1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hoá ,báo cáo đánh giá tác động môi trường

164 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 9,01 MB

Nội dung

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI DỰ ÁN CẤP NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VIỆT NAM TIỂU DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ BỈM SƠN – TỈNH THANH HÓA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Bản

Trang 1

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

DỰ ÁN CẤP NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VIỆT NAM

TIỂU DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

THỊ XÃ BỈM SƠN – TỈNH THANH HÓA

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

(Bản cuối)

VINACONSULT., JSC

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VINACONEXNhà D9, đường Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân Hà NộiĐiện thoại: (04)35.540.889; (04)22.409.629; Fax: (04)35.540.600

Web: www.vinaconsult.vn

HÀ NỘI, NĂM 2010

Trang 2

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

DỰ ÁN CẤP NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VIỆT NAM

TIỂU DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

THỊ XÃ BỈM SƠN – TỈNH THANH HÓA

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

(Bản cuối)

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BỈM SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG

VINACONEX

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

1 TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 7

1.1 Mục đích của báo cáo 7

1.2 Tóm tắt quá trình thực hiện báo cáo EIA 7

1.2.1 Mô tả chung về dự án 7

1.2.2 Thực hiện Dự án 8

1.2.3 Đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu của dự án 9

1.2.4 Kế hoạch quản lý môi trường 9

1.2.5 Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin 9

1.3 Sàng lọc dự án 9

1.3.1 Sàng lọc EIA theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam 9

1.3.2 Sàng lọc dự án theo yêu cầu của Ngân hàng thế giới 9

1.4 Lựa chọn vị trí trạm xử lý 10

1.5 Phạm vi nghiên cứu ĐTM 10

2 KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG 11

2.1 Khung chính sách về môi trường 11

2.1.1 Chính sách của Việt Nam 11

2.1.2 Chính sách của WB 12

2.2 Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường 13

2.2.1 Phương pháp tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu 13

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 14

2.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 14

2.2.4 Phương pháp so sánh 14

2.2.5 Phương pháp tổng hợp xây dựng báo cáo 14

3 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 14

3.1 Tính cần thiết của dự án 14

3.2 Vị trí địa lý của dự án 15

3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước và các hạng mục công trình chính 15

3.4 Các hạng mục công trình đề xuất 16

3.4.1 Nội dung đề xuất mạng lưới thu gom nước mưa và nước thải 16

3.4.2 Nội dung đề xuất trạm xử lý nước thải 20

3.4.3 Nội dung đề xuất các công trình trên tuyến 20

3.4.4 Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: 21

3.5 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn 21

3.6 Thời gian thực hiện Dự án 22

3.7 Phương pháp thi công 22

3.8 Các loại chất thải phát sinh: 22

4 HIỆN TRẠNG THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC XÂY DỰNG DỰ ÁN 22 4.1 Môi trường vật lý 22

4.1.1 Khí hậu 22

4.1.2 Nhiệt độ 22

4.1.3 Độ ẩm không khí 22

4.1.4 Mưa 23 4.1.5 Gió 23

Trang 4

4.2 Địa hình và thổ nhưỡng 24

4.3 Địa chất công trình 24

4.4 Chất lượng không khí và tiếng ồn 25

4.5 Hiện trạng môi trường nước 26

4.6 Tài nguyên sinh thái và các di tích lịch sử văn hóa 30

4.6.1 Tài nguyên sinh thái 30

4.6.2 Hệ sinh thái dưới nước 30

4.6.3 Các di tích và địa danh nổi tiếng 30

4.7 Tình hình phát triển nhân lực và kinh tế - xã hội 30

4.7.1 Phát triển nhân lực 30

4.7.2 Phát triển kinh tế 31

4.7.3 Chất lượng cuộc sống 32

5 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 33

5.1 Hiện trạng cấp nước 33

5.2 Hiện trạng thoát nước mưa và nước thải 33

5.2.1 Hiện trạng tổ chức thoát nước 33

5.2.2 Chất lượng của hệ thống thoát nước hiện có 34

5.3 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải 35

5.3.1 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoat 35

5.3.2 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải công nghiệp 35

5.4 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn 35

5.5 Hiện trạng giao thông 36

5.6 Hiện trạng hệ thống thủy lợi 38

5.7 Hiện trạng cung cấp điện 38

6 SÀNG LỌC CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG TỚI MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN 38

7 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 40

7.1 Các tác động tích cực 40

7.2 Các tác động tiêu cực và biện pháp giảm thiểu 41

7.2.1 Các tác động tiêu cực liên quan đến giai đoạn trước thi công và biện pháp giảm thiểu 42

7.2.2 Các tác động tiêu cực liên quan đến giai đoạn xây dựng và biện pháp giảm thiểu 42

7.2.3 Các tác động tiêu cực liên quan đến vận hành và biện pháp giảm thiểu 57

8 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 63

8.1 Yêu cầu về thể chế thực hiện kế hoạch quản lý môi trường 64

8.2 Kế hoạch Giám sát môi trường và báo cáo, trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan 65

8.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án 66

8.2.2 Giai đoạn thi công xây dựng 66

8.2.3 Giai đoạn vận hành 68

8.3 Ước tính chi phí ban đầu 82

9 KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG RỦI RO 84

9.1 Xác định các rủi ro trong Dự án 84

9.2 Nội dung của kế hoạch dự phòng 85

9.3 Kế hoạch quản lý rủi ro 85

10 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 87

10.1 Tham vấn ý kiến cộng đồng: 87

10.2 Công bố thông tin: 97

11 TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 97

12 KẾT LUẬN 97

13 CÁC PHỤ LỤC 98

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa và vị trí thị xã Bỉm Sơn 11

Hình 2 Mặt bằng Trạm xử lý nước thải số 1 15

Hình 3 Mặt bằng Trạm xử lý nước thải số 2 15

Hình 4 Vị trí và mặt bằng Trạm xử lý nước thải và mạng lưới thoát nước thị xã Bỉm Sơn 15

Hình 5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước nước thải 16

Hình 6: Sơ đồ thực hiện kế hoạch quản lý môi trường .64

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tóm tắt tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia 11

Bảng 3.1: So sánh quy trình xử lý nước thải công suất 7.000m3/ngđ .15

Bảng 3.2: Bảng khối lượng cống thoát nước thải chung 17

Bảng 3.3: Bảng khối lượng nạo vét cải tạo tuyến cống hiện có 17

Bảng 3.4: Bảng khối lượng đào đắp và vận chuyển đất trong giai đoạn thi công 18

Bảng 3.5: Thống kê chi tiết các trạm bơm dâng cốt 20

Bảng 4.1: Bảng tính tần suất, tốc độ và hướng gió 20

Bảng 4.2 Chất lượng không khí trong khu vực ranh giới dự án 25

Bả g4.3.Ch tlượn nướcth ikh vựcra hgiớidựán 26

Bảng 4.4 Chất lượng nước ngầm khu vực ranh giới dự án 27

Bảng 4.5 Chất lượng nước nguồn tiếp nhận 29

Bảng 4.6: Bảng hiện trạng dân số thị xã Bỉm Sơn năm 2010 .31

Bả g6.1 Sà glọccáctácđ n lê q a đ ngiaiđ ạ trướcthicô g 38g Bả g6.2 Sà glọccáctácđ n lê q a đ nh ạtđ n xâydựng 39

Bả g6.3.Sà glọccáctácđ n tro gq átrìn vậ h nh 40

Bả g7.1 Tómtắtcáctácđ n tiê cựccủ Dựá tớiMôitrường 41

Bả g7.2.Ng ồ g côn iễmmôitrườn kh n khívàch tôn iễmchỉthịị 43

Bả g7.3.Đặctrưn n u nôn iễmmôitrườn kh n khíí 43

Bả g7.4.Hệsốôn iễmđ ivớicáclo ixecủ mộtsốch tôn iễmchính 45

Bả g7.5.Dựb otải ượn b ip átsin d p ươn tiệ vậ tảii 46

Bả g7.6.Bả gtổ ghợpướctn tải ượn khí h i,b id vậ ch yể đ tđ sa lấ mặt b n ,đ th ikh vựcxâydựn n àmáyxửlýnướcth i 46i Bả g7.7.Nồ gđ cácch tôn iễmd cácp ươn tiệ vậ ch yể tro gkh vựcc 48

Bả g7.8.Mứcồ g yrad cácp ươn tiệ thicô gg 50

Bả g7.9.Ng ồ g côn iễmmôitrườn nướcvàch tôn iễmchỉthịị 51

Bả g7.1 Tải ượn vàn n đ cácch tôn iễmchín tro gnướcth isin h ạtt 53

Bả g7.1 Ng ồ g cp átsin ch t h irắ vàch tôn iễmchỉthịị 54

Bảng 8.1 Quan trắc chất lượng không khí 69

Bảng 8.2 Quan trắc độ ồn 70

Bảng 8.3 Quan trắc chất lượng nước 70

Bảng 8.4 Biện pháp giảm thiểu và kế hoạch giám sát môi trường 75

Bảng 8.5 Dự toán kinh phí quan trắc môi trường trong các giai đoạn của dự án 82

Trang 6

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQLDA Ban Quản lý Dự án

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GDP Tổng sản phẩm nội địa

GTGT Giá trị gia tăng

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

TNMT Tài nguyên Môi trường

PMU Ban Quản lý Dự án

UBND Uỷ ban Nhân dân

WSC Công ty cấp thoát nước

WB Ngân hàng Thế giới

Trang 7

1.1 Mục đích của báo cáo

Báo cáo này trình bày Đánh giá Tác động môi trường “Dự án đầu tư xây dựng và cải tạo hệthống thoát nước thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa” Báo cáo được thưc hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án để xác định tác động của dự án đối với môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

Đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo Chính sách Môi trường, Hướng dẫn Đánh giá Môi trường, và Hướng dẫn Đánh giá Môi trường cho các Dự án xây dựng hạ tầng

cơ sở đô thị của WB, cũng như các chính sách và hướng dẫn có liên quan của Chính phủViệt Nam (GoV)

1.2 Tóm tắt quá trình thực hiện báo cáo EIA

1.2.1. Mô tả chung về dự án

Phạm vi và nội dung dự án

Phạm vi của dự án: thiết kế đầu tư mới hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải tập

trung mới và cải tạo mạng lưới thoát nước hiện có được giới hạn chủ yếu trong 6 phường nội thành gồm: Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Đông Sơn, Bắc Sơn, Phú Sơn và 2 xã ngoại thị gồm: Quang Trung, Hà Lan Phạm vi thực hiện Dự án bao gồm 2,23ha diện tích đất xây dựng trạm xử lý số 1 và 13ha đất vùng đệm; 2,4ha diện tích đất xây dựng trạm xử lý số 2 và 14,16ha đất vùng đệm, một phần diện tích đất cho các trạm bơm dâng, các công trình trên tuyến, các tuyến đường thuộc thị xã Bỉm Sơn Tổng chiều dài hệ thống cống áp lực 2.212m, Tổng chiều dài hệ thống cống bao là 33.498m với các cỡ đường kính từ D300-D2000, vật liệu là cống BTCT Hệ thống cống thu gom nước thải có tổng chiều dài là 52.718m cống BTCT và cải tạo 11.481m mương thoát nước hiện có Chiều rộng ảnh hưởng tối đa chỉ trong khoảng 30m (30m x (2.212+33.498+11.481)m = 1.415.730m2 Vì vậy, phạm vi ảnh hưởng từ

dự án ước tính khoảng 141,57ha

Công suất: Xây dựng và cải tạo một hệ thống thoát nước hoàn chỉnh gồm 02 trạm xử lý

nước thải có quy mô tổng cộng 14.000 m3/ngđ, trong đó công suất mỗi trạm là 7.000m3/ngđ Tại mỗi trạm xử lý, các công trình phụ trợ xây dựng phục vụ cho công suất 7.000m3/ngđ, các công trình xử lý xây dựng 1 đơn nguyên đáp ứng công suất 3.500m3/ngđ

Lượng nước thải của thị xã được thu gom đưa về trạm xử lý Nước thải sau khi xử lý và khửtrùng sẽ được xả ra sông Tam Điệp và sông Tống Giang Vị trí xây dựng hệ thống thoát nước và trạm xử lý cho phép thu gom nước thải trên một khu vực rộng lớn gồm các phường (Phường Ba Đình, Ngọc Trạo, Lam Sơn, Đông Sơn, Bắc Sơn, Phú Sơn và 2 xã: Xã Quang Trung, Hà Lan) và có khả năng mở rộng cho toàn thị xã và khu vực lân cận trong giai đoạn sau Điều này sẽ góp phần làm tăng tính ổn định về môi trường và chính sách phát triển bền vững của Việt Nam

Hệ thống đường ống thu gom và vận chuyển nước thải:

Tuyến cống, mương thu gom nước chung (nước mưa và nước thải) sẽ được bố trí dọc theo các trục đường đã có trong thị xã Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước được tính toán thiết kế đảm bảo phục vụ cho giai đoạn đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030 Hệ thống thoát nước thải sẽ phục vụ cho 100% dân số tính đến năm 2030.Dựa vào bản đồ hiện trang thoát nước, hướng nước thải ở các tuyến cống hiện trạng và cống sẽ đầu tư xây dựng mới, từ đó phân chia lưu vực và xác định được diện tích các lưu

Trang 8

Từ diện tích F và mật độ dân số tính toán đến năm 2030 theo quy hoạch của mỗi lưu vực f xác định được dân số tính toán của mỗi lưu vực Mỗi lưu vực f ở đây được xác định dựa trên

cơ sở cùng một tiêu chuẩn thoát nước (lượng nước thải trên một đơn vị diện tích như nhau)

Xây dựng các trạm bơm chuyển tiếp:

Các trạm bơm chuyển tiếp được xây dựng nhằm giảm độ sâu chôn cống thu gom nước thải Trên cơ sở mạng lưới hệ thống thoát nước thải, vị trí trạm xử lý nước thải và căn cứ tính toán sơ bộ các tuyến cống thu gom, cần xây dựng 8 trạm bơm chuyển tiếp nước thải

Công suất các trạm bơm phụ thuộc lưu lượng nước thải thu gom Một số trạm bơm chuyển tiếp có vị trí tương đối gần khu dân cư Tuy nhiên, tư vấn đề xuất có thể khắc phục hoặc hạn chế các ảnh hưởng có thể xảy đến với môi trường xung quanh bằng cách xây dựng kiểu chìm dưới đất

Xây dựng trạm xử lý nước thải:

Căn cứ vào quy hoạch đô thị, từ sự hình thành hệ thống thoát nước và điều kiện môi trường tiếp nhận nước thải, tư vấn đề xuất phương án lựa chọn vị trí trạm xử lý nước thải như sau:

- Trạm xử lý nước thải số 1 xử lý nước thải phát sinh từ phường Ngọc Trạo, Bắc Sơn, Phú Sơn, xã Quang Trung, xã Hà Lan, được đặt ở tại xã Quang Trung, gần sông Tống Giang và quốc lộ 1A

- Trạm xử lý nước thải số xử lý nước thải phát sinh từ các phường Đông Sơn, Lam Sơn, Ba Đình được đặt tại phường Đông Sơn, gần sông Tam Điệp

Nguồn tiếp nhận nước sau xử lý: Nước thải của toàn thị xã sau khi xử lý được đổ vào

sông Tam Điệp và sông Tống Giang

Chất lượng nước thải sau xử lý: Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

không những phụ thuộc vào chất lượng nước thải trước khi xử lý, đồng thời chất lượng nước thải còn liên quan đến suất đầu tư xây dựng công trình và chi phí vận hành, quản lý trong quá trình thực hiện dự án Nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, trong đó một

số chỉ tiêu chính như sau:

Trang 9

Dựa vào nội dung công việc thực hiện trong các giai đoạn của dự án, tư vấn nghiên cứu, xem xét chi tiết từng công việc, từ đó xác định các tác động đến môi trường.

Sau khi đã xác định được nguồn gây ô nhiêm môi trường trong từng giai đoạn thực hiện dự

án, tư vấn tính toán lượng tải lượng ô nhiễm Từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

1.2.4. Kế hoạch quản lý môi trường

Việc lập Kế hoạch quản lý môi trường đã được xây dựng nhằm đưa dẫn nhằm đảm bảo việc thực hiện bảo vệ môi trường tốt nhất trong giai đoạn trước thi công, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành Tư vấn đã đề xuất xây dựng thể chế thực hiện kế hoạch quản lý môi trường (gồm nêu rõ các đơn vị thực hiện, nâng cao năng lực quản lý môi trường) và Chương trình giám sát và báo cáo môi trường cho các biện pháp giảm thiểu môi trường, tổ chức thực hiện

1.2.5. Tham vấn cộng đồng và công bố thông tin

Tư vấn Vinaconsult đã phối hợp với Ban quản lý dự án tổ chức các buổi họp tham vấn cộng đồng (gồm: Chính quyền địa phương, Uỷ ban mặt trận tổ quốc tại địa phương và dân cư trong khu vực dự án) nhằm phổ biến một cách tóm tắt các thông tin về dự án thông báo về

dự án; Tóm tắt các nội dung chính của báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm đưa ra các tác động chính, các biện pháp giảm thiểu đề xuất thực hiện và chương trình quản lý, giám sát môi trường

Đồng thời Tư vấn cũng đề nghị Ban quản lý dự án công bố công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trên website và bảng thông tin của UBND thị xã Bỉm Sơn sau khi được các bên có thẩm quyền phê duyệt

1.3 Sàng lọc dự án

1.3.1. Sàng lọc EIA theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam

Qua thuyết minh dự án “Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã Bỉm Sơn” do Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng VINACONEX cho thấy quy mô dự án ở mức độ trung bình, tác động tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, song nhìn chung ởmức độ nhỏ, hoặc một số tác động ở mức độ vừa phải; và có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ Theo Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 21/2008/ NĐ-CP

về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP, quy mô của Dự án đề xuất

là 14.000 m3/ngđ yêu cầu phải tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1.3.2. Sàng lọc dự án theo yêu cầu của Ngân hàng thế giới

Theo quy định sàng lọc của Ngân hàng thế giới, Dự án phân loại môi trường thuộc loại B vì đây là dự án cải tạo, mở rộng hạ tầng, quy mô không lớn Do vậy cần phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án có một vài tác động làm môi trường thay đổi, song có thểthực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động Những tác động môi trường tiềm ẩn tích cực và tiêu cực của dự án đều được kiểm tra và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu cụ thể.Sau khi dự án hoàn thành sẽ góp phần lớn cho việc cải thiện môi trường cho thị xã Bỉm Sơn

Trang 10

Việc lựa chọn vị trí các trạm xử lý nước thải đã được xem xét trên cơ sở tránh tối đa việc gây ra những tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội Trên cơ sở đó, nhóm tư vấn đã đề xuất:

- Vị trí của trạm xử lý nước thải số 1 sẽ được tại khu đất nằm gần quốc lộ 1A thuộc xã Quang Trung, hiện đang là đất ruộng với cao độ tự nhiên là 0,5m Dự kiến diện tích mặt bằng xây dựng là 2,23ha và 13ha đất vùng đệm

- Vị trí của trạm xử lý nước thải số 2 sẽ được xây dựng tại khu đất nằm gần sông Tam Điệp, thuộc địa phận phường Đông Sơn, hiện đang là cánh đồng với cao độ tự nhiên là 1,1m Dựkiến diện tích mặt bằng xây dựng là 2,4ha và 14,16ha đất vùng đệm

Sau khi đoàn cán bộ tư vấn đi khảo sát hiện trường tại thị xã Bỉm Sơn và đề xuất lựa chọn các vị trí nêu trên của trạm xử lý nước thải nhằm phù hợp với quy hoạch, thuận lợi về địa hình, xa khu dân cư và các công trình văn hóa như chùa chiền và các di tích lịch sử, các điểm nhạy cảm , thuận lợi cho việc xây dựng và vận hành sau này, gần với điểm xả nước thải sau xử lý

1.5 Phạm vi nghiên cứu ĐTM

Nghiên cứu Đánh giá Tác động Môi trường sẽ bao gồm các hoạt động sau:

 Thu thập càng nhiều càng tốt hiện trạng môi trường vật lý, sinh học và kinh tế - xã hội của khu vực dự án

 Sàng lọc các yếu tố, tác động có thể xảy ra trong các giai đoạn trước khi xây dựng, trong khi xây dựng và giai đoạn vận hành

 Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực, bất kể thuộc phạm vi nào; và

 Đề xuất một Kế hoạch giám sát môi trường (EMP) và xây dựng thể chế để thực hiện EMP

Đoàn Tư vấn thực hiện ĐTM thuộc Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex, gồm:

 Nguyễn Thúy Nga - Chuyên gia Môi trường;

 Trần Thị Thu Hiền - Chuyên gia Môi trường;

 Đặng Vĩnh Hà - Tư vấn về Kỹ thuật Thoát nước đô thị

 Phạm Thị Thanh Xuân - Tư vấn về Kỹ thuật Thoát nước đô thị

Sự tham gia tích cực của các cán bộ Công ty Cấp thoát nước Thanh Hóa, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bỉm Sơn trong quá trình thu thập tài liệu cũng đóng góp rất nhiều cho báo cáo ĐTM này

Trang 11

Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa và vị trí thị xã Bỉm Sơn

Nguồn: http://www.thanhhoa.gov.vn

2 KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

2.1 Khung chính sách về môi trường

2.1.1 Chính sách của Việt Nam

Các quy định, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của Việt Nam bao gồm:

 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;

 Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy đỊnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường;

 Nghị định 21/2008/ NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP;

 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, về Hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

 Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường năm 1995, 1999, 2001,2002, 2005

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008, 2009

Vị trí thị xã Bỉm Sơn

Trang 12

Môi trường về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường,

 Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp

 Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 về xây dựng ngầm đô thị

Bảng 2.1 : Tóm tắt Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Quốc gia

Số hiệu tiêu chuẩn Tên/ mô tả quy định và tiêu chuẩn phục vụ công tác đánh giá môi trường

QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh

TCVN 5948:1999 Mức ồn tối đa cho phép đối với phương tiện giao thông đường bộTCVN 5949:1998 Mức ồn tối đa cho phép đối với khu vực công cộng và dân cưQCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờQCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

TCVN 6773:2000 Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thủy lợi

TCVN 6774:2000 Chất lượng nước – Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống

thủy sinhTCVN 7222:2002 Chất lượng nước – Yêu cầu chung về môi trường đối với các

trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

TCVN 6962:2001

Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư

TCVN 5999:1995 Hướng dẫn lấy mẫu nước thải (ISO 5667-10:1992)

TCVN 5298:1995 Yêu cầu chung đối với việc sử dụng nước thải và cồn lắng của

chúng dùng để tưới và làm phân bónTCVN 5524:1995 Yêu cầu chung đối với việc bảo vệ nước mặt khỏi bị nhiễm bẩnTCVN 5525:1995 Yêu cầu chung về việc bảo vệ nước ngầm

có lợi Các hoạt động của dự án được mong đợi là chỉ gây ra những tác động môi trường cục bộ, ngắn và tạm thời, và có thể được giảm thiểu Đối với dự án như vậy, một Kế hoạch

Trang 13

đánh giá trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường là:

 Đánh giá môi trường (OP 4.01);

 Môi trường sống tự nhiên (OP.4.04);

 Tài nguyên văn hoá (OP.4.11);

 Công bố công khai (BP 17.50)

Đối với dự án thuộc loại B, trong quá trình đánh giá môi trường (EA), bên vay vốn sẽ tham vấn những người bị ảnh hưởng bởi dự án và các tổ chức, đơn vị, cơ quan tại địa phương vềcác khía cạnh của môi trường và ghi nhận các ý kiến của họ

Đối với công tác tham vấn giữa bên vay vốn và những người bị ảnh hưởng bởi dự án cho các dự án loại B, bên vay vốn phải cung cấp những tài liệu liên quan kịp thời trước khi tham vấn và sử dụng biểu mẫu và ngôn ngữ phù hợp với trình độ và nhận thức của nhóm người được tham vấn

Theo Chính sách Hoạt động OP 4.01, OP 4.04, OP 4.11, BP17.50 của Ngân hàng Thế giới thì một kế hoạch EMP bao gồm các biện pháp giảm thiểu, theo dõi và tổ chức phải được thực hiện trong quá trình thực hiện và vận hành để loại trừ các ảnh hưởng có hại tới môi trường và xã hội, loại bỏ, làm giảm những ảnh hưởng xuống mức có thể chấp nhận được

Kế hoạch cũng bao gồm các hoạt động thực hiện các biện pháp này Đối với các dự án loại

B, việc đánh giá môi trường chỉ có hiệu quả khi được trình bày và thực hiện trong kế hoạch quản lý

EIA và EMP (với vai trò một tài liệu hỗ trợ cho Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình này) bao gồm các hạng mục sau:

- Nhận định và tổng hợp các ảnh hưởng xấu tới môi trường

- Mô tả chi tiết kỹ thuật cho mỗi biện pháp giảm thiểu, bao gồm loại hình ảnh hưởng liên quan và các điều kiện yêu cầu khác

- Sắp xếp tổ chức và phân công trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm thiểu

- Kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm thiểu phải được thực hiện như là một phần của dự

án thành phần, chỉ rõ từng giai đoạn và phối hợp với kế hoạch thực thi dự án thành phần tổng thể

- Các quy trình theo dõi và báo cáo

- Hợp nhất các dự toán và ngân quỹ vào bảng tổng phí của dự án đối với đầu tư khởi điểm

và những chi phí định kỳ cho kế hoạch giảm thiểu và thực hiện dự án

2.2 Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường

2.2.1 Phương pháp tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu

Báo cáo đã áp dụng các phương pháp: tổng hợp và phân tích thông tin, tài liệu, số liệu Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá lượng, tính chất của các các loại chất thải cần thu dọn sau giai đoạn xây dựng thi công

Các tài liệu tham khảo đại diện:

 Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Trang 14

trường tỉnh Thanh Hóa;

 Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2008 - Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa;

 Báo cáo kinh tế - xã hội thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa năm 2010;

 Dự án đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã Bỉm Sơn - tỉnh Thanh Hóa (tháng 06/2010)

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này được tiến hành trong tháng 4/2010 tại khu vực thực hiện dự án

2.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Được sử dụng trong quá trình điều tra xã hội học thông qua phiếu điều tra hoặc phỏng vấntrực tiếp lãnh đạo, người dân địa phương ở nơi lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua các cuộc họp tham vấn Cách tiếp cận có sự tham vấn các bên liên quan được áp dụng trong tất cả quá trình thu thập thông tin

2.2.5 Phương pháp tổng hợp xây dựng báo cáo

Nhằm đánh giá tác động môi trường của Dự án đến các thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội theo Nghị định 80/CP

3 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

3.1 Tính cần thiết của dự án

Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các khu công nghiệp, khu

đô thị xuất hiện ngày càng nhiều đã tạo ra cho thị xã một diện mạo mới Tuy nhiên việc đầu

tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước tại thị xã Bỉm Sơn chưa có sự phát triển tương xứng với tiến trình đô thị hóa và chưa có sự đồng bộ với các công trình hạ tẫng kỹ thuật khác như giao thông, cấp điện, cấp nước v.v

Do thị xã Bỉm Sơn đang được xây dựng mở rộng trong những năm trở lại đây nên bên cạnh khu vực thị xã cũ, các khu vực khác đang hình thành đô thị đầy đủ thông qua việc đầu tư xây dựng mới Việc phát triển mạng lưới thoát nước tại các khu vực mới phát triển khá phân tách, chưa có sự liên hệ với khu vực thị xã cũ và giữa các khu vực phát triển với nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc tiêu thoát nước mưa chống ngập úng, thu gom và xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường

Để giải quyết mâu thuẫn đó, phải có một giải pháp tổng thể phù hợp với định hướng phát triển về thoát nước nói riêng và với quy hoạch tổng thể xây dựng nói chung

Việc thực hiện dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã Bỉm Sơn trở nên quan trọng và rất cần thiết nhằm giải quyết cơ bản tình trạng ngập lụt cho toàn thị xã, đề xuất các phương án thu gom, xử lý nước thải để bảo vệ môi trường trong sạch, an toàn phù hợp với quy hoạch chung của toàn thị xã đến năm 2020, góp phần làm thị xã Bỉm Sơn tươi đẹp, văn minh và phát triển bền vững

Trang 15

Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km

về phía Nam và nằm ở toạ độ 2002’-2009' vĩ độ Bắc và 105047' – 105056’ kinh độ Đông

 Phía Bắc giáp thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

 Phía Nam giáp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá

 Phía Đông giáp huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá

 Phía Tây giáp huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

Diện tích lưu vực tính toán gồm 8 phường/xã với tổng diện tích tự nhiên 6.730,58ha

Vị trí của trạm xử lý nước thải và hệ thống cống bao thu gom nước thải:

Trạm xử lý nước thải số 1 (xã Quang Trung) nằm gần quốc lộ 1A, diện tích xây dựng 2,23ha ; diện tích vùng đệm 13ha ; công suất 7.000m3/ngày chia thành 02 đơn nguyên, công suất 1 đơn nguyên 3.500m3/ngày Tại trạm xử lý này, các công trình phụ trợ được xây dựng phục

vụ công suất 7.000m3/ngày, còn các công trình xử lý chỉ xây dựng cho công suất 3.500m3/ngày

Trạm xử lý nước thải số 2 (phường Đông Sơn) nằm gần sông Tam Điệp, diện tích xây dựng 2,40ha; diện tích vùng đệm 14,16ha; công suất 7.000m3/ngày chia thành 02 đơn nguyên, công suất 1 đơn nguyên 3.500m3/ngày Tại trạm xử lý này, các công trình phụ trợ được xâydựng phục vụ công suất 7.000m3/ngày, còn các công trình xử lý chỉ xây dựng cho công suất 3.500m3/ngày

Vị trí này có điều kiện thuận lợi là nằm trong định hướng đất quy hoạch cho phát triển thị xã Bỉm Sơn trong tương lai, đảm bảo vùng vệ sinh cho môi trường Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của trạm xử lý là sông Tam Điệp và sông Tống Giang

Một hệ thống cống thu gom nước thải sẽ được xây dựng dọc theo các cửa xả Các tuyến cống bao thu gom nước thải được đề xuất xây dựng bằng cống tròn vật liệu là cống bê tông cốt thép với các cỡ đường kính từ D300-D2000 Đây là những loại ống có độ bền cao, thích hợp với điều kiện ăn mòn của nước thải

3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước và các hạng mục công trình chính.

Dựa vào kinh nghiệm trong việc lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị nhỏ như thị xã Bỉm Sơn, tư vấn đề xuất hai phương án dây chuyền công nghệ,

đó là: mương ô xy hóa tuần hoàn hoặc hồ sinh học

Bảng 3.1 : So sánh quy trình xử lý nước thải công suất 7.000m3/ngđ

Trang 16

Chi phí đầu tư 60.000.000 70.000.000

Chi phí quản lý vận hành và

bảo dưỡng

Phát triển bền vững Năng lượng ở mức trung

bình và có sản sinh bùn

Tốn ít năng lượng

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi do Công ty Vinaconsult lập năm 2010

Căn cứ vào những tiêu chí nêu trên và điều kiện của thị xã Bỉm Sơn, tư vấn lựa chọn công nghệ mương ô xy hóa là công nghệ xử lý nước thải đô thị tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Hình 5

Sơ đồ công nghệ xử lý nước nước thải

Quy trình xử lý nước diễn ra như sau: Nước thải được xử lý trong một mương liên hoàn sâu khoảng 1,5 – 2m Nước thải đầu vào được bơm lên song chắn rác, bể lắng cát, mương xử lý sinh học, bể lắng ly tâm tiếp đó trộn Clo hoạt tính để khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận Lượng bùn dư sản sinh ra được lắng trong bể lắng bùn trọng lực Dùng bơm bơm lên máy ép cặn băng tải rồi vận chuyển đem chôn lấp tại bãi rác thị xã Mùi hôi và không khí bị ô nhiễm xuất phát từ các nguồn sau: (1) gian ướt của trạm bơm, (2) khu vực tiền xử lý (song chắn rắc và bể lắng cát thổi khí), (3) công trình tiếp nhận bùn, và (4) một số phần nhất định của bước xử lý ở mương oxy hóa Biện pháp xử lý mùi là bao quanh các khu vực trên và xử

lý bằng oxi hóa hóa chất

3.4 Các hạng mục công trình đề xuất

(Chi tiết xem trong Báo cáo nghiên cứu khả thi tiểu dự án Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa)

3.4.1 Nội dung đề xuất mạng lưới thu gom nước mưa và nước thải

Bảng 3.2: Bảng khối lượng cống thoát nước chung

Bể lắng cát thổi khí

hóa

Bể lắng ly tâm đợt 2

Khử trùng bằng clo

Bể tiếp xúc

Xả ra sông

Bể lắng bùn trọng lựcBơm bùn

Máy ép cặn băng tải

Trang 17

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi do Công ty Vinaconsult lập năm 2010

Bảng 3.3: Bảng khối lượng nạo vét cải tạo tuyến cống hiện có

Loại đường ống Chiều dài Đơn vị

Trang 18

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Trang 1818

đắp/ vận chuyển đến(m3)

Khối lượng

sâu nạo vét đất khoảng 0,5m

chiều sâu nạo vét đất khoảng 0,5m

Khối lượng vận chuyển đến tính bằng khối lượng đào trừ đi khối lượng cống chiếm chỗ, khối lượng vận chuyển đi tính bằng khối lượng đào

Trang 19

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Trang 1919

Trang 20

3.4.2 Nội dung đề xuất trạm xử lý nước thải

Trạm xử lý nước thải số 1 công suất 7.000m3/ngày, chia thành 2 đơn nguyên, công suất

1 đơn nguyên 3.500m3/ngày Tại trạm xử lý này, các công trình phụ trợ được xây dựng phục

vụ công suất 7.000m3/ngày, còn các công trình xử lý chỉ xây dựng cho công suất 3.500m3/ngày

Trạm xử lý nước thải số 2 công suất 7.000m3/ngày, chia thành 02 đơn nguyên, công suất 1 đơn nguyên 3.500m3/ngày Tại trạm xử lý này, các công trình phụ trợ được xây dựng phục vụ công suất 7.000m3/ngày, còn các công trình xử lý chỉ xây dựng cho công suất 3.500m3/ngày

3.4.3 Nội dung đề xuất các công trình trên tuyến

Các công trình trên tuyến gồm hệ thống: hố ga thăm, giếng tách, miệng xả, hố ga giao

và các trạm bơm nâng chuyển tiếp Các trạm bơm chuyển tiếp được xây dựng nhằm giảm

độ sâu chôn cống thu gom nước thải Số lượng trạm bơm được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế, có thể giảm tối đa số lượng trạm bơm mà vẫn đảm bảo đưa nước thải về trạm

xử lý với phương án tối ưu nhất Cần xây dựng 8 trạm bơm chuyển tiếp nước thải

Bảng 3.5 : Thống kê chi tiết các trạm bơm dâng cốt

3/hH=14m (2x2x4,86)m+(2x1,8x1,2)m

Đường Hồ Tùng Mậu

3/hH=10m (1,5x1,5x4,11)m+(1,2x1,5x1,2)m

Đường Bà Triệu –

3/hH=10m (2x2x4,68)m+(2x1,8x1,2)m

Đường Nguyễn Văn

Cừ - Phường Ngọc Trạo

5m

PS6

Q=278m3/h

H=10m (3,4x3,4x7,16)m+(3,4x2,2x1,75)m

Đường Lê Phụng Hiểu

Trang 21

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu khả thi do Công ty Vinaconsult lập năm 2010

3.4.4 Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý:

Qua khảo sát hiện trường và hiện trạng thoát nước hiện nay, tư vấn đề xuất phương án tiếp nhận nguồn nước thải sau xử lý là sông Tam Điệp và sông Tống

Sông Tam Điệp: chảy từ Ninh Bình về và tiếp tục chảy qua thị xã Bỉm Sơn sang huyện

Hà Trung, chiều dài chảy qua thị xã Bỉm Sơn khoảng 12km, chạy băng ngang thị xã theo hướng Tây Bắc Đông Nam sang huyện Hà Trung Về mùa mưa nước sông dâng cao gây ngập úng vùng dân cư và đồng ruộng Về mua khô lưu lượng ở cầu sông Tam Điệp có khi băng 0, đoạn cầu Hà Thành khoảng 300l/s và chiều cao mực nước trên sông có lúc chỉ còn

từ 0,4 – 0,6m Mực nước cao nhất vào mùa khô đạt Hmax = 1,619m Sông Tam Điệp hiện là con sông thoát nước chính của thị xã Bỉm Sơn

- Vào mùa lũ: Qmax = 178m3/s; Hmax = 4,35m;

- Vào mùa cạn: Qmin = 0,8m3/s; Hmin = 0,3m

Sông Tống: nằm trên ranh giới của thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung Sông bắt nguồn

ở vùng núi Thạch Thành, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đổ ra vịnh Bắc Bộ ở vùng Nga Sơn, đoạn chảy qua thị xã rất ngắn

- Vào mùa lũ: Qmax = 30m3/s; Hmax = 4,5m;

- Vào mùa cạn: Qmin = 10m3/s; Hmin = 1m

Cả hai sông này đều có mục đích sử dụng là cung cấp nước cho nông nghiệp và tiêu thoát nước trong vùng

3.5 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn

Trang 22

(theo tỷ giá 1USD = 19,000 VNĐ).

3.6 Thời gian thực hiện Dự án

Khảo sát + thiết kế bản vẽ thi công + dự toán : Tháng 8/2011 ÷ 4/2012

Thẩm tra phê duyệt thiết kế + dự toán : Tháng 4 ÷ 5/2012

Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp và cung cấp VTTB : Tháng 6 ÷ 8/2012

Khởi công xây dựng và hoàn thành :Tháng9/2012 ÷ 5/2016

Nghiệm thu, chạy thử bàn giao và vận hành : Tháng 6/2016

3.7 Phương pháp thi công

Phương pháp thi công: Sử dụng các thiết bị thi công hiện đại: máy đào, máy xúc, máy cẩu

để thi công tuyến cống Sử dụng máy cắt đối với đoạn là đường nhựa, bê tông, sử dụng máy đào đối với khu xử lý, ô tô vận chuyển vật liệu và đất thừa

Bố trí thi công: Có 3 đội công nhân khoảng 50 người (là công nhân có tay nghề về lắp đặt

đường ống, xây dựng và một số có thể thuê lao động giản đơn lấy từ nguồn lao động địa phương) thực hiện thi công đồng thời các hạng mục

3.8 Các loại chất thải phát sinh:

Chất thải rắn: Có chất thải vật liệu xây dựng và chất thải sinh hoạt của công nhân nếu không

được thu gom, quản lý chặt chẽ; bùn cặn trong quá trình vận hành 2 trạm xử lý nước thải

Nước thải : Nước thải của dự án là nước sau xử lý, nước thải sinh hoạt của công nhân.

Nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý là sông Tam Điệp và sông Tống Giang

4 HIỆN TRẠNG THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC XÂY DỰNG DỰ ÁN

4.1 Môi trường vật lý

4.1.1 Khí hậu

Thị xã Bỉm Sơn chịu chung chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc nước ta, chia làm

2 mùa rõ rệt:

 Mùa nóng (mưa) nhiệt độ từ 200C trở lên kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11

 Mùa lạnh (khô) nhiệt độ dưới 200C từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

4.1.2 Nhiệt độ

 Nhiệt độ không khí cao nhất: 42,50 C

 Nhiệt độ không khí thấp nhất: 50 C

4.1.3 Độ ẩm không khí

 Độ ẩm không khí trung bình năm: 85%-86%

 Độ ẩm tương đối cao nhất năm: 90% vào tháng 3

Trang 23

4.1.4 Mưa

Lượng mưa năm từ 1.000 – 1.600mm, mùa mưa chiếm khoảng 86 - 88% phân bố lượng mưa trong năm không đều Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình từ 136 –245mm/tháng Lượng mưa lớn nhất vào tháng 9 xấp xỉ 400mm/ tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa từ 20-68mm/tháng, thấp nhất từ các tháng 1-2, xấp xỉ20mm/tháng

4.1.5 Gió

Theo tài liệu quan trắc tại tại khu vực trong thời gian từ năm 19862003 trên cho thấy:

Bảng 4.1 : Bản tính tần suất ốc đ v hướn gió

(m/s) 4.08.9 (m/s)

9.014.9 (m/s) > 15 (m/s) Tổng

Trang 24

chiếm 8,88%, gió hướng Bắc Đông - Bắc chiếm 8,58% và gió hướng Tây - Bắc chiếm 8,58%

Tần suất lặng gió khoảng 33,31%, phần lớn gió có tốc độ từ 0,1~3,9 m/s (chiếm 51,52%), gió có tốc độ lớn hơn 15 m/s chỉ chiếm 0,01%

Theo hoa gió tổng hợp các tháng trong năm thì từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau gió thịnh hành nhất hướng Bắc và Bắc Tây Bắc, tháng 2, 3 gió thịnh hành hướng Bắc và Đông Bắc Từ tháng 4 đến tháng 5 gió thịnh hành theo hướng Đông-Nam; tháng 6&7 gió thịnh hành theo các hướng: Đông - Nam, Nam và Tây - Nam Tháng 8 gió có nhiều hướng (thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa)

Tốc độ gió trung bình: 1,5 – 1,8m/s, tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão: 35 – 40m/s, gió mùa đông bắc tốc độ 12m/s

Bỉm Sơn có 2 vùng rõ rệt:

 Vùng có địa hình đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích 5.097,12ha.Trong vùng có các thung lũng khá bằng phẳng và đồi thấp, núi đá liên tiếp nhau

 Vùng có địa hình bằng phẳng, diện tích: 1.581,98 ha, hiện tại chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp

4.3 Địa chất công trình

Theo báo cáo của Tổng cục địa chất thì đặc điểm cấu tạo địa chất vùng Bỉm Sơn là không có mặt các thành tạo của Prôterezôi, paleozôi mà chỉ gặp các thành tạo mêzozôi Phần thấp nhất của mặt đất có tuổi ôlonegi và phần cao nhất có tuổi ladini cũng có quan hệ với nhau và cùng chịu những hoạt động kiến tạo như nhau, do tính chất vật lý của từng loài đất đá khác nhau nên mức độ biểu hiện chi phối của hoạt động kiến tạo cũng khác nhau phần đất đá già nhất được lộ ra dưới dạng một nếp lồi không liên tục chạy theo hướng Đông Bắc, Đông Nam

và hướng Tây Nam không thấy lộ ra nữa được thay thế bằng các trầm tích trẻ hơn, kết quảphân tích mẫu đất trên cơ sở thành phần hạt, trạng thái vật lý, tính chất cơ lý và các tạp chất khác lẫn vào, tạm phân chia đến độ sâu khảo sát được 7,5 m làm 3 lớp chính sau:

- Lớp đất trồng (lớp 1): Lớp này bắt gặp ở tất cả các hố khoan với bề dày đổi từ 0,3 - 0,7 Đất ở đây chủ yếu là sét pha màu xám nâu, xám đen lẫn vật chất hữu cơ và rễ cây, đất ẩm, xốp Lớp đất trồng này có thành phần thay đổi rất phức tạp và thay đổi theo từng khu vực

Bề dày cũng thay đổi, cường độ chịu tải và mô đun tổng biến dạng thay đổi phức tạp do đó khi xây dựng nên bóc bỏ lớp này

Trang 25

đỏ lẫn sạn sỏi Mái lớp bắt gặp ở độ sâu 0,3 - 0,7 m, đáy lớp kết thúc ở độ sâu 3,5 - 4,4 m.

 Bề dày trung bình tự nhiên của lớp: 3,5 m

 Trạng thái của đất dẻo cứng

Phân tích 9 mẫu đất, giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của đất như sau:

 Độ ẩm tự nhiên : 32,3 %

 Khối lượng thể tích tự nhiên : 1,90g/cm3

- Lớp sét pha dưới hoặc đất đá tảng (lớp 3): Thường có màu xám vàng, xám xanh, mái lớp bắt gặp ở độ sâu 3,6- 4,4 m, đáy lớp thường kết thúc ở độ sâu 7,5 m

4.4 Chất lượng không khí và tiếng ồn

Hiện tại trong khu vực dự kiến xây dựng các hạng mục công trình của dự án nằm trên các trục đường giao thông của thị xã Bỉm Sơn Do đó các tác động tới môi trường không khí trong khu vực chủ yếu là do hoạt động giao thông, hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác Môi trường không khí khu vực chưa có dấu hiệu

bị ô nhiễm

Các kết quả đo tại thời điểm này được coi là số liệu “nền” được sử dụng làm căn cứ để đánh giá ảnh hưởng của Dự án đến chất lượng không khí khi thi công dự án Các chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích đều tuân thủ theo phương pháp TCVN-1995

Tần suất lấy mẫu: 02lần/ngày (sáng, chiều)

Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.2 Chất lượng không khí trong khu vực ranh giới dự án

Kết quả TB 2 lần đo các mẫu khí

0,75-0,93

0,35-0,46

0,27-1,03

Trang 26

 KK01: khu vực trung tâm thương mại thị xã Bỉm Sơn (cổng chợ Bỉm Sơn);

 KK02: Khu vực dự kiến sẽ xây dựng trạm xử lý nước thải số 1;

 KK03: Khu vực dự kiến sẽ xây dựng trạm xử lý nước thải số 2;

 KK04: Khu vực trung tâm hành chính thị xã Bỉm Sơn (cổng trụ sở UBND thị xã Bỉm Sơn);

 KK05: Tại khu đô thị mới Nam Trần Phú, phường Ba Đình

Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy:

- Hàm lượng CO: Nồng độ khí CO dao động trong khoảng 390g/m3 đến 552g/m3

, nằm trong giới hạn cho phép chứng tỏ nồng độ khí CO trong không khí tại khu vực dự án chưa bị

ô nhiễm

- Hàm lượng khí SO2: Nồng độ khí SO2 tại các vị trí khảo sát dao động từ 134,3g/m3 đến 136,5g/m3, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-2005) không có vị trí nào cho kết quả

đo vượt quá giới hạn cho phép (350g/m3)

- Hàm lượng khí NO2: Trong các điểm đo, nồng độ không khí NO2 dao động trong khoảng 33,9g/m3 đến 35,2 g/m3, nhìn chung tại các điểm đo hàm lượng khí NO2 đều năm trong giới hạn cho phép

- Hàm lượng bụi lơ lửng: Nồng độ bụi tổng số ở các điểm đo dao động trong khoảng từ173g/m3 đến 287g/m3, nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên, từ kết quả đo đạc này cho thấy hàm lượng bụi trong không khí tại thị xã Bỉm Sơn khá cao và xâp xỉ đạt ngưỡng cho phép Do vậy, trong thời gian thi công công trình đơn vị thi công cần phải tuân thủ đúng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí

- Hàm lượng H2S: Nồng độ H2S đo được dao động từ 3,9g/m3 đến 9,3 g/m3, nằm trong giới hạn cho phép

- Hàm lượng NH3: Nồng độ NH3 đo được dao động từ 32g/m3 đến 83g/m3 đều nằm trong giới hạn cho phép

Qua đây có thể kết luận: Hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực xây dựng dự án thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép chất lượng môi trường không khí xung quanh, trừ chỉ tiêu bụi lơ lửng Môi trường không khí tại khu vực Dự án tương đối sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các khí độc hại

4.5 Hiện trạng môi trường nước

Chất lượng nước khu vực dự án

Để đánh giá chất lượng môi trường nước của khu vực, đoàn khảo sát đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại khu vực dự án Kết quả phân tích cho chất lượng như sau:

Bản 4.3 Chất lượn nước thải khu vực ran giới dự án

QCVN 14:2008/BTNMT

Trang 27

 NT01:lấy tại kênh nước thải sinh hoạt đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Trạo;

 NT02: lấy tại hố ga đường Trần Phú, phường Ba Đình

 NT03: Cửa xả suối Sòng, phía nam đường Trần Hưng Đạo phường Bắc Sơn

Nhận xét: Các chỉ tiêu phân tích mẫu NT01 và NT02 cho kết quả phân tích đều thấp hơn quy chuẩn cho phép trong QCVN 14:2008/BTNMT giới hạn B áp dụng đối với nguồn nước thải sinh hoạt áp dụng đối với các nguồn nước không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt là do nước thải đã được pha loãng bởi nước mưa Tuy nhiên, mẫu nước NT03, NT04, NT05 lại có hàm lượng rắn lơ lửng, BOD5 và Coliforms lớn hơn tiêu chuẩn nhiều lần Điều đó chứng tỏnước thải sinh hoạt tại thị xã đã bị ô nhiễm Vì vậy, nước thải sinh hoạt của thị xã cần được

xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận

Bảng 4.4 Chất lượng nước ngầm khu vực ranh giới dự án

Trang 28

 NN01:lấy tại giếng đào sâu 9m, nhà số 2 tổ 2 khu 4, phường Ba Đình;

 NN02: lấy tại giếng khoan sâu 21m, nhà bà Lý Thị Hải, số 40 đường Trần Phú, phường

Ba Đình

Nhận xét: Các chỉ tiêu phân tích cho kết quả phân tích đều thấp hơn quy chuẩn cho phép trong QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm Các kết quảphân tích mẫu nước cho thấy chất lượng nước ngầm ở đây khá tốt

Trang 29

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Trang 2929

Kết quả

QCVN 08:2008/BTNMT

Trang 30

Giải thích:

 NM01: lấy tại vị trí cách cầu Tống Giang 50m về phía hạ lưu xã Quang Trung;

 NM02: lấy tại vị trí cách cầu Tống Giang 550m về phía hạ lưu xã Quang Trung;

 NM03: lấy tại vị trí cách cầu Sắt 40m về phía thượng lưu phường Lam Sơn;

 NM04: lấy tại vị trí cách cầu Sắt 460m về phía hạ lưu phường Đông Sơn;

 NM05: lấy tại vị trí cách trạm xử lý nước thải số 1 khoảng 1500m về phía hạ lưu trên sông Hoạt;

 NM06: lấy tại vị trí cách trạm xử lý nước thải số 2 khoảng 1500m về phía hạ lưu trên sông Tam Điệp

Nhận xét: Các chỉ tiêu phân tích đa phần cho kết quả phân tích đều thấp hơn quy chuẩn cho phép trong QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, trừ các chỉ tiêu TSS, NH4-, NO3- và Coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép theo cột B1 nhưng vẫn nhỏ hơn Quy chuẩn quy định tại cột B2 Như vậy có thể kết luận chất lượng nước sông Tam Điệp và sông Tống Giang đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ

4.6 Tài nguyên sinh thái và các di tích lịch sử văn hóa

4.6.1 Tài nguyên sinh thái

Khu vực dự kiến xây dựng dự án nằm trong thị xã Bỉm Sơn là khu đất đồi kết hợp với nông nghiệp Hệ thực vật chiếm hầu hết là lúa và một số cây trồng như lạc, sắn, bạch đàn nhưng năng suất không cao

Đối với hệ sinh thái động vật: không có loại chim thú quý hiếm hay các loại quần thể động vật cạn sống tự nhiên

4.6.2 Hệ sinh thái dưới nước

Hệ sinh thái dưới nước gồm cá và các loại thủy sinh vật nước ngọt vào mùa mưa Ngoài ra khu vực còn xuất hiện các loại thực vật ưa nước mọc dọc theo 2 bên bờ các suối

4.6.3 Các di tích và địa danh nổi tiếng

Thị xã Bỉm Sơn nằm trong vùng có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nhiều di tích, danh thắng lịch sử nổi tiếng tập trung tại cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hoá đã được Nhà nước xếp hạng

và bảo tồn như: Đền Sòng, Đền Chín Giếng, Động cửa Buồng, Đèo Ba Dội, Hồ Cánh Chim, Đền Vải Trên cơ sở đã có cần khoanh vùng bảo vệ, tiến hành công việc trùng tu cải tạo Đây sẽ là các điểm du lịch danh thắng của thị xã Bỉm Sơn

Dự án đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã Bỉm Sơn chỉ có tuyến ống thoát nước nằm cạnh hoặc không nằm gần các khu di tích lịch sử này nên việc xây dựng dự án sẽkhông ảnh hưởng đến chúng

4.7 Tình hình phát triển nhân lực và kinh tế - xã hội

4.7.1 Phát triển nhân lực

Dân số

Trang 31

Bảng 4.6: Bảng hiện trạng dân số thị xã Bỉm Sơn năm 2010

STT Tên tiểu khu Số hộ Số khẩu Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên

Về khả năng chi trả cho các dịch vụ vệ sinh môi trường như phí thu gom nước thải, phí thu gom rác phần lớn các hộ gia đình đồng ý với mức 15.000đồng đến 20.000 đồng/hộ/tháng

Sức khỏe cộng đồng

Kết quả thống kê một số năm gần đây và qua các cuộc điều tra cho thấy hiện tại tại thị xã Bỉm Sơn vẫn còn một số nơi có xuất hiện bệnh liên quan đến nước và môi trường như tiêu chảy, kiết lỵ, các bệnh về mắt và hô hấp

4.7.2 Phát triển kinh tế

Năm 2009 tổng giá trị sản xuất địa bàn thị xã đạt 4.894,2 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 20,8% GDP bình quân đầu người đạt 1.973 USD; thu ngân sách địa bàn 210 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế Công nghiệp – xây dựng 84%, thương mại – dịch vụ 14%, nông – lâm nghiệp 2%

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Thị xã Bỉm Sơn hiện có nhiều xí nghiệp công nghiệp thuộc Trung ương, địa phương và tư nhân quản lý bao gồm các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp mũi nhọn, những ngành có lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu…như Cung cấp điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, may xuất khẩu, cơ khí, sửa chữa, sản xuất, lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy, các nhà máy chế biến thực phẩm, cơ khí lắp máy cùng nhiều cơ sở công nghiệp của

tư nhân Các cơ sở công nghiệp hầu hết có quy mô nhỏ, được xây dựng qua nhiều thời kỳkhác nhau và nằm rải rác trên địa bàn thị xã Nhiều xí nghiệp diện tích đất sử dụng khá lớn nhưng sản xuất không hiệu quả, một số gây ô nhiễm môi trường Dự kiến những xí nghiệp

Trang 32

công nghiệp này sẽ được di dời địa điểm vào các khu công nghiệp tập trung để dành quỹ đất cho xây dựng công trình dịch vụ, văn hóa, thể thao, cây xanh.

Năm 2009, công nghiệp – xây dựng đã dần được phục hồi và có thêm một số sản phẩm mới Giá trị sản suất CN-XD đạt 4.119.275 triệu đồng, Trong đó sản xuất công nghiệp đạt 2.886.334 triệu đồng, giá trị ngành xây dựng đạt 1.232.941 triệu đồng Phần lớn các sản phẩm chủ lực đều tăng khá gạch xây, xi măng, chiết nạp gas, bao bì PP; đồ gỗ mỹ nghệ, may

Dịch vụ:

Thương mại dịch vụ đã chuyển sang cơ chế thị trường, hầu hết là dịch vụ tư nhân, nhiều hộkinh doanh lớn nhỏ, cửa hàng buôn bán kết hợp nhà ở tập trung trên các trục đường phốchính, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phân phối và lưu thông hàng hóa, thu hút lao động và tăng trưởng kinh tế Nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vốn, mở rộng thịtrường phát triển kinh doanh theo hình thức siêu thị hiện đại Số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ tăng nhanh

Năm 2009, thương mại - dịch vụ phát triển đa dạng với tốc độ tăng trưởng khá Tổng giá trịthương mại – dịch vụ đạt 682.975 triệu đồng Tổng mức bán lẻ hàng hoá 639.600 triệu đồng Hoạt động vận tải phát triển mạnh, đạt giá trị 194.059 triệu đồng Mặc dù thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, song giá trị hàng hoá xuất khẩu vẫn đạt 20 triệu USD

Nông - lâm nghiệp:

Năm 2009, nông – lâm nghiệp đã khắc phục khó khăn của thời tiết và dịch bệnh, từng bước tăng trưởng: Tổng diện tích gieo trồng toàn thị xã đạt 2.906 ha Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 91.952 tr.đ, Trong đó, nông nghiệp đạt 87.102 tr.đ, lâm nghiệp đạt 450 tr.đ, thuỷ sản 4.480 tr.đ Sản lượng lương thực quy thóc đạt 8.592 tấn Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại và gia trại với đàn trâu bò, đàn lợn, đàn gia cầm Chăm sóc và bảo vệ 769,3

Các trung tâm y tế của thị xã Bỉm Sơn gồm:

- Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn

- Trung tâm Y tế dự phòng Bỉm Sơn

- Trạm xá các xã phường;

Trang 33

- Có 62 cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập.

- Có 05/08 xã phường đã được công nhận xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế

Thị xã đang xúc tiến thực hiện dự án đầu tư xây dựng bệnh viện tư nhân ACA Bỉm Sơn quy

mô 100 giường bệnh

5 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.1 Hiện trạng cấp nước

Hệ thống cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của thị xã Bỉm Sơn hiện nay gồm có:

- Hệ thống cấp nước cho sản xuất do Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn đầu tư và quản lý, với công suất 6.000m3/ngày, hệ thống cấp nước này chủ yếu nước đã qua xử lý, phục vụ chủyếu cho sản xuất sản phẩm của công ty Đến nay hệ thống cấp nước này đã bàn giao cho công ty cấp nước thị xã quản lý

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng một nhà máy với công suất thiết kế7.000m3/ngày tại khu Tây Nam đền Sòng, trong tương lai sẽ nâng công suất lên 14.000m3/ngày và đang tiến hành xây dựng hệ thống ống cấp nước theo các đường phốchính và khu dân cư

Theo điều tra thực tế năm 2010, 2 nguồn nước chính được các hộ dân sử dụng nhiều trong

hộ gia đình đó là nguồn nước máy và nguồn nước mưa Do địa hình và địa chất nguồn nước giếng khoan không đảm bảo chất lượng sử dụng nên nguồn nước này chiếm không nhiều trong các hộ gia đình, một phần nhỏ số hộ trong khảo sát hiện đang dùng nước ao/hồ Nước ao/hồ/ sông hiện các hộ dân trong phường/xã không sử dụng cho mục đích ăn uống và nguồn nước này chỉ còn rất ít trong các hộ gia đình Mục đích chính của nguồn nước ao chủyếu các hộ dành cho rửa tay chân, 7/1378 hộ trong khảo sát hiện trong gia đình có nguồn nước ao

Hầu hết các hộ gia đình sử dụng nguồn nước mưa trong mục đích ăn và uống, tiếp đến là nguồn nước máy Với nguồn nước giếng đào/giếng khơi và nước giếng khoan được các hộdân sử dụng chính cho mục đích là tắm giặt

5.2 Hiện trạng thoát nước mưa và nước thải

5.2.1 Hiện trạng tổ chức thoát nước

Về tổng thể, hiện có 2 trục thoát nước chính cho khu vực dự án, đó là sông Tam Điệp và sông Tống

Sông Tam Điệp:

Sông Tam Điệp thực chất không khác con suối nhỏ, đoạn thượng lưu về phía Bắc, không có

bờ rõ rệt, chảy từ Ninh Bình về và tiếp tục chảy qua Bỉm Sơn sang huyện Hà Trung, chiều dài chảy qua thị xã Bỉm Sơn tổng cộng khoảng 12km, chảy băng ngang thị xã theo hướng Tây Bắc Đông Nam sang huyện Hà Trung

Lưu lượng sông về mùa mưa do điều kiện không có bờ bến rõ rệt nên nước sông thường dâng cao ngập úng vùng dân cư và đồng ruộng Về mùa khô lưu lượng ở cầu sông Tam Điệp có khi bằng 0l/s đoạn cầu Hà Thanh khoảng 300l/s và chiều cao nước sông có lúc chỉcòn 0,4 – 0,6m Mực nước cao nhất vào mùa khô đạt Hmax = 1,619m Đây là con sông thoát chủ yếu của thị xã nên sớm quy hoạch để hạn chế sự thu hẹp dòng chảy của sông như phần lớn các sông ngòi của Việt Nam

Trang 34

Một số tuyến đường đã xây dựng cắt ngang sông (đường Quốc lộ 1A có cầu Sòng, đường Trần Phú, đường Lê Lợi) cần khảo sát việc thiết kế cống qua đường tại đó có đảm bảo vềtiết diện dòng chảy, có thể làm cản trở dòng chảy khi có lũ

Có một số dự án quy hoạch xây dựng các công trình dọc theo sông cần sớm được triển khai (như khu dân cư phía Nam đường Trần Phú), để thực hiện các công tác bảo vệ bờ sông.Sông Tống:

Sông Tống nằm trên ranh giới của thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung

Sông bắt nguồn ở vùng núi huyện Thạch Thành, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ

ra vịnh Bắc Bộ ở vùng Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá dài 55 km Phần chảy qua thị xã rất ngắn

5.2.2 Chất lượng của hệ thống thoát nước hiện có

Hệ thống thoát nước mưa

Toàn thị xã, nước mưa, nước thải chủ yếu là tự thấm, tự chảy theo độ dốc địa hình hiện có, dẫn nước vào suối Sòng, sông Tam Điệp, suối Ba Voi

Theo khảo sát, tuyến thoát nước của thị xã phần lớn là mương xây bằng gạch có đậy tấm đan BTCT

Số liệu nghiên cứu cho thấy chất lượng của các tuyến mương có chất lượng tương đối tốt nhưng nhiều hố ga đã bị hư hỏng, tình trạng bùn lắng trong mương nhiều, làm giảm tiết diện

và ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống

Dọc hai bên đường Trần Hưng Đạo (bề rộng mặt đường 12m) từ ngã tư Trần Hưng Đạo –Nguyễn Đức Cảnh đã có tuyến mương đậy đan (BxH) = (0,5x0,8) dài 4.456m Tuyến này có

1 bên đường hư hỏng quá nhiều chưa đủ thoát nước Ngoài ra chưa có cống rãnh nối từtrong các dãy nhà, các khu đã xây dựng nối vào cống chính để phát huy tác dụng

Dọc hai bên đường Nguyễn Văn Cừ (bề rộng mặt đường 12m) đã có tuyến mương đậy đan (BxH) = (0,7x1,0)m dài 4.431m từ đầu đường đến ngã 3 Bà Triệu xây dựng khá hoàn chỉnh.Dọc đường Trần Phú (bề rộng mặt đường 18m) đã có tuyến mương đậy đan (BxH) = (0,5x0,7) nhưng chỉ một bên hoàn thiện còn một bên cần xây dựng bổ sung Tuyến hoàn thiện dài 4.125m Tuyến bên kia đường thành nhiều đoạn không liên tục, chiều dài tổng cộng 6.818m Tuyến cống này chủ yếu là thoát nước dọc đường và thoát nước mưa, nước sinh hoạt cho một phần dân cư, cơ quan dọc 2 bên đường phố

Dọc đường Lê Lợi có tuyến mương đậy đan (BxH) = (1,5x1,5m) tổng chiều dài 3.800m thoát nước cho toàn bộ nhà dân nằm dọc hai bên đường

Dọc hai bên đường Bà Triệu, từ cầu Đền Sòng đến đầu đường Mai Hắc Đế hiện có tuyến cống BTCT D1000 vừa mới xây dựng, tổng chiều dài 3.045m Ngoài ra hai bên tuyến đường

Bà Triệu từ ngã 3 Triệu Quốc Đạt về đến ngã tư Nguyễn Văn Cừ còn có tuyến mương xây gạch đậy đan (BxH) = (0,7x1,0)m tổng chiều dài 1.600m

Ngoài ra còn một số tuyến mương xây gạch đậy đan nằm ở các phố Trần Xuân Soạn, Đội Cấn, Lê Đại Hành còn lại một số tuyến mương rãnh bằng đất không đảm bảo kỹ thuật

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

Thị xã Bỉm Sơn chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt Hiện nay, nước thải sinh hoạt của thị xã đang được đổ chung với hệ thống thoát nước mưa, chưa có nơi tập trung để xử lý, mạng lưới đường cống chưa đầy đủ, đồng bộ nên khả năng thoát nước còn

Trang 35

nhiều hạn chế Trong các khu phố chính, các tuyến đường phụ, điểm tập trung dân cư trong nội thị đã có mương nắp đan và mương hở xây gạch dọc 2 bên đường để thoát nước cục bộtrong khu vực Các mương chủ yếu là thu nước mặt đường và một phần nước mưa và nước bẩn cục bộ nhưng chưa đảm bảo kích thước và điều kiện kỹ thuật Hơn nữa các tuyến này thiếu giếng thu nên thực tế chưa có tác dụng thoát nước, ngược lại là chỗ ứ đọng nước, gây

ô nhiễm và mất vệ sinh môi trường

Còn đa số các tuyến phố phụ chưa có điều kiện phát triển và các khu dân cư ngoại thị việc thoát nước chủ yếu bằng rãnh đất lộ thiên hoặc không có, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước gây mất vệ sinh rất lớn

Vấn đề trên chỉ có thể được khắc phục bằng đánh giá một cách cụ thể về các nguồn gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm và cách xây dựng hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh Hệ thống này bao gồm thu gom và xử lý nước thải từ các nguồn gây ô nhiễm sau đó hoà vào nước sông với độ an toàn cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về môi trường quốc gia Bên cạnh

đó tăng cường công tác quản lý bảo đảm duy trì hệ thống một cách bền vững với khả năng thu hồi chi phí, giám sát thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời

5.3 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải

5.3.1 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoat

Dân cư là nguồn phát sinh nước thải chủ yếu, chiếm đến 80% lượng nước thải của thị xã, nước thải sinh hoạt hàng ngày của người dân thải ra từ việc nấu nướng, tắm giặt và các sinh hoạt khác Do không có hệ thống thu gom nước thải nên nhiều người dân, nhất là các hộdân sống ở vùng ven đô và các xã, không lắp đặt hệ thống thoát nước thải mà chủ yếu cho chảy ra sau nhà, trước sân hoặc chảy tràn ra đường sau đó tự thấm vào đất

Hiện mới có một phần rất nhỏ (khoảng 30% dân số đô thị) được đấu nối vào hệ thống thoát nước

5.3.2 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp của thị xã Bỉm Sơn chủ yếu là thành phần vô cơ (đối với các công ty sản xuất vật liệu xây dựng), và thành phần hữu cơ (đối với Công ty giấy)

 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn có tổng diện tích 52,0 ha công suất hoạt động 3,8 triệu tấn/năm

 Công ty bao bì Bỉm Sơn để phục vụ tại chỗ cho nhu cầu đóng gói sản phẩm xi măng và các sản phẩm tiêu dùng khác Chuẩn bị xây dựng dây chuyền 2 với công nghệ khô, lọc bụi tĩnh điện

 Công ty gốm Bỉm Sơn (thuộc địa phận phường Lam Sơn), công ty cổ phần vật liệu xây dựng thị xã Bỉm Sơn sản xuất bê tông, gạch ngói

 Các xí nghiệp khác Giấy Thanh Sơn, Xí nghiệp mộc xây dựng (Công ty xây dựng 5).Nhìn chung, các xí nghiệp nhà máy nhỏ chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện mà chỉ

có một số công trình xử lý sơ bộ như lắng, hoặc tự hoại đơn giản trước khi xả nước thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận như sông Tuyến thoát nước bẩn được xử lý hiện có là tuyến thoát nước sản xuất của nhà máy xi măng dài khoảng 1.500m với 2 bể xử lý, chủ yếu là phục vụcho khu sản xuất của Nhà máy xi măng Ngoài ra có một số ít các xí nghiệp, nhà máy lớn có các trạm xử lý nước bẩn riêng và cho thải ra sông qua hệ thống thoát nước công cộng nhưng công nghệ đã cũ, không đáp ứng tiêu chuẩn quy định Nước thải công nghiệp phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

5.4 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn

Nguồn rác thải

Nguồn chủ yếu là rác từ các khu công nghiệp, khu dân cư, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn,

Trang 36

Đối với khu công nghiệp nguồn rác thải chủ yếu là rác bẩn như: giẻ, dầu mỡ, bao bì, xỉ lò và các loại rác thải vô cơ là chính.

Khu dân cư nguồn rác thải chủ yếu là rác hữu cơ và bao bì như ni lông ngoài ra còn có thuỷtinh, sắt thép, nhưng tỷ lệ này chiếm thành phần không lớn

Do vị trí khu công nghiệp Bỉm Sơn nằm dọc QLộ 1A nên thành phần kinh tế chính tại khu vực là công nghiệp và dịch vụ Vì vậy quá trình công nghiệp hoá đất nước ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn, đời sống người dân ngày càng được cải thiện theo nhu cầu tiêu dùng tăng dần, lượng rác thải gia tăng theo đầu người Theo thống kê nguồn rác thải từ số người laođộng phi nông nghiệp nhiều hơn gấp 2,5 lần số người lao động nông nghiệp Vậy do sự chi phối của công việc mà nó ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng kéo theo vấn đề rác thải tại khu vực gia tăng

Thu gom và vận chuyển chất thải rắn

Hiện tại công tác thu gom và xử lý chôn lấp rác thải thị xã Bỉm Sơn do Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Bỉm Sơn đảm nhiệm Hệ thống thu gom chất thải của Bỉm Sơn sửdụng thùng rác và xe đẩy tay và rác được tập hợp bằng xe ép rác rồi đưa về khu chôn lấp.Mỗi ngày có khoảng 36 tấn rác thải ra trong đó có 60% là rác thải hữu cơ Rác thải gia đình

và một lượng nhỏ rác thải ở chợ ở các khu đô thị và dọc các tuyến đường chính của thị xã Bỉm Sơn được thu gom bằng các thùng rác và xe đẩy tay Nếu lượng rác thải hàng ngày vượt quá 1 tấn (thường là của các chợ, nhà máy công nghiệp và văn phòng) thì phải ký một hợp đồng thu gom đặc biệt và những cơ quan tổ chức này phải chịu trách nhiệm tự tập hợp rác về một chỗ Rác thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp thường trộn lẫn với các loại rác khác

Thị xã đã có bãi rác thải tập trung khu vực Ba Voi phường Đông Sơn nằm cách thị xã khoảng 7km Chính vì thế, hầu hết các phường/xã đều có tổ thu gom rác Hàng tháng hoặc hàng quí các hộ gia đình đều phải đóng tiền chi trả dịch vụ này Số tiền tùy từng phường/xã qui định, thông thường mỗi hộ gia đình sẽ đóng từ 6.000 - 10.000VND/hộ/tháng Một sốxã/phường ở vị trí trung tâm thị xã đã có tổ thu gom rác hàng ngày như Ngọc Trạo, Bắc Sơn,

Ba Đình, Phú Sơn (Theo kết quả khảo sát, điều tra xã hội học) Mặc dù vậy, đã có hệ thống thu gom rác thải tập trung của thị xã tại khu vực Ba Voi tuy nhiên người dân tại các phường/xã có sự phàn nàn về việc những điểm tập kết rác tại các phường hiện chưa đảm bảo vệ sinh môi trường

Tuy nhiên, với các phường/xã vẫn còn làm nông nghiệp như xã Hà Lan, Đông Sơn, Quang Trung người dân vẫn có thói quen đốt/chôn rác trong vườn nhà Một phần với nguyên nhân diện tích đất vườn của gia đình các hộ có diện tích khá rộng, mặt khác việc hình thành thói quen mang rác đi đổ tại nơi công cộng chưa nhiều trong các hộ gia đình Việc các hộ gia đình chưa ý thức được rằng sự xả rác trong chính nơi mà gia đình đang sinh sống cũng là mầm mống của những bệnh tật được nảy sinh trong môi trường rác thải do chính hộ gia đình tạo nên Bên cạnh đó, thói quen phân loại rác thải trước khi đổ chưa nhiều trong số hộkhảo sát; 62,6% số hộ không có thói quen này, chỉ có 15,6% hộ gia đình thường xuyên phân loại rác thải trước khi đổ

5.5 Hiện trạng giao thông

Hệ thống giao thông thị xã Bỉm Sơn cơ bản đã hình thành các trục đường chính đô thị theo quy hoạch Mạng lưới giao thông của thị xã có tổng chiều dài 144,7km, được đầu tư tương đối đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa thị xã và các huyện và các tỉnh bạn Hệ thống giao thông thị xã hiện nay bao gồm:

- Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua thị xã với chiều dài 9,8km

- Tỉnh lộ gồm:

Trang 37

Đường 7 đi huyện Thạch Thành (đường Lê Thánh Tông) từ ngã tư giao với đường 1A đến cầu Long Khê, dài 1,7km

Tỉnh lộ Bỉm Sơn – Nga Sơn gồm 2 tuyến: Tuyến 1 dài 3,5km điểm đầu từ đầu cầu qua sông Tam Điệp điểm cuối là cầu Đa Nam; tuyến 2 dài 4,5km, điểm đầu từ ngã tư đồi Bỉm đến cầu Cải

Các tuyến đường trục chính nội thị gồm:

- Tuyến Trần Phú chạy theo hướng Đông Tây từ ngã tư quốc lộ 1A đến khu 5 tầng chuyên gia dài 5km, mặt đường đã được đầu tư theo quy hoạch 14m, còn lại 2m vỉa hè mỗi bên chưa được đầu tư

- Tuyến đường Trần Hưng Đạo phía nam Công ty xi măng, chiều dài 5,0km, hiện tại đang xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp

- Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ giao với quốc lộ 1A đi sư đoàn 390, dài 3,4km đã được đầu

tư mặt đường 10,5m; vỉa hè hai bên là 10m

- Tuyến đường Bà Triệu từ ngã tư Ngọc Trạo nối với đường gom khu công nghiệp dài 5,5km; mặt đường xuống cấp, vỉa hè hai bên chưa có cần được đầu tư

- Tuyến Lê Lợi từ cầu Hà Lan đến mỏ đá nhà máy xi măng, mặt đường 10,5m; hiện tại chưa

có vỉa hè, chiều dài toàn tuyến 3,5km

- Tuyến Hai Bà Trưng giao với đường Nguyễn Huệ và chạy dọc theo sông Tam Điệp đến cầu Hà Lan, dài 4,2km; hiện tại là đường đất

- Tuyến Nguyễn Đức Cảnh, từ đường Trần phú đến ngã tư mỏ sét, dài 1,5km, hiện tại mặt đường mới đầu tư 7m; cần đầu tư nâng cấp để mặt đường 4m theo quy hoạch

- Đường Tôn Thất Thuyết, từ đường Trần Phú đến đường Trần Hưng Đạo dài 1,5km; mặt đường 7,5km; nhưng đã xuống cấp

Các tuyến đường phố nối với đường trục chính dài 95,6km, gồm có:

- Các tuyến đường nằm trên phường Ngọc Trạo nối với các đường trục chính dài 16,65km; trong đó có 14,3km đường xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp

- Các tuyến đường nằm trên phường Ba Đình nối với các đường trục chính dài 12,07km; trong đó có 2,05km đường xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp

- Các tuyến đường nằm trên phường Lam Sơn nối với các đường trục chính dài 8,92km; trong đó có 4,6km đường xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp

- Các tuyến đường nằm trên phường Bắc Sơn nối với các đường trục chính dài 9,41km; trong đó có 0,25km đường xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp

- Các tuyến đường nằm trên xã Hà Lan nối với các đường trục chính dài 10,29km; trong đó

có 3,2km đường xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp

Ngoài ra còn có các tuyến đường chuyên dùng của các doanh nghiệp

Trong thị xã có 8 cầu, dài 307,7m trong đó có 3 cầu đã đầu tư vĩnh cửu, còn lại 5 cầu cần được đầu tư nâng cấp (cầu Hà Lan, 2 cầu trên đường Trần Nguyên Hãn, đường Nguyễn Văn Cừ giáp với xí nghiệp gạch ngói và 1 cầu Cạn thuộc phường Đông Sơn)

Trang 38

5.6 Hiện trạng hệ thống thủy lợi

Các công trình thủy lợi trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện có 7 hồ đập đảm bảo nhận tưới cho

108 ha, hai trạm bơm điện tưới cho 60,2 ha Diện tích được tưới 349,5 ha, trong đó diện tích được tưới chủ động 309,5 ha, bán chủ động là 40 ha Gồm: Lúa chiêm 101,7 ha, diện tích được tưới chủ động là 90ha, tưới bán chủ động là 11,7 ha; diện tích màu chiêm được tưới là 66,5 ha, tưới chủ động là 53,2 ha, bán chủ động là 13,3 ha; diện tích lúa mùa được tưới là 106,3 ha, tưới chủ động là 106,3 ha Trên địa bàn thị xã hiện tại vẫn còn 712 ha chưa được tưới, diện tích bị hạn là 44,7 ha, diện tích chưa có công trình thủy lợi 667,3 ha (chủ yếu là đất màu)

5.7 Hiện trạng cung cấp điện

Mạng lưới điện thị xã Bỉm Sơn được đầu tư tương đối hoàn chỉnh Thị xã Bỉm Sơn được cấp điện từ trạm 110KV Bỉm Sơn qua lộ 376 Hiện nay thị xã có 3 trạm trung gian 35/6KV công suất 2 x 1.800 KVA và có 45 trạm hạ thế 6/0,4KV; với công suất 1.950 KVA Toàn thị

xã có 101,92km đường hạ thế Ngoài ra thị xã còn có hệ thống điện chiếu sáng trên Quốc lộ1A và đường Trần Phú, với tổng chiều dài là 6km

Trong giai đoạn hiện tại mạng lưới điện của thị xã đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất Trong giai đoạn tới nhu cầu phụ tải tăng lên (các khu công nghiệp đi vào hoạt động) cần tiếp tục đầu tư mạng lưới điện bổ sung để phục vụ sản xuất

6 SÀNG LỌC CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG TỚI MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN

Trên cơ sở Hướng dẫn Đánh giá môi trường của WB cho các Dự án cơ sở hạ tầng được lựa chọn, các tác động tiềm tàng liên quan đến xác định vị trí, thiết kế, xây dựng và vận hành cần được tiến hành sàng lọc

Bản 6.1 Sàng lọc c c tá độ g l ên quan đến giai đoạn trước thi côn

Vấn đề / Lo ngại Mức độ

đánh giá Nhận xét

1 Nằm trong vùng có nguy cơ ngập úng M Dự án nằm trong vùng có nguy cơ ngập úng cục

bộ

2 Gần khu vực nhạy cảm về môi trường N

Trạm xử lý nước thải và hệ thống cống thoát nước đi trong địa phận toàn thị xã không qua khu vực nhạy cảm về môi trường

5 Gần khu vực có tài sản văn hoá N

Không đi qua khu di tích/văn hoá nào ở cấp Quốc gia

8 Khu vực đông dân cư/có nhiều hoạt động

Trạm xử lý nước thải và hê thống cống thoát nước đi trong địa phận thị xã có người dân sinh sống.

Trang 39

9 Yêu cầu thu hồi đất và tái định cư cho những người bị ảnh hưởng L

Dự án thu hồi 56.150m 2 đất ruộng, 80m 2 đất công và 60m2 đất thổ cư (xem chi tiết tại Báo cáo đền bù tái định cư)

11 Yêu cầu bồi hoàn cho những cơ sở hạ tầng

của dân, các đơn vị, cơ quan L

Tuyến cống thoát nước chủ yếu đi trên vỉa hè, chỉ có một số đoạn đi trước cổng các cơ quan hoặc cắt qua đường nội thị

12 Tranh chấp với mục đích sử dụng đề xuất

Không, vị trí 02 trạm xử lý nước thải nằm trong định hướng đất quy hoạch cho phát triển thị xã Bỉm Sơn

13 Phá hủy thảm thực vật N Thảm thực vật chủ yếu là cỏ dại

*Sàng lọc được áp dụng là để sàng lọc các vị trí của đường ống thoát nước, trạm xử lý nước, trạm bơm chuyển bậc đề xuất N- Không phải là vấn đề lo ngại, L-ít lo ngại, M-Lo ngại ở mức trung bình, H-Lo ngại ở mức cao

1.2 Nguồn nước và chất lượng

2 Môi trường sinh vật

3 Môi trường kinh tế-xã hội

N- Không phải là vẫn đề lo ngại, L-ít lo ngại, M-Lo ngại ở mức trung bình, H-Lo ngại ở mức cao

Trang 40

Bản 6.3 Sàn lọc c c tá độ g tro g quá trìn v n hành

Vấn đề/Lo ngại Mức độ vấn đề / Lo ngại

1 Môi trường Tự nhiên/Hoá học

1.2 Nguồn nước và chất lượng

2 Môi trường sinh vật

3 Môi trường kinh tế-xã hội

(-) Rủi ro về sức khoẻ do thoát nước không kịp, gây ngập úng

trên đường phố

L

(-) Rủi ro về sức khoẻ/an toàn lao động (như khử trùng kém, hay

nếu khử trùng thì rủi ro xảy ra đối với các chất khử trùng hoá

học áp dụng đó…)

L

(-) Ảnh hưởng xấu đến các tài sản do chôn lấp bùn cặn không

(-) Dịch vụ cung cấp bị gián đoạn thường xuyên và kém hiệu quả

do công tác vận hành và bảo trì kém và năng lực về thể chế

cũng như tài chính còn yếu

N-L

*N- Không phải là vấn đề lo ngại, L-ít lo ngại, M-Lo ngại ở mức trung bình, H-Lo ngại ở mức cao

Hầu hết các tác động tiêu cực tới môi trường trong giai đoạn trước thi công, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành ở mức độ nhỏ, ít lo ngại Trong khi tác động tích cực tới môi trường của dự án ở mức cao Các tác động cụ thể đến môi trường và biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực sẽ được trình bày ở phần tiếp theo

7 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

7.1 Các tác động tích cực

Nhìn chung Dự án đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã Bỉm Sơn – tỉnh Thanh Hóa mang tính tích cực và đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình hình thoát nước và vệ sinh môi trường trong khu vực dự án Một số tác động tích cực chính gồm:

 Giảm thiểu úng ngập do nước mưa không tiêu thoát kịp thời;

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:46

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w