KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG RỦI RO

Một phần của tài liệu tiểu dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hoá ,báo cáo đánh giá tác động môi trường (Trang 84 - 87)

9.1. Xác định các rủi ro trong Dự án

Rủi ro phát sinh trong giai đoạn thiết kế cơ sở:

Trong giai đoạn thiết kế cơ sở, những rủi ro có thể phát sinh thường liên quan đến sự thiếu kinh nghiệm và trình độ của người thiết kế tạo nên những tính toán sai lệch; sự kiểm tra không chặt chẽ của bộ phận giám sát thiết kế; không lường trước được những xu hướng biến đổi của điều kiện cơ sở hạ tầng theo thời gian (những thay đổi trong quy hoạch thành

phố, khả năng cải tạo nâng cấp tối thiểu của các hộ dân tạo nên những khác biệt cần phải điều chỉnh như cao độ công trình, hướng dòng chảy, phạm vi cần nâng cấp v.v.). Những rủi ro trong thiết kế này sẽ là cơ sở làm nảy sinh những biến cố, vướng mắc mang tính hệ thống trong quá trình xây dựng và đặc biệt là quá trình vận hành.

Rủi ro trong giai đoạn thi công:

Trong giai đoạn xây dựng, bên cạnh những tác động môi trường đã được xác lập trong báo cáo trong ĐTM như vấn đề bụi, ồn, ngập úng tạm thời, tắc nghẽn giao thông, rác thải, xà bần…, dự án còn có thể phải đối mặt với những sự cố rủi ro như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ, bệnh dịch liên quan đến tiêu hoá, hô hấp và các bệnh da liễu hoặc sự phát tán xả thải các chất thải nguy hại vào môi trường sống; cũng có thể là những vấn đề nứt vỡ, hư hỏng công trình nhà dân hay công trình công cộng xung quanh khu vực thi công dẫn đến phải đền bù, khắc phục sửa chữa; hoặc những vấn đề khiếu nại khiếu kiện của người dân chịu ảnh hưởng của dự án với những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ do ô nhiễm hoặc hư hại về tài sản. Ở cấp độ mạnh hơn, sẽ là những vụ việc nghiêm trọng được đăng tải trên báo chí, truyền thông; hoặc có thể là những yếu tố rất khó xác định khác như vật liệu nổ trong chiến tranh hoặc các chất độc khác phát ra trong quá trình đào bới có thể chưa phát hiện ra nguồn gốc… Kết quả là dự án sẽ chịu những thiệt hại lớn như ảnh hưởng đến tính mạng tài sản của nhân dân và các công trình công cộng khác, thâm hụt tài chính, chậm tiến độ, mất niềm tin từ nhà tài trợ, những mục tiêu ban đầu của dự án sẽ không thể đạt được và ở mức độ xấu nhất là dừng dự án.

Rủi ro trong giai đoạn vn hành d án:

Trong trường hợp dự án đã trải qua giai đoạn thiết kế và hoàn thành công tác thi công, bàn giao công trình thì vẫn có thể phát sinh những rủi ro trong quá trình sử dụng, vận hành. Thường thì các rủi do này liên quan đến thái độ của người có trách nhiệm vận hành bảo dưỡng công trình hoặc có nguồn gốc xâu xa từ ngay khi thiết kế không đúng hoặc do thi công không đảm bảo chất lượng mà đến giai đoạn này mới phát sinh. Các rủi ro này có thể là phát sinh các ổ dịch bệnh tại các vị trí cửa xả, gia tăng đấu nối từ các nhà máy, đơn vị sản xuất có nhiều chất thải độc hại vượt quá tải lượng cho phép cho quá trình xử lý, công trình hỏng hóc nghiêm trọng gây ra các hậu quả là úng ngập, tai nạn cho người đi đường....

9.2. Nội dung của kế hoạch dự phòng

Xác định các ri ro tiềm năng không mong muốn

Đánh giá về các rủi ro:

Sau khi đã xác định được những sự cố tiềm năng về mặt định tính, cần phải xác định các thông tin mang tính định lượng hơn, qua đó có thể làm rõ mức độ, cấp độ cũng như quy mô cần thiết của kế hoạch dự phòng tương ứng. Các yếu tố cơ bản sau là cơ sở chủ yếu xác định các yếu tố:

 Xác suất xảy ra rủi ro

 Mức độ tác động

 Thời gian tác động

 Đối tượng chịu tác động

 Khoảng thời gian cần thiết để tiến hành phản ứng

Phân loại rủi ro và xác định các chỉ số rủi ro:

Những rủi ro có tầm quan trọng cao sẽ được lựa chọn và phân tích kỹ lưỡng. Một hệ thống phân hạng và các tiêu chí liên quan sẽ được xác lập cho các rủi ro này và tương ứng với chúng là các hành động phản ứng cần thiết tuỳ từng mức độ rủi ro.

Thiết kế kế hoạch dự phòng phù hợp:

Trên cơ sở những đánh giá những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra, mức độ cần thiết của kế hoạch dự phòng sẽ được xác định nhằm đảm bảo nó có thể vận hành trôi chảy và xử lý các sự cố một cách nhanh chóng, phù hợp theo từng tình huống xảy ra (cấp độ, phạm vi, đối tượng chịu tác động v.v.) đồng thời phát triển một kế hoạch theo dõi báo cáo thường

Nâng cao năng lực và khả năng vận hành của các bên liên quan theo kế hoạch đã thiết lập:

Nội dung này sẽ góp phần cho kế hoạch phản ứng đã thiết lập sẽ có thể vận hành trơn tru và hiệu quả. Kế hoạch phản ứng này sẽ phải thường xuyên được cập nhật điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của dự án và công tác phổ biến, nắm bắt nội dung của kế hoạch này cũng như công tác kiểm tra định kỳ khả năng phản ứng phải được tuân thủ nghiêm ngặt.

9.3. Kế hoạch quản lý rủi roGiai đoạn xây dựng dự án Giai đoạn xây dựng dự án

Yêu cầu Nhà thầu xây dựng thực hiện nghiêm túc: - Nội quy, quy định an toàn lao động;

- Sử dung máy móc, thiết bị tốt, còn thời hạn sử dụng, - Tổ chức tốt biện pháp thi công đã đề xuất trong Hồ sơ thầu; - Sử dụng lao đồng có trình độ;

- Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công; - Phòng chống cháy nổ;

- Khi xảy ra sự cố, nhanh chóng đưa ra phương án khắc phục và báo cho chính quyền địa phương biết để hỗ trợ xử lý kịp thời.

Giai đoạn hoạt động của dự án

Yêu cầu đơn vị vận hành hệ thống thoát nước phải tuân thủ nghiêm nội quy, quy định an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Đồng thời phải:

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình vận hành; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng công nhân đã qua đào tạo, đúng chuyên môn;

- Cần lập và diễn tập các phương thức ứng phó sự cố theo đúng quy trình, hướng dẫn và luật định.

- Khi xảy ra sự cố, nhanh chóng đưa ra phương án khắc phục và báo cho chính quyền địa phương biết để hỗ trợ xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu tiểu dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hoá ,báo cáo đánh giá tác động môi trường (Trang 84 - 87)