Nhập thế của Phật giáo trong chính trị, ngoại giao

Một phần của tài liệu Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông (Trang 77)

75

Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn có mối quan hệ đặc biệt với chính trị. Tôn giáo không chỉ là những nghi thức hay lễ lạc phù phiếm mà là phản ánh quá trình phát triển lý luận nhân văn và trí tuệ qua việc vun trồng đạo đức, tâm linh và tri thức. Nếu người làm chính trị thiếu những tư tưởng nhân văn và đức tính cao quý cùng trí tuệ uyên bác thì họ sẽ gây tai họa thay vì đem đến sự thịnh vượng cho con người. Quan hệ giữa chính trị và tôn giáo là quan hệ giữa thần quyền và thế quyền. Bản thân tôn giáo không mang màu sắc chính trị, nhưng trong tay người làm chính trị, nó có thể phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào người sử dụng nó tiến bộ hay phản động. Chẳng hạn, bản thân Đức Thích Ca Mâu Ni khi khởi xướng Phật giáo đã từ bỏ quyền uy chính trị và tìm đến tư tưởng bình đẳng tôn giáo cho tất cả mọi đẳng cấp. Nhưng, những tư tưởng giải thoát từ bi, bác ái và trí tuệ Bát Nhã mà Người đề xướng lại có thể phát huy vai trò trị quốc an dân nếu được nhà làm chính trị áp dụng linh hoạt.

Cũng như vua ông và vua cha, Trần Nhân Tông đã chứng đạt được tâm vô lậu, chứng đạt thánh trí và tuệ giải thoát mà đức Phật đã chứng đạt. Với cương vị là vua, ông phải hoàn thành bổn phận của mình với tổ tông, với dân, với nước, nên ông ra sức học tập nội điển và ngoại điển để đem thánh trí, trí tuệ thiện xảo và lòng từ bi cũng như sự dũng cảm mà lo cho dân, cho nước.

Trước hai cuộc xâm lược Đại Việt, Nguyên Mông đã là đế quốc rộng lớn nhất thế giới, bao phủ cả một vùng đất rộng lớn trải dài từ Âu sang Á. Đạo quân Mông Cổ trở thành mối hiểm hoạ lớn nhất thời đại. Trong khi đó, Đại Việt đầu thế kỷ XIII còn rất nhỏ bé, không thể so sánh với quân Nguyên Mông. Vận mệnh Đại Việt “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng với sức mạnh chống ngoại xâm của một dân tộc yêu nước nồng nàn, dưới sự lãnh đạo của một minh quân mà điểm tựa sức mạnh tinh thần là của Phật giáo “lấy ý muốn

76

của thiên hạ làm ý muốn của mình, tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình” [87, tr. 12], Trần Nhân Tông cùng quân dân Đại Việt đã làm nên những chiến thắng vang dội trong lịch sử. Trên tinh thần triết lý của nhà Phật, Trần Nhân Tông đã xây dựng được khối đoàn kết toàn dân nhờ kế sách “khoan thư sức dân làm sâu rễ bền gốc”. Kế sách của ông phản ánh tinh thần bao dung và đặt Quốc gia xã tắc lên trên hết, đó cũng là tinh thần được kế thừa từ vua ông Trần Thái Tông.

Thực tế điều kiện lịch sử Đại Việt lúc đó, thế giặc mạnh nhưng lòng yêu nước căm thù giặc của quân dân ta đang ngụt cháy. Vậy để cứu muôn vàn sinh linh, thể theo nguyện vọng tấm lòng của quân sỹ, Trần Nhân Tông đã quyết định cầm quân đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Nhưng Phật dạy giới đầu tiên trong Ngũ giới là không sát sinh. Thượng Sỹ đã lập luận: “đạo phật cấm sát sinh, song giết giặc cứu dân không có gì là trái đạo”. Vua Trần Nhân Tông tiếp tục lập luận đó là giết một người để cứu trăm ngàn người thì không có gì là trái với đạo, mà ngược lại đã hành rất đúng với đạo từ bi của nhà Phật. Hành động trên của Trần Nhân Tông cho thấy Người không chấp vào câu chữ và vận dụng giáo lý nhà Phật rất linh hoạt. Đối với vị quân vương giác ngộ thì càng không xa lánh đời hay quên đời, mà vì đạo chính là dân tộc, chính là cuộc đời, trọn đạo là trọn trách nhiệm, bổn phận với non sông đất nước chứ không phải vì danh vọng và quyền uy. Đó là đạo lý vô ngã cao thượng, là nhân tố tích cực để xây dựng thời đại tốt đẹp.

Trần Nhân Tông đã hai lần cầm quân đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Cầm quân ra trận cũng là nhằm mang đến niềm vui thái bình, an cư lạc nghiệp cho muôn dân vậy! Đó là nhiệm vụ cao cả nhất về mặt đời của một đấng quân vương cần làm cho muôn dân. Trần Nhân Tông đã chứng tỏ Người có một trí tuệ thâm sâu, uyên bác về phật học. Ngay câu mở đầu của hội thứ nhất của “Cư trần lạc đạo” người đã xác định rõ phạm trù đời và đạo:

77

“Mình ngồi thành thị Nết dụng sơn lâm” [87, tr. 102]

Đời là thành thị, đạo là sơn lâm, nhưng một con người dù ở thành thị, gánh vác bao nhiêu việc đời, song cách xử lý vấn đề của người vẫn thanh tịnh, trong sạch như ở núi rừng. Người phật tử không nhất thiết phải lên non cao mới tu được đạo, mà cần phải thể hiện đạo sống của mình ở giữa đời, tìm sự giác ngộ ở giữa đời.

Dứt trừ nhân ngã, thì ra thực tướng kim cương

Dừng hết tham, sân, mới làu lòng mầu viên giác” [87, tr. 103]

Vấn đề không phải là sống ở núi rừng hay thành thị, mà quan trọng là làm sao giác ngộ được sự thật. Đấy là mấu chốt của vấn đề. Con người có thể tìm thấy sự giác ngộ ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt ở chính giữa cuộc đời trần tục đầy những hệ luỵ thế sự. Chính trong cuộc đời trần tục ấy mà giác ngộ được thì giá trị còn nâng lên gấp bội. “Bởi vì bất cứ một đất nước nào cũng đều là một cộng đồng dân tộc với những nghĩa vụ xã hội và liên đới trách nhiệm. Không ai có thể tồn tại bên ngoài xã hội. Do thế, vua Trần Nhân Tông đã ca ngợi và quý trọng sự giác ngộ được thực hiện ở giữa cuộc đời đầy phiền luỵ và liên đới ấy” [59, tr. 215]

“Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc

Sơn lâm chẳng cốc, hoạ kia thực cả uổng công” [87, tr. 106].

Trần Nhân Tông đã giác ngộ chính trong những ngày ráo riết chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông. Trong chiến tranh, Trần Nhân Tông đã thể hiện mình là một nhà quân sự thiên tài, liên tiếp hai lần đánh bại quân Nguyên Mông hung dữ, giữ vững “Âu vàng” Đại Việt. Trong thời bình ông không chỉ là một nhà quản lý sáng suốt ổn định kinh tế mang lại cuộc sống ấm no, an bình cho muôn dân, mà còn là một nhà ngoại giao xuất sắc.

78

“Sáu tháng sau khi quét sạch quân thù ra khỏi đất nước, vua Trần Nhân Tông đã thực hiện một số biện pháp nội trị và ngoại giao nhằm ổn định và nâng cao tiềm lực chiến đấu của dân tộc. Việc hậu chiến đầu tiên vua Trần Nhân Tông làm là “Mùa xuân tháng giêng, thả quân Nguyên về nước” [59, tr. 118]. Việc làm này của Trần Nhân Tông thể hiện rõ chính sách nhân đạo và tấm lòng hiếu sinh từ bi của “một chính quyền từ vua cho tới quan và các tướng lĩnh cao cấp nhất đều là phật tử” [59, tr. 118]. Hành động này còn biểu lộ một chính sách ngoại giao mềm dẻo, cố gắng tránh mọi nguy cơ trả đũa và phát huy hết mọi vận hội cho một nền hoà bình lâu dài. Trần Nhân Tông quả “là một nhà chính trị khôn ngoan”, “một nhà ngoại giao kiên định và tài ba” đã kết hợp hài hoà “đạo” với “đời”, đem lại cho Đại Việt cuộc sống tốt đời đẹp đạo.

Khi đất nước sạch bóng quân thù, vua Trần Nhân Tông chú ý ngay đến việc khuyến khích nông nghiệp, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thuỷ lợi, chia lại ruộng đất cho dân, khuyến khích học hành, thi cử, tuyển chọn nhân tài… đại xá cho tất cả những người phạm tội. Nơi nào từng bị binh lửa cướp phá thì tha tô ruộng và tạp dịch toàn phần, chỗ khác thì giảm bớt hoặc miễn theo thứ bậc khác nhau. Để tôn vinh sự đóng góp sức người, sức của to lớn của quân dân Đại Việt trong hai cuộc kháng chiến, Trần Nhân Tông cho chép sử “Trung hưng thực lực” và vẽ tượng các tướng lĩnh, vương hầu có nhiều công lao. Với những người từng có tư tưởng hàng giặc nhà vua cũng khoan thứ, lệnh cho đốt hết những tờ biểu tư thông với giặc để xoá bỏ mọi hiềm nghi, nhằm tập hợp mọi người chung sức xây dựng đất nước.

Trần Nhân Tông đã rất tôn thờ, kính trọng Phật pháp và ứng dụng linh hoạt để trị nước. Ngài là một điển hình ứng dụng lời Phật dạy một cách hiệu quả đối với việc dựng nước, giữ nước; đối với tổ tông, gia đình, dòng họ; đối

79

với sự vô thường của mạng sống con dân; đối với nền hoà bình lâu dài của nước Đại Việt và cả khu vực. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, ông chú ý ổn định và phát triển đất nước trong sự thống nhất và đoàn kết toàn dân tộc từ Phật giáo. Mục đích cũng chính là tạo điều kiện để đất nước duy trì nền hòa bình và tránh sự dòm ngó từ bên ngoài của các nước lân bang.

Khi làm vua, Trần Nhân Tông đã rất tận tâm với non sông đất nước, song giàu sang, quyền uy không lấy làm trọng. Sau khi đất nước đã được thái bình, muôn dân đã ấm no, hạnh phúc, ông nhường ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng đồng thời xuất gia tu hành. song, ông vẫn canh cánh trong lòng trách nhiệm với non sông đất nước. Ông không ngừng khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành đấng minh quân có thể mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân. Vậy nên, khi Anh Tông uống rượu say mà quên việc triều chính, ông khảng khái bảo: “Trẫm còn có con khác, cũng có thể nối ngôi được, trẫm còn sống mà ngươi còn dám làm thế huống chi sau này” [17, tr. 544-545 ]. Đây là bài học vua Nhân Tông muốn dạy bảo, thức tỉnh Anh Tông về trách nhiệm với Quốc gia xã tắc và bổn phận của một người làm chủ đất nước.

Suốt thời gian trị vị trên ngài vàng, ta thấy Trần Nhân Tông đã có những hành xử thể hiện ông thấm nhuần sâu sắc đạo Phật và ứng dụng rất linh hoạt tôn giáo này trong chiến lược trị quốc, an dân cả trong chiến tranh cũng như lúc hòa bình. Có lẽ chính bởi thấy được vai trò nhập thế của Phật giáo nên Người đã quyết định nhường ngôi cho con, lên núi Yên Tử thành lập thiền phái Trúc Lâm và thống nhất Phật giáo Đại Việt với tư cách Quốc giáo chính thức. Đây là chiến lược rất khôn ngoan của ông, ông lui về lo phần đạo, phần tinh thần nhưng không có nghĩa quên hẳn tránh nhiệm với đời. Từ đây, ông tiếp tục vận dụng Phật giáo để giáo hóa vua, quan, dân nhà

80

Trần sống “tốt đời, đẹp đạo”. Không chỉ vậy, từ vị trí này, ông đã có những chiến lược ngoại giao mới nhằm mở mang bờ cõi đất nước.

Rời kinh thành, xa cuộc sống ồn ào náo nhiệt, Trần Nhân Tông lên Yên Tử, những tưởng sau khi xuất gia, ông nhìn mùa xuân trôi qua một cách bình thản như “ngắm cánh hồng từ chiếu thiền”, nhưng Nhân Tông vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước và ông vẫn đóng một phần quan trọng trong đời sống chính trị của nhà Trần. Năm 1301, Trần Nhân Tông vân du Chiêm Thành trên cương vị một thiền sư, như chuyến đi của một nhà truyền giáo. Nhưng, vượt lên trên vai trò của một nhà truyền giáo, Trần Nhân Tông còn vì mục đích thiết lập quan hệ bang giao Việt - Chiêm. Vua Chiêm lúc đó là Chế Mân vô cùng kính nể Trần Nhân Tông. Có lẽ bởi đã nghe tiếng vị vua anh hùng này, hơn nữa trong chiến tranh Nguyên - Chiêm (1283), Trần Nhân Tông đã gửi hai vạn quân và năm trăm chiến thuyền trợ giúp nước Chiêm. Sương máu Đại Việt đã phần nào đóng góp cho chiến thắng, hoà bình của Chiêm Thành. Vì thế, vua Chế Mân vô cùng kính nể ông. Trần Nhân Tông còn hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm để giữ tình hữu hảo lâu bền. Đáp lại, vua Chiêm đem dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ. Việc sáp nhập hai châu Ô, Lý vào bản đồ Đại Việt một cách hoà bình mà không tốn một hòn tên mũi đạn đã thể hiện cái nhìn chiến lược của một nhà quân sự thiên tài Trần Nhân Tông. Sách lược của vua Trần Nhân Tông đã đem lại những thành quả chính trị, ngoại giao, và an ninh to lớn trong hoà bình. Đây là một cống hiến vĩ đại của ông đối với dân tộc bằng sách lược ngoại giao hòa bình mà muôn đời sau con cháu còn ghi nhớ.

Có lẽ, chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo có một vị thiền sư làm ông mai bà mối, nhưng Nhân Tông đã không ngại ngần làm việc đó vì lợi ích bền lâu của dân tộc. Mặc dù, khi trở về Đại Việt, gặp sự chống đối của hầu hết triều đình, đặc biệt là tầng lớp trí thức nhưng không làm ông thay đổi sách

81

lược. Họ đã viết văn và làm thơ để chê cười việc Trần Nhân Tông đã mang cô con gái duy nhất của mình gả cho vua Chiêm một tên “mọi”, một giống người hạ cấp. Phải là một người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Phật giáo như vua Trần Nhân Tông mới có cái nhìn bình đẳng về con người. Hành động của ông không những thể hiện tư tưởng “bình đẳng về con người”, mà còn thể hiện rõ tấm lòng vì dân, vì nước. Vì vậy không tốn một hòn tên mũi đạn mà Đại Việt dưới triều Trần Nhân Tông có thêm dải đất hơn 200 cây số. Đây là việc làm chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử dân tộc cũng như trong lịch sử Phật giáo. Nhân Tông đã rất khéo léo sử dụng Phật giáo trong chiến lược ngoại giao. Dưới con mắt của ông, Phật giáo không chỉ là một học thuyết tôn giáo đơn thuần mà bản thân tôn giáo này đã chứa đựng những yếu tố nhập thế sâu sắc. Vì vậy, dưới bàn tay của một nhà chính trị sắc xảo như ông, Phật giáo đã được sử dụng rất linh hoạt không chỉ trong việc giữ vững nền ổn định chính trị trong nước mà còn trong khu vực, đem lại lợi ích chính trị và hòa bình cho con dân Đại Việt.

Trần Nhân Tông cũng tiếp bước truyền thống cha ông nhìn thấy điểm chiến lược quan trọng từ miền đất hứa Chiêm Thành3. Nhưng với cái nhìn của một ông vua Phật, dùng trí tuệ bát nhã của một vị thiền sư, ông đã mở một con đường khác đến với Chăm Pa - “con đường hoà bình”. Điểm lại lịch sử, dường như Nhân Tông đến với Chiêm Thành không phải bằng một cuộc vân du ngẫu nhiên, mà là một kế hoạch chuẩn bị từ rất lâu. Vì vậy sau chiến tranh, khi đã đủ điều kiện, với tư cách một vị cựu hoàng đế đại diện cho Phật giáo Đại Việt Trần Nhân Tông đã thực hiện chuyến hành trình ngoại giao tôn giáo thành công trên con đường mở nước bằng hoà bình. Trần Nhân Tông đã hi sinh cái tình cá nhân vì hoà bình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt -

3 Đối với Đại Việt, vùng đất phía Nam có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giữ vững nền độc lập dân tộc. Ngay từ năm 1068, Lý Thánh Tông đã thân chinh đánh Chăm Pa, thua trận và phải cắt châu: Địa Lý, Bố Chính và Ma Linh cho Đại Việt. Đây có thể xem như sự kiện mở đầu công cuộc mở nước về phía Nam của dân tộc ta.

82

Chiêm, vì sự bền vững và phát triển lâu dài của Đại Việt. Tài chính trị ngoại giao của ông rất tinh thông và nhuần nhuyễn, sắc nhạy nhưng cương nghị, không phải trên ngôn thuyết mà nó được thể hiện bằng tình phụ tử thiêng liêng, bằng trái tim của cả Đại Việt.

Rõ ràng tư tưởng nhập thế của Trần Nhân Tông là kết hợp lý tưởng

Một phần của tài liệu Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)