8. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Quan niệm về đạo đức
Quan điểm đạo đức của Arixtốt thể hiện rõ và đầy đủ nhất là trong tác phẩm “Đạo đức Nicomaque”, và ở đó cũng bộc lộ một tư duy biện chứng.
Trước hết, ông đã xác định một cách đúng đắn vị trí của con người trong vũ trụ để từ đó nêu lên vị trí của những quy phạm đạo đức trong xã hội. Do đó, con người không thể không tuân thủ những quy phạm đạo đức của xã hội. Will Durant cũng khen ngợi ý này của Arixtốt: “nhờ lời nói loài người hợp thành xã hội, nhờ xã hội con người phát triển trí thông minh, nhờ trí thông minh con người sống trong trật tự, nhờ trật tự con người đi đến văn minh. Chính trong xã hội con người mới có những cơ hội để phát triển. Chỉ những thú vật hoặc những thiên thần mới sống ngoài xã hội” [73; 103].
79
Đạo đức học của Arixtốt đã nêu lên quan điểm về hạnh phúc. Arixtốt cho rằng con người thường theo đuổi cái hay, cái tốt nhưng mục đích cuối cùng vấn là để sống hạnh phúc. Cho nên hạnh phúc là vấn đề mà con người nếu muốn sống thì không thể bỏ qua được. Theo Arixtốt người ta tưởng rằng thỏa mãn khoái cảm là hạnh phúc nhưng thực ra đó là mục đích của thú vật. Cũng có người quan niệm rằng hạnh phúc là địa vị, danh dự, tiếng tăm…Thế nhưng theo ông, thì danh dự vinh quang tùy thuộc vào người ban phát hơn là tùy thuộc vào người được ban phát. Ông rất đúng khi cho rằng đạo đức là phải do chính bản thân mình. Hơn nữa, đời sống đạo đức lại có nghĩa là đời sống bảo vệ danh dự bằng cuộc sống đạm bạc và khước từ danh dự, vinh quang. Theo ông, giàu sang, tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích. Ông cũng cho rằng, hạnh phúc phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như hạnh phúc của người ốm là khỏe mạnh; ở người nghèo khổ thì hạnh phúc lớn nhất là giàu có. Tuy nhiên, không phải vì thế mà hạnh phúc không có một chuẩn giá trị nhất định. Ông luôn tỏ ra khinh bỉ những kẻ luôn coi lạc thú, coi sự sung sướng về vật chất là hạnh phúc lớn nhất.
Trong đạo đức của con người, Arixtốt đề cao nguyên tắc trung dung: Thất bại có thể có nhiều cách, ngược lại thành công chỉ có thể có một cách (do đó làm điều xấu thì dễ còn làm điều thiện thì khó, cũng giống như bắn không trúng mục tiêu thì dễ còn bắn trúng mục tiêu thì rất khó). Cũng vì những lý do đại thể như vậy nên cái quá mức cũng như cái chưa tới đều là đặc điểm của cái xấu. Còn trung dung lại là đặc điểm của cái thiện.
Arixtốt giải thích tỉ mỉ hơn về đức tính này: chúng ta hãy suy nghĩ về điểm này, tức là bị cái quá độ hay cái chưa tới phá hoại đó là bản tính của loại này. Cũng giống như chúng ta đã trông thấy về thể lực và sức khỏe vậy…quá độ và chưa tới trong quá trình rèn luyện sức khỏe đều có hại… Do đó, điều độ
80
cũng như dũng cảm, những đức tính tốt đẹp này bị cái quá độ cũng như cái chưa tới phá hoại nhưng nó lại được trung dung giữ gìn.
Ở đây Arixtốt nhấn mạnh một yếu tố quan trọng đưa đến hạnh phúc của mỗi con người là cần phải biết cân bằng, hài hòa trong cuộc sống. Điều gì thái quá cũng là không tốt và không mang lại cho con người niềm hạnh phúc.
Arixtốt cho rằng đạo đức không phải là cái tự nhiên. Ông chia ra hai loại đạo đức là đạo đức thuộc về tâm trí và đạo đức thuộc về hành vi. Theo ông, đạo đức thuộc về tâm trí là cái cần được giáo dục. Như vậy nó không phải sản phẩm tự nhiên vì nó cũng xuất phát từ thói quen. Thế nhưng không phải cứ thói quen là đạo đức. Bởi vì có những cái hợp lý không bao giờ trở thành thói quen được. Ví như ta quăng cục đá lên trời đến hàng vạn lần thì bao giờ nó cũng rơi xuống chứ không bay lên được. Arixtốt nói: “cho nên những đức tính tốt đẹp của chúng ta không phải tự nhiên mà ra và cũng không phải do vi phạm lại tự nhiên mà có. Như vậy thì thà cứ nói rằng những đức tính tốt đẹp của chúng ta sở dĩ có được là do thích ứng với tự nhiên nhưng do thói quen mà chúng ta đưa nó đến chỗ hoàn thiện” [37; 104].
Như vậy, trong quan điểm đạo đức, ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa thói quen, giáo dục đối với hành vi đạo đức của con người. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong đạo đức học của ông là “mang tính cách tự kỷ: con người đi tìm hạnh phúc cho chính mình…sự vắng mặt tha nhân trong đạo đức học Arixtốt có lẽ như M.Scheler đã nhận xét là Arixtốt không biết đến khái niệm “nhân vị cộng đồng” [48; 119]. Do đó, cuối cùng, ông lại rơi vào quan điểm siêu hình.
Theo Arixtốt, con người sống đơn độc thì không thành người, chỉ có một đời sống động vật và không thể tiếp tục tồn tại và tự vệ. Con người chỉ có khả năng thể hiện mình với tư cách là con người trong cộng đồng. Và sự thể hiện trọn vẹn tính người chỉ có thể có trong một thành quốc có khả năng sống tự cấp, tự túc. Và theo Michel Vadee “Arixtốt gần như đi tới luận điểm cho
81
rằng “ trong thực tế bản chất của con người chính là tổng hòa các quan hệ xã hội” [36; 32 - 33]. Và tính chất hiện thực này trong quan niệm của Arixtốt về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội đã rõ trong một bài báo năm 1842 của Mác nhấn mạnh rằng “trước hết Machiavel, Campanella, rồi sau đó Hobbes, Spinoza, Hugo, Grotius cho tới Rousseau, Fichte và Hegel…đều cùng xem xét Nhà nước với cái nhìn nhân văn và rút ra các quy luật tự nhiên của nó từ lý trí và từ kinh nghiệm chứ không phải từ thần học”, “công việc mà Hêraclit và Arixtốt đã tiến hành rồi” [36; 33].