Tinh thần nhập thế của Tuệ Trung Thượng Sỹ (123 0 1291)

Một phần của tài liệu Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông (Trang 64)

62

Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Tung là học trò xuất sắc của thiền sư Tiêu Diêu (Tiêu Dao)- một nhân vật nổi tiếng cuối thời Lý. Từ nhỏ Tuệ Trung đã tỏ ra có bản chất thanh cao, tính tình thuần hậu, hiểu sâu biết rõ nhiều điều. Mặc dù không xuất gia, nhưng ông được đánh giá là một nhà thiền học có bản lĩnh, thông minh sắc xảo, một ngôi sao sáng trong vườn Thiền Việt Nam. Trong cả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Tung đều tham gia cầm quân đánh giặc, được phong tước Hưng Ninh Vương. Sau cuộc kháng chiến, ông lui về trang ấp của mình, dựng Dưỡng chân trang, tiếp tục tham cứu thiền học, không hề quan tâm tới danh vọng, quyền chức. Ông được vua Trần Thánh Tông quý trọng, tôn làm “sư huynh” và ban hiệu “Tuệ Trung Thượng Sỹ” và tin tưởng ký thác con trai là Trần Nhân Tông cho ông dạy dỗ. Sau này, Trần Nhân Tông cũng tự tay hiệu đính ngữ lục và viết “Thượng Sỹ hành trạng” tỏ lòng tôn kính người thầy của mình. Cuộc đời và sự nghiệp của Tuệ Trung Thượng Sỹ là một tấm gương của tinh thần hòa quang đồng trần nhập thế tích cực của Phật giáo thời Trần.

Trên tinh thần của người đã giác ngộ giáo lý “không” của Thiền tông, Tuệ Trung chủ trương tu Phật nhưng không câu nệ theo giáo lý, thậm chí không câu nệ cả ăn chay, niệm Phật. Trong “Thượng Sỹ hành trạng”, Trần Nhân Tông kể rằng, một lần Thái Hậu (mẹ Nhân Tông) mời tiệc Tuệ Trung, trong đó có cả thức ăn chay, mặn. Trong bữa tiệc ấy, Tuệ Trung ăn thịt một cách bình thường, không phân biệt. Thấy lạ, Thái Hậu bèn hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, sao thành Phật được?” Thượng Sỹ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cầu làm Phật, Phật chẳng cầu làm anh” [59, tr. 443]. Đối với Tuệ Trung, vấn đề cơ bản trong giác ngộ không phải ăn cái này, không ăn cái kia, mà quan trọng là phải vượt lên trên tất cả, không để tâm mắc vào (không chấp) những cái đó.

63

Việc khẳng định “Phật là Phật, anh là anh” không phải Tuệ Trung muốn xây dựng một triết lý đối lập với Phật giáo, mà thể hiện một tư tưởng giác ngộ, tự do, phóng khoáng. Quan điểm của ông cho thấy, người học đạo không chỉ dừng lại ở giới luật, không chỉ thỏa mãn những gì trong kinh điển, mà để đi đến giải thoát phải nắm lấy cái bản chất của đạo. Một khi đã giác ngộ thì làm việc gì hay nghề gì cũng có thể thành Phật. Tuệ Trung đã cảnh báo và chống lại một tình trạng dễ mắc sai lầm của người theo Phật là làm theo mà không biết đúng sai, nói theo mà không hiểu (không giác ngộ). Ông tiếp tục tư tưởng, chủ trương của Thiền Tông là phá chấp, mà trước hết là phá cái chấp của người theo Phật một cách đơn giản, máy móc, hình thức.

Vua Trần Nhân Tông viết: “Thượng Sỹ sống giữa lòng thế tục, hòa ánh sáng mình trong cuộc đời bụi bặm;… Thượng Sỹ không bị ràng buộc bởi hình thức; khi thì ẩn tàng, khi thì lộ diện, ngài không chấp vào hình thức và danh từ” [Dẫn theo 41, tr. 258]. Có thể nói, không ai phóng khoáng, ít bị câu nệ vào giáo pháp như Trần Tung trong việc tham thiền. Trong bài kệ nói với Trần Nhân Tông, Thượng Sỹ viết:

“Trì giới và nhẫn nhục Thêm tội chẳng thêm phúc

Muốn siêu việt tội phúc

Đừng trì giới nhẫn nhục”[87, tr. 130]

Trong khi “trì giới”, “nhẫn nhục” mà như là không trì giới, nhẫn nhục mới là tư tưởng cần đạt đến. Trì giới mà lúc nào cũng nghĩ rằng mình đang trì giới thì chỉ “chuốc tội” chứ không thêm phúc. Giác ngộ phải vượt lên trên giáo lý, chứ không dừng lại ở giáo lý, càng không nên khư khư giữ giáo lý. Tuệ Trung nói:

64

Tùy theo từng loài đó Xuân về cây cỏ sinh

Họa phúc nào đâu có”[87, tr. 130]

Đối với Tuệ Trung, việc ăn cỏ hay ăn thịt là lẽ tự nhiên, không phải là ý muốn chủ quan của mỗi loài. Quá trình ấy tự nhiên, giống như mùa xuân về thì cỏ cây sinh sôi nảy nở, nên không thể lấy cái tự nhiên, như nhiên để quy thành tội hay phúc. Bản thân việc ăn thịt uống rượu là không có tội, song chấp vào đó để làm điều khác mới là họa. Theo Tuệ Trung mọi cái đều từ tâm sinh ra, do không giữ được tâm bình lặng nên mới rơi vào mê vọng. Phật tại tâm, cho nên bỏ tâm để cầu Phật, chẳng khác nào bỏ cái thực theo đuổi cái không thực, trái với tự nhiên.

Trong bài thơ “Thị chúng”:

“Thế gian ưa dối không ưa thực Cái tâm thực, dối cũng đều là bụi cả

Nếu muốn vượt qua sông mê để đến bờ giác ngộ Hãy cố mà hỏi đứa trẻ ngay trước mặt”

(Thế gian nghi vọng bất nghi chân Chân vọng chi tâm diệc thị trần.

Yếu tắc nhất cao siêu bỉ ngạn,

Hiếu tham đồng tử diện tiền nhân).[87, tr. 150]

Tuệ Trung muốn nói rằng, tính ngây thơ, hồn nhiên, chưa bị sắc tướng làm hỏng, là phẩm chất của kẻ chân tu. Ông quay trở lại với tư tưởng Phật tại tâm, cái tâm giác ngộ cũng chính là cái tâm trong sáng không vướng mắc bởi hình, danh, sắc, tướng của cuộc đời; cái tâm ấy cũng là cái tâm ngây thơ, hồn nhiên của đứa trẻ khi mới sinh ra không hề biết giả dối, tham lam, ác độc. Vậy nên, cái mầm Phật tính vốn đã sẵn có trong lòng mỗi con người, nhưng

65

con người ta đã tự đánh mất và lại nhọc tìm cầu. Tuệ Trung khuyên con người hãy quay trở lại chính cái gốc vốn có của mình nếu muốn qua sông mê để đến bờ giác ngộ.

Trong bài “Thị học” ông viết:

“Người học rối bời chưa biết làm thế nào Đem gạch mài vào gạch thật là khổ sở Nói cho anh biết, đừng có tựa vào cổng nhà khác Chỉ một chấm sáng mùa xuân, đủ cho hoa nở khắp chốn”

(Học giả phân phân bất nại hà Đồ tương linh đích khổ tương ma.

Báo quân hưu ỷ tha môn hôn,

Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa).[87, tr. 151]

Ông muốn bảo mọi người, ngồi Thiền không, không thành Phật được, như mài gạch ngói mãi cũng không thể thành gương được. Trực chỉ nhân tâm mới là quan trọng.

Ở Tuệ Trung nổi bật một tinh thần “phá chấp” triệt để. Ông cực lực đả kích cái nhìn “nhị kiến”. Theo ông, sự đối lập giữa “mê” và “ngộ”, giữa “sắc” và “không”, giữa “phàm” và “Thánh”, “Phật” và “chúng sinh”, “tà” và “chính” chỉ là một sự đối lập tạo tác, sự đối lập đó do ý thức phân định mà có. Cũng trong tinh thần này, Tuệ Trung đã phá sự chấp trước vào khái niệm. Trả lời câu hỏi “thế nào là pháp thân thanh tịnh?”, ông điềm nhiên nói: “Ra vào trong nước đái trâu, chui rúc giữa đống phân ngựa” [87, tr. 173]. Với tinh thần cởi mở này, Tuệ Trung đã đạt đến một cách sống tự do, tự tại mà Nhân Tông từng ca ngợi trong “Thượng Sỹ hành trạng”.

Ta thấy Thiền của Tuệ Trung thật gần gũi với đời sống, ở ngay trong chính đời sống thường ngày “đi cũng thiền, ngồi cũng thiền”. Quan điểm phá

66

chấp và tùy duyên của ông, khiến Thiền được vận dụng vào đời sống để đem lại cho con người cái hạnh phúc thoải mái, bình dị:

Đến xứ cởi trần liền vui vẻ bỏ áo

Chẳng phải không biết lễ, chỉ là tùy duyên theo thói tục” [87, tr. 162-163] Vậy là, người ta khổ bởi đầu óc bảo thủ, chấp nê, không biết tùy nghi, nên không sao đạt được sự hài hòa giữa mình và ngoại cảnh, không sao có được sự an nhiên tự tại. Nắm được chỗ tinh yếu của Thiền, cùng với đầu óc phóng khoáng, Tuệ Trung đã tạo một cách sống hòa hợp với tự nhiên. Đối với ông, thiền không còn là một tôn giáo mà trở thành một cách sống, một đạo sống giúp con người đạt đến hạnh phúc đích thực nơi trần thế với sự tự do, tự tại và hài hòa cùng vạn vật, vũ trụ. Chọn lối sống cư sỹ, Tuệ Trung đã thực hành một đời sống thiền trọn vẹn, một đạo Thiền từng được Nhân Tông ca ngợi: “nhìn lên càng cao, khoan vào càng cứng” [59, tr. 397].

Đạo Thiền của Tuệ Trung sống động đầy biến hóa. Kế tục Trần Thái Tông, Tuệ Trung cũng thể hiện rõ tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”, trong đó lấy Thiền làm cốt lõi. Cuộc đời và hành trạng của ông thể hiện là một thiền gia, một nhà hoạt động quân sự, nhưng lại có phong thái tiêu dao phóng dật của Lão Trang.

Tuệ Trung Thượng Sỹ là một đỉnh cao của tư tưởng Thiền Việt Nam thế kỷ XIII. Cùng với cách ứng xử của Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông, ông là đỉnh thứ ba trong điển hình ứng xử quan hệ đạo với đời. Tư tưởng của Tuệ Trung ảnh hưởng lớn đến Phật giáo đời Trần, mà trực tiếp là tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông và Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Một phần của tài liệu Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)