Quan niệm của G.V.Ph.Hêghen và các nhà Mácxít

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của Aritxtốt (Trang 41)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Quan niệm của G.V.Ph.Hêghen và các nhà Mácxít

Ngoài cách hiểu của người Hy Lạp cổ đại về phép biện chứng đã được nêu ở trên thì phép biện chứng còn được hiểu theo cách thứ hai đó là học thuyết về những quy luật mang tính chất phổ biến của sự vận động, sự phát triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy con người. Với cách hiểu này, phép biện chứng đã được hình thành bởi Ph.Hêghen và sau đó được phát triển bởi các nhà triết học Mácxít.

Trước hết phải kể tới Ph.Hêghen (1770 – 1831), ông là nhà triết học lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Mácxít. Theo nhận xét của Ph.Ăngghen, ông không những là một thiên tài sáng tạo mà còn là một bác học có tri thức bách khoa.

Ph.Hêghen là một nhà triết học duy tâm khách quan. Trong quan niệm về thế giới, ông cho rằng “tinh thần tuyệt đối” là cái có trước và sáng tạo ra giới tự nhiên và con người. Mặc dù, hệ thống triết học của ông mang tính chất duy tâm nhưng ở đó lại thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc. Và cũng chính Hêghen là người đặt nền móng cho phép biện chứng hiểu theo nghĩa là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập.

Khác với các nhà siêu hình, Hêghen coi sự phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng, hay sự dịch chuyển vị trí của sự vật về không gian. Ông hiểu sự phát triển là một quá trình phủ định biện chứng, trong đó liên tiếp diễn ra cái mới thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố của cái cũ mà vẫn có khả năng thúc đẩy phát triển.

41

Xuất phát từ quan niệm coi sự phát triển như một quá trình vận động liên tục theo quy luật phủ định của phủ định, Hêghen coi một trong những nguyên tắc xây dựng hệ thống triết học của mình nhằm thể hiện quá trình phát triển của tinh thần tuyệt đối là tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề, trong đó giữa các yếu tố đều có mối liên hệ hữu cơ, chuyển hóa lẫn nhau.

Theo Hêghen, ba giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của tinh thần tuyệt đối đó là: tinh thần chủ quan – tinh thần khách quan – tinh thần tuyệt đối. Đây cũng là quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập – vật chất và tinh thần, khách thể và chủ thể trong bản thân tinh thần tuyệt đối.

Tư tưởng biện chứng của Hêghen còn thể hiện rất sâu sắc trong khoa học logic của ông. Dựa trên nền tảng của mình là “Hiện tượng học tinh thần”, khoa học logic theo ông, một mặt phải đem lại cho con người cách nhìn mới về bản chất của tư duy một cách đích thực; mặt khác, phải là một phương pháp luận triết học mới làm nền tảng cho mọi khoa học khác. Từ trước tới giờ, như Hêghen khẳng định, triết học vẫn chưa có một phương pháp luận riêng của mình, mà vẫn phải dựa trên các khoa học khác. Vì thế, khoa học logic phải đem lại cho triết học một phương pháp luận mới – phép biện chứng với tính cách là học thuyết về sự phát triển, làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan của con người, một phương pháp nhận thức vạn năng giúp chúng ta tìm ra chân lý.

Ở Hêghen, phép biện chứng duy tâm đã được xây dựng với một hệ thống các phạm trù, các quy luật chung, có logic chặt chẽ của ý thức, tinh thần. V.I.Lênin cho rằng: “Hêghen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng, của thế giới, của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm” [33; 209]. Ph.Ăngghen cũng nhấn mạnh: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản

42

Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [35; 494].

Cùng với việc phê phán tính chất duy tâm trong hệ thống triết học của Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa hạt nhân hợp lý trong triết học của bậc tiền bối đó là tư tưởng biện chứng, từ đó xây dựng nên phương pháp nhận thức khoa học hơn – phương pháp nhận thức biện chứng duy vật.

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” [35; 201].

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý mối liên hệ phổ biến, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” [35; 445]; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng mà C.Mác đã kế thừa từ triết học của Hêghen, V.I.Lênin đã khẳng định rằng phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng…Với tư cách là một học thuyết hoàn chỉnh và sâu sắc như vậy, học thuyết này khác với quan điểm siêu hình về sự phát triển, xem sự phát triển là sự thống nhất của các mặt đối lập. Có thể định nghĩa vắn tắt, phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập.

Như vậy, toàn bộ vấn đề của phép biện chứng là vấn đề lí giải về sự phát triển, về tính chất mâu thuẫn của tự nhiên và tư duy, về sự đấu tranh và đồng nhất (thống nhất) của các mặt đối lập, về các vấn đề gắn liền với nó (vấn

43

đề về sự thống nhất và về mối quan hệ qua lại, về sự phủ định, về tính chất tiệm tiến của sự phát triển…).

Như vậy, với nghĩa thứ hai này, phép biện chứng Hy Lạp cổ đại phải được coi là một giai đoạn xác định, hơn nữa là giai đoạn mang tính xuất phát điểm đối với triết học Tây âu trong quá trình lí giải về sự phát triển trong lịch sử của môn khoa học về các quy luật phổ biến, về sự phát triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy con người.

Đối với triết học Arixtốt, chúng ta có thể nhận thấy biểu hiện của phép biện chứng theo nghĩa này rất rõ ràng. Mặc dù không tránh khỏi tính chất ngây thơ, trực quan nhưng trong triết học của ông đã bộc lộ nhiều tư tưởng biện chứng sâu sắc. Những tư tưởng ấy bộc lộ ra trong mọi lĩnh vực, từ quan điểm về thế giới, nhận thức luận, lôgic, đạo đức, chính trị- xã hội….Và trong chương 2, luận văn sẽ đi sâu phân tích tư tưởng theo nghĩa này trong một số nội dung triết học cơ bản của Arixtốt.

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, hoàn cảnh gia đình, bối cảnh kinh tế- xã hội và tư tưởng của những triết gia đi trước là những tiền đề quan trọng cho sự hình thành tư tưởng triết học của bất kỳ nhà triết học nào và với Arixtốt cũng vậy. Tư tưởng triết học của ông nói chung và tư tưởng biện chứng nói riêng là sự tổng kết, kế thừa và sáng tạo những di sản tinh thần to lớn từ thế hệ trước để lại. Đồng thời, chính sự biến đổi đa dạng của nền sản xuất, sự phân công lao động xã hội và sự biến đổi cơ cấu xã hội ở hầu hết các quốc gia thành bang vào thời kỳ phát triển phồn thịnh nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp đã dẫn tới sự hình thành và biến đổi các quan hệ xã hội. Và chính điều này cũng góp một phần nhỏ thúc đẩy sự ra đời và phát triển của triết học Arixtốt với tư cách là sự tổng kết của lịch sử triết học. Cũng chính nhờ đó, tư duy biện chứng trong triết học của ông có điều kiện nảy nở một cách rực rỡ.

44

Nói tới tư tưởng biện chứng, chúng ta phải kể tới cả hai cách hiểu như đã trình bày ở trên. Cách thứ nhất là cách hiểu của người Hy Lạp cổ đại. Với cách hiểu này, phép biện chứng chính là nghệ thuật tranh luận, thông qua những xung đột trong đàm thoại, từ đó tìm ra chân lý. Còn cách hiểu thứ hai được nêu lên bởi Ph.Hêghen và các nhà Mácxít, thì phép biện chứng chính là học thuyết nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. Trong triết học của Arixtốt, chúng ta có thể khai thác phép biện chứng theo cả hai nghĩa này. Tuy nhiên, vì một số lí do khách quan, luận văn chủ yếu đi sâu khai thác phép biện chứng theo nghĩa thứ hai. Và những nội dung này sẽ được trình bày trong chương 2.

CHƢƠNG 2: TƢ TƢỞNG BIỆN CHỨNG TRONG THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN ARIXTỐT

2.1. Tƣ tƣởng biện chứng trong quan niệm về thế giới

2.1.1. Sự phê phán học thuyết ý niệm của Platôn

Tiền đề xuyên suốt của toàn bộ triết học Arixtốt là sự phê phán học thuyết “ý niệm” của Platôn và vấn đề trung tâm chính là vấn đề ý nghĩa của khái niệm đối với tồn tại và với nhận thức. Do đó, trước khi đi sâu phân tích những khía cạnh biện chứng cụ thể trong triết học của Arixtốt, chúng tôi xin đi khái quát lại một vài quan niệm nền tảng trong triết học của Platôn và

45

những sự phê phán của Arixtốt đối với những quan điểm này. Và ở khía cạnh này, cũng có thể nói, Arixtốt đã thể hiện một tư duy biện chứng – đó chính là sự kế thừa có phê phán đối với quan điểm triết học của thầy mình.

Học thuyết bản thể luận của Platôn dựa vào học thuyết của Xôcrát về vai trò của khái niệm đối với việc nhận thức tồn tại. Theo ông, nhận thức luôn luôn hướng tới bản chất bất biến của sự vật và những tính chất căn bản của sự vật chính là những tính chất được bộc lộ ra trong khái niệm về sự vật. Do đó, trong học thuyết ý niệm, Platôn đã khẳng định rằng: dường như các khái niệm không chỉ là những tư tưởng của chúng ta về sự vật mà chúng chính là tồn tại, hơn nữa là tồn tại có thực, chân chính. Khái niệm không chỉ là những hình ảnh nhận thức luận hay logic mà trước hết nó có tính tồn tại và mang bản chất bản thể luận, chúng không phụ thuộc vào sự tồn tại cảm tính luôn biến động của các sự vật hiện tượng. Các khái niệm tồn tại tự nó, độc đáo và vô điều kiện.

Vấn đề ý nghĩa của khái niệm đối với tồn tại và tri thức cũng là vấn đề trung tâm đối với triết học Arixtốt. Khi giải quyết vấn đề này, ông cố gắng xác định một cách chính xác quan điểm của mình đối với học thuyết “ý niệm” của Platôn. Arixtốt cũng giống như Platôn khi ông cho rằng chính nhờ các khái niệm mà các tính chất bất biến căn bản của tồn tại được nhận thức, và cũng như Platôn, Arixtốt cho rằng chính các khái niệm là phương tiện nhận thức căn bản của các sự vật.

Mặc dù đồng ý với Platôn ở các điểm trên, nhưng Arixtốt kiên quyết chống lại học thuyết của Platôn về sự tồn tại độc lập, vô điều kiện của các khái niệm đối với các sự vật. Arixtốt phản đối quan niệm của Platôn khi Platôn coi khái niệm như là bản chất thực duy nhất đối với tồn tại cảm tính. Arixtốt chỉ ra nguồn gốc lịch sử của tư tưởng này của Platôn. Nguồn gốc đối với việc xuất hiện học thuyết “ý niệm” của Platôn là học thuyết của Hêraclit về tính biến đổi thường xuyên của các sự vật cảm tính. Platôn có nguyện vọng

46

tìm kiếm trong dòng chảy Hêraclit một cái gì đó trong sự vật, mà chỉ với tư cách như vậy nó mới có thể trở thành khách thể của nhận thức. Về vấn đề này Arixtốt viết: “Những người ủng hộ học thuyết êidos (ý niệm) là những người tin vào tính chân lý của các quan điểm của Hêraclit cho rằng tất cả các sự vật cảm tính đề biến đổi không ngừng, và nếu có tri thức và nhận thức lý tính một cái gì đó thì ngoài các sự vật tri giác được bằng cảm tính, cần tồn tại một số bản chất khác, thường xuyên hiện diện, bởi vì không thể có tri thức về cái biến đổi” [55; 18].

Nhưng Arixtốt không dừng lại ở việc chỉ ra nguồn gốc lịch sử của học thuyết Platôn về “ý niệm”. Trong chương 4 và 5 quyển XIII của “Siêu hình học”, Arixtốt đã phát triển sự phê phán của mình đối với học thuyết “ý niệm” của Platôn, ông xem ý niệm như là những bản chất độc lập, độc đáo, tách rời khỏi thế giới của những sự vật cảm tính. Cũng xuất phát từ đó, trong hàng loạt chỗ khác Arixtốt đã đưa ra học thuyết riêng của mình về mối quan hệ giữa các sự vật cảm tính với các khái niệm trong sự đối lập với học thuyết của Platôn.

Sự phê phán đối với học thuyết ý niệm của Platôn có thể quy về bốn điểm sau:

Thứ nhất, theo Arixtốt, giả định về các ý niệm là những cái tồn tại độc lập, tách khỏi sự tồn tại của các sự vật cảm tính là vô tác dụng không những đối với nhận thức các sự vật này mà cả đối với việc giải thích sự tồn tại của chúng. Giả thuyết về sự tồn tại của các ý niệm không đem lại cho tri thức về các sự vật một thông tin mới nào, bởi vì các ý niệm của Platôn về thực chất chỉ là những bản sao đơn giản của các sự vật cảm tính, trong nội dung các ý niệm không có cái gì có thể phân biệt được với những sự vật cảm tính tương ứng với chúng. Theo Platôn thì cái chung có ở trong các ý niệm. Nhưng bởi vì nó có ở trong các sự vật cảm tính riêng biệt và cả trong các ý niệm nên trong các ý niệm không thể có một nội dung mới nào mà ở trong các sự vật riêng biệt không có.

47

Ví dụ, ý niệm con người (con người tự nó) không phân biệt được với những dấu hiệu chung vốn có của mỗi con người cảm tính riêng biệt.

Thứ hai, theo Arixtốt thế giới “ý niệm” của Platôn là vô tác dụng không chỉ đối với nhận thức mà đối với cả sự tồn tại của các sự vật cảm tính. Theo ông, để có ý niệm đối với sự tồn tại đó thì vương quốc “các ý niệm” cần phải thuộc về lĩnh vực các sự vật cảm tính. Nhưng điều này là không thể bởi vì lĩnh vực ý niệm của Platôn tách biệt hoàn toàn đối với thế giới của các sự vật cảm tính. Vì vậy, không thể có bất kì cơ sở nào đối với mối quan hệ giữa hai thế giới trên. Theo Arixtốt thì Platôn hiểu rằng vấn đề về mối quan hệ giữa hai thế giới cần phải được đặt ra. Nhưng ông đã né tránh những khó khăn khi giải quyết những vấn đề này. Ông đã giải quyết những khó khăn đó bằng cách lí giải rằng các sự vật cảm tính “can dự” vào “các ý niệm”. Sự giải thích này theo Arixtốt thực chất là nhắc lại thủ pháp của trường phái Pitago khi họ giải quyết mối quan hệ giữa các sự vật với những con số, họ cho rằng các sự vật cảm tính tồn tại theo sự mô phỏng của các con số. Nhưng theo khẳng định của Arixtốt thì cả thủ pháp của Platôn và của trường phái Pitago đều không phải là giải thích mà chỉ là lối ẩn dụ. Cụ thể, ở Platôn thuật ngữ “can dự” hoàn toàn không cho ta một sự định nghĩa nghiêm ngặt, rõ ràng về mối quan hệ giữa hai thế giới. Theo Arixtốt thì định nghĩa như vậy không được vì “các ý niệm” không phải là những bản chất trực tiếp của sự vật.

Thứ ba, sự bất đồng quan điểm của Arixtốt với học thuyết ý niệm của

Một phần của tài liệu Tư tưởng biện chứng trong triết học của Aritxtốt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)