1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP-BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

20 1,4K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 526,33 KB

Nội dung

Mục đích của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là trợ giúp về mặt tài chính cho người lao động thất nghiệp để họ ổn đinh cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM-

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hà Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh – 1111110169

Đặng Thị Hương Giang – 1111110376 Nguyễn Thị Hà Anh – 1111150172 Nguyễn Thị Mai Anh - 1111110140

Lê Thị Quỳnh – 1111110860

Lê Thị Lý - 1111110321

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 6

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 6

1 Khái niệm 6

2 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 6

II THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 8

1 Thực trạng thất nghiệp Việt Nam 8

2 Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam 11

3 Một số đánh giá chung về thực trạng BHTN Việt Nam 15

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 16

1 Giải pháp đề xuất cho Việt Nam trong thời gian tới 16

2 Định hướng phát triển BHTN trong thời gian tới 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đối mặt.Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, các tệ nạn xã hội và tội phạm tăng dần.Để giải quyết vấn nạn này, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã ra đời Mục đích của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là trợ giúp về mặt tài chính cho người lao động thất nghiệp để họ ổn đinh cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động, có những cơ hội mới về việc làm

Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2009.Qua năm năm thực hiện, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng chính sách vẫn còn những bất cấp và gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN ở Việt Nam là một yêu

cầu cấp thiết hiện nay.Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài “Bảo

hiểm thất nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng & một số đề xuất” để nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu thực trạng áp dụng

chính sách BHTN hiện nay và những giải pháp, đề xuất được rút ra Bài nghiên cứu gồm 3 phần:

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP PHẦN II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Trang 4

Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hoàn thành bài tiểu luận nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự hướng dẫn chỉ bảo và góp ý của cô giáo

Chúng em xin chân thành cảm ơn Nhóm nghiên cứu

NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1 Khái niệm

BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung -quỹ bảo hiểm thất nghiệp - được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm Mặt khác, trợ cấp thất nghiệp của Nhà nước và trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm khác với việc hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quá trình thường xuyên, liên tục, và có sự tham gia đóng góp của cả người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước BHTN không những là sự đóng góp chung rủi ro mất việc làm cùng tham gia đóng góp vào quỹ và từ quỹ đó hỗ trợ tài chính cho một

bộ phận nhỏ những người không may rơi vào tình trạng thất nghiệp mà còn là sự góp chung rủi ro giữa các doanh nghiệp với nhau

Trang 5

2 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm.

Là một bộ phận của bảo hiểm xã hội (BHXH), BHTN là bảo hiểm bổi thường cho người lao động bị thiệt hạivề thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thi truờng lao động

Như vậy, mục đích của BHTN là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để có những cơ hội mới về việc làm Vì thế, một số nhà kinh tế học còn cho rằng BHTN là hạt nhân của thị trường lao động và nằm trong chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia Chính sách này trước hết vì lợi ích của người lao động và người

sử dụng lao động sau nữa là vì lợi ích xã hội

Mặc dù nhiều nước triển khai BHTN độc lập với BHXH, song đối tượng của BHTN cũng giống đối tượng của BHXH, đó là thu nhập của người lao động.Còn đối tượng tham gia BHTN cũng là người lao động và người sử dụng lao động, song đối tượng này rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy định của từng nước.Đại

đa số các nước đều quy định đối tượng tham gia BHTN là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động Bao gồm:

- Những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có

sử dụng một số lượng lao động nhất định

Trang 6

- Những người làm việc theo hợp đồng lao động với một thời gian nhất định (thường là một năm trở lên) trong các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp (nhưng không phải là viên chức và công chức)

- Những công chức, viên chức Nhà nước; những người lao động độc lập không có chủ; những người làm thuê theo mùa vụ thường không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp Bởi vì, hoặc

là họ được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp, hoặc là những người khó xác định thu nhập để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngắn, công việc không

ổn định, thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ Về phía người sử dụng lao động, họ cũng có trách nhiệm đóng góp BHTN cho người lao động mà họ sử dụng Như vậy, đối tượng tham gia BHTN hẹp hơn rất nhiều so với BHXH

- Rủi ro thuộc phạm vi BHTN là rủi ro nghề nghiệp, rủi ro việc làm Người lao động tham gia BHTN bị mất việc làm họ sẽ được hưởng trợ cấp BHTN

Điều kiện để được hưởng trợ cấp BHTN khá chặt chẽ:

Người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm trong một thời gian nhất định

Thất nghiệp không phải do lỗi của người lao động; sẵn sàng làm việc

Phải đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm kiếm việc làm tại Cơ quan lao động có thẩm quyền do Nhà nước quy định;

Trang 7

Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng phí BHTN đủ thời hạn quy định

II THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1 Thực trạng thất nghiệp Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam tăng nhẹ từ 1,71% trong 6 tháng đầu năm 2012 lên mức 2,01%

Trang 8

Theo báo cáo của tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4.65% tăng 0.01% so với năm 2007 Trong khi

đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2008 là 5.1% tăng 0.2% so với năm 2007 Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1% Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam được Tổng cục Thống kê thực ra chỉ được tính cho khu vực thành thị, cho những người trong độ tuổi

từ 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ

Ngoài ra, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần biết thêm một tiêu chí khác đó là tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động Đây là tiêu chí quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay Ở Việt Nam, tỷ lệ này ở nông thôn thường cao hơn thành thị Lý do cho hiện tượng này là do diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần trong khi lao động nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh như hiện nay

Tuy nhiên, môt báo cáo gần đây nhất của BHXH Việt Nam, giai đoạn 2010-2013 chỉ ra rằng khu vực thành thị ngày càng gia tăng nhiều hơn những vấn đề liên quan đến thất nghiệp Bản báo cáo

Trang 9

nhấn mạnh quan ngại về xu hướng tăng lên của thất nghiệp thanh niên thành thị đi cùng với xu hướng tăng lên của tỷ lệ thanh niên không hoạt động đối với không chỉ thị trường lao động Việt Nam nói riêng mà còn tạo ra một áp lực đáng kể đến những vấn đề xã hội

Dựa vào những con số trên, chúng ta có thể rút ra được một số

dự báo về vấn đề thất nghiệp trong những năm tới như sau:

Theo dự báo của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM, năm

2013, kinh tế tiếp tục khó khăn, thêm nhiều doanh nghiệp không trụ được phải rời bỏ thị trường nên lượng người thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng.Dự kiến, có khoảng 150.000 người thất nghiệp trong những năm tới, và chiếm phần lớn vẫn nằm ở độ tuổi thanh niên Đặc biệt giai đoạn 2013-2020, tỷ lệ thất nghiệp cả nước dự kiến sẽ tăng từ 2,5% năm 2015 lên 2,9% năm 2020 Quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra nhanh khiến cho tỷ lệ thất nghiệp nông thôn tăng nhẹ, từ 1,8% năm 2015 lên

Trang 10

2015 nhưng nhờ sự phục hổi của các ngành công nghiệp và dịch

vụ nên tỷ lệ này còn được dự báo sẽ giảm còn 3,9% vào năm 2020

2 Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam

2.1 Các nội dung cơ bản của chính sách BHTN 2014

Những căn cứ pháp luật:

- Luật Bảo hiểm Xã hội 2006;

- Nghị định 127/2008/NĐ-CP;

- Nghị định 100/2012/NĐ-CP;

- Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH;

- Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp;

- Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội; và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (phải hoàn thành trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi đăng ký thất nghiệp);

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp

Mức trợ cấp thất nghiệp

60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

- 3 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến dưới

36 tháng

Trang 11

- 6 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 36 tháng đến dưới

72 tháng

- 9 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 72 tháng đến dưới

144 tháng

- 12 tháng nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 144 tháng trở lên

Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Không thông báo về kết quả tìm việc làm hàng tháng với Trung tâm giới thiệu việc làm;

- Bị tạm giam

Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Có việc làm (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự (được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại);

- Hưởng lương hưu;

- Sau 2 lần từ chối nhận việc làm mà không có lý do chính đáng;

- Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm 3 tháng liên tục;

- Ra nước ngoài định cư;

- Chết;

- Bị áp dụng xử lý hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù không được hưởng án treo

Trang 12

Thủ tục, hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội quy định (được phát tại nơi đến đăng

ký bảo hiểm thất nghiệp);

- Bản sao hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật;

- Sổ bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận của đơn vị về người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Người lao động bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp

Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động thất nghiệp có nhu cầu chuyển tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp : Phải làm đơn đề nghị gửi nơi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp để được giới thiệu về nơi cư trú để hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động

thực hiện

Trang 13

chính sách BHTN đang do hai ngành là Lao động- Thương binh và

Xã hội và BHXH Việt Nam thực hiện Mô hình cụ thể như sau:

2.3 Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

từ năm 2009 đến nay

2.3.1 Về thu BHTN

Có thể thấy, đến tháng 9 năm 2010 cả nước có 6,6 triệu người tham gia BHTN, so với lực lượng lao động có việc làm của Việt Nam

là 48 triệu người (theo điều tra lao động, việc làm từ 1/9/2009 của Tổng cục thống kê) mới chỉ chiếm 13%, trong khi đó chúng ta còn khoảng gần 40 triệu lao động cũng có nhu cầu được bảo vệ khi thất nghiệp

2.3.2 Chi trả chế độ BHTN:

Chính sách BHTN được quy định trong Luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009, theo quy định của Luật thì từ ngày

Trang 14

(nếu đã đóng BHTN đủ 12 tháng và bị thất nghiệp) hưởng chế độ BHTN

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2010 đã tiếp nhận và chi trả cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng BHTN là 273.952 triệu đồng trên toàn quốc là:

 Chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng: 234.239 triệu động

 Chi trả trợ cấp thất nghiệp một lần: 14.099 triệu đông

 Chi trả hồ sơ tìm kiếm việc làm: 14 927 triệu đồng

 Chi trả hỗ trợ học nghề: 102 triệu đồng

 Chi mua thẻ bảo hiểm y tế: 10540 triệu đồng

Tuy thời kỳ đầu có rất ít đối tượng đủ điều kiện hưởng BHTN, nhưng theo dự báo thì trong thời gian tới số đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách BHTN sẽ rất lớn, đặc biệt là vào trước dịp nghỉ Tết nguyên đán, do người lao động thường có tâm lý nhảy việc, nghỉ về quê ăn Tết sau đó đăng ký hưởng trợ cấp BHTN cùng với

đề nghị thanh toán tiền BHXH một lần

3 Một số đánh giá chung về thực trạng BHTN Việt Nam

Một số kết quả đạt được:

Thứ nhất, cả 3 bên có trách nhiệm đóng góp hình thành quỹ

BHTN đều có nghĩa vụ và quyền lợi khi thực hiện

 Người lao động đóng góp thể hiện quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa trách nhiệm và quyền lợi Quỹ BHTN chi trả trợ cấp, giúp đỡ người lao động khi họ thất nghiệp, vì vậy đương nhiên họ phải tham gia đóng góp hình thành quỹ

Trang 15

 Người sử dụng lao động đóng góp thể hiện trách nhiệm của mình Là một thành viên của xã hội, doanh nghiệp phải đóng góp phần đảm bảo an toàn, ổn định, công bằng xã hội, do đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn phải ý thức được trách nhiệm xã hội và cụ thể hóa thành việc tham gia BHTN cho người lao động mà họ sử dụng

Nhà Nước đóng góp thể hiện vai trò chủ đạo, trung tâm của mình.Thực tế Nhà nước tạo được mối quan hệ bền chắc trong việc hình thành nên một quỹ tiền tệ lớn để khắc phục hậu quả thất nghiệp và ổn định xã hội

Thứ hai, càng ngày, chính sách BHTN càng trở thành hạt nhân

của chính sách thị trường lao động Mục đích chính của chính sách BHTN, quan trọng hơn cả là hỗ trợ người lao động đào tạo lại tay nghề, tư vấn giới thiệu việc làm để người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động tìm việc

Thứ ba, hiện nay đã hình thành được một quỹ tài chính đủ lớn

độc lập với ngân sách nhà nước để chi trả cho người lao động khi

bị thất nghiệp

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

1 Giải pháp đề xuất cho Việt Nam trong thời gian tới

Một là, tăng cường tuyên truyền chính sách về BHTN đến tận

chủ sử dụng lao động và người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo, tọa đàm, phổ biến chính sách ở

Trang 16

thân người lao động về chính sách BHTN, quy trình thủ tục tham gia, các chế độ thu hưởng BHTN như hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, bảo hiểm y tế…

Hai là, đẩy mạnh sự phối hợp giữa ngành Lao động - Thương

binh và xã hội và ngành bảo hiểm xã hội nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện như ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, xác định đối tượng đóng BHTN, xác định rõ những người có việc làm thôi hưởng trợ cấp thất nghiệp Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của ngành và liên ngành, kiên quyết xử lý những doanh nghiệp

cố tình chây ỳ, trốn đóng BHTN hoặc những trường hợp doanh nghiệp, người lao động có hiện tượng gian lận trong thụ hưởng chế

độ BHTN

Ba là, cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc

bảo vệ quyền lợi cho người lao động cùng với sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền chính sách về BHTN cũng như giám sát việc thực hiện BHTN

Bốn là, về phía người lao động cần chủ động tìm hiểu nắm

được chính sách BHTN, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm hoặc phổ biến chính sách về BHTN để yêu cầu về quyền lợi tham gia BHTN khi ký kết hợp đồng với chủ sử dụng lao động, biết được quy trình, thủtục khi thụ hưởng chế độ BHTN

Qua thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã chứng tỏ tính đúng đắn và ưu việt của nó, nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt là từ góc độ người lao động, những người trực tiếp đóng góp và kỳ vọng vào chỗ dựa này khi họ gặp hoàn

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w