịu thêm
động đánh bắt thủy sản của hợp tác xã Nhưng vì hoạt động của nhà máy gây
ra ngoại ứng tiêu cực cho HTX đánh cá nên đi kèm với đường MPC còn có MEC (chi phí ngoại ứng cận biên) nữa cho biết tổng thiệt hại mà HTX phải gánh chịu khi nhà máy sản xuất thêm một đơn vị sản lượng Mức thiệt hại này được giả định tăng dần khi sản xuất của nhà máy mở rộng Vì thế, đường MEC có chiều đi lên giống như đường MPC
Hình trên mô tả hoạt động của nhà máy Trục hoành cho biết sản lượng
mà nhà máy sản xuất ra, trục tung đo lường chi phí và lợi ích mà hoạt động này tạo ra, tính bằng tiền Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên tức mọi khoản chi phí mà nhà máy thực sự phải chi ra để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng
Đường chi phí cận biên xã hội (MSC) sẽ gồm 2 thành phần: thứ nhất là chi phí sản xuất của nhà máy phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiệt hại mà HTX phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC Như vậy MSC=MPC+MEC
Nếu như nhà máy tối đa hóa lợi nhuận, họ sẽ sản xuất tại điểm MB=MC Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sản xuất tại điểm B, tại
đó MPC=MB Điểm này gọi là điểm tối ưu thị trường Trái lại, mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội đặt tại A, khi MB=MSC Như vậy, nhà
MB.MC
MEC A
MB B
C
E b a
Trang 5máy gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức sản lượng tối
ưu xã hội
Vì lợi ích ròng mà nhà máy thu được là khoảng cách dọc giữa đường MB
và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi nhà máy duy trì mức sản lượng từ Q0 đến Q1 là tam giác ABE Trong khi đó, HTX sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường nhà máy thải ra Với mỗi đơn vị sản lượng do nhà máy sản xuất, HTX sẽ chịu thiệt hại một khoản bằng MEC Vì thế, khi sản lượng tăng từ Q0 đến Q1 thì tổng thiệt hại mà HTX phải chịu là hình thang abQ1Q0
Cũng từ phân tích trên có thể thấy rằng mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa là một mức sản lượng không gây ô nhiễm; bởi lẽ yêu cầu như vậy đồng nghĩa với việc chấm dứt sản xuất Cái mà xã hội cần là phải tìm ra một mức ô nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất đem lại phải đủ bù đắp chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính cả đến chi phí ô nhiễm
1.2.2 Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực
a Các giải pháp tư nhân đối với ngoại ứng
Quy định quyền sở hữu tài sản.
Coase cho rằng sự xuất hiện ngoại ứng bắt nguồn từ việc thiếu một qui định rõ ràng về quyền sở hữu rõ ràng về quyền sở hữu đối với nguồn lực được các bên sử dụng chụng Định lý Coase phát biểu rằng, nếu chi phí đàm phán không đáng kể thì có thể đưa ra được một giải pháp hiệu quả đối với ngoại ứng bằng cách trao quyền sở hữu đối với nguồn lực được sử dụng chung cho một bên nào đó Kết quả này không phụ thuộc vào việc bên nào được trao quyền sở hữu
Trong ví dụ kể trên, theo Coase, cái hồ là nguồn lực chung của nhà máy
và HTX đánh cá Vì việc sử dụng cái hồ này không thêm chi phí cho bên nào nên cả hai đều cố gắng tận dụng tối đa cái hồ vì lợi ích của riêng mình
Trang 6Chính điều này đã dẫn đến tình trạng sử dụng quá mức nguồn lực này Nếu cái hồ đó thuộc quyền sở hữu của một trong hai bên thì lập tức hiện tượng ngoại ứng biến mất thông qua quá trình đàm phán giữa hai bên.
Sáp nhập
Một cách giải quyết vấn đề là “nội hóa” ngoại ứng bằng cách sáp nhập các bên liên quan vơi nhau Trong ví dụ trên, nếu nhà máy và HTX liên kết lại với nhau thì lợi nhuận của sự liên doanh này sẽ cao hơn tổng mức lợi nhuận đơn lẻ của từng bên khi chưa liên kết Khi đó, liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi ích của cả hai hoạt động và dừng lại ở mức sản lượng tối đa xã hội,
vì đó là điểm mà lợi nhuận của liên doanh là lớn nhất Về một mặt nào đó, sáp nhập cũng là chính là một hình thức áp dụng định lý Coase Tuy nhiên, việc sáp nhập dễ dẫn tới sự độc quyền khi một doanh nghiệp sở hữu quá nhiều nguồn lực
Dùng dư luận xã hội
Người ta có thể sử dụng dư luận hoặc tập tục, lề thói xã hội làm một công
cụ để buộc cá nhân phải lưu tâm đến ngoại ứng mà mình gây ra Ví dụ, trẻ
em được giáo dục là không gây mất vệ sinh nơi công cộng, không chặt cây
bẻ cành Với các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm, các tổ chức bảo vệ môi trường có thể dùng sức ép dư luận để buộc các doanh nghiệp này phải chú trọng đến việc sử dụng công nghệ sạch như bằng cách vận động người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm gây ô nhiễm Ngày nay, biện pháp này đã tỏ ra khá hữu hiệu, góp phần cải thiện môi trường sinh thái
b Các giải pháp của chính phủ
Đánh thuế
Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giá cả các đầu vào mà nhà máy phải trả để sản xuất đã không phản ánh đúng chi phí xã hội cận biên Vì thế, một giải pháp rất tự nhiên được nhà kinh tế học người Anh
A C Pigou đề nghị là đánh thuế ô nhiễm đối với nhà máy này Thuế Pigou
Trang 7MPC MPC + t
là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mức sản lượng tối ưu xã hội
Trợ cấp
Trong điều kiện số lượng người gây ô nhiễm là cố định thì có thể đạt được mức sản lượng hiệu quả bằng cách trả cho người gây ô nhiễm để họ giảm bớt mức độ gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên mới đầu cách làm này
có vẻ kỳ quặc nhưng nó hoạt động tương tự việc đánh thuế Giải pháp này có
vẻ đi ngược lại với quan điểm chung của xã hội là người gây tác hại cho xã hội phải bị trừng phạt chứ không phải được thưởng Hơn nữa điều này sẽ khuyến khích những nhà máy khác cũng đến hoạt động bên bờ hồ để được trợ cấp Do đó giải pháp này chỉ hiệu quả khi nó được kết hợp với biện pháp khác nhằm ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những người gây ô nhiễm mới Cuối cùng, để có tiền trợ cấp chính phủ buộc phải tăng thuế ở đâu đó trong nền kinh tế Khi đó thuế có gây ra sự không hiệu quả ở những nơi khác trong nền kinh tế và không rõ những phi hiệu quả do thuế gây ra có nhỏ hơn những phi hiệu quả do ngoại ứng gây ra hay không
Hình thành thị trường về ô nhiễm
MB.MC
MSC=MPC+MEC
MEC A
MB=m
=
B C
E b a
Trang 8Như đã nêu ở trên, sự phi hiệu quả gắn với ngoại ứng tiêu cực là do thiếu một thị trường về những nguồn lực được sử dụng chung như hồ nước, không khí sạch… Điều này đã gợi ra một cách khắc phục ngoại ứng khác của chính phủ là bán giấy phép gây ô nhiễm, hay còn gọi là giấy phép xả thải Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ bán giấy phép xả thải cho phép các nhà sản xuất được xả một lượng phế thải nhất định Z0 (tương đương với lượng phế thải khi sản xuất tại mức Q0) Các hãng sẽ tiến hành đấu giá để mua những giấy phép này và hãng nào trả giá cao nhất sẽ được nhận Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá mà chính phủ mong muốn Mức giá cân bằng đối với các giấy phép này được gọi là phí xả thải.
Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải
Theo cách này mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu chỉ gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải nếu không sẽ bị đóng cửa Cách làm này thường không có hiệu quả khi có nhiều hãng cùng gây ô nhiễm, nhưng mỗi hãng có khả năng giảm ô nhiễm với mức chi phí khác nhau
II Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề của Việt Nam
2.1 Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Việt Nam
Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, đây chủ yếu là những làng nghề thủ công Ở nước ta, làng nghề thủ công rất đa dạng Hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề với tổng số lao động tham gia sản xuất là hơn 670 nghìn người Năm 2010, giá trị sản xuất của các làng nghề trên địa bàn ước đạt 8.663 tỷ đồng, chiếm 8,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn; một số tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam
Trang 9Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng…Các loại hình ngành nghề thủ công cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là các ngành như: Sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn mài, tranh tượng… Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này đã tạo được chỗ đứng trên thị trường cả trong và ngoài nước như gốm sứ Bát Tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây, tre đan, chiếu cói (Hưng Yên, Thái Bình) Điều này khuyến khích những nghệ nhân và nhân dân gắn bó với nghề truyền thống, mở rộng và phát triển các làng nghề.
Tuy nhiên, làng nghề phát triển, sản xuất kinh doanh mở rộng khiến cho lượng chất thải gây ô nhiễm phát sinh ngày càng nhiều, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang có xu hướng tăng trong khi việc quản lý môi trường làng nghề còn nhiều bất cập, chồng chéo, đầu tư xử lý chất thải làng nghề chưa được chú trọng Vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân cũng như môi trường sống và vấn đề phát triển bền vững
Tuy chưa có được một nghiên cứu đầy đủ về môi trường làng nghề song theo kết quả quan trắc môi trường tại các làng nghề khu vực Hà Nội nói riêng cho thấy, hiện trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng theo từng năm Theo kết quả quan trắc năm 2009, có 9/23 làng nghề có từ một đến bốn chỉ tiêu quan trắc nồng độ khí thải gây ô nhiễm vượt mức cho phép từ 1,1 lần đến 3,1 lần Năm 2010, có 45/46 làng nghề có từ một chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí vượt chuẩn cho phép từ 1,1 lần đến 4,3 lần Đặc biệt các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như bún, miến, đậu phụ …có chỉ tiêu hữu cơ quan trắc chất lượng nước thải vượt chuẩn cho phép cao nhất từ 10-14 lần
Điều đáng báo động nhất là mức độ ô nhiễm ở các làng nghề không có chiều hướng giảm mà có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian
Trang 10Tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà mức độ ô nhiễm (nặng, nhẹ) và loại ô nhiễm (môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn) cũng khác nhau Các ngành nghề sản xuất mây, tre đan thì bị ô nhiễm không khí do phải sử dụng lưu huỳnh để sấy nguyên liệu, với các làng nghề sản xuất công nghiệp thì chất thải chủ yếu là khói, bụi, khí độc; ở các làng nghề tái chế nhựa khi làm sạch nguyên liệu người ta phải thải vào sông hồ một lượng chất độc nguy hiểm như thuốc trừ sâu, hoá chất gây ô nhiễm nguồn nước, không chỉ thế khi nấy chảy nguyên liệu còn tạo ra mùi rất khó chịu.
2.1.1 Ô nhiễm nguồn nước và đất
Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn
là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng thiết bị, hoá chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng
nề, nhất là các làng nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề được đổ trực tiếp ra sông hồ mà không qua bất kỳ khâu xử lý nào Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề ngày càng tồi tệ hơn
Theo như một khảo sát mới đây của Viện khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) và Bộ Công nghệ cho thấy 100% mẫu nước thải tại các làng nghề đều cho thông số nhiễm vượt mức tiêu chuẩn cho phép Hầu như toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm đều có dấu hiệu bị
ô nhiễm
Khảo sát ở 40 xã ở Hà Nội cho thấy khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng
từ các hoạt động sản xuất Xã Hữu Hoà thuộc huyện Thanh Trì có hơn 30 hộ làm nghề miến dong, bánh đa… với công suất từ 30 đến 40 tấn mỗi ngày, toàn bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi, sinh hoạt hằng ngày đều được đổ trực tiếp vào hệ thống cống rãnh của địa phương, rồi đổ ra sông Nhuệ Hai xã Phú Diễn và Thượng Cát của huyện Từ
Trang 11Liêm có nghề sản xuất đậu phụ và tình trạng nước thải từ sản xuất đậu phụ đến nước thải từ các chuồng lợn cũng đổ ra hệ thống cống chung của xã, bốc mùi hôi và ôi nhiễm môi trường Ở huyện Từ Liêm còn một số làng nghề săn xuất bánh kẹo, mứt, ô mai, nghề làm ni-lon, sản xuấ nhựa tái chế, nghề dệt vải…cũng trong tình trạng nước thải từ quá trình sản xuất các sản phẩm đó đều thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung, hay các ao hồ của xã rồi đổ ra các sông.
Vấn đề ô nhiễm nước tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ngày càng trầm trọng Chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về sử dụng nước và đồng thời cũng thải ra một lượng nước không nhỏ Nước thải tại các làng nghề này có đặc trưng là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học Phân tích nước thải của một số làng nghề cho thấy chất lượng môi trường nước ở đây rất đáng lo ngại Chất lượng nước ngầm tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm phần lớn đều có dấu hiệu bị ô nhiễm với hàm lượng COD, TS, NH4+ trong nước giếng cao Nước giếng của làng Tân Độ và Ninh Vân nhiễm vi khuẩn coliform Nước giếng của làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hóa) hàm lượng COD lên tới 186 mg/l Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân hủy yếm khí gây
ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm Người dân ở những nơi này phải mua nước ngọt từ nơi khác để sử dụng
Hầu hết nước thải tại các làng nghề ở Hoài Đức không được xử lý và xả thẳng vào sông Nhuệ gây ô nhiễm cho vùng hạ lưu như Chương Mỹ, Thanh Oai…Chất thải rắn cũng chỉ được xử lý đơn giản rồi thu gom chôn lấp tạm thời Một số làng nghề ở Dục Tú (Đông Anh), xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm) chất thải được thu gom rất thủ công, đem chô lấp ở các bãi chôn lấp hở, hoặc bị đốt ngay trên các con đê làng hoặc đổ xuống sông Cùng với đó là nguồn nước thải kéo theo nhiều dầu mỡ và các chất hoá học khác khiến cho nguồn
Trang 12nước ngầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng Tại những xã này hàmg lượng dầu
mỡ lên tới 2,2 mg/l so với tiêu chuẩn cho phép là 0,3mg/l
Tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là chất rắn như xơ sợi, bột giấy trong nước thải ở các công đoạn ngâm tẩm, nấu và nghiền nguyên liệu cũng như công đoạn xeo giấy Tính riêng hai làng nghề Dương
Ồ và làng Phúc Lâm mỗi ngày thải vào nguồn nước mặt khoảng 1.450 - 3.000 kg COD và hơn 3.000kg bột giấy Làng nghề sản xuất giấy tái chế Phú Lâm và Phong Khê (Bắc Ninh) mỗi năm sản xuất ra 20.000 tấn giấy sản phẩm thì cũng thải ra 1.500m3 nước thải mỗi ngày Đặc biệt khi dự án cụm công nghiệp làng nghề (13ha) của xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh) được khởi công, Phong Khê nhanh chóng trở thành “làng công nghiệp” Sản lượng giấy của xã nhanh chóng tăng từ 4.000 tấn/năm lên tới 80.000 tấn/năm, đạt doanh thu gần 200 tỷ đồng Tuy nhiên kèm theo sự phát triển kinh tế là ô nhiễm môi trường Do phải thu mua giấy phế thải từ các nơi nên Phong Khê trở thành “làng bãi rác” Qúa trình ngâm, tẩy bằng kiềm, gia-ven thải trực tiếp ra môi trường một lượng hoá chất độc hại mà không qua
xử lý
Ở các làng nghề tái chế kim loại, như làng nghề tái chế chì ở Đông Mai (Hưng Yên), trên mặt đất luôn là những dòng nước rỉ sét, hoá chất chảy từ hàng đống ắc-quy và phế liệu đóng thành từng lớp, mảng chảy xuống cống
và tràn ra đường
Nước thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra ngoài sông ngòi, cống rãnh không những gây ô nhiễm nguồn nước mặt mà còn thấm vào đất làm ô nhiễm đất cũng như nguồn nước ngầm Hàm lượng các kim loại nặng như kẽm, chì… trong mạch nước ngầm (ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của người dân từ giếng khoan và giếng đào) và đất ở các khu vực xung quanh các làng nghề cao một cách báo động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân
Trang 13Một nguồn gây ô nhiễm không khí nữa là bụi nguyên liệu phát tán trong không khí Điển hình của ô nhiễm bụi là ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng Bụi phát sinh do các hoạt động vận chuyển, chế biến nguyên nhiên vật liệu (đất, đá, cao lanh, xi măng…) và bụi xỉ than, từ lò khói; khí thải từ các lò nung gốm, xứ, gạch ngói…Hay như bụi trà tại các làng nghề chế biến trà hương rất mịn và rất dễ xâm nhập vào cơ thể người gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Một trong những điểm nóng về khói bụi là tại các cơ sở sản xuất thép, tái chế phế liệu Bụi ở các làng nghề này thường có chứa kim loại mà chủ yếu
kà ô-xít sắt nồng độ lên tới 0,5mg/m3 làm không khí có mùi tanh Ngoài ra các hơi độc như Cl, HCN, HCl, CO, NO; các khí ô nhiễm do quá trình cháy vật liệu bám theo phế liệu (sơn, mỡ, polime) tuy có hàm lượng nhỏ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của người dân sinh địa phương và những vùng xung quanh Trường hợp ô nhiễm không khí điển hình do khói bụi từ cơ sở sản xuất sắt thép là làng nghề Châu Khê (Từ Sơn) với hơn 850 hộ sản xuất, trong đó có 160 họ sản xuất lớn Khói, bụi từ hàng trăm lò đúc, cán thép ở làng nghề này không qua bất kỳ hệ thống xử lý khí