1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Thực trạng và giải pháp hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp

33 675 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 100,79 KB
File đính kèm BAO CAO CHUYEN DE 1 PHUONG -DIEU CHINH 1812.rar (97 KB)

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Đóng góp đề tài Cơ sở khoa học về hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp Sự cần thiết gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp Một số hình thức hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Khách thể nghiên cứu 7

5 Giả thuyết nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 8

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 8

6.3 Phương pháp thống kê toán học 8

6.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 8

7 Phạm vi nghiên cứu 8

8 Đóng góp đề tài 8

8.1 Ý nghĩa khoa học 8

8.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP 10

1 Lịch sử vấn đề 10

1.1 Thế giới 10

1.2 Trong nước 12

1.3 Một số khái niệm 14

1.4 Cơ sở khoa học về hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp 16

1.5 Sự cần thiết gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp 21

1.6 Một số hình thức hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề đang đối mặt với thách thức lớn vềcông tác tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, chưa thu hút người học tốt nghiệp trình độTHPT, THCS Số lượng học sinh tốt nghiệp THPT tham gia học nghề ít Các em hầunhư chọn con đường học Đại học hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên học tiếpchương trình Phổ thông trung học, với lý do người học trọng bằng cấp Một số trườngnghề phải đóng cửa do không quá ít học viên Vì vậy, Các trường nghề cần tạo thươnghiệu của nhà trường bằng cách nâng cao chất lượng và dịch vụ đào tạo thông quachương trình đồng hành, hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, giải quyếtđầu ra nhằm quảng bá thương hiệu cộng đồng và với học sinh các trường PTTH,PTCS

Mặt khác, một trong những vấn đề bức xúc của lĩnh vực giáo dục đại học, nghề nghiệp

là chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của các doanhnghiệp.Các sinh viên tốt nghiệp bậc trung cấp, cao đẳng, đại học khó tìm được việclàm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo Thông tin từ thitrường lao Việt Nam quý I/2015, số lao động tốt nghiệp đại học, trên đại học thấtnghiệp là 177.700 người, cử nhân cao đẳng thất nghiệp là 100.600 người Trong khi

đó, Các doanh nghiệp vẫnthan phiền gặp khó khăn trong tuyển dụng đủ lao động đãqua đào tạo nghề vào tham gia làm trực tiếp các dây chuyền sản xuất, công trình, dựán,… bậc công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên Các doanh nghiệpmất nhiềuthời gian đào tạo lại người lao động mới đáp ứng được yêu cầu công việc Vì vậy yếu

tố nguồn nhân lực là hết sức cần thiết trong thời kỳ Việt Nam hội nhập nền kinh tế thịtrường

Nguồn nhân lực nước ta ở độ tuổi lao động trẻ, dồi dạo, tuy nhiên chưa thực sự đápứng được nhu cầu doanh nghiệp xuất phát từ nhiều lý do như chất lượng của nguồnnhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất, cung chưa đápứng cầu Nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt về vấn đề dự báo

Trang 5

nguồn nhân lực theo nhu xã hội, doanh nghiệp Tam giác gắn kết giữa doanh nghiệp,nhà nước và cơ sở đào tạo chưa thực hiểu, đáp ứng kịp thời cho nhau

Bên cạnh đó trong xu thế nước ta gia nhập sâu rộng các hiệp hội khu vực và thế giớinhư TPP, WTO, BTA, AFTA,…Tạo ra nhiều cơ hội cho lao động trong nước đượctiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia cóbề dày phát triển.Tuy nhiên, nguồn nhân lực Việt Nam có nhiều thách thức là cácdoanh nghiệp đòi hỏi cao về chất lượng người lao động có tay nghề cao, kỹ năng mềmtốt và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu theo vị trí công việc.Vì vậy, Người sửdụng lao động và các cơ sở đào tạo cần có sự gắn kết hiệu quả hơn trong việc đào tạo

và sử dụng lao động Điều này sẽ giúp nguồn nhân lực trẻ được đào tạo bài bản, sát vớithực tế ngay từ đầu, tránh được sự bỡ ngỡ khi chính thức đặt chân vào môi trường làmviệc

Đứng trước xu thế hội nhập quốc tế của nước ta nói chung, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xácđịnh quan điểm phát triển nguồn nhân lực thông qua quyết định phê duyệt quy hoạchphát triển nhân lực tỉnh BR-VT giai đoạn 2011-2020, số 358/ QĐ-UBND của UBNDtỉnh BR-VT, ban hành ngày 01/03/2015: “Phát triển nhân lực tỉnh phải đảm bảo tínhthời đại, phù hợp chiến lược phát triển cả nước giai đoạn 2011-2020 Chiến lược quyhoạch và phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Quy hoạch phát triển tổng thể kinh

tế - xã hội tỉnh BR-VT Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực dần đápứng hội nhập, tiếp cận dần trình độ quốc tế” [1, trang 1] Từ quan điểm này, tỉnh xácđịnh mục tiêu cụ thể nguồn nhân lực dự kiến 2020“Lao động làm việc trong nền kinh

tế đạt 643 nghìn người Lao động đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên khoảng 95nghìn người Lao động trình độ trung học chuyên nghiệp: 109 nghìn người Lao độngtrình độ công nhân kỹ thuật 363 nghìn người” [1,trang 3,4] Tỉnh BR-VT đưa ra nhiềugiải pháp trong đó chú trọng giải pháp tạo chính sách huy động các nguồn xã hội chophát triển nhân lực: “Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tính trong và ngoài

Trang 6

doanh nghiệp” [1,trang 10], góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được thịtrường lao động trong và ngoài tinh Toàn tỉnh BR-VT có 54 khu/ cụm công nghiệp,trong đó các khu công nghiệp lớn trọngđiểm của tỉnh thuộc huyên Tân Thành, với sốlượng 10 khu công nghiệp,12 cụm công nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghiệp nặng,nhẹ như:KCN Cái Mép, Mỹ xuân AI,AII, Phú Mỹ I,II,III, Láng Lớn, Tóc Tiên, HắcDịch, Kim Long,…Với tổng số doanh nghiệp khoảng 606, huyện Tân Thành đã thuhút 25 nghìn công nhân lao động, trong đó người địa phương 4700 người Các doanhnghiệp rất cần đội ngũ công nhân có tay nghề vào làm việc tại công ty Hầu như cáccông ty đều có nhu cầu phối hợp cơ sở đào tạo cung ứng nguồn nhân lực, hợp tác đàotạo nghề cho công nhân hoặc bồi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năngngoại ngữ cho nhân viên.

Đánh giá được xu thế phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Thành và nhu cầu cácdoanh nghiệpthuộc tỉnh BR-VT đồng thời cải thiện được tình hình tuyển sinh hệ đàotạo chính quy, thường xuyên Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis Hồng Lam là cơ

sở đào tạo nghề đóng trên địa bàn huyện Tân Thành có sứ mạng đào tạo nguồn laođộng có tay nghề cao đáp ứng thị trường lao động huyện, tỉnh, đặc biệt các doanhnghiệp và đào tạo nghề đạt chuẩn quốc tế xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.Năm học 2014-2015 vừa qua quan hệ hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanhnghiệp chưa được nhà trường chú trọng, tình hình tuyển sinh nhà trường khó khănchưa thu hút đối tượng THPT vào học nghề Mặt khác, HSSV của trường chưa cónhiều có hội cọ sát môi trường thực tiễn nghề nghiệp, cũng như các cơ hội việc làmHSSV sau khi tốt nghiệp ra trường Đồng thời nhà trường chưa tận dụng và khai tháccác nhu cầu đào tạo doanh nghiệp Ban Lãnh đão Cao đẳng nghề Quốc tế Vabis HồngLam nhận thức tính cấp thiết và lợi ích của việc gắn kết đào tạo giữa nhà trường vàdoanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích kép cho cả hai bên Nhà trường đã chỉ đạo nhiệm

vu trọng tâm năm học 2015-2016 phối hợp chặt chẽ và bám sát doanh nhiệp để pháttriển đào tạo và kinh doanh Ban giám hiệu đã giao cho Phòng đào tạo khảo sát, đánh

Trang 7

giá thực trạng, đồng thời đưa ra giải pháp hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanhnghiệp Mặc khác với tư cách là học viên lớp cao học K15A, Tôi đã chọn đề tài nghiên

cứu: “Thực trạng và giải pháp hợp tác đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp thuộc huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT”làm chuyên đề báo cáo học kỳ 2.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hợp tác đào tạo nghề trên địa huyện TânThành và vận dụng vào mô hình hợp tác vào công tác đào tạo nghề tại Trường CĐNquốc tế Vabis Hồng Lam với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, dịch vụ đào tạotạo điều kiện cho nhà trường quảng bá, thu hút tuyển sinh người học thuộc hệ chínhquy, thường xuyên

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hợp tác đào tạo nghề giữa nhà trường vàdoanh nghiệp

Nhiệm vụ 2: Phân tích thực trạng sự hợp tác đào tạo giữa Trường CĐN Quốc tế VabisHồng Lam và doanh nghiệp khu vực huyện Tân Thành

Nhiệm vụ 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác đào tạo giữa Trường CĐN Quốc tếVabis Hồng Lam và doanh nghiệp khu vực huyện Tân Thành

4 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ hợp tác đào tạo nghề giữaTrường CĐN Quốc tế Vabis Hồng Lam và doanhnghiệp khu vực huyện Tân Thành

4.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 8

Hiện nay các trường CĐN khu vực huyện Tân Thành và các doanh nghiệp đã có sựliên kết đào tạo nhưng chưa hiệu quả Số lượng học viên qua đào tạo nghề ít, chấtlượng, dịch vụ đào tạo đối với người học chưa tốt.

6 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu

6.1 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u tài li u ứu ệu.

Nghiên cứu(phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa) các văn bản, tài liệu thểhiện quan điểm, đường lối chính sách của đảng và nhà nước, các công trình khoa họcvề mối quan hệ hợp tác giữa trường đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

để hình thành cơ sở lý luận của đề tài

6.2 Phương pháp chuyên gia

Tiến hành trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có uy tín và có kinh nghiệmnhằm thu thập thêm thông tin cho việc nghiện cứu, trao đổi, tham khảo ý kiến, về tínhkhả thi và hợp lý của các giải pháp đề xuất thực hiện việc liên kết đào tạo nghề

6.3 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp th ng kê toán h c ống kê toán học ọc

Xử lý và phân tích các số liệu, kết quả khảo sát

6.4 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp đi u tra b ng phi u h i ều tra bằng phiếu hỏi ằng phiếu hỏi ếu hỏi ỏi.

Để khảo sát về các hoạt động và nhu cầu liên kết đào tạo nghề giữa nhà trường với cácdoanh nghiệp và các yếu tố liên quan; thu thập thông tin về tính khả thi các giải phápđược đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất đào tạo nghề

7 Ph m vi nghiên c u ạm vi nghiên cứu ứu

Trong phạm vi đề tài, người nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa

nhà trường và doanh nghiệp thuộc huyện Tân Thành nhằm giải quyết vấn đề nâng cao số lượng người học thuộc hệ chính quy, thường xuyên thông qua việc nâng cao

chất lượng đào tạo và dịch vụ đối với người học

8 Đóng góp đ tài ều tra bằng phiếu hỏi.

8.1 Ý nghĩa khoa học

Trang 9

Đề tài nghiên cứu tạo cơ sở lý luận xây dựng mô hình hợp tác giữa NT-DN nhằmgiúp các cơ sở đào tạo nghề vận dụng trọng quá trình tổ chức đào tạo tạo huyện TânThành.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua mối quan hệ hợp tác, các Cơ sở đào tạo nghềgia tăng số lượng người họcnghề trên cơ sở nâng cao chất lượng, dịch vụ đối với người học Doanh nghiệp có nhânlực đáp ứng yều cầu công việc kiến thức, kỹ năng nghề, thái độ và các kỹ năng mềmkhác

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

1 Lịch sử vấn đề

1.1 Th gi i ếu hỏi ới

Giữa thế kỷ thứ 20, các nước phát triển trên thế giớiđẩy mạnh quá trình hợp tácđào tạo nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao lượng đào tạo nghề gắnvới thực tiễn nghề nghiệp Sự phát triển hệ thống giáo dục nghềlà yếu tố quan trọngkhẳng địnhchất lượngnguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao tiêu chuẩnsống người dân, ví dụ nước Đức là một nước điển hình, có mô hình đào tạo nghề tiêntiến trên thế giới mà các quốc gia cần học hỏi

Hiện nay, Thế giới đánh giá cao mô hình đào tạo nghềgắn liền thực tiễn,nhu cầungười tuyển dụng lao động như nước Đức, nước Úc, nước Pháp

1.1.1 Nước Đức

Nước Đức là một trong những quốc gia đã tạo được sự phát triển kinh tế-xã hội caonhờ làm tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó hệ thống đào tạo nghề képđược coi là mô hình đào tạo có hiệu quả, phần nào cung cấp một số kinh nghiệm chochúng ta tham khảo

Ở Đức, hệ thống đào tạo nghề là sự kết hợp giữa việc học trong một môi trường có sựgần gũi với thực tế sản xuất của công ty và một cơ sở có năng lực chuyên môn về sưphạm và nghiệp vụ dạy nghề của các trường nghề, theo đó các Công ty tập trung vàoviệc cung cấp các kiến thức và kỹ năng thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phùhợp với công nghệ sản xuất của Công ty, còn các nhà trường cung cấp khối kiến thứclý thuyết về cơ bản nhiều hơn Do phát triển trên hai nền tảng kết hợp như vậy, nên hệthống đào tạo nghề này còn gọi là hệ thống đào tạo nghề kép Bộ luật đào tạo nghềnăm 1969 áp dụng ở Đức được coi là nền tảng cơ bản của sự phát triển hệ thống đàotạo nghề kép Bộ luật này đã đưa ra các điều lệ chi tiết và tích cực, nhấn mạnh trách

Trang 11

nhiệm của xã hội đối với việc đào tạo nghề Đồng thời bảo đảm cho các nhóm xã hộiquan tâm đến đào tạo nghề, chủ yếu giới chủ sử dụng lao động và người lao động, cóảnh hưởng mang tính quyết định đến hệ thống đào tạo nghề và khả năng tổ chức đàotạo của toàn đất nước Ngoài ra, Bộ luật này còn là cơ sở pháp lý cho hệ thống đào tạokép thành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nghề chủ chốt ở Đức

1.1.2 Nước Úc.

Giáo dục nghề nghiệp Úc phải có sự liên kết các trường đào tạo, doanh nghiệp và nhànước Các cơ sở đào tạo nghề có nội dung đào tạo định hướng rõ ràng về các kỹ nănglàm việc thực tế mà thị trường lao động đòi hỏi Giáo dục nghề nghiệp Úc tập trung 4thành tố chính: kiến thức, kỹ năng, thái độ và việc làm sau tốt nghiệp Khả năng tìmđược việc làm sau tốt nghiệp nhằm đào tạo nguồn nhân lực đápứng yều cầu xã hội.Khóa học được thiết kế bao gồm hai mảng đào tạo là "off - the job" và "on - the - job"

"Off - the - job training" là chương trình học tại học viện với hệ thống cơ sở vật chấtđược đầu tư giống như các ngành nghề thực tế như: nhà xưởng, khách sạn, nhà hàng,viện điều dưỡng, khu văn phòng Các lớp học được thiết kế theo nhóm nhỏ giúp sinhviên có nhiều thời gian trao đổi với giáo viên và được chỉ dẫn thực hành chuyên sâu

"On - the - job training" là thời gian sinh viên thực tập và học việc tại các công ty, tổchức (có thể được trả lương) Chuyên ngành đào tạo của học viện đa dạng và đáp ứngnhanh với yêu cầu thay đổi của các nhà tuyển dụng Ví dụ như: thương mại, kinhdoanh, quản lý, du lịch, nhà hàng, nghệ thuật sáng tạo, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe

1.1.3 NướcPháp.

Chương trình đào tạo chính quy cấp bằng nghề hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề.Nhà trường hoàn toàn tuân thủ theo quy chuẩn quốc gia, không được tự do về mặt nộidung chương trình giảng dạy về mặt bồi dưỡng nâng cao trình độ không bắt buộc cấpvăn bằng, chứng chỉ nghề, doanh nghiệp tham gia về việc xây dựng chương trình đàotạo Các môn lý thuyết, thực hành cơ bản học tại trường, thực tập sản xuất tại DN DN

Trang 12

Sử dụng học viên của trường thì phải nộp thuế cho trường hoặc nhà nước một khoảnbằng 0,5 khoảng lương của DN.

1.2 Trong nước

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, hoạt động đào tạo nghề nghiệp bước đầu có sự gắnkết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong dạy nghề Liên kết nhà trường và doanhnghiệp cơ nhiều ưu điểm: người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu cầuthực tế của doanh nghiệp; các kiến thức và kỹ năng nghề mà người học tiếp thu đượcđáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử dụng lao động Người học nghềngoài việc học lý thuyết nghề tại trường còn được thực tập ngay trên các máy móc,thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp, giúp cho người học có thể vận dụng đượcnhững kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề Việc gắn kết đào tạotrên đã làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp Cơ sở đàotạo không phải tăng đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị thực hành, người học có thểtiếp thu bài học nhanh hơn Về phía doanh nghiệp có thể sử dụng được những học sinhhọc nghề để tạo ra những sản phẩm mới hoặc có cơ hội lựa chọn được những ngườilao động có kỹ thuật tốt cho mình

Các cơ sở dạy nghề đã có những chuyển biến tích cực, đào tạo theo định hướngcủa thị trường lao động và nhu cầu của doanh nghiệp Bên cạnh đó, Chất lượng đào tạonghề, mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trườnglao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làmviệc theo tổ, nhóm Vì vậy, nhà nước cần có quy định, văn bản xác định rõ vị thế củadoanh nghiệp là một chủ thể chính của đào tạo nghề Quá trình hợp tác gắn kết giữa

nhà trường và doanh nghiệp, cần đẩy mạnh mô hình, phương thức hợp tác, gắn kết

giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đàotạo hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề; tăng cường sự tham gia củadoanh nghiệp, hợp tác xây dựng chương trình dạy nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, cùngtuyển chọn học viên, cùng tham gia đào tạo thực hành và đánh giá học viên sau khi tốtnghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho người học, sắp xếp bố trí đầu ra cho hoạt động đàotạo

Trang 13

Nghiên cứu về sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong nước đã có nhiều bàibáo khoa học, luân vặn như:

Năm 2006, Trần Khắc Hoàn[10] với luận án tiến sĩ “kết hợp đào tạo tại trường vàdoanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay” với những nghiên cứu tổng quan, xây dựng cơ sở khoa học của kết hợp đào tạonghề tại trường và doanh nghiệp sản xuất, đề ra phương thức tổng quan nâng cao chấtlượng

Năm 2007, Trương Thị Nhật Lệ[11] với luận văn thạc sĩ “xây dựng mô hình kết hợpđào tạo ngành công nghệ may trường cao đẳng công nghệ và quản trị sonadezi vàdoanh nghiệp trong khu công nghiệp Biên Hòa” với nghiên cứu xây dựng có tính hữuích làm giảm tối thiệu thời gian và chi phí đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ maycủa trường và DN trong khu công nghiệp Biên Hoà

Năm 2012, Trương Thị Ái Nhân[12] với nghiên cứu “Xây dựng mô hình liên kết đàotạo nghề May giữa Trường cao đẳng nghề Cần Thơ và các doanh nghiệp”với nghiêncứu xây dựng mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp và phân tích rõ vaitrò các bên

Năm 2014, Nguyễn Thị Kim Hương [13] với nghiên cứu “Giải pháp liên kết đào tạonghề hiệu quả giữa Trường cao đẳngnghề khu vực Long Thành- Nhơn Trạch và cácdoanh nghiệp” với nghiên cứu các cơ sở lý luận về liên kết đào tạo nghề phân tích ưu,nhược điểm các mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trên thế giới và đưa

ra phương thức gắn kết hoạt động đào tạo có mối quan hệ giữa nhà trường, sinh viên,doanh nghiệp; phân tích lợi ích và đưa ra các nội dung cần thiết thực hiện sư liện kếtgiữa nhà trường và doanh nghiệp

Trang 15

1.3 Một số khái niệm

1.3.1 Thực trạng

Thực trạng: Tình trạng có thật của sự vật và hiện tượng

1.3.2 Giải pháp

Giải pháp: cách giải quyết một vấn đề khó khăn và đưa ra các biệp pháp thực hiện

1.3.3 Đào tạo nghề nghiệp

Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái

độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm sau khi hoànthành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp [4, trang 1]

1.3.4 Đào tạo chính quy

Đào tạo nghề chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa tập trung toàn bộ thời gian

do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanhg nghiệp có đăng kýhoạt động giáo dục nghề nghiệp(sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghềnghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng [4, trang 2]

1.3.5 Đào tạo thường xuyên

Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tư học cóhướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng vàcác chương trình đào tạo nghề nghiệp khác được thực hiện linh hoạt về mặt chươngtrình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo,phù hợp với yêu cầu người học [4,trang 2]

1.3.6 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trường trungcấp, Trường cao đẳng nghề [4, trang 3]

1.3.7 Doanh nghiệp

Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định củaluật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định củaluậthợptác xã và các tổ chức kinh tế khác với tư cách pháp nhân theo quy định của bộ

Trang 16

Hợp tác có nghĩa làcùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnhvực nào đó, nhằm một mục đích chung.

1.3.9 Hợp tác đào tạo nghề nhà trường và doanh nghiệp

Qua hai khái niệm hợp tác và đào tạo nghề nghiệp, trong chuyên đề cụm từ hợp tácđào tạo nghề giữa NT và DN được hiểu hình thức tổ chức hoạt động dạy vànhằm trang

bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học trên cơ sở hợptác, phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, trong đónhà trường giữa vai trò chủ đạo.Nhà trường có trách nhiệm đào tạo và cung ứng nguồnlực có tay nghề theo yêu cầu DN Ngược lại, Doanh nghiệp có trách nhiệm tham giaxây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập,đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tiếpnhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghềthông qua hợp đồng với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Ngày đăng: 01/10/2016, 22:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phạm Thị Ly, (2012) “Mối quan hệ giữa nhà trường & doanh nghiệp”, tạp chí thông tin giáo dục quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa nhà trường & doanh nghiệp
6. Nguyễn Đình Luận,(2015) “Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam”, tạp chí Giáo dục & đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam
10. Trần Khắc Hoàn(2006), “Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,luận án tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Trần Khắc Hoàn
Năm: 2006
11. Trương Nguyễn Ái Nhân (2012), luận văn thạc sĩ “xây dựng mô hình liên kết đào tao nghề may giữa trường CĐN Cần Thơ và các doanh nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng mô hình liên kết đào tao nghề may giữa trường CĐN Cần Thơ và các doanh nghiệp
Tác giả: Trương Nguyễn Ái Nhân
Năm: 2012
12. Trương Thị Nhật Lệ (2007) “xây dựng mô hình kết hợp đào tạo ngành công nghệ may trường cao đẳng công nghệ và quản trị sonadezi và doanh nghiệp trong khu công nghiệp Biên Hòa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng mô hình kết hợp đào tạo ngành công nghệ may trường cao đẳng công nghệ và quản trị sonadezi và doanh nghiệp trong khu công nghiệp Biên Hòa
13. Nguyễn Thị Kim Hương (2014) “Giải pháp liên kết đào tạo nghề hiệu quả giữa Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành- Nhơn Trạch và các doanh nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp liên kết đào tạo nghề hiệu quả giữa Trường cao đẳng nghề khu vực Long Thành- Nhơn Trạch và các doanh nghiệp
14. Trần Anh Tài, (2009) “Gắn kết đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp” tạp chí tạp chí khoa học ĐHGGHN kinh tế và kinh doanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gắn kết đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp
15. Tổng cục dạy nghề, (2012) “Đột phá chất lượng đào tạo nghề” NXB Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đột phá chất lượng đào tạo nghề
Nhà XB: NXB Hà Nội
1. Quyết định số 358 phê duyệt phát triển nhân lực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, năm 2012 Khác
3. Quyết định số 75 chương trình đào tạo về phát triển lực lượng công nhân kỹ hướng đến 2020 ủy Ban nhân dân tỉnh lực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2009 Khác
4. Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH14,Chủ tịch quốc hội, năm 2014 Khác
5. Phùng Xuân Nhạ, (2009) mô hình đào tạo gắn nhu cầu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tạp chí khoa học ĐHGGHN kinh tế và kinh doanh Khác
7. Quyết định số 252/QĐ –TTG quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội trọng điểm phía nam đến năm 2020, năm 2014 Khác
8. Quyết định số 2727/2011/QĐ-UBND đề án phát triển nguồn nhân lực dịch vụ Logisstic tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, năm 2014 Khác
9. Quyết định số số59/2011/QĐ-UBND quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2025, năm 2011 Khác
16. Quyết định số 767/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển dịch vụ Logistic tỉ nnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020, năm 2013 Khác
17. Quyết định số 49/2013/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2013-2020, năm 2013 Khác
18. Cácvăn bản quy trình pháp luật hiện hành về dạy nghề, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, năm 2004 Khác
19. Hệ thống các quy định mới về công tácđào tạo dạy nghề & tiêu chuẩn chất lượng trường dạy nghề,NXB Lao Động, năm 2006 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w