Chất lượng của hệ thống thoát nước hiện có

Một phần của tài liệu tiểu dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hoá ,báo cáo đánh giá tác động môi trường (Trang 34 - 35)

5. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.2.2Chất lượng của hệ thống thoát nước hiện có

Hệ thống thoát nước mưa

Toàn thị xã, nước mưa, nước thải chủ yếu là tự thấm, tự chảy theo độ dốc địa hình hiện có, dẫn nước vào suối Sòng, sông Tam Điệp, suối Ba Voi.

Theo khảo sát, tuyến thoát nước của thị xã phần lớn là mương xây bằng gạch có đậy tấm đan BTCT.

Số liệu nghiên cứu cho thấy chất lượng của các tuyến mương có chất lượng tương đối tốt nhưng nhiều hố ga đã bị hư hỏng, tình trạng bùn lắng trong mương nhiều, làm giảm tiết diện và ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống.

Dọc hai bên đường Trần Hưng Đạo (bề rộng mặt đường 12m) từ ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Đức Cảnh đã có tuyến mương đậy đan (BxH) = (0,5x0,8) dài 4.456m. Tuyến này có 1 bên đường hư hỏng quá nhiều chưa đủ thoát nước. Ngoài ra chưa có cống rãnh nối từ trong các dãy nhà, các khu đã xây dựng nối vào cống chính để phát huy tác dụng.

Dọc hai bên đường Nguyễn Văn Cừ (bề rộng mặt đường 12m) đã có tuyến mương đậy đan (BxH) = (0,7x1,0)m dài 4.431m từ đầu đường đến ngã 3 Bà Triệu xây dựng khá hoàn chỉnh. Dọc đường Trần Phú (bề rộng mặt đường 18m) đã có tuyến mương đậy đan (BxH) = (0,5x0,7) nhưng chỉ một bên hoàn thiện còn một bên cần xây dựng bổ sung. Tuyến hoàn thiện dài 4.125m. Tuyến bên kia đường thành nhiều đoạn không liên tục, chiều dài tổng cộng 6.818m. Tuyến cống này chủ yếu là thoát nước dọc đường và thoát nước mưa, nước sinh hoạt cho một phần dân cư, cơ quan dọc 2 bên đường phố.

Dọc đường Lê Lợi có tuyến mương đậy đan (BxH) = (1,5x1,5m) tổng chiều dài 3.800m thoát nước cho toàn bộ nhà dân nằm dọc hai bên đường

Dọc hai bên đường Bà Triệu, từ cầu Đền Sòng đến đầu đường Mai Hắc Đế hiện có tuyến cống BTCT D1000 vừa mới xây dựng, tổng chiều dài 3.045m. Ngoài ra hai bên tuyến đường Bà Triệu từ ngã 3 Triệu Quốc Đạt về đến ngã tư Nguyễn Văn Cừ còn có tuyến mương xây gạch đậy đan (BxH) = (0,7x1,0)m tổng chiều dài 1.600m

Ngoài ra còn một số tuyến mương xây gạch đậy đan nằm ở các phố Trần Xuân Soạn, Đội Cấn, Lê Đại Hành... còn lại một số tuyến mương rãnh bằng đất không đảm bảo kỹ thuật.

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

Thị xã Bỉm Sơn chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Hiện nay, nước thải sinh hoạt của thị xã đang được đổ chung với hệ thống thoát nước mưa, chưa có nơi tập trung để xử lý, mạng lưới đường cống chưa đầy đủ, đồng bộ nên khả năng thoát nước còn

nhiều hạn chế. Trong các khu phố chính, các tuyến đường phụ, điểm tập trung dân cư trong nội thị đã có mương nắp đan và mương hở xây gạch dọc 2 bên đường để thoát nước cục bộ trong khu vực. Các mương chủ yếu là thu nước mặt đường và một phần nước mưa và nước bẩn cục bộ nhưng chưa đảm bảo kích thước và điều kiện kỹ thuật. Hơn nữa các tuyến này thiếu giếng thu nên thực tế chưa có tác dụng thoát nước, ngược lại là chỗ ứ đọng nước, gây ô nhiễm và mất vệ sinh môi trường.

Còn đa số các tuyến phố phụ chưa có điều kiện phát triển và các khu dân cư ngoại thị việc thoát nước chủ yếu bằng rãnh đất lộ thiên hoặc không có, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước gây mất vệ sinh rất lớn.

Vấn đề trên chỉ có thể được khắc phục bằng đánh giá một cách cụ thể về các nguồn gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm và cách xây dựng hệ thống thoát nước thải hoàn chỉnh. Hệ thống này bao gồm thu gom và xử lý nước thải từ các nguồn gây ô nhiễm sau đó hoà vào nước sông với độ an toàn cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về môi trường quốc gia. Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý bảo đảm duy trì hệ thống một cách bền vững với khả năng thu hồi chi phí, giám sát thường xuyên và có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu tiểu dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hoá ,báo cáo đánh giá tác động môi trường (Trang 34 - 35)