Quan niệm về kinh tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của Aritxtốt (Trang 83)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Quan niệm về kinh tế

Ngay từ thời kỳ đó, Arixtốt đã có những quan niệm kinh tế học rất sâu sắc. C.Mác đã gọi Arixtốt là nhà nghiên cứu vĩ đại, lần đầu tiên trong lịch sử đã hiểu được hình thức giá trị của trao đổi. Arixtốt cũng đã nghiên cứu những hiện tượng của đời sống xã hội như phân công lao động, hàng hóa, trao đổi, phân phối… Arixtốt cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa trao đổi với phân công lao động, sự phân rã gia đình nguyên thủy thành những gia đình nhỏ. Arixtốt cũng đã tiếp cận đến hai hình thức sở hữu: tự nhiên và không tự nhiên. Theo ông, sự sử dụng sản phẩm của lao động để trao đổi là không tự nhiên. Ông nhìn kinh tế hàng hóa từ quan điểm của nền kinh tế tự cấp tự túc. Ông viết: “sau khi gia đình nguyên thủy phân rã người ta cần rất nhiều cái thuộc sở hữu của người khác, và tất yếu là phải trao đổi lẫn nhau. Phương pháp trao đổi đó hiện vẫn còn ở một số dân tộc dã man…họ chỉ trao đổi lẫn nhau những vật

83

phẩm cần thiết, ví dụ: họ đổi rượu vang lấy bánh mì và ngược lại. Kiểu buôn bán trao đổi đó không mâu thuẫn với tự nhiên” [trích theo 55; 135].

Khi nói về trao đổi, ông cũng đoán ra một cách tài tình tính hai mặt của giá trị: trong một trường hợp thì vật được sử dụng theo công dụng của nó, còn trong trường hợp khác, không theo công dụng; ví dụ: giày có thể dùng để đi vào chân mà cũng có thể dùng để đổi lấy cái khác…sự phát triển nguyên thủy của buôn bán trao đổi có nguyên nhân tự nhiên của nó….

Arixtốt cũng đoán ra rằng hình thức tiền tệ của hàng hóa là sự phát triển tiếp tục hình thái giản đơn của giá trị và như là phương tiện lưu thông. Arixtốt cũng đã tiếp cận đến học thuyết lao động của giá trị, mặc dù theo nhiều nhà nghiên cứu thì sự tiếp cận đó chỉ là ngẫu nhiên. Và tư tưởng về độc quyền và giá cả độc quyền cũng đã xuất hiện trong học thuyết kinh tế của ông. Ông cũng đã hiểu phần nào chức năng của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Ông viết: vì thế cho nên một số nhà nước đang ở trong tình trạng khó khăn về tài chính đã nhận được một thu nhập như vậy - vì họ thiết lập được sự độc quyền đối với một số loại hàng hóa.

Theo C.Mác, Arixtốt đã tỏ ra là một thiên tài khi ông định nghĩa tiền với tư cách là “thước đo giá trị”, điều đó ám chỉ rằng tiền là phương tiện trao đổi theo quy ước. Arixtốt viết rằng: tiền đã trở thành một vật thay thế cho nhu cầu do quy ước, rằng nó là một thứ bảo lãnh, bảo đảm cho sự trao đổi trở thành khả thi một khi có nhu cầu. Như vậy, hàng hóa dùng làm vật đo lường có hình thức như một vật ngang giá phổ biến.

Như vậy, trước C.Mác, Arixtốt là người đã nêu ra một cách sâu sắc mâu thuẫn trong tiền tệ. C.Mác cũng đã nhấn mạnh điều tương tự khi ông nói về vàng bạc: chúng ta thấy rằng vàng và bạc không thể tìm được yêu cầu mà người ta đòi hỏi ở chúng với tư cách là tiền tệ; làm một giá trị có một lượng

84

không đổi. Tuy nhiên, như Arixtốt đã từng nhận xét, nhìn chung so với các hàng hóa khác thì vàng bạc có một lượng giá trị ổn định hơn.

C.Mác đã đánh giá cao tư duy biện chứng của Arixtốt trong vấn đề này, theo ông Arixtốt còn hiểu về tiền tệ sâu và rộng hơn nhiều so với Platôn [dẫn theo 36; 38]. Vì Arixtốt đã giải thích được tại sao những đặc điểm mâu thuẫn của tiền tệ lại là kết quả sự phát triển của trao đổi.

Tuy nhiên, theo như đánh giá của C.Mác thì Arixtốt vẫn còn hạn chế ở chỗ ông vẫn không phát hiện được thực chất của giá trị trao đổi đó chính là lao động trừu tượng. Dù cho Arixtốt đã thấy rằng tiền tệ có một giá trị “ổn định hơn” so với những hàng hóa khác nhưng ông vẫn không hiểu được thực chất của điều đó mà ông chỉ dừng lại ở tính quy ước.

Như vậy, với tư duy biện chứng, Arixtốt đã xây dựng được một học thuyết kinh tế rất sâu sắc, nó đã trở thành tiền đề tư tưởng quý báu cho những nhà nghiên cứu kinh tế sau này, trong đó phải kể tới C.Mác.

2.4. Một vài nhận xét, đánh giá

2.4.1. Giá trị

Arixtốt đã để lại cho nhân loại một khối lượng tác phẩm đồ sộ đề cập đến mọi khía cạnh của nhận thức con người. Cho nên, thật khách quan khi đánh giá rằng ông là một trong những bộ óc bách khoa toàn thư nhất trong các nhà triết học thời cổ đại. Ông còn là người đầu tiên trình bày các tư tư tưởng triết học của mình dưới dạng tư duy khái niệm và có hệ thống mà trước đó các tư tưởng triết học chủ yếu chỉ được trình bày dưới dạng đối thoại, với những tư tưởng rất độc đáo và đề cập đến mọi khía cạnh của chân - thiện - mỹ. Ông không những là người đặt nền móng cho triết học châu Âu và thế giới mà còn là người mở ra hướng nghiên cứu một loạt các khoa học xã hội, nhân văn như: chính trị học, kinh tế học, đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học…

85

Các tác phẩm của ông không chỉ để lại cho nhân loại một cách nhìn nhận độc đáo về thế giới mà xuyên suốt trong đó là một tư tưởng biện chứng rất sâu sắc. Ông là người khởi xướng cho quan điểm coi thế giới là một chỉnh thể thống nhất của các mặt đối lập.

* Trong quan niệm về thế giới: khi lý giải về nguồn gốc của vũ trụ, Arixtốt đã đứng trên lập trường duy vật, đồng thời ông đã lý giải nguồn gốc đó dựa trên sự thống nhất và chuyển hóa của các mặt đối lập. Arixtốt đã rất đúng đắn khi nhận định rằng thế giới tự nhiên tồn tại một cách khách quan, không do một vị thần nào sáng tạo ra. Và sự vật hiện tượng trong thế giới là luôn vận động, biến đổi không ngừng.

Mặt khác, với học thuyết về sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng, Arixtốt đã đứng ở vị trí đỉnh cao. Trước ông, đã có nhiều bậc tiền bối viết về vấn đề này như Pitago và Platôn. Và sau ông phải kể tới Kant. So với các triết gia đó, Arixtốt là người đã bộc lộ xu hướng biện chứng một cách sâu sắc nhất. Đó chính là xu hướng nắm bắt cái chỉnh thể trong nhận thức về tồn tại. Cái chỉnh thể bao giờ cũng có trước cái bộ phận. Cái bộ phận chỉ được thể hiện thông qua cái chỉnh thể, chứ không phải cái chỉnh thể thể hiện thông qua cái bộ phận.

Ngoài ra, khi ông lấy việc phê phán triết học duy tâm của Platôn làm tiền đề cho sự phân tích tiếp theo của mình, Arixtốt đã tạo dựng cơ sở cho quan niệm triết học duy vật sau này như chính V.I.Lênin đã nói: “Khi một nhà duy tâm phê phán những cơ sở của chủ nghĩa duy tâm của một nhà duy tâm khác thì điều đó bao giờ cũng có lợi cho chủ nghĩa duy vật” [33; 302].

* Trong nhận thức luận và lôgic học: Arixtốt đã để lại cho nhân loại rất nhiều giá trị quý báu. Arixtốt đã nêu lên một phương pháp nhận thức mang tính chất khoa học. Ông đã thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của thực tiễn đối với việc phát hiện ra chân lý. Ông được đánh giá là “đỉnh cao của sự phát triển các

86

tư tưởng nhận thức luận thời cổ đại” [71; 200]. Đặc biệt, trong lôgic học của ông, tư tưởng biện chứng càng thể hiện rõ ràng hơn. Trong đó phải kể tới học thuyết về tam đoạn luận, 4 quy luật và học thuyết về các phạm trù. Đây là tiền đề quan trọng đối với các nhà nghiên cứu lôgic sau ông, đồng thời là tiền đề để xây dựng một nhận thức khoa học cho các nhà Mácxít sau này.

* Trong các quan niệm đạo đức và chính trị - xã hội: trong quan niệm về nhà nước, Arixtốt đã thừa nhận sự biến đổi của các hình thức sinh hoạt xã hội từ thấp đến cao và đó là một quá trình hoàn thiện, tiến bộ. Còn trong đạo đức học, ông đã thể hiện tư duy biện chứng sâu sắc khi ông phân tích phạm trù hạnh phúc. Và như Michel Vadee đánh giá đó là Arixtốt “gần như đi tới luận điểm cho rằng trong thực tế bản chất của con người chính là tổng hòa các quan hệ xã hội”.

Ngoài ra, đối với kinh tế học, Arixtốt cũng để lại một tài sản quý giá cho nhân loại, nó là tiền đề quan trọng cho kinh tế chính trị Mác sau này. Tuy vậy, do hạn chế của lịch sử, ông vẫn chưa thấy được thực chất của giá trị trao đổi đó chính là lao động trừu tượng.

2.4.2. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị thì triết học Arixtốt nói chung cũng không tránh khỏi những hạn chế. Ở đây, chúng tôi xin tóm lược lại bằng một vài nhận định sau:

Như đã phân tích ở chương 2, Arixtốt đã dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, cuối cùng ông nghiêng về quan điểm duy tâm nhiều hơn khi ông cho rằng hình dạng là cái quyết định bản chất của sự vật và là cái tồn tại vĩnh cửu. Ở đây, quan niệm của Arixtốt về hình dạng có vai trò tương tự ý niệm của Platôn. Tuy nhiên điểm khác nhau là ở chỗ: hình dạng nằm bên trong sự vật, không phải thế giới nằm trong ý niệm mà là ý niệm nằm trong thế giới. Hình dạng không phải tồn tại dưới dạng phổ quát mà nó được hiện

87

thực hóa trong các sự vật đơn nhất và cụ thể. Nó không phải bản chất thứ hai như ở Platôn mà nó chính là bản chất thứ nhất hiện diện trong thế giới hiện thực. Và hình dạng chỉ có sinh khí khi nó tồn tại trong không gian và thời gian cụ thể.

Đối với nhận thức luận và lôgic học, quan điểm của Arixtốt đều có hạn chế đó là mang tính chất ngây thơ và cảm tính. Thể hiện ở chỗ ông phân chia nhận thức khoa học thành các khoa học mang tính thực tiễn, các khoa học sáng tạo và các khoa học tư biện. Và đối với lôgic học thì ông đã giới hạn số lượng các phạm trù. Hơn nữa, ông cũng bộc lộ sự dao động giữa tư duy biện chứng và siêu hình.

Ngoài ra, khi trình bày quan điểm của mình về đạo đức và các quan niệm chính trị - xã hội khác, Arixtốt cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Như việc khi Arixtốt phân tích phạm trù hạnh phúc, ông chỉ chú trọng tới hạnh phúc của từng cá nhân mà chưa chú ý tới việc tạo dựng hạnh phúc cho cả cộng đồng. Và trong quan điểm về nhà nước thì ông cũng chưa thấy được căn nguyên của sự ra đời nhà nước trong lịch sử và ông cũng chưa lí giải một cách thấu đáo bản chất quyền lực của nhà nước.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, tác giả đã cố gắng trình bày một cách hệ thống những tư tưởng mang tính chất biện chứng trong triết học Arixtốt theo quan điểm Mácxít. Arixtốt đã để lại cho nhân loại một kho tàng tri thức đồ sộ và toàn diện. Hơn thế, trong bất kì lĩnh vực nào Arixtốt cũng thể hiện mình là một nhà biện chứng sâu sắc. Các tác phẩm của ông, theo nhận xét của Hêghen đã “bao chứa toàn bộ các quan niệm của con người, trí tuệ của Arixtốt đề cập đến mọi mặt và mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực” [trích theo 72; 208].

Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu những tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng biện chứng của Arixtốt nói riêng là một điều rất cần thiết, là bước đi

88

ban đầu không thể thiếu đối với những ai muốn nghiên cứu lịch sử triết học một cách có hệ thống, kể cả đối với việc nghiên cứu triết học Mác - Lênin.

89

KẾT LUẬN

Trong lịch sử triết học phương Tây, nếu như Platôn được biết đến như một “đỉnh cao thần thánh” thì Arixtốt được coi là một “khuôn mặt triết lý quan trọng nhất”. Nói như vậy bởi vì chính tư tưởng của Arixtốt đã ảnh hưởng tới tư tưởng mọi thời đại. Triết học của ông đã tạo hình cho tư tưởng phương Tây. Arixtốt đã xây dựng được một công trình triết học đồ sộ như chính C.Mác đã ca ngợi: Đó là một bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học cổ đại và là một vị “Maxêđoan trong triết học”.

Trong phạm vì hai chương của luận văn, chúng tôi đã cố gắng luận giải một cách có hệ thống tư tưởng biện chứng của Arixtốt thông qua các công trình triết học của ông. Kho tàng triết học của ông rất đồ sộ và trong bất kì tác phẩm nào, tư tưởng biện chứng cũng bộc lộ ra. Qua nghiên cứu, có thể tóm lược lại một số luận điểm chủ yếu về tư tưởng biện chứng của Arixtốt như sau:

Thứ nhất, triết học Arixtốt nói chung và tư tưởng biện chứng trong triết học của ông nói riêng là sản phẩn của thời đại, nó là sự tổng kết, đồng thời kế thừa có phê phán đối với tư tưởng của các triết gia đi trước. Tiêu biểu phải kể tới các triết gia đó là Hêraclít, Đêmôcrít, Xôcrát, Platôn…

Thứ hai, nói tới tư tưởng biện chứng trong triết học của ông, chúng ta phải hiểu nó theo cả hai nghĩa. Thứ nhất là cách hiểu của người Hy Lạp cổ đại. Ở đây phép biện chứng chính là nghệ thuật tranh luận, thông qua những cuộc đối thoại để vạch ra những mâu thuẫn, từ đó tìm ra chân lý. Cách hiểu thứ hai là cách hiểu của Ph.Hêghen và các nhà Mácxít. Với cách hiểu này, phép biện chứng chính là “học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập” [33; 240]. Tuy nhiên, chúng ta không nên phân chia rạch ròi hai cách hiểu này khi nghiên cứu triết học Arixtốt. Vì trước Arixtốt, thì phép biện chứng cũng đã được phát triển theo cả hai nghĩa này và chúng luôn hỗ trợ cho nhau trong

90

quá trình đi tìm chân lý của hiện thực khách quan. Vì việc vạch ra những sai lầm, những mâu thuẫn trong đối thoại cũng là nhằm một mục đích duy nhất là tìm ra các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó đi đến chân lý rõ ràng, khách quan.

Thứ ba, trong luận văn, chúng tôi chú trọng khai thác phép biện chứng trong triết học Arixtốt theo nghĩa thứ hai, tức là cách hiểu phổ biến được khởi đầu từ Ph.Hêghen và phát triển bởi các nhà Mácxít.

Thứ tư, bên cạnh những thành tựu to lớn đó thì triết học của Arixtốt cũng không tránh khỏi những điều hạn chế. Arixtốt là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô Hy Lạp, do đó trong triết học, ông cũng dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng xét đến cùng thì ông là nhà duy tâm.

Không chỉ giàu về số lượng, di sản triết học của Arixtốt đã để lại cho hậu thế những ảnh hưởng to lớn mà hiếm các nhà triết học nào sánh kịp. Một trong những ảnh hưởng lớn đó là tư tưởng biện chứng trong triết học của ông. Với cách hiểu biện chứng là nghiên cứu mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong thế giới, triết học của Arixtốt đã ảnh hưởng sâu sắc tới Ph.Hêghen và C.Mác sau này. Như Michel Vadee - tác giả cuốn “Marx nhà tư tưởng của cái có thể” đã khẳng định: “Mác đã theo một chủ nghĩa hiện thực và một phương pháp mà Arixtốt đã cung cấp cho ông những kiểu mẫu” [36; 24]. Còn Ph.Hêghen thì “đã khôi phục và nắm bắt lại toàn bộ tác phẩm của Arixtốt, Hêghen không coi Arixtốt chỉ duy nhất hay chủ yếu là nhà siêu hình học và nhà lôgic theo cách hiểu của truyền thống kinh viện” [36; 29].

Tóm lại, mặc dù có những sai lầm và hạn chế như vậy nhưng những thành tựu của Arixtốt là minh chứng cho một thiên tài, một bộ óc toàn diện.

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của Aritxtốt (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)