Lôgic học

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của Aritxtốt (Trang 66)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Lôgic học

Arixtốt được coi là cha đẻ của lôgic học bởi vì những nhà triết học trước ông, kể cả Đêmôcrit, Platôn…đều chưa xây dựng được môn lôgic thành một môn học có hệ thống về hoạt động tư duy lí trí của con người. Những vấn đề lôgic được ông đề cập đến chủ yếu trong tác phẩm Organon (công cụ), gồm có sáu công trình trong đó quan trọng nhất là phân tích thứ nhất và phân tích thứ hai.

Lôgic của Arixtốt sinh ra từ nhu cầu đã chín muồi trong việc hệ thống hóa các hình thức tư duy có lôgic. Đến thời Arixtốt, lôgic đã không dừng lại ở lôgic tự phát mà đã nghiên cứu chuyên sâu các quy tắc và các thủ thuật của tư duy đúng đắn, của phép chứng minh, của việc hình thành khái niệm, phán đoán, của việc tách một số phán đoán từ một số phán đoán khác.

Sau khi nghiên cứu và hình thành rõ ràng các quy luật của lôgic hình thức, Arixtốt trở thành người sáng lập ra khoa lôgic học. Song học thuyết lôgic của Arixtốt còn chứa đựng xu hướng biện chứng, nó phản ánh biện

66

chứng khách quan của tư duy. Biện chứng trong học thuyết lôgic của Arixtốt thể hiện rõ nhất trong học thuyết về phán đoán, nó thể hiện là biện chứng của hình thức và nội dung, của cái đơn nhất và cái chung, của sự khác biệt và đồng nhất.

Qua phán đoán thông thường “Xôcrát là con người”, Arixtốt đã nghiên cứu cấu trúc bên trong của nó, đó là quan hệ chủ thể - vị thể. Xôcrát với tư cách là cái riêng và con người với tư cách là cái chung và có liên quan mật thiết với nhau, trong phán đoán có sự đồng nhất và sự khác biệt giữa cái chung và cái đơn nhất, giữa chủ thể và vị thể.

Trong lôgic học của Arixtốt, cái bộ phận cấu thành phán đoán - chủ thể và vị thể đã thể hiện là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập. Mối liên hệ qua lại giữa chủ thể và vị thể trong phán đoán được thực hiện nhờ liên từ “và”. Arixtốt đã vạch ra tính chất biện chứng của liên từ lôgic. Liên từ chỉ ra rằng chủ thể không những là chủ thể mà còn là vị thể và ngược lại. Phán đoán “Xôcrát là con người”, có nghĩa là cái riêng là cái chung. Như vậy, phán đoán tạo thành sự thống nhất của các mặt đối lập.

Học thuyết của Arixtốt về tam đoạn luận với tư cách mối liên hệ giữa các phán đoán cũng vạch rõ sự thống nhất biện chứng giữa chủ thể và vị thể, giữa cái chung và cái đơn nhất. Sự vận động của tư duy lôgic từ thuật ngữ trung gian M đến thuật ngữ P và từ S đến M, sau đó là từ S đến P, nói cách khác từ cái phổ biến tạo thành một yếu tố biện chứng của sự đồng nhất và sự khác biệt, của cái đơn nhất và cái chung, của cái trực tiếp và cái gián tiếp, tức là sự thống nhất của các mặt đối lập, tạo thành cơ sở khách quan cho lý luận về suy luận.

Biện chứng của phân tích và tổng hợp cũng được thể hiện trong lôgic của Arixtốt. Phán đoán “Xôcrát là con người”- đây là một định nghĩa mang tính bản chất về Xôcrát nên đó là phán đoán tổng hợp, sự gán ghép cái chung

67

cho cái riêng như vậy được tiến hành trên cơ sở tổng hợp. Nhưng vì con người tự nó là khác với Xôcrát, nên nó là phán đoán phân tích. Do vậy, suy luận tam đoạn luận không những mang tính phân tích và mang tính tổng hợp mà nó còn là cả cái này lẫn cái kia. Việc xác định điểm khác biệt và việc khu định chủ thể với vị thể dựa vào sự khác biệt đó, theo lôgic của Arixtốt, diễn ra theo con đường phân tích, còn việc gán cho chủ thể một vị thể khác với nó diễn ra nhờ tổng hợp. Ở đây, biện chứng của phân tích và tổng hợp biến thành biện chứng của phép quy nạp và phép suy diễn. Việc đi từ cái đơn nhất đến cái chung bằng phép quy nạp được thực hiện bằng sự phân tích, còn việc đi từ cái chung đến cái riêng bằng phép suy diễn nhờ sự tổng hợp [70; 285].

Phép quy nạp và phép suy diễn (với một nghĩa nào đó được hiểu là tam đoạn luận) được Arixtốt khảo cứu trong mối liên hệ biện chứng. Arixtốt đề cao nhận thức về cái chung, do vậy, đề cao phép suy diễn hơn phép quy nạp. Bởi vì theo ông, “phép quy nạp mang tính thuyết phục hơn và xác thực hơn. Tam đoạn luận quảng bác hơn và có hiệu lực hơn để chống lại những kẻ thích tranh luận” [70; 285].

Phép quy nạp, theo Arixtốt, là đi từ các sự vật và hiện tượng được các cơ quan cảm tính trực tiếp lĩnh hội đến cái chung. Phép quy nạp, theo ông, vẫn chưa phải là phương pháp của sự chứng minh khoa học, song nó là một yếu tố cần thiết của tư duy khoa học. Phép quy nạp tiến gần tới cái chung, song nó không có khả năng luận chứng cái chung đó. Cái chung do phép quy nạp tìm ra lại được phép suy diễn luận chứng một cách khoa học. Trở ngại khiến cho không thể đạt tới sự quy nạp đầy đủ sẽ được phép suy diễn loại bỏ, ngược lại, phép suy diễn tất yếu đòi hỏi phải có phép quy nạp. Như vậy, phép suy diễn và phép quy nạp có mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời nhau.

Ngoài ra, tư tưởng biện chứng trong học triết học của Arixtốt còn thể hiện sâu sắc trong học thuyết „Phạm trù” của ông. Và chính các nhà kinh điển

68

chủ nghĩa Mác- Lênin đã nhấn mạnh cách tiếp cận biện chứng của Arixtốt với các phạm trù triết học như sau: “hai trào lưu triết học: trào lưu siêu hình với những phạm trù cố định; trào lưu biện chứng (Arixtốt và nhất là Hêghen) với những phạm trù không cố định” [35; 628].

Học thuyết của Arixtốt về quan hệ phạm trù được trình bày trong tiểu luận “Phạm trù”. Ở đây ông đã liệt kê 10 phạm trù đó là: bản chất, lượng, chất, quan hệ, vị trí, thời gian, tình hình, trạng thái, hoạt động, đau khổ.

Một trong các phạm trù cơ bản nhất và thể hiện rõ ràng nhất tư tưởng biện chứng của ông đó chính là phạm trù “bản chất”. Ông cho rằng bản chất chỉ có thể được làm sáng tỏ thông qua các phạm trù khác, các phạm trù thể hiện những phương diện riêng biệt của nó. Học thuyết của Arixtốt về bản chất bao hàm tư tưởng về mối liên hệ qua lại của cái hiện tồn, về sự thống nhất của thế giới, cũng như biện chứng của cái chung và cái đơn nhất. Học thuyết này cũng làm bộc lộ xu hướng biện chứng đặc trưng cho triết học của ông. Arixtốt phân biệt “các bản chất thứ nhất” – các vật thể vật chất đơn nhất và “các bản chất thứ hai”- các giống và các loài của những vật thể vật chất đơn nhất. “Bản chất thứ nhất” luôn vận động, phát triển trong không gian và thời gian, chuyển từ khả năng thành hiện thực, nằm trong quan hệ ngẫu nhiên và tất nhiên với các hiện tượng và vật thể tự nhiên khác. “Bản chất thứ hai” tạo thành phương diện ổn định của tồn tại, nó chỉ cái phổ biến và cái tất yếu tồn tại trong “bản chất thứ nhất”- trong cái đơn nhất. Nhận thức về “bản chất thứ nhất” của sự vật sẽ trở nên sâu sắc hơn nhờ nhận thức về loài và giống của chúng, tức là về “bản chất thứ hai”.

Trong quan niệm này chính Arixtốt đã phê phán Platôn khi Platôn đối lập sâu sắc giữa cái đơn nhất với cái chung, cái hiện thực với cái lôgic. Theo Arixtốt: “bản chất và cái mà nó là bản chất không thể đứng một cách riêng lẻ” [trích theo 70; 287]. Bản chất cần phải nằm ở trong bản thân sự vật chứ không

69

phải ở bên ngoài nó. Tức là, đối với Arixtốt thì bản chất và sự vật tạo thành một sự thống nhất biện chứng.

Tuy nhiên, học thuyết bản chất của Arixtốt cũng bộc lộ quan điểm duy tâm khi ông đề cập đến “động cơ đầu tiên” là nguồn gốc của mọi sự vận động, biến đổi trong thế giới. Mặt khác, ông còn cho rằng “động cơ đầu tiên đó” là bản chất bất động, vĩnh cửu.

Như vậy, dù có sự không nhất quán trong việc lý giải bản chất, song quan niệm của Arixtốt khi cho rằng bản chất không thể nằm ngoài cái mà nó là bản chất đã bao hàm tư tưởng biện chứng về sự thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất.

Xu hướng biện chứng còn thể hiện rõ hơn nữa trong học thuyết về các cặp phạm trù. Trong đó, ông đã vạch ra những quan hệ và những sự chuyển tiếp lẫn nhau, sự thống nhất và những sự khác biệt giữa chúng.

Theo Arixtốt, không một phạm trù nào có thể tồn tại tách rời phạm trù bản chất. Chỉ có bản chất tồn tại độc lập còn các phạm trù khác đều tồn tại thông qua phạm trù bản chất. Như vậy theo ông, bản chất tuy tồn tại độc lập nhưng lại được thể hiện thông qua các phạm trù khác, còn các phạm trù khác là sự thể hiện từng mặt riêng biệt của bản chất.

Như vậy, tính biện chứng trong học thuyết phạm trù của Arixtốt chính là ở chỗ ông đã thể hiện một cách thống nhất vai trò của phạm trù bản chất đối với các phạm trù khác. Theo Arixtốt “bản chất được xác định một cách toàn diện về mặt vật chất và hình thức, số lượng và chất lượng, trong các quan hệ. Bản chất xuất hiện trong không gian và thời gian. Bản chất là kết quả của sự thay đổi và vận động, của sự chuyển từ khả năng thành hiện thực, từ ngẫu nhiên thành tất nhiên, từ cái riêng đến cái chung và cuối cùng, khi Arixtốt đưa ra mục đích luận nội tại, thì mục đích được xác định như là tính xác định bên trong của bản thân sự vật tự nhiên” [12; 44].

70

Xu hướng biện chứng còn thể hiện rõ hơn trong học thuyết của Arixtốt về các cặp phạm trù. Trước tiên phải kể tới cặp phạm trù vật chất và hình thức. Hai phạm trù này, một mặt có mối quan hệ biện chứng với phạm trù bản chất, mặt khác chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong hệ thống phạm trù của Arixtốt, phạm trù hình thức luôn theo sát phạm trù vật chất và có mối liên hệ chặt chẽ với phạm trù vật chất. Ông viết: “Nếu vật chất - là một cái, hình thức – là một cái khác thì cái từ chúng sinh ra là cái thứ ba, còn bản chất thì có cả vật chất và hình thức…”. Arixtốt coi vật chất như mặt thực tại của bản chất khi ông viết: “vật chất gần với bản chất và trong một ý nghĩa nào đó là bản chất…”[trích theo 70; 288]. Còn hình thức được ông coi là mặt lôgic của bản chất.

Như vậy trong triết học Arixtốt, bản chất của các sự vật, một mặt, được coi là vật chất, mặt khác, lại được coi là hình thức. Những quan niệm khác nhau này về cùng một sự vật dựa trên nhận thức sự vật bằng hai cách đó là bằng các giác quan và bằng tư duy. Khi xác định bản chất của sự vật, Arixtốt đã tiến sát tới phạm trù vật chất, coi bản chất của mọi sự vật là cơ chất, còn cơ chất là cái mà mọi cái còn lại đều nói về nó, trong khi đó chính bản thân nó lại không nói về cái khác. Arixtốt cho rằng trước hết cần phải xác định thế nào là cơ chất, bởi vì, ở một mức độ lớn nhất, bản chất được coi là cơ chất đầu tiên. Với tính cách là một cơ chất như thế, trong trường hợp này ông gọi nó là vật chất, trong trường hợp khác ông gọi nó là hình thức và trong trường hợp thứ ba nó là cái được tạo ra từ hai cái trên. Theo Arixtốt, vật chất tồn tại vĩnh cửu, nó không sinh ra và nếu không có vật chất thì sẽ không có gì cả. Điều này cũng có nghĩa là bản chất trước hết nằm ngay trong vật chất.

Đối với hình thức, theo Arixtốt, hình thức có nghĩa là tính chất lượng và không phải là một sự vật xác định nào đó. Arixtốt đã nhấn mạnh sự khác biệt

71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa hình thức và ý niệm. Một mặt, ông làm rõ tính cụ thể của hình thức; mặt khác, ông nhấn mạnh sự tồn tại không thể tách rời của hình thức với vật chất.

Trong triết học Arixtốt, vật chất và hình thức luôn có mối quan hệ qua lại với nhau. Theo ông, nếu vật chất thiếu hình thức thì đó chỉ là khả năng thuần túy. Vật chất tự nó không có một thuộc tính nào cả, nó chỉ được gán cho những thuộc tính phủ định như: vô hình, vô định, không thể nhận thức được… Tuy nhiên, Arixtốt lại thừa nhận rằng vật chất là cơ sở của mọi cái, vật chất tạo ra tất cả và là cái mà nó sẽ trở thành. Thực thể là một cái gì đó hoàn toàn xác định. Bởi thế, nếu không có hình thức thì vật chất với tính cách là thực thể sẽ hoàn toàn vô dụng. Nhưng trước vật chất, hình thức không tồn tại, vì vậy nếu chỉ có hình thức thì nó cũng vô dụng như thực thể. Theo ông, chỉ có sự thống nhất giữa vật chất với hình thức mới làm cho sự vật có tính xác định. Vật chất là một cái gì đó không tách rời khỏi hình thức, nó cùng với hình thức tạo nên một chỉnh thể. Hơn nữa ông còn viết: “Vật chất và hình thức - đó chỉ là một nhưng một cái trong khả năng nhưng cái kia trong hiện thực” [12; 67]. Vật chất không thể tồn tại tách rời khỏi hình thức. Nhờ có hình thức mà vật chất trở nên có tính xác định. Yếu tố biện chứng trong quan niệm của Arixtốt về hình thức và vật chất là ở chỗ ông hiểu mối tương quan giữa chúng như mối tương quan giữa khả năng và hiện thực. Quá trình vận động từ vật chất đến hình thức là sự chuyển biến từ khả năng thành hiện thực.

Tuy nhiên, trong triết học Arixtốt nói chung và trong phạm trù vật chất và hình thức của ông nói riêng luôn thể hiện tính không nhất quán và sự dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Quan điểm duy tâm của ông được thể hiện khi ông đưa ra cái gọi là hình thức thuần túy, một hình thức không có vật chất - hình thức của các hình thức. Theo quan niệm của ông, hình thức của các hình thức là tư tưởng của các tư tưởng. Tư tưởng này là thần. Thần có trong từng sự vật như là tư tưởng của sự vật đó.

72

Với tư cách là các phương diện có liên quan tới nhau của phạm trù bản chất, các phạm trù vật chất và hình thức tiếp tục được lí giải trong quan niệm của Arixtốt về các phạm trù lượng và chất. Theo Arixtốt, các phạm trù này trong mối liên hệ qua lại của chúng cho phép đạt tới một nhận thức cụ thể và sâu sắc hơn về bản chất của các vật thể tự nhiên. Và với việc luận chứng cho quan điểm này, Arixtốt đã đóng góp thêm giá trị biện chứng cho tư duy của nhân loại.

Trước hết là “lượng”, theo ông, lượng là cái có thể phân chia ra thành các bộ phận cấu thành, và nó là cái cụ thể, cảm nhận được. Vì bản chất là vật chất đã nhận được hình thức, nên nó có tính quy định về lượng. Theo Arixtốt, các tính quy định về lượng - chất không tồn tại một cách độc lập và không tách rời bản chất. Do đó, để làm sáng tỏ bản chất của cái vật thể tự nhiên trước hết cần chỉ ra phương diện lượng và sau đó là phương diện chất của nó.

Theo Arixtốt, không có những biến đổi về lượng thì cũng không thể có sự chuyển biến của tồn tại sang các trạng thái đối lập. Do vậy, lượng tồn tại trước chất. Không có tính quy định về lượng thì cũng không có bản chất. Song bản chất không quy về chỉ một tính định lượng. Chất thể hiện bản thân

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của Aritxtốt (Trang 66)