5. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
5.2.1 Hiện trạng tổ chức thoát nước
Về tổng thể, hiện có 2 trục thoát nước chính cho khu vực dự án, đó là sông Tam Điệp và sông Tống.
Sông Tam Điệp:
Sông Tam Điệp thực chất không khác con suối nhỏ, đoạn thượng lưu về phía Bắc, không có bờ rõ rệt, chảy từ Ninh Bình về và tiếp tục chảy qua Bỉm Sơn sang huyện Hà Trung, chiều dài chảy qua thị xã Bỉm Sơn tổng cộng khoảng 12km, chảy băng ngang thị xã theo hướng Tây Bắc Đông Nam sang huyện Hà Trung.
Lưu lượng sông về mùa mưa do điều kiện không có bờ bến rõ rệt nên nước sông thường dâng cao ngập úng vùng dân cư và đồng ruộng. Về mùa khô lưu lượng ở cầu sông Tam Điệp có khi bằng 0l/s đoạn cầu Hà Thanh khoảng 300l/s và chiều cao nước sông có lúc chỉ còn 0,4 – 0,6m. Mực nước cao nhất vào mùa khô đạt Hmax = 1,619m. Đây là con sông thoát chủ yếu của thị xã nên sớm quy hoạch để hạn chế sự thu hẹp dòng chảy của sông như phần lớn các sông ngòi của Việt Nam
Một số tuyến đường đã xây dựng cắt ngang sông (đường Quốc lộ 1A có cầu Sòng, đường Trần Phú, đường Lê Lợi) cần khảo sát việc thiết kế cống qua đường tại đó có đảm bảo về tiết diện dòng chảy, có thể làm cản trở dòng chảy khi có lũ.
Có một số dự án quy hoạch xây dựng các công trình dọc theo sông cần sớm được triển khai (như khu dân cư phía Nam đường Trần Phú), để thực hiện các công tác bảo vệ bờ sông. Sông Tống:
Sông Tống nằm trên ranh giới của thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung.
Sông bắt nguồn ở vùng núi huyện Thạch Thành, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra vịnh Bắc Bộ ở vùng Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá dài 55 km. Phần chảy qua thị xã rất ngắn.