Thực tế về hoạt động của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay.... Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhóm 9 đã chọn đề tài:” Lý thuyết và thực tế về hoạt động của các công
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ 2
1.1 Bảo hiểm, các đặc điểm bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế 2
1.2 Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ 2
Chương 2 Thực tế về hoạt động của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay 5
2.1 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam 5
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam 5
2.1.2 Cơ chế hoạt động của công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam 7
2.1.3 Phương thức giám sát ở Việt Nam 9
2.1.4 Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ 11
2.1.5 Hợp đồng và phí bảo hiểm phi nhân thọ 12
2.2 Thực trạng hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam 16
2.2.1 Tình hình hoạt động của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.16 2.2.2 Một số đánh giá về hoạt động của thị trường bảo hiểm năm 2013 21
2.2.3 Triển vọng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2014 22
2.3 Kết luận 25
Chương 3 Một số đề xuất nhằm phát triển bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam 26
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, Bảo hiểm phi nhân thọ đã bắt đầu hình thành từ năm 1965 Từ
1965 đến 1994 là thời kỳ BH PNT hoàn toàn hoạt động độc quyền vời một doanhnghiệp bảo hiểm Nhà nước duy nhất Ngành bảo hiểm thương mại nói chung và bảohiểm phi nhân thọ nói riêng còn rất non trẻ, nhìn chung còn là lĩnh vực mới mẻ và cònnhiều hạn chế cần khắc phục, đổi mới
Trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế và trong điều kiện nước ta ra nhập tổ chứcthương mại quốc tế WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến các lĩnhvực tài chính, bảo hiểm,… Vì vậy, rất cần thiết phải có những đổi mới toàn diện, tạonên bước phát triển đột phá trong ngành Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhóm 9 đã chọn đề tài:” Lý thuyết và thực tế
về hoạt động của các công ty Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ ở Việt Nam”
Kết cấu của bài thảo luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài có 3 chương:Chương 1 Lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ
Chương 2 Thực tế về hoạt động của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ởViệt Nam
Chương 3 Một số đề xuất nhằm phát triển bảo hiểm phi nhân thọ tại ViệtNam
Trang 3CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1 Bảo hiểm, các đặc điểm bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế
Bảo hiểm là một hoạt động đảm bảo các tổn thất của các chủ thể tham gia bảohiểm được bù đắp dựa trên nguyên tắc tương hỗ
- Các chủ thể tham gia bảo hiểm phải trả một khoản phí nhất định
- Khi tổn thất xảy ra liên quan đến đối tượng bảo hiểm, nhà bảo hiểm có tráchnhiệm bồi thường hoặc trợ cấp một số tiền theo thỏa thuận
Đặc điểm của bảo hiểm:
Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít”
Mục đích chủ yếu nhằm góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia
và tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, vừa mang tính bồihoàn vừa không bồi hoàn
Bảo hiểm thể hiện tính tương trợ, tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc
Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế:
Góp phần ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống con người
Góp phần phòng tránh, hạn chế rủi ro tổn thất
Góp phần cung ứng vố cho phát triển kinh tế-xã hội
Bảo hiểm là một công cụ tín dụng;
Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông quahoạt động tái bảo hiểm
1.2 Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ
1.2.1 Khái niệm
Trang 4Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm cho con người, tàu, xe, hàng hải, cháynổ, thời gian đóng phí và được bảo hiểm ngắn (lâu nhất là 2 năm) Khi có rủi robảo hiểm theo đúng quy định trong điều khoản hợp đồng ký kết mới được bồithường thiệt hại, nếu không có bất kỳ rủi ro nào xảy ra trong thời gian bảo hiểm thìxem như phí đóng được bồi thường cho người khác (nói cách khác là không còn)
1.2.2 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ
Mục đích bảo hiểm: Nhằm đáp ứng các quy định về bảo hiểm bắt buộc
của luật pháp, các tập quán, các điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh,, hoạt động nghề nghiệp, và các thông lệ quốc tế Đây là mục đích được coi làđặc trưng rất riêng của nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Sự chênh lệch về giá trị giữa các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
phương pháp đồng bảo hiểm và nhất là tái bảo hiểm được khai thác tối đa trong bảohiểm phi nhân thọ, sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, trình độ công nghệ bảo hiểmcủa thị trường tái bảo hiểm phi nhân thọ phần nào là một hệ quả của sự đa dạng vềnhu cầu sử dụng bảo hiểm
Mức độ ràng buộc và cam kết trong hợp đồng bảo hiểm: bên mua bảo
hiểm có trách nhiệm theo đuổi đến cùng, ngoại trừ lý do rơi vào các tình huống phảichấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định pháp luật
Áp dụng kĩ thuật phân chia: thời hạn của bảo hiểm phi nhân thọ ngắn
và có sự khác nhau rõ rệt giữa các nghiệp vụ bảo hiểm Thông thường, thời hạn bảohiểm thường kéo dài 1 năm tài chính hoặc 2 năm tài chính liên tiếp Điều đáng lưuý: trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm có thể phát sinh sau thời điểmthời hạn của hợp đồng kết thúc Trong khi đó, phí bảo hiểm có thể đã thu một lầntoàn bộ khi hợp đồng kết giao bảo hiểm hoặc vài kì trong thời hạn bảo hiểm Vì thế,việc quản lý tài chính thu chi phải áp dụng kĩ thuật phân chia
1.2.3 Phân loại bảo hiểm phi nhân thọ
Trang 5Theo đối tượng bảo hiểm:
Bảo hiểm tài sản: Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm
là tài sản (cố định hay lưu động), của người được bảo hiểm
Số tiền bồi thường bảo hiểm được trả sẽ dựa vào số tiền bảo hiểm được thoảthuận tức là:
Số tiền bồi thường ≤ số tiền bảo hiểm
Vd: bảo hiểm vật chất cho thiệt hại xe cơ giới, hàng hóa xuất nhập khẩu,
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng
được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ batheo luật định
Vd: BHTNDS xe cơ giới,
Bảo hiểm con người phi nhân thọ : Là loại hình bảo hiểm mà đối tượng
bảo hiểm là sức khỏe, sinh mạng, khả năng lao động của con người Đây là loại hìnhbảo hiểm chỉ liên quan đến rủi ro: bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tửvong Người được bảo hiểm thường được quy định trong một khoảng tuổi nào đó,các công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những có độ tuổi quá thấp
Vd: bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm tai nạn hành khách,
Theo tính chất bắt buộc:
Bảo hiểm phi nhân thọ bắt buộc: là những loại bảo hiểm mà pháp luật có
quy định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệnhất định với loại đối tượng bắt buộc được bảo hiểm Bảo hiểm bắt buộc được ápdụng với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ công cộng và anh sinh xã hội
Bảo hiểm phi nhân thọ tự nguyện: là loại hình bảo hiểm mà người tham gia
Trang 6bảo hiểm được kí kết trên cơ sở tự nguyện giữa người bảo hiểm và người tham giabảo hiểm.
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam
Bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với thế giới.Hoạt động bảo hiểm đã có ít nhiều ngay từ thời kỳ nước ta còn bị Pháp đô hộ và ởmiền Nam song thời điểm đáng chú ý là sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam(Bảo Việt) ngày 17/12/1964 và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965
Trong suốt 1 thời gian dài, Bảo Việt hoạt động với cơ chế độc quyền Chođến ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành nghị định 100/NĐ-CP về KDBH, đãđánh dấu 1 bước ngoặt trong quá trình phát triển thị trường bảo hiểm ở nước ta Bắtđầu từ năm 1994, Việt Nam mới thực sự có thị trường bảo hiểm
Danh sách các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
thànhlập
Vốn điều
2 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 1994 755
3 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (Pjico) 1995 709
Trang 8Rồng (Bảo Long)
6 Công ty liên doanh bảo hiểm
Bảo Việt – Tokio Marine(Bảo Việt
– Tokio Marine)
8 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) 1998 450
9 Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama
Việt Nam (Groupama)
2001 388.906
10 Công ty TNHH 1 thành viên bảo hiểm Ngân
hàng công thương V iệt Nam (Bảo Ngân)
11 Công ty TNHH bảo hiểm Samsung Vina
(Samsung Vina)
12 Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 400
13 Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)
15 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân thọ Chartis
Trang 9nghiệp ViệtNam (ABIC)
18 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2006 400
20 Công ty TNHH bảo hiểm Liberty (Liberty) 2006 994.872
22 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) 2007 400
23 Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không (VNI) 2008 500
24 Công ty cổ phần bảo hiểm SHB – Vinacomin
26 Côngty TNHH bảo hiểm phi nhân
thọ MSIG Việt Nam (MSIG)
29 Công ty TNHH bảo hiểm phi nhân
thọ Cathay (Việt Nam) (Cathay)
2010 305.976
2.1.2 Cơ chế hoạt động của công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam
2.1.2.1 Chủ thể tham gia hoạt động
Trang 10- Người mua (Khách hàng): Là những cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có nhucầu mua bảo hiểm cho tài sản, tính mạng, sức khỏe hay trách nhiệm dân sự trướcpháp luật Khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại (đã tham gia mua bảo hiểm) vàkhách hàng tiềm năng (có thể mua bảo hiểm trong tương lai) Khách hàng tiềm năngphải thỏa mãn điều kiện: có nhu cầu về bảo hiểm, có khả năng tài chính, là đốitượng thỏa mãn các điều kiện của sản phẩm bảo hiểm, người bán có thể tiếp xúctrực tiếp hoặc gián tiếp với họ
- Người bán: Là các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm BH phi nhân thọ
- Các tổ chức trung gian: Là cầu nối giữa người mua và người bán có thể làcông ty môi giới bảo hiểm, đại lý BH phi nhân thọ Họ được các DNBH ủy quyềnphân phối các sản phẩm BH và một số các hoạt động khác
2.1.2.2 Quy luật số đông bù số ít
Quy luật này mang tính tương trợ, cùng nhau san sẻ rủi ro của người tham gia
BH Bởi lẽ BH PNT là một hệ thống qua đó một số người đồng ý góp vào 1 quỹchung (với số phí tương đối nhỏ), được dùng để chia sẻ các chi phí tổn thất của số ítngười gặp rủi ro (có thể rất lớn) Đây cũng là biểu hiện của quy luật phân tán rủi rotrong hoạt động BH Hai quy luật này được các DB BH Việt Nam tận dụng triệt đểtrong kinh doanh BH Nếu các quy luật này không phát huy tác dụng thì hoạt động
BH không tồn tại, hay nói cách khác DNBH sẽ phá sản Ngược lại, nếu các quy luậtnày vận hành tốt, là điều kiện để các DN giảm giá (phí BH), mở rộng quyền lợi củangười mua BH Đây là điều kiện tiên quyết để chiếm lĩnh thị trường có hiệu quảnhất
2.2.1.3 Cạnh tranh
Là đặc trưng của thị trường nói chung, nhưng ở thị trường BHPNT thì cạnhtranh quyết liệt hơn, đôi khi phải dùng thủ thuật, chiến thuật trong cạnh tranh Bởi vì
Trang 11sản phẩm BH là sản phẩm dễ bắt chước, nên sản phẩm nào được thị trường chấpnhận và kinh doanh có hiệu quả là các DNBH tấn công một cách quyết liệt bằng mọihình thức tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại… bằng mọi biện pháp giảm phí bảohiểm, tăng chi phí, mở rộng quyền lợi cho KH để chiếm lĩnh thị trường
Cũng do cạnh tranh làm cho thị phần của các DNBH luôn có sự thay đổi Nếu
DN nào giữ vững KH hiện có, mở rộng và phát triển được nhiều KH mới đồng thờithu hút được KH của đối thủ cạnh tranh thì sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường.Ngược lại, thị phần sẽ giảm đi nhanh chóng và kéo theo thương hiệu cũng như uytín sẽ giảm dần
Cùng với cạnh tranh là liên kết Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng pháttriển Liên kết thường diễn ra giữa các DN mới, DN vừa và nhỏ để tạo ra sức mạnhcạnh tranh Liên kết giữa các DN có thể mạnh để hòa hoãn cùng phát triển Liên kếtcòn là nhu cầu của thị trường mới hình thành và phát triển trong điều kiện thị trườngthế giới đã ổn định Liên kết là xu hướng của hội nhập
2.1.2.4 Cơ chế điều tiết thị trường
Các doanh nghiệp BH Việt Nam cũng chịu sự điều tiết chung của cơ chế thịtrường là quy luật cung cầu, cạnh tranh… ngoài ra nó còn chịu sự điều phối của cácquy luật riêng là quy luật số đông bù số ít, phân tán rủi ro, và cùng với cạnh tranh làliên kết giữa các DNBH
Cung cầu là 2 lực lượng trong thị trường BHPNT ở Việt Nam Sự tác độnggiữa chúng hình thành nên giá cả cơ bản Tương quan cung cầu điều chỉnh giá cả thịtrường Sự biến đổi tương quan giữa khả năng cung cấp các Dv bảo hiểm và nhu cầumua BH dẫn đến sự lên xuống giá cả Ngược lại giá cả BH được điều tiết theo quan
hệ cung cầu Khi KT-XH phát triển nhu cầu BH PNT tăng lên, các điều kiện đảmbảo cho đời sống sinh hoạt và sản xuất được tăng cường thì giá cả có xu hướng
Trang 12giảm Ngoài ra, phí BH còn ảnh hưởng bởi chính sách Nhà nước như chính sách đầu
tư trở lại nền kinh tế của các DNBH, tỷ giá, lãi suất…
2.1.3 Phương thức giám sát ở Việt Nam
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh rủi ro, chính vì thế
mà không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đảm bảo rủi ro mà hoạt độngnày còn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước
Trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 khẳngđịnh: “Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ,tình hình tài chính, quản trị DN, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật củaDNBH, DN môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để DNBH bảo đảmcác yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.”
Như vậy, cơ quan giám sát Việt Nam đang áp dụng phương thức giám sáttuân thủ Phương thức giám sát tuân thủ tập trung vào đánh giá tính lành mạnh củahoạt động tài chính và khả năng thanh toán của các DNBH tại thời điểm đánh giádựa trên tình hình kinh doanh của DNBH trong quá khứ (báo cáo tài chính của DN)
và hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro so với luật định Với phương thứcgiám sát này, cơ quan giám sát tập trung nguồn lực giám sát vào giám sát tài chính(trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, phân tích chỉ tiêu hoạt động kinh doanh củaDN), giám sát hoạt động nghiệp vụ (quản trị DN, quy trình nghiệp vụ, quản trị rủiro, ) trên cơ sở các quy định của pháp luật và tính tuân thủ pháp luật của cácDNBH Cán bộ giám sát sẽ dựa trên số liệu báo cáo của DN để đối chiếu với các quiđịnh của pháp luật, phát hiện những sai sót của DN để có khuyến cáo và đưa ra cácbiện pháp điều chỉnh nếu có sự khác biệt giữa các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh vàcác tiêu chí giám sát
Do thực hiện giám sát theo phương thức tuân thủ nên cơ quan giám sát
thường thực hiện xử lý thông tin dữ liệu quá khứ Do đó, nhiều khi các biện pháp xử
Trang 13lý không có hiệu quả cao vì các rủi ro đã xảy ra Hoặc khi phát hiện các rủi ro thìtrên thực tế đã thay đổi rất nhiều.
Với một nguồn lực còn bị hạn chế thì phải mất nhiều năm nữa cơ quan giámsát mới có thể thực hiện kiểm tra và thanh tra hết một lượt các DN theo phương thứcgiám sát hiện nay Chưa thể tập trung giám sát vào những điểm rủi ro cao mà vẫnmang tính dàn trải Nhưng khả năng dự báo cũng như đưa ra những cảnh báo sớmđối với thị trường còn hạn chế, mức dự báo và cảnh báo không cao
Trong tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi, tác động sự biến đổi khí hậu
và thảm họa thiên nhiên, trục lợi bảo hiểm hoạt động kinh doanh của DNBH sẽphải đối mặt với nhiều rủi ro Với vai trò của cơ quan giám sát, định hướng và giúpthị trường phát triển lành mạnh, cơ quan giám sát bảo hiểm phải thực hiện giám sátsớm để chỉ ra những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với DNBH, giúp DNBH có biệnpháp điều chỉnh tránh xảy ra đổ vỡ cho thị trường
Xuất phát từ những yêu cầu và xu hướng chung của thế giới, Việt Nam nên có
sự chuẩn bị và từng bước chuyển sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro Tuynhiên, để chuyển đổi phuơng thức giám sát thì Việt Nam cần có lộ trình chuyển đổiphù hợp và các nội dung cần triển khai Cụ thể:
- Hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện giám sát, cần có quy định xácđịnh mức vốn trên cơ sở rủi ro, các quy định và chế tài cho cơ quan giám sát thựchiện giám sát trên cơ sở rủi ro Xác định các loại rủi ro phát sinh là cơ sở đánh giáđối với TTBH phi nhân thọ ở Việt Nam;
- Xây dựng quy trình giám sát trên cơ sở rủi ro
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, các mô hình phân tích
Trang 14- Trang bị cho đội ngũ cán bộ giám sát trình độ, kiến thức, hiểu biết nhất định
về DNBH, về nghiệp vụ bảo hiểm và phải có kinh nghiệm phán đoán các rủi ro cókhả năng xảy ra
- Bên cạnh đó, phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro đề cao hệ thống quản trịcủa DN, mức độ đáp ứng của DNBH trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi rocủa DN sẽ có tác động giảm thiểu những rủi ro phát sinh
2.1.4 Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ sau:
a)Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
b)Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
c)Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đườngsắt và đường không
d)Bảo hiểm hàng không
đ)Bảo hiểm xe cơ giới
e)Bảo hiểm cháy, nổ
g)Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu
h)Bảo hiểm trách nhiệm chung
i)Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
k)Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
l)Bảo hiểm nông nghiệp
m)Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định
2.1.5 Hợp đồng và phí bảo hiểm phi nhân thọ
Trang 15Sự khác biệt cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ làbạn chỉ được nhận tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra và nếu không có bất kỳ rủi ronào, bạn sẽ không nhận được gì khi hợp đồng hết hạn Chính vì vậy, bảo hiểm phinhân thọ thường có bảo phí rất thấp so với bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng phí
và được bảo hiểm cũng rất ngắn (thông thường chỉ một, hoặc hai năm)
Trong các công ty bảo hiểm, việc tính phí cho sản phẩm bảo hiểm là mộtcông việc phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng nhiều công cụ và dữ liệu đầu vào khácnhau Mặc dù có thể có nhiều phương pháp tính phí khác nhau song vẫn dựa trênnền tảng Thống kê các rủi ro, tổn thất trong quá khứ cũng như tiên liệu về xác suấtxảy ra rủi ro trong tương lai Tuy nhiên, dữ liệu của mỗi công ty một khác (donguồn thu thập, do thời kỳ thống kê, do các sai số ) Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, cáccông ty bảo hiểm còn phải tính tới yếu tố tâm lý, thị hiếu khách hàng, khả năng cạnhtranh cũng như chiến lược giá của bản thân công ty
Vì việc xác định mức phí thích hợp cho mỗi sản phẩm bảo hiểm rất phức tạp
và khó khăn như vậy nên tại các công ty BH ngày nay thường sử dụng đội ngũ cácchuyên gia tính toán (Actuary) được đào tạo chuyên sâu về vấn đề này
Có thể nói, định phí là một trong các bí quyết công nghệ của DN bảo hiểm, vìvậy các DN sẽ không tiết lộ các bí kíp này của mình