Trần Nhân Tông và một số biểu hiện tinh thần nhập thế của ông

Một phần của tài liệu Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông (Trang 69)

2.2.1 Trần Nhân Tông và một số tư tưởng nhập thế căn bản

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm - con trưởng của Thánh Tông Trần Hoảng, sinh vào ngày 11 tháng 11 năm nguyên phong thứ 8. Khi sinh

67

ra ông được mô tả như: “được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần tuý, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử, vai bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn” [17, tr. 493]. Năm 16 tuổi ông được lập Hoàng Thái Tử. Trần Nhân Tông đã ba lần từ chối ngôi vua, nhường ngôi cho em vì chí hướng đạo Phật nhưng không được. Ông lên làm vua từ năm kỷ mão (1279) niên hiệu là Thái Bảo (1279 - 1284) và Trùng Hưng (1258 - 1293). Ông là vị vua yêu nước và anh hùng trong lịch sử Việt Nam, cùng vua cha lãnh đạo đất nước giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông (1285, 1288). Ông nổi tiếng là người nhân từ, hòa nhã, biết cố kết lòng dân, xây dựng vương nghiệp và mở rộng tinh thần dân chủ, tuyển dụng nhân tài bằng con đường thi cử, bổ sung với chế độ thế tập. Ông được đánh giá là vị vua hiền, thân dân nhất thời Trần với hai cuộc hội nghị nổi tiếng đã được ghi vào sử sách là: Hội nghị tướng lĩnh ở Bình Than và Hội nghị các bô lão ở điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc. Ngoài ra ông còn lập nên những thắng lợi quan trọng về biên giới phía Tây và phía Nam, củng cố vững chắc vùng biên Tổ quốc.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Trần Nhân Tông có một vị trí quan trọng. Ông là một tư tưởng gia lớn thể hiện được đầy đủ bản lĩnh trí tuệ Việt Nam, để lại một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng nước nhà đó là phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sau 14 năm trị vì, theo truyền thống của nhà Trần, ông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (1293), lui làm Thái Thượng Hoàng. Theo thiền sử, ngay thời gian làm vua, ông đã chú ý nghiên cứu thiền học và nắm được chỗ tinh yếu nhất của đạo Thiền; năm 1299, ông giũ sạch bụi trần, lên núi Yên Tử tu hành, khai sáng thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông từ trần năm 1308 tại am Ngoạ Vân, núi Yên Tử. Ông đã để lại cho hậu thế tấm gương của một ông vua Phật hết lòng vì dân vì nước, một bậc chân

68

tu với những triết lý vừa huyền diệu, vừa gần gũi với đời. Qua cuộc đời và những tác phẩm của ông, ta thấy ông đã nhập thế tích cực khi ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống nhằm hành xử và giáo dục con người. Đời và đạo ở ông hòa làm một, không tách rời nhau: học đạo để hướng dẫn đời và đồng thời dùng đời để thực hành đạo. Ông đã hòa quyện chính trị với tư tưởng Phật giáo để phục vụ mục đích dựng nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam đều biết đến ông là một Minh Vương, một vị Thánh Vương và là người ứng dụng lời Phật dạy trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Trần Nhân Tông còn thể hiện tư tưởng thân dân, thương dân, khoan thư sức dân để làm gốc rễ lâu dài. Ông có ý thức xây dựng một Phật giáo Việt Nam thống nhất với tư cách Quốc giáo – Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là dòng thiền nhập thế liên hệ mật thiết với chính trị, phong hóa và xã hội.

Như vậy, Trần Nhân Tông không chỉ là nhà chính trị nhìn xa trông rộng, mà còn là nhà quân sự có tài; không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ; không chỉ là vị quân vương, mà còn là nhà tu hành; không chỉ là nhà văn hóa, mà còn là vị thiền sư lỗi lạc. Sau khi tu dưỡng, học đạo, Trần Nhân Tông đã đắc pháp, ngộ đạo và đem truyền đạo Phật, giảng giải kinh sách cho đệ tử. Những lời thơ ý văn thâm sâu của Trần Nhân Tông đã diễn giải mối quan hệ giữa “hữu” và “vô”, “thân” và “tâm”, đề cao bản ngã chủ thể “nghiệp lặng”, “an nhàn thể tính”, “tự tại thân tâm”, “sống giữa cõi trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo”; đồng thời coi trọng cuộc sống thực tại, cảnh tỉnh lối tu hành cực đoan, cố chấp. Đối với Trần Nhân Tông “phật giáo là cuộc sống, không có sự cách ly phân biệt, bởi vì phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý. Mà chân lý thì không nằm trong Phật giáo, mà chính ngay giữa lòng cuộc sống” [59, tr. 248]

Tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông được hình thành trong bối cảnh xã hội Đại Việt lúc bấy giờ khi lực lượng sản xuất bắt đầu được phục

69

hồi và phát triển; Phật giáo vẫn tiếp tục được đề cao và dòng chảy Thiền đã thấm vào tư tưởng của các bậc tiền bối như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ. Thuở thiếu thời khi theo học Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông đã hỏi Thượng Sỹ về bổn phận tông chỉ Thiền, Thượng Sỹ đáp rằng: “gốc của bổn phận Thiền là soi sáng lại chính mình, không từ bên ngoài mà được”. [87, tr. 130]. Nghe qua Nhân Tông đã bừng tỉnh con đường phải đi. Tư tưởng Thiền Phật giáo của ông cũng như những người trước ông không chỉ thể hiện trong trước tác mà phần nhiều qua những hành động thực tiễn. Tư tưởng chủ đạo đó là quan niệm “tức tâm tức Phật”. Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo ở Trần Nhân Tông đã được bộc lộ phần lớn qua tư tưởng này.

Quan niệm tức tâm tức Phật (tâm chính là Phật), Phật ở trong tâm (Phật tại tâm) không phải đến Trần Nhân Tông mới được nói đến, mà đã từng được làm rõ ở Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sỹ, nhưng đến Trần Nhân Tông quan niệm này được ông diễn đạt với một sắc thái rất mới mẻ và làm sâu sắc hơn.

“Bụt ở trong nhà Chẳng phải tìm xa

Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt Đến cốc hay chỉn Bụt là ta” [87, tr. 108]

Khái niệm “bản” mà Trần Nhân Tông nói tới, chính là cái “gốc”, “cái ngọn nguồn”, cái bản nguyên, cái đầu tiên trong vũ trụ. “Bản” hay “gốc” trong thiền tông cũng chính là tâm, Phật, tính sáng, vật báu trong mỗi người. Ở đây Trần Nhân Tông cho rằng “Bụt ở trong nhà”, tức Bụt (Phật) ở trong chính bản thân mình, trong bản thân mỗi con người. Bụt không tồn tại ở một cõi trời xa xăm trừu tượng, ở tầng trời mông lung nào đó mà vốn tồn tại trong tâm. Bởi vậy, không phải tìm xa xôi ở bên ngoài. Đây cũng là lời của

70

Quốc sư trên núi Trúc Lâm khai ngộ cho Trần Thái Tông: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong lòng, lòng lặng mà biết ấy là chân Phật” [87, tr. 150]. Vậy là, Phật tính đã vốn có trong mỗi con người, tồn tại trong mỗi chúng sinh. Mỗi người phải tự đi, tự đến và tự giác ngộ chứ không phải cầu tìm Phật trên núi cao hay trong rừng sâu. Hiểu được như vậy, sẽ không phải tìm cầu Phật bên ngoài mà tìm Phật chính trong lòng mình và tự tu tâm, tích đức ngay giữa cuộc sống đời thường để giác ngộ.

Nhân Tông cho rằng, bản tính vốn lặng yên trong trẻo, không thiện không ác; nên biết rằng “tội và phúc vốn là không, nhân quả thực ra chẳng thật, người người vốn đủ, ai nấy tròn đầy. Phật tính pháp thân như hình với bóng lúc ẩn lúc hiện, chẳng dính chẳng rời” [59, tr. 434]. Con người sinh ra vốn chẳng có phân biệt thiện - ác, không tồn tại ranh giới phúc - tội, trong mỗi con người ai cũng có Phật tính - tính lặng yên trong trẻo. Vậy cái “gốc”, cái “bản” vốn có sẵn trong mỗi con người, nhưng tại sao chúng sinh cứ mải miết đi tìm? Nhân Tông giải thích “Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt”, vậy là tâm con người do không được thanh tịnh vì quên gốc (khuây bản) nên đã bị “vô minh”, “tham ái” che mờ, bị phiền não, vọng niệm bịt kín. Cho nên “chuộng công danh, lồng nhân ngã, thực ấy phàm phu” [87, tr. 122], nhưng cứ lầm tưởng rằng muốn giải thoát phải xa lánh cuộc đời trần tục đầy bụi bặm để tìm đến chốn tu hành, vì cõi Phật được hình dung như một nơi nào đó xa xăm, trừu tượng khó đạt đến. Thật là “mặt thánh lòng phàm, thực cách nhẫn vạn vàn thiên lý” [87, tr. 121].

Trần Nhân Tông dùng cụm từ “Bụt ở trong nhà” để nhấn mạnh tồn tại Phật tính trong chính bản tâm chứ không phải ở tầng trời mông lung nào đó; nên sẽ là hoài vọng nếu cứ mải mê tìm Phật ở những việc ngoài dưỡng tâm. Con người khi thực tâm “say đạo đức, dời thân tâm, định nên thánh trí” [87, tr. 122], khi thực tâm truy cầu đạo, dời bỏ được vọng niệm thì ắt thấy được

71

“Mày ngang mũi dọc tướng tuy là xem ắt bằng nhau” [87, tr. 150]. Sự phân biệt giữa Phật và chúng sinh chỉ là ở chỗ giác ngộ hay không giác ngộ. Đạt đến cảnh giới trí tuệ Bát nhã thì Phật và ta là thể hợp nhất.

“Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương Di đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về cực lạc” [87, tr. 103-104]

“Gìn tính sáng, mựa lạc tà đạo…

Chỉn Bụt là lòng, Xá ướm hỏi đòi cơ Mã Tổ” [87, tr. 105]

Quan niệm giải thoát mà Trần Nhân Tông nhắc đến ở đây là làm cho lòng trong sạch, giữ gìn tính sáng chứ không cần “ngờ hỏi Tây Phương”, hay “tìm về cực lạc”. Nếu giác ngộ được điều đó, loại bỏ được vọng niệm, ngay lập tức quay về tâm thanh tịnh, ngay lập tức giải thoát thành Phật mà không phải tìm cầu bên ngoài. Cõi Phật là cõi lòng, không ngộ được điều đó thì chạy Tây - Đông cũng chỉ vô vọng. Nhân Tông khuyên con người ta nên quay trở lại tìm cái tâm, tìm lại cõi lòng xem đã thanh tịnh, trong sạch chưa. Có được tính sáng, giữ gìn được tính sáng thì tính mới thanh tịnh, yên tĩnh, trong sạch.

“Rèn lòng làm Bụt, chỉn xá tua một sức giồi mài

Đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lựa lọc” [87, tr. 116] Ở Trần Nhân Tông, “tịnh độ” không đơn giản là tụng kinh niệm phật A Di Đà để cầu được vãng sinh về Tây Phương cực lạc, mà trước hết làm “sạch giới lòng”, “Dứt trừ nhân ngã thì ra thực tướng kim cương; Dừng hết tham sân mới lảu lòng mầu viên giác”. Con đường thực hiện để thành Phật chính là sự giác ngộ của “bản tính” trong mỗi con người. Ông nhấn mạnh truy cầu nội tại từ trong tâm.

72

Chứng thực tướng, nên vô vi, nào nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc”.[87, tr. 107] Trí tuệ Bát Nhã là vốn có trong mỗi chủ thể. Thấy được tính này thì lập tức trở thành Phật, không thấy được tính này thì lập tức là chúng sinh, vượt từ mê sang ngộ hoàn toàn là do bản thân. Chúng sinh và Phật chỉ là các cảnh giới khác nhau ngay cùng chủ thể. Đồng thời, mê vọng phiền não và giải thoát cũng chỉ là trạng thái, trình độ khác nhau của cùng một chủ thể.

Trần Nhân Tông chủ trương tìm Phật ngay trong cuộc sống hiện tại, sống giữa đời mà vui với đạo (cư trần lạc đạo). Mấu chốt của vấn đề ở đây là chân lý giải thoát nhập thế, nhất là trong cuộc đời trần tục. Cái tính sáng mà con người hằng mong tìm kiếm lại nằm ngay chính trong con người, trong thế giới trần tục cho nên “con người trần tục muốn đạt đến cái nằm trong thế giới trần tục… tốt nhất nên bằng con đường trần tục” [26, tr. 165], khi đó giá trị của sự giải thoát còn tăng lên gấp nhiều lần:

“Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc

Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả uổng công” [87, tr. 106] Trong bài giảng tại Viện Kỳ lân tháng giêng năm Bính Ngọ (1306), Trần Nhân Tông đã nhắc nhở: “Này các người, thời gian dễ trôi qua, mạng người không dừng lại. Cớ sao ăn cháo ăn chay, mà không rõ việc cái bát, cái tô, chiếc thìa, đôi đũa để tìm hiểu” [59, tr. 435]. Những cái giản dị xung quanh mà không hiểu rõ, cũng như không hiểu rõ bản thân mình thì nói gì đến chuyện giác ngộ. Vì thế, trong bài phú “Cư trần lạc đạo” Trần Nhân Tông đã nêu lên nguyên tắc tu hành của mình:

“Ở đời vui đạo hãy tùy duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

73

Thế giới hiện tượng trói buộc con người trong vòng luẩn quẩn của nhận thức, chồng chất thêm những mê lầm, buộc con người phải lao đao, điên đảo chạy tìm Phật tổ ở Tây, Đông; cầu thiền ở Nam, Bắc. Nếu cái tâm tĩnh lặng, con người trở nên ung dung tự tại sẽ chẳng phân biệt “có - không”, “Thị - phi”, “Phàm - Thánh”; nhưng do ý thức phân biệt, tâm sai biệt và chia cách trở thành thế giới sai biệt. Ông hiểu sâu sắc lẽ vô thường của cuộc đời con người, nên ông chủ trương thực hành lời Phật dạy trong cuộc sống là lẽ tất yếu. Mục đích cuối cùng là trở về bản thể, bản tính, chân tâm, quay trở về với cái gốc vốn có trong con người.

“Tuổi trẻ chưa tường lẽ sắc không Xuân sang hoa nở rộn tơ lòng Chúa xuân nay đã thành quen mặt Nệm cỏ ngồi yên ngỏ rụng hồng”[59, tr. 392]

“Tuổi trẻ cũng như “xuân biểu” làm sao mà biết hết sự đời sắc với không. Khi lớn bước sang xuân “xuân cảnh” còn đang mải rộn tơ lòng nhìn núi mây, đâu có quan tâm đến chuyện nhân thế. Đến nay “Xuân vãn” - sau một thời gian lăn lộn, trôi nổi đắng cay ngọt bùi mới vượt lên được sắc không, nhị kiến, thấy được bộ mặt thật của mình (bản lai diện mục), của vũ trụ. Từ đó, chỉ sẽ nhìn ra thực tướng của vạn vật, có được cái “như thị kiến” đối với thế giới xung quanh, thản nhiên nhìn cái đẹp nhất thời trôi qua không luyến tiếc” [22, tr. 25-26]. Như vậy, từ “Xuân biểu”, đến “Xuân cảnh” và đến “Xuân vãn” đó là “con đường biện chứng giải thoát trong tâm hồn của Nhân Tông, cái tâm đi đến giác ngộ bằng phụng sự Quốc gia dân tộc, gắn đời với đạo, đạo với đời”. [22, tr.25-26]

Ta thấy, Trần Nhân Tông ít đi vào giải thích các khái niệm Phật học mà chủ yếu hướng con người tới hành thiện để đạt tới tâm giải thoát, tìm rõ nguồn cội của vô minh và diệt cho được vô minh. Bất kể tăng hay tục, đời

74

hay đạo, chẳng câu nệ hình thức, theo Trần Nhân Tông thì chỉ cần có tấm lòng hướng thiện, vì dân, vì nước thì sẽ tìm ra chân lý giải thoát.

Trần Nhân Tông không chỉ có một tấm lòng vì đất nước, mà còn có một tri thức Phật học sâu xa, góp phần thống nhất các thiền phái thành một thiền phái Trúc Lâm của Phật giáo Đại Việt. Từ đây, dân tộc Việt có một Thiền phái mang tên Việt với một vị tổ sư là người Việt. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử phật giáo Việt Nam nói riêng. Thiền phái Trúc Lâm với tinh thần nhập thế đã góp phần giải quyết một loạt vấn đề đặt ra cho Phật giáo Đại Việt, đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của dân tộc. Sau thời Trần Nhân Tông, Phật giáo còn tích cực nhập thế với những nhiệm vụ mới mà lịch sử giao phó.

Như vậy, Trần Nhân Tông và dòng thiền Trúc Lâm do ông thành lập đã có những tác động to lớn đối với lịch sử dân tộc và Phật giáo. Nó không những làm nền tảng cho sự phát triển phật giáo Việt Nam mà còn tạo tiền đề cho sự nghiệp Nam tiến của dân tộc ta. Đây không những là dòng thiền do một người Việt Nam sáng lập mang đậm văn hóa và tinh thần của người Việt Nam, mà còn có những đặc điểm về học lý và thực tiễn tu tập nhằm đáp ứng lại yêu cầu phát triển của lịch sử dân tộc. Một thiền phái thừa hưởng tinh hoa

Một phần của tài liệu Tinh thần nhập thế trong tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)