8. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tư tưởng về sự thống nhất và chuyển hóa của các mặt đối lập
Đây là vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu trong triết học Hy Lạp cổ đại. Và cũng chính nó đã tạo ra một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa Arixtốt và Hêraclít. Chính V.I.Lênin đã vạch ra rằng: Hêghen cũng đã chú ý đến quy luật đó, còn Arixtốt cũng nát óc về vấn đề này trong cuốn “Phép siêu hình” [33; 367].
Sau khi phê phán học thuyết ý niệm của Platôn về 4 điểm, trong triết học thứ nhất (siêu hình học) của Arixtốt đã xuất hiện xu hướng có sự đối lập nhưng đồng thời lại thống nhất với nhau trong cùng một sự vật. Chẳng hạn như việc ông cho rằng mọi sự vật ra đời đều xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản đó là: hình dạng, vật chất, vận động và mục đích. Chẳng hạn cái nhà có được là nhờ hình dạng của nó - tức là ý tưởng, đồ án về cái nhà mà con người cần có trước khi xây dựng; vật chất - các nguyên vật liệu cần thiết tạo nên cái nhà như gạch, ngói…; vận động - hoạt động của những người thợ làm nhà; và
58
cuối cùng là mục đích của việc con người làm nhà. Theo ông bất kì sự vật nào cũng phải có 4 nguyên nhân trên thì mới có thể tồn tại được.
Trong số các nguyên nhân trên thì hai nguyên nhân cơ bản nhất là hình dạng và vật chất. Hai nguyên nhân này chứa đựng những yếu tố đối lập nhau. Arixtốt thừa nhận vật chất là vĩnh viễn, không ai sinh ra và cũng không mất đi. Nếu vật chất được sinh ra, được xuất hiện thì theo ông như vậy là đã có cái gì đó tồn tại trước vật chất và sinh ra vật chất. Nhưng vật chất theo ông không phải là cái cụ thể và cái cá thể mà chỉ là một thực thể thuần túy.
Trước khi ta thấy một sự vật nào đó thì vật chất, theo quan niệm của Arixtốt, ở dạng trừu tượng, ở dạng không tồn tại, tức là vật chất ở dạng đầu tiên không có bất kì một thuộc tính nào, cũng chẳng có một tính quy định nào, nghĩa là nó không thành một cái gì cả, nó chỉ tồn tại dưới dạng khả năng- khả năng trở thành một cái gì đó.
Theo Arixtốt, vật chất có tính thụ động, nó chỉ có thể trở thành, biến thành sự vật cụ thể, cá thể hiện thực khi nó được tồn tại dưới một hình thức nào đó. Không có hình thức thì vật chất không là gì cả, không là sự vật, không có năng lượng và không có tính hoàn chỉnh, tính hiện thực mà chỉ có tính khả năng. Vật chất chỉ trở thành hiện thực khi nó tồn tại dưới một hình thức nhất định.
Hình thức được ông coi là bản chất thứ nhất của vật chất. Tính năng động, tính tích cực của hình thức là nguyên nhân sinh ra các vật chất cụ thể. Nguồn gốc của vận động, theo Arixtốt là do vật chất ở dạng tiềm năng biến thành hiện thực.
Tính chất siêu hình và duy tâm trong hệ thống triết học của Arixtốt thể hiện ở chỗ, ông coi hình thức là nhân tố tích cực duy nhất, còn vật chất thì thụ động, có sức ỳ và không tồn tại độc lập. Arixtốt đã tách rời hình thức khỏi vật chất một cách siêu hình, coi hình thức là tiền thân của mọi dạng vật chất. Ông
59
coi linh hồn là hình thức của cơ thể, đó là lý tính bất tử, tồn tại vĩnh viễn và thần thánh là hình thức của mọi hình thức.
Như vậy, Arixtốt đã biến vật chất thành hư vô, thành cái trừu tượng thuần túy và vì thế ông không phải là nhà duy vật nhất nguyên, ông đã rơi vào nhị nguyên luận.
Trong triết học tự nhiên (Vật lý học) của mình, Arixtốt cũng đã bộc lộ tư duy biện chứng khi ông xây dựng quan niệm về khởi nguyên cấu thành thế giới.
Arixtốt coi tự nhiên là tổng thể những vật thể vận động vĩnh hằng, còn khoảng không gian trong các vật thể đó thì được lấp đầy bởi vật chất. Khởi nguyên của các vật thể là những yếu tố cảm tính, có thể cảm nhận được một cách trực tiếp, song đến lượt mình các yếu tố đó lại có một kết cấu phức tạp. Quan niệm của Arixtốt về thành phần nguyên tố của các vật thể mang một nội dung khá đặc biệt. Theo ông có 4 dạng chất lượng đối lập: lạnh và nóng, khô và ướt, cả 4 dạng này đã được trường phái Milê phát hiện ra. Chúng là cái thuộc tính đầu tiên của vật chất. Vật chất là vật mang các chất lượng ấy. Các chất lượng này kết hợp với nhau theo từng cặp sao cho sự kết hợp giữa các thuộc tính trực tiếp đối lập không được phép diễn ra. Do vậy, tất cả có thể có 4 tổ hợp mà nhờ đó 4 yếu tố của tự nhiên được hình thành: hai thuộc tính khô và nóng tạo ra lửa, nóng và ướt kết hợp với nhau tạo thành khí, khô và lạnh tạo ra đất. Như vậy, các yếu tố là phức tạp nhưng các chất lượng kết hợp với nhau trong chúng lại đơn giản, mang tính thứ nhất và không thể phân hủy được. Mọi vật thể tự nhiên đều hình thành từ sự kết hợp giữa các yếu tố.
Arixtốt cho rằng ngoài 4 đặc tính cơ bản còn tồn tại 2 đặc tính đối lập nữa là nặng và nhẹ. Các đặc tính này chủ yếu cho sự vận động cơ học của các vật thể và thể hiện phương hướng vận động của chúng. Theo Arixtốt kết hợp không phải là việc chồng chất các nguyên tố lên nhau hay là xếp đặt chúng nằm cạnh nhau, kết hợp là hình thành một cái gì đó hoàn toàn gắn liền với nhau, các
60
nguyên tố đầu tiên bị phá hủy hoàn toàn, chúng không còn tồn tại trong vật thể mới hình thành. Còn Đêmôcrit lại cho rằng trong kết hợp các nguyên tố ban đầu tiếp tục tồn tại bên trong vật thể phức tạp. Do vậy theo Arixtốt, một số vật thể bị phá hủy hoàn toàn và từ chúng sinh ra những vật thể hoàn toàn mới.
Mặt khác, khác với tính máy móc trong quan điểm của Lơxip và Đêmôcrit, Arixtốt đã đưa ra tư tưởng về sự chuyển hóa lẫn nhau của các dạng vật chất. Đây là cơ sở của niệm về 4 nguyên tố chuyển hóa giữa các trạng thái hợp thể khác nhau của vật chất dưới ảnh hưởng của sức nóng.
Thực ra, trước Arixtốt, quan niệm về nguồn gốc và sự chuyển hóa của vật chất đã được Platôn trình bày trong tập đối thoại Timei. Platôn cho rằng khi nước được cô đặc chúng sẽ nhận được đá, còn khi nó được làm loãng ra thì ta sẽ nhận được gió và không khí và khi bị đốt nóng nó trở thành lửa. Và theo con đường ngược lại, lửa lại chuyển hóa sang dạng không khí, không khí lại tích tụ lại và cô đặc thành mây và mây đen tiếp tục cô đặc sẽ xuất hiện nước, đến lượt mình nước lại đặt cơ sở cho đất đá.
Như vậy, trong khi lý giải về nguồn gốc của vũ trụ, Arixtốt đã đứng trên lập trường duy vật, và trong đó ông đã biểu hiện tư duy biện chứng của mình khi lý giải nguồn gốc đó dựa trên sự thống nhất và chuyển hóa của các yếu tố đối lập.
2.2. Tƣ tƣởng biện chứng trong nhận thức luận và lôgic học
2.2.1. Nhận thức luận
Arixtốt không có những công trình chuyên khảo về nhận thức luận nhưng nó lại được đề cập đến trong nhiều tác phẩm như Siêu hình học, về vật lý, tâm lý, lôgic, thậm chí cả trong những tác phẩm thuộc về đạo đức, chính trị. Và trong lý luận về nhận thức, ông đã biểu hiện những tư tưởng biện chứng khá rõ ràng.
61
Trước tiên, Arixtốt khẳng định một cách đúng đắn rằng con người có thể nhận thức được thế giới. Và nguồn gốc của nhận thức là thế giới bên ngoài. Ông coi tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai; tri thức bắt nguồn từ cảm giác, từ tri thức về sự vật đơn nhất. Và chính ở đây, Arixtốt đã chống lại nhận thức luận của Platôn khi Platôn đã thoát li cuộc sống. Arixtốt cho rằng tri thức phải được rút ra từ việc nghiên cứu cuộc sống và tự nhiên. Ông thường nhấn mạnh nhiệm vụ của khoa học là phát hiện cái tất yếu của tự nhiên và cái tất yếu đó phải được thể hiện bằng khái niệm chung. Ông đã chỉ ra những giai đoạn trên con đường hình thành những khái niệm chung ấy như sau: cảm giác - biểu tượng - kinh nghiệm - nghệ thuật - khoa học.
Trong các khâu của quá trình nhận thức nói trên, ông cho rằng kinh nghiệm gắn liền với trí nhớ; kinh nghiệm hình thành là nhờ có trí nhớ. Kinh nghiệm được hình thành khi những ấn tượng, biểu tượng xuất hiện lặp đi lặp lại rất nhiều lần đến mức người ta tái hiện được những cái đã tác động trong quá khứ ở giai đoạn trực quan cảm tính và hồi tưởng được chúng. Kinh nghiệm theo ông chính là nguồn gốc xuất hiện các loại hình nghệ thuật. Sự phát triển của nghệ thuật lại dẫn đến khoa học.
V.I.Lênin đã đánh giá cao quan điểm của Arixtốt về khả năng nhận thức của con người: “không còn nghi ngờ gì về tính khách quan của nhận thức. Lòng tin chất phác và sức mạnh của lý tính, vào sức mạnh, vào năng lực, vào tính chân lý khách quan của nhận thức” [33; 390].
Điểm nổi bật của Arixtốt trong nhận thức luận là ông coi nhận thức là một quá trình: từ tri giác cảm tính đơn giản đến những đỉnh cao của trừu tượng, từ nhận thức cái đơn nhất đến nhận thức cái giống, loài, chủng loại. Ta có thể diễn đạt quá trình nhận thức đó là: nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính, từ trực quan cảm tính đến tư duy trừu tượng, từ khái niệm đến phạm trù, quy luật. Ở đây, ông chống lại toàn bộ hệ thống lý luận nhận thức của Platôn, Arixtốt loại bỏ thuyết ý niệm và khẳng định rằng ý niệm không thể tồn tại cô
62
lập, tách rời sự vật; ý niệm không phải là nguyên nhân của sự vật và sự vật không phải là sự sao chép lại ý niệm. Ngược lại, Arixtốt cho rằng ý niệm phụ thuộc vào sự vật.
Arixtốt đã đánh giá đúng vai trò của nhận thức cảm tính. Ông cho rằng đối tượng của nhận thức là hiện thực khách quan và cơ sở của nhận thức là cảm giác. Cảm giác là sản phẩm của sự tác động của sự vật khách quan vào các giác quan của con người. Nhưng theo ông, cảm giác chỉ là sự tri giác những hình thức được cảm thấy mà không có vật chất. Ông so sánh ý thức (linh hồn) với chất sáp có in dấu vết một chiếc nhẫn vàng. Hình thức của nhẫn được in lại trên sáp mà vàng thì không dính lại. Do đó theo ông, ý thức chỉ ghi lại hình thức của sự vật được cảm nhận mà thôi. Arixtốt cho rằng trong 5 giác quan thì xúc giác là giác quan xuất hiện trước tiên và phổ biến nhất bởi vì các loài vật đơn giản cũng đã có xúc giác. Và loại giác quan này phát triển cao nhất là ở người. Với quan niệm này, ông cũng chống lại quan điểm của Platôn: với Arixtốt thì nhận thức đều bắt nguồn từ các giác quan còn với Platôn lại quy nhận thức về các khái niệm bẩm sinh. Khi phê phán Platôn, Arixtốt khẳng định: “Làm sao lý tính chúng ta có được các tri thức cao siêu nếu ngay từ đầu nó đã bỏ qua những cứ liệu, dữ liệu xác thực?” [25; 211].
Như vậy, mọi sinh vật đều có các giác quan, nếu một giác quan mất đi thì nhận thức tương ứng thông qua nó cũng không còn. Như vậy, theo Arixtốt, nhận thức cảm tính không phải không đáng tin cậy như quan điểm của Platôn. Ngược lại, mỗi giác quan chiếm giữ một khoảng nhất định và mỗi giác quan bao giờ cũng đúng trong địa hạt của nó [25; 211].
Nhận thức cảm tính bao giờ cũng đem lại cho linh hồn những tri thức về một bản chất. Hình dạng (tư tưởng) do các giác quan cảm nhận về những vật hữu hình đem lại, sau đó được nhận thức cảm tính ghi nhận, chỉnh lý, tái tạo lại thành những hình dạng thuần túy. Chẳng hạn, người ta có thể đúc cái
63
vòng nguyệt quế từ sáp mà không cần đến những chất liệu của nó là vàng hay bạc. Khi đã có những hình dung cảm tính để có thể tưởng tượng, xâu chuỗi những tưởng tượng cùng dạng trong kí ức của chúng ta thì chúng ta sẽ xây dựng được một hình dung về cái chung ở cấp độ cao hơn. Chẳng hạn, ta hình dung về một loài thú nào đó, ví dụ như con ngựa, và từ đây ta có được một cái gì đó chung. Liên kết lại nhiều hình dung kiểu như vậy, chẳng hạn như ngựa, sư tử, chó sói…thì ta có được hình dung về loài thú nói chung. Hình dung này khi đạt đến một cấp độ cái chung thì sẽ cần đến một khái niệm để thể hiện nó. Đây được gọi là phương thức tư duy, nhưng trong bản chất vẫn chứa đựng cả hình dung cảm tính và ở đây tìm thấy cả những thành tố linh hồn cấp thấp, hữu tử, cái gọi là lý trí chịu đựng.
Arixtốt chia sự vật tác động vào giác quan theo 2 nhóm: nhóm thứ nhất là những sự vật tác động vào một giác quan nhất định và gây ra cảm giác riêng biệt của giác quan đó. Ví dụ: âm thanh chỉ có thể tác động vào thính giác và gây ra cảm giác về âm thanh. Nhóm thứ hai là những sự vật mà khi chúng tác động thì nhiều giác quan có thể cảm thụ được cùng một lúc như cảm thụ về sự vận động, đại lượng, hình dáng.
Arixtốt tin vào tính đúng đắn của cảm giác nhưng theo ông cảm giác dù không sai lầm thì cũng không đem lại tri thức về tính tất yếu. Bởi vì cảm giác chỉ gắn liền với tồn tại đơn nhất. Nó không thể tiến tới nhận thức cái chung. Chân lý trong nhận thức phải nhờ đến nhận thức lý tính.
Ở đây, Arixtốt đã nêu bật mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính. Ông cho rằng không có nhận thức trừu tượng, khái quát thì không thể nhận thức được cái chung và do đó cũng không thể có khoa học. Ông lấy ví dụ: nếu người ta chỉ nhìn vào hình tam giác – tức là chỉ nhận thức bằng giác quan thì không thể đi tới định lý về tổng các góc của một hình tam giác bằng hai góc vuông. Cũng tương tự như vậy, theo Arixtốt, chúng ta không thể giải thích được những hiện tượng như nhật thực, nguyệt
64
thực nếu chỉ căn cứ vào cảm giác do thị giác đem lại. Vì thế ông cho rằng, tri giác do cảm giác đem lại chỉ là giai đoạn đầu tiên của nhận thức. Lý tính giữ vai trò nhận thức khái quát, trừu tượng hơn.
Tuy vậy, sai lầm của ông là đã rơi vào quan điểm duy tâm khi ông cho rằng lý tính là “hình thức của các hình thức”, rằng đối tượng của khoa học không phải là thế giới quan mà là cái chung, cái phổ biến mà ông gọi là “những hình thức phi cơ thể”. Như vậy, ở Arixtốt, cái tư duy và cái được tư duy là một, đối tượng của tư duy lại chính là tư tưởng chứ không phải là thực tại khách quan. Vì thế, V.I.Lênin đã nhận xét rất chính xác rằng: “ở Arixtốt đâu đâu lôgic khách quan cũng lẫn lộn với lôgic chủ quan và lẫn lộn một cách khiến cho đâu đâu lôgic khách quan cũng lộ ra” [33; 390].
Ở đây, quan niệm của Arixtốt đã có điểm tương đồng cơ bản với quan niệm của Platôn. Đối với Platôn, ý niệm không phải là sản phẩm của nhận thức cảm tính, mà về bản tính là có trước cảm tính. Trong quan niệm về lý trí của Arixtốt có ẩn chứa cả chủ nghĩa tiên nghiệm của Platôn. Quan niệm của Arixtốt cho rằng kinh nghiệm cảm tính mang lại chất liệu cho nhận thức không phải là điều mới mẻ. Vì Platôn cũng đã từng khẳng định vai trò của các giác quan. Tuy nhiên, trong quan điểm này, Arixtốt đã mở cánh cửa cho kinh