I Lý thuyết chung1.Lý thuyết về phỏng tuyển dụng và phỏng vấn tuyển dụng1.1 Khái niệm tuyển dụng và phỏng vấn Khái niệm tuyển dụng: Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp Khái niệm phỏng vấn tuyển dụng: Phỏng vấn là quá trình tiếp xúc giữa hội đồng tuyển dụng với ứng viên, là cơ hội cho cả doanh nghiệp và ứng viên tìm hiểu thêm về nhau1.2 Mục đích phỏng vấn Kiểm tra trực tiếp, hoặc thẩm tra lại kết quả thi để xem ứng viên thực tế có đủ kiến thức và trình độ so với yêu cầu không Đánh giá trực tiếp về diện mạo, vóc dáng, khả năng giao tiếp, ứng xử và những yếu tố khác của các ứng viên mà không thể bộc lộ qua các vòng thi trước Thông báo hoặc thỏa thuận về lương, thưởng và điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ với nhân viên sau tuyển dụng1.3 Quy trình phỏng vấn tuyển dụng1.3.1 Phân tích công việc cần tuyển dụng. Trước khi phỏng vấn tuyển dụng các thành viên của hội đồng tuyển dụng cần nghiên cứu, phân tích kỹ công việc tuyển dụng. Trong đó đặc biệt là mô tả công việc và các tiêu chuẩn công việc. Bản mô tả công việc quy định nhiệm vụ và trách nhiệm của chức danh, quan hệ cấp trên cấp dưới ( báo cáo cho ai, ai báo cáo cho mình ) và các chi tiết khác để cho ứng cử viên hiểu rõ toàn cảnh về công việc của mình. Việc nghiên cứu kỹ về mô tả công việc giúp mô tả nhiệm vụ của công việc, để xác định được thước đo
Trang 1I Lý thuyết chung
1.Lý thuyết về phỏng tuyển dụng và phỏng vấn tuyển dụng
1.1 Khái niệm tuyển dụng và phỏng vấn
- Khái niệm tuyển dụng: Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
- Khái niệm phỏng vấn tuyển dụng: Phỏng vấn là quá trình tiếp xúc giữa hội đồng tuyển dụng với ứng viên, là cơ hội cho cả doanh nghiệp và ứng viên tìm hiểu thêm về nhau
1.2 - Mục đích phỏng vấn
- Kiểm tra trực tiếp, hoặc thẩm tra lại kết quả thi để xem ứng viên thực tế có
đủ kiến thức và trình độ so với yêu cầu không
- Đánh giá trực tiếp về diện mạo, vóc dáng, khả năng giao tiếp, ứng xử và những yếu tố khác của các ứng viên mà không thể bộc lộ qua các vòng thi trước
- Thông báo hoặc thỏa thuận về lương, thưởng và điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ với nhân viên sau tuyển dụng
1.3 Quy trình phỏng vấn tuyển dụng
1.3.1 Phân tích công việc cần tuyển dụng
Trước khi phỏng vấn tuyển dụng các thành viên của hội đồng tuyển dụng cần nghiên cứu, phân tích kỹ công việc tuyển dụng Trong đó đặc biệt là mô tả công việc
và các tiêu chuẩn công việc Bản mô tả công việc quy định nhiệm vụ và trách nhiệm của chức danh, quan hệ cấp trên cấp dưới ( báo cáo cho ai, ai báo cáo cho mình ) và các chi tiết khác để cho ứng cử viên hiểu rõ toàn cảnh về công việc của mình Việc nghiên cứu kỹ về mô tả công việc giúp mô tả nhiệm vụ của công việc, để xác định được thước đo sự phù hợp với công việc, nhân ra nhu cầu về đào tạo, đề ra những tiêu chuẩn, đặt ra những câu hỏi cho quá trình phỏng vấn
Trang 2- Trang phục: ấn tượng ban đầu, rất quan trọng đối với người phỏng vấn cũng như người được phỏng vấn, trang phục của bạn cũng phản ảnh một phần tính chuyên nghiệp của công ty.
- Lựa chọn hình thức và phương pháp Pv
- Xây dựng câu hỏi Pv
1.3.3 Tiến hành phỏng vấn.
- Thiết lập mối quan hiệ ban đầu
- Khai thác nắm bắt thông tin
Trang 3được chọn đến tham dự vòng sơ tuyển Bộ phận nhân sự tiến hành phỏng vấn sơ bộ các ứng viên nhằm loại bỏ ngay những ứng viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém
rõ rệt hớn những ứng viên khác khi mà nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra; Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dàu 5-10 phút/ ứng viên Tuy nhiên, cũng có khi ứng viên
tỏ ra có trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực không phải là lĩnh vực mà công ty cần tuyển chọn, phỏng vấn viên có thể chuyển ứng viên này sang một bộ phận sắp cần người hoặc sẽ tuyển sau chứ không loại ngay
Đây là lần đầu tiên ứng viên được tiếp xúc với doanh nghiệp một cách chính thức, do đó, bộ phận đón tiếp ứng viên cần thể hiện một sự chu đáo, cởi mở để doanh nghiệp có cơ hội thu hút được những ứng viên có khả năng
Hiện nay, phỏng vấn sơ bộ có thể được thực hiện thông qua việc phỏng vấn qua điện thoại, thư tín hoặc qua các công cụ trên Internet
1.4.2 Phỏng vấn chuyên sâu.
Phỏng vấn chuyên sâu được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện khác nhau như: kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân ( tính cách, khí chất, khả năng hòa đồng), các phẩm chất cá nhân thích hợp với doanh
ngiệp Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp còn thêm một bước phỏng vấn bổ sung trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng nhân viên chính thức đó là bước phỏng vấn đề nghi tuyển nhằm giảm bớt các trường hợp bỏ việc của nhân viên mới Khi đó, đối với những ứng viên đã đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ phỏng vấn ứng viên, đưa ra đề nghị tuyển với các điều kiện làm việc cụ thể về công việc, yêu cầu, thời gian làm việc, lương bổng, đào tạo, huấn luyện ứng viên có thể trình bày thêm nguyện vọng cá nhân của mình đối với doanh nghiệp Nếu hai bên cùng nhất trí, sẽ đi đến bước tiếp theo là doanh nghiệp ra quyết định tuyển dụng và hai bên sẽ
ký hợp đồng lao động
1.5 Các hình thức và phương pháp phỏng vấn.
Trang 41.5.1Các hình thức phỏng vấn.
- Phỏng vấn hội đồng: là phương pháp nhiều người phỏng vấn một
người.Doanh nghiệp lựa chọn một số thành viên trong tổ chức( thường bao gồm: trưởng phòng nhân lực, đại diện ban giám đốc, giám đốc bộ phận chức năng có liên quan đến vị trí tuyển) Chi phí cho phỏng vấn hội đồng cao nên nó thường chỉ áp dụng tuyển cho những chức danh quan trọng trong doanh nghiệp
- Phỏng vấn cá nhân: là phương pháp một người phỏng vấn một người
Phương pháp này thường được các doanh nghiệp áp dụng vì nó không quá tốn kém Người phụ trách phỏng vấn nhân thường là giám đốc nhân sự
- Phỏng vấn nhóm: là phương pháp một người phỏng vấn nhiều người cùng một lúc Các ứng viên sẽ được sắp xếp ngồi chung quanh một bàn tròn và cùng nhau thảo luận mọt vấn đề mà phỏng vấn viên nêu lên Phỏng vấn viên sẽ quan sát và đưa
ra những nhận xét trong quá trình thảo luận của nhóm ứng viên Phương pháp phỏng vấn nhóm thường được đánh giá kết hợp với phỏng vấn cá nhân để có thể nhận xét ứng viên chính xác hơn
1.5.2 Các phương pháp phỏng vấn.
- Phỏng vấn căng thẳng: là phương pháp phỏng vấn làm cho ứng viên cảm thấy căng thẳng về tâm lý Các câu hỏi đặt ra cho ứng viên thường mang tính chất nặng nề, trực diện và xoáy vào những điểm yếu của ứng viên Loại phỏng vấn này thường áp dụng cho những vị trí công việc có áp lực cao, đòi hỏi một sự xử trí nhanh
và bình tĩnh
- Phỏng vấn tình huống: là phương pháp phỏng vấn mà người phỏng vấn đưa
ra những tình huống giống thực tế và yêu cầu ứng viên phải trình bày cách giải quyết Phương pháp phỏng vấn này thường áp dụng cho những chức danh tuyển đòi hỏi trách nhiệm cao, phức tạp, xử lý nhanh nhạy và khéo léo ( ví dụng như nhà quản trị, nhân viên bán hàng )
Trang 5- Phỏng vấn chỉ dẫn : là phương pháp phỏng vấn không có bảng câu hỏi mẫu kèm theo Phỏng vấn viên cần nghiên cứu bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công
việc và ghi chép lại những lưu ý trong hồ sơ ứng viên, những điểm mạnh và những
điểm yếu chung ( hãy kể cho tôi về những đồng nghiệp cũ của anh (chị) ? Tại sao anh
(chị) lại muốn làm việc cho công ty? ) Với phương pháp này, ứng viên có thể trả lời
một cách tự do, phỏng vấn viên thường lắng nghe, căn cứ vào câu trả lời trước của
ứng viên để đặt câu hỏi tiếp theo Chính vì vậy, các câu hỏi của phỏng vân viên có
thể hoàn toàn khác nhau cho những ứng viên khác nhau cùng tuyển vào một vị trí
công việc Đây là một phương pháp phỏng vấn phức tạp, đòi hỏi phỏng vấn viên phải
là người có năng khiếu, khéo léo và có kinh nghiệm phong phú, Phương pháp phỏng
vấn này thường tốn nhiều thời gian, bị ảnh hưởng chủ quan của người phỏng vấn, và
thường áp dụng để phỏng vấn những ứng viên vào chức vụ quan trọng trong doanh
nghiệp
- Phỏng vấn theo mẫu: là phương pháp phỏng vấn sử dụng bảng câu hỏi mẫu kèm theo đã được soạn sẵn và áp dụng cho mọi ứng viên Phương pháp này rất hữu
dụng khi doanh nghiệp muốn tuyển nhiều ứng viên vào cùng một công việc và khi
doanh nghiệp không muốn mất quá nhiều thời gian dành cho phỏng vấn Để nâng cao
hiệu quả phỏng vấn, đối với từng câu hỏi theo mẫu sẽ có những gợi ý để phỏng vấn
viên có thể tích vào Phương pháp này có độ chính xác, tin cậy cao hơn và tốn ít thời
gian hơn so với phương phấp phỏng vấn không chỉ dẫn
I.2 Các xu hướng phỏng vấn hiện nay
- thời lượng phỏng vấn hạn chế
- không
Phỏng vấn qua điện thoại
là cách phổ biến nhằm sàn lọc các ứng viên trước cuộc phỏng vấn trực tiếp, mục đích để kiểm
Trang 6ứng viên
- tiếp cận
và trò chuyện dễ dàng với ứng viên
đánh giá được tác phong của ứng viên
- cuộc trò chuyện có thể gián đoạn bởi những yếu
tố khách quan
tra giọng nói của ứng viên, thích hợp cho các vị trí telesales Chăm sóc khách hàng qua điện thoại
ng vấn
video
tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả người phỏng vấn và ứng viên
Cuộc trò chuyện có thể gián đoạn bởi các yếu tố khách quan
Nét mặt, giọng nói, cách trả lời phỏng vấn sẽ là một phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng đưa ra những đánh giá toàn diện
về các thí sinh Hơn nữa, khi phỏng vấn video, nhà tuyển dụng
có thể đánh giá kỹ năng sử dụng máy tính của thí sinh bằng cách yêu cầu họ gõ hoặc thao tác một
- các ứng viên phải thể hiện hết mình để nổi bật hơn các ứng viên khác
- Dể so sánh hơn
- Ít tiếp xúc cá nhân hơn
- Ứng viên có thể cảm thấy bị áp đảo hoặc rụt rè
Đây là hình thức phỏng vấn mà tuyển dụng sẽ gọi từ 2,3 ứng viên trở lên vào phỏng vấn cùng một lúc, họ đặt cùng một câu hỏi như nhau và để các ứng viên cùng trả lời để xem phản ứng nhanh nhạy của các ứng viên trước cùng một vấn đề cũng như khả năng lắng nghe, bảo vệ quan điểm, tiếp thu ý kiến của người khác
Trang 7- Tạo tình huống làm việc
mô phỏng
- Thích hợp với công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, phối hợp, làm việc trong đội
ng vấn
cá nhân
-Là cách phỏng vấn phổ biến nhất tại các doanh nghiệp, cho phép nhà tuyển dụng đánh giá đúng trình độ chuyên môn cũng như kĩ năng của các ứng viên
- tính linh hoạt cao
- thu được nhiều thông tin ở các mặt
Tốn nhiều thời gian
và chi phí
- Phỏng vấn trực tiếp lần đầu: nhà tuyển dụng phỏng vấn nhằm đánh giá năng lực và chuyên môn của ứng viên có phù hợp với công việc hay không
- Phỏng vấn trực tiếp lần 2: Trưởng phòng nhân sự hoặc có thể có trưởng phòng của vị trí trực tiếp phỏng vấn Đây là cuộc phỏng vấn chính thức nhằm kiểm tra năng lực và chuyên môn của ứng viên
- Phỏng vấn lần cuối: Thông thường ở vòng cuối cùng này ứng viên dường như đã được chấp nhận làm việc và nhà tuyển dụng chỉ gặp ứng viên để thương lượng mức lương và chế độ làm việc
Trang 8Tốn nhiều thời gian
và chi phí
Nhằm đánh giá khả năng giao tiếp của ứng viên, tạo không khí cởi mở thân thiện, phù hợp với phỏng vấn chuyên sâu
ng vấn hội
đồng
Đánh giá khách quan năng lực và kĩ năng của ứng viên
Tốn nhiều thời gian
và chi phí, phù hợp khi phỏng vấn vị trí cấp cao
Phỏng vấn hội đồng là hình thức phỏng vấn mà ứng viên phải “đối mặt” với nhiều người phỏng vấn cùng lúc Sự căng thẳng trong cuộc phỏng vấn hội đồng lớn hơn rất nhiều so với phỏng vấn đơn lẻ Sau khi phỏng vấn, những thành viên này sẽ họp lại với nhau để quyết định xem
có tuyển dụng người này hay không, ít khi có được sự nhất trí của các thành viên nhưng
phương pháp này sẽ chọn ra được người giỏi nhất
ng vấn
căng thẳng
- Cho thấy cách ứng
xử của ứng viên
- Người phỏng vấn phải chuyên nghiệp
- Là cuộc phỏng vấn mà người phỏng vấn cố tình tạo áp lực lên ứng viên bằng nhiều hình
Trang 9trong điều kiện sức ép về tâm lý.
- Thích hợp đối với các công việc có sức
ép cao hay công việc không thú vị
- đánh giá khả năng giải quyết tình huống, làm việc dưới áp lực cao
- Có thể gây bực tức và
dễ mất người giỏi
- Có thể ảnh hương đến
uy tín của tổ chức nếu sau
đó không được giải thích
- Chỉ phù hợp với một số công việc
thức Hỏi câu hỏi khó và dồn dập, dùng những câu hỏi phản biện hoặc phủ định (ví dụ: tôi không tin anh làm được như vậy , anh nói sai rồi , anh không xứng đáng )
- Loại phỏng vấn này chỉ
áp dụng đối với các phỏng vấn viên có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn cao Mục đích của cuộc phỏng vấn này là xem ứng viên có trầm tĩnh không Nó thường được áp dụng đối với các ngành trong quân đội, cảnh sát hoặc ngành luật và ít được áp dụng với hầu hết các ngành nghề khác
ng vấn
thân thiện
- Khuyến khích các ứng viên thể hiện kỹ năng và sở trường của mình
- Thái độ cởi mở của nhà tuyển dụng làm cho ứng viên
- không đánh giá được khả năng làm việc dưới áp lực cao, những tình huống căng thẳng bất ngờ
nhằm tạo sự thân thiện và cảm giác tự tin hơn cho ứng viên Cuộc phỏng vấn diễn ra như buổi trò chuyện Mưu mẹo này sẽ giúp cho các ứng viên thật sự thỏai mái khi biểu lộ những tính cách rất tự nhiên và rất đời thường của ứng viên mà nhà tuyển dụng không bao giờ nghĩ đến
Trang 10thấy tự tin và thể hiện tốt hơn
2 Liên hệ thực tế: về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp Viettel và tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp
2.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin Với một slogan "Hãy nói theo cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu
Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu
Chặng đường phát triển :
- Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin
(SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
- Giai đoạn từ năm 1989 đến 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m)
Trang 11- Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
- Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang
- Năm 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc
- Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế
- Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet
- Năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) Cổng vệ tinh quốc tế
- Năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang quốc tế
- Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo
- Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia
- Năm 2007:
+ Doanh thu đạt 1 tỷ USD
+ Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet
- Năm 2008:
+ Doanh thu đạt 2 tỷ USD
+ Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
+ Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông
+ Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008)
Trang 12+ Đầu tư vào Haiti và Mozambique
+ Số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010)
- Năm 2011:
+ Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng
+ Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards
2011)
- Năm 2012:
+ Doanh thu đạt 7 tỷ USD
+ Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởngnhà cung cấp dịch
vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards
2012)
+ Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng: doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng nông thôn Châu Phi
Hoạt động kinh doanh :
- Cung cấp dịch vụ Viễn thông
- Truyền dẫn
Trang 13- Bưu chính
- Phân phối thiết bị đầu cuối
- Đầu tư tài chính
2.1.2 Giới thiệu chung về công tác tuyển dụng ở tập đoàn Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông tại Việt Nam với quan điểm con người là nhân tố quyết định mọi thành công, nơi khẳng định tài năng với nhiều cơ hội thăng tiến, nơi những ý tưởng sáng tạo dù nhỏ nhất được tôn vinh và ghi nhận.
Công tác tuyển chọn, sàng lọc của Viettel khắc nghiệt cũng là điều dễ hiểu bởi những dự án mà Tập đoàn đang nghiên cứu, phát triển đều là những dự án công nghệ cao, tính ứng dụng cao mà từ xưa tới nay ít người dám hình dung người Việt Nam có thể làm được "Ra đa, máy thông tin hiện đại, máy bay không người lái, máy tính bảng, điện thoại thông minh , những sản phẩm công nghệ cao của thế giới ấy đều đã
và đang được người Viettel nghiên cứu, sản xuất trong một thời gian rất ngắn và theo cách thức rất linh hoạt, hiệu quả" - Thượng tá Nguyễn Đình Chiến chia sẻ
Viettel đào tạo, rèn luyện và đánh giá cán bộ, nhất là những cán bộ nghiên cứu theo phương châm "thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý" Ngay cổng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, chúng tôi thấy hai bức tượng: Tượng một triết gia
và tượng một anh công nhân Hai bức tượng này thể hiện phương châm của Viettel trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ: Tư duy, ý tưởng phải được thể
Trang 14nghiệm ngay bằng các hoạt động, các sản phẩm cụ thể Chính phương châm ấy khiến cho môi trường nghiên cứu khoa học ở Viettel là một môi trường hết sức nghiêm túc, rất thực tế và rất khắc nghiệt.
Đến nay, Viettel đã thu hút và tự đào tạo được cho mình 4000 chuyên gia, kỹ
sư, trong đó có hơn 100 kiến trúc sư, kỹ sư trình độ cao có khả năng khai thác làm chủ công nghệ, có khả năng nghiên cứu, sản xuất thiết bị điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị quân sự Để tiếp tục nâng cấp nguồn nhân lực chất xám, trong thời gian qua, Viettel đã liên tục cử 60 cán bộ đi đào tạo tại các nước có trình
độ công nghệ hàng đầu thế giới để đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử - viễn thông
Điều đặc biệt là Viettel đã chủ động xây dựng các đơn vị dự bị động viên Trong hàng ngũ các kỹ sư, chuyên gia của tập đoàn có số lượng lớn các quân nhân, vì thế, tính sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chuyển trạng thái khi có tình huống của Viettel
là rất cao Nguồn nhân lực chất xám của Viettel chính là nguồn chất xám vô cùng quý giá của quân đội
Có thể thấy, với tiềm lực kinh tế, tiềm lực hạ tầng, tiềm lực công nghệ và tiềm lực con người ngày càng hùng hậu, Viettel đang dần trở thành một "phên giậu mềm", một chỗ dựa đáng tin cậy trong thế trận quốc phòng - an ninh của quốc gia
2.2 Xu hướng phỏng vấn trong các mảng cụ thể của Viettel
2.2.1 Xu hướng phỏng vấn ở lĩnh vực viễn thông
Quy trình tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel sẽ diễn ra theo trình tự như sau:
Vòng 1: Sơ loại hồ sơ.
NG 1: SƠ LOẠI HỒ SƠ
Trang 15Bộ phận tuyển dụng sẽ tổng hợp tất cả các hồ sơ của các ứng viên có nhu cầu ứng tuyển vào làm việc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel.
Các ứng viên có hồ sơ hợp lệ theo quy định và có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với
vị trí ứng tuyển sẽ được xem là đạt và được chọn để vào vòng thi tiếp theo
Vòng 2: Thi viết chuyên môn :
Các ứng viên vượt qua vòng 1 sẽ được thông báo tới dự thi chuyên môn Bài thi chuyên môn sẽ diễn ra trong thời gian từ 60 đến 120 phút gồm 2 phần trắc nghiệm và
tự luận và được chấm theo thang điểm 100 Tất cả các ứng viên có số điểm từ 50 trở lên sẽ được xem là đạt và được chọn để vào vòng thi tiếp theo
Vòng 3: Thi TOEIC và GMAT.
Các ứng viên vượt qua vòng thi chuyên môn sẽ được thông báo tới dự thi TOEIC và GMAT tại địa chỉ 380 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, cụ thể như sau:
- Bài thi TOEIC diễn ra trong thời gian 120 phút, và được chấm theo thang điểm 990 điểm Tất cả các ứng viên có số điểm từ 450 điểm trở lên được xem là đạt
- Bài thi GMAT diễn ra trong thời gian 75 phút gồm 37 câu Tất cả các ứng viên có đáp án đúng từ 18 câu trở lên sẽ được xem là đạt
Các ứng viên có bài thi TOEIC và GMAT đạt sẽ được chọn để vào vòng thi tiếp theo: Vòng phỏng vấn
VÒNG 4: PHỎNG VẤN
Vòng 4: Phỏng vấn.
Các ứng viên vượt qua 4 vòng thi tuyển sẽ được mời ký Hợp đồng thử việc trong vòng 2 tháng Sau thời gian thử việc sẽ có kiểm tra, đánh giá lại Các ứng viên có kết quả kiểm tra đánh giá đạt sẽ được ký Hợp đồng dài hạn và chính thức gia nhập Ngôi
Trang 16nhà chung Viettel tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel.
Trong quá trình tham gia thi tuyển, các ứng viên sẽ được thông báo dự thi hoặc thông báo kết quả thi tuyển dưới các hình thức sau:
- Gửi tin nhắn qua đầu số 155
- Gọi điện thoại trực tiếp
- Gửi thông báo vào email mà ứng viên đăng ký
- Ngoài ra, các ứng viên có thể truy cập vào trang web viettelrd.com.vn để xem danh sách thi tuyển và kết quả thi tuyển theo ngày thi mà ứng viên dự thi
Kết quả thi tuyển sẽ được thông báo tới ứng viên trong vòng từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày tổ chức thi
Cấp độ phỏng vấn
Tùy từng vị trí tuyển dụng Viettel áp dụng các cấp độ phỏng vấn
Vòng phỏng vấn tuyển dụng sẽ diễn ra bao gồm 3 cấp theo trình tự như sau:
1 Phỏng vấn cấp trung tâm:
Trong buổi phỏng vấn này, ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn Trung tâm gồm: Ban giám đốc Trung tâm và các chuyên gia đang làm việc tại trung tâm có nhu cầu tuyển dụng Các ứng viên được đánh giá là đạt sẽ được mời tham gia phỏng vấn cấp Viện
2 Phỏng vấn cấp Viện:
Trong buổi phỏng vấn này, ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn
là Ban giám đốc Viện gồm Viện trưởng và các Phó Viện trưởng Các ứng viên được đánh giá là đạt sẽ được mời tham gia phỏng vấn cấp Tập đoàn
3 Phỏng vấn cấp Tập đoàn:
Buổi phỏng vấn này được tổ chức tại trụ sở chính Viettel Trong buổi phỏng vấn này, ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn Tập đoàn gồm: Đồng chí Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, các đồng chí đại diện các phòng ban Tập đoàn quản lý theo ngành dọc Các ứng viên đạt được xem là vượt qua vòng thi phỏng vấn
Trang 17Phỏng vấn qua 3 cấp này thường dành cho các chuyên viên nghiên cứu hay kĩ sư, các vị trí quan trọng chủ chốt của tập đoàn Viettel Ngoài ra với những vị trí thấp hơn
sẽ trả qua 2 cấp độ phỏng vấn: phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chuyên sâu
Hình thức phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp:
Tại Viettel đang áp dụng 2 hình thức phỏng vấn chủ yếu Đó là phỏng vấn hội đồng và phỏng vấn cá nhân
- Phỏng vấn cá nhân là phương pháp một người phỏng vấn một người
- Phỏng vấn hội đồng là nhiều người phỏng vấn một người Tuy nhiên tùy từng cấp mà hội đồng phỏng vấn sẽ bao gồm các chức danh khác nhau
Phỏng vấn hội đồng thường tổ chức khi tuyển dụng các chức danh, vị trí quan trọng hay quy mô lớn Ngược lại phỏng vấn cá nhân ở Viettel thường áp dụng đối với những vị trí tuyển dụng có quy mô nhỏ Mặc dù vậy hình thức phỏng vấn hội đồng được Viettel áp dụng phổ biến hơn cả
Ngoài ra Viettel còn linh hoạt cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có vào trong tuyển dụng Mỗi người mới được tuyển vào Viettel đều phải qua những chương trình đánh giá rất khắt khe, đặc biệt là vòng phỏng vấn của hội đồng tuyển dụng Bằng việc sử dụng đầu cầu truyền hình( cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có) Viettel tiến hành phỏng vấn qua hình thức này đã tiết kiệm được 35% thời gian và công sức đi lại tuyển dụng, 30% chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội kèm theo
Phương pháp phỏng vấn
Đối với từng vị trí tuyển dụng Viettel áp dụng các phương thức phỏng vấn khác nhau với từng vị trí khác nhau
Trong đó bao gồm 1 số phương pháp chủ yếu như sau:
- Phương pháp phỏng vấn theo mẫu: mỗi đợt tuyển dụng hội đồng phỏng vấn của tập đoàn Viettel sử dụng các bộ câu hỏi mẫu để phỏng vấn Các bộ câu hỏi đều